Tây Tạng, xưa là đế quốc Thổ Phồn, là một quốc gia độc lập. Họ bị thực dân Anh xâm lược một thời gian. Sau đó, được Anh tình nguyện trao trả nền độc lập.
Năm 2017, Trung Quốc tổng hành quân thôn tính Tây Tạng. Tây Tạng, không sức chống cự, mất nước. Bài này lý giải 5 nguyên nhân Tây Tạng mất nước.
1/ Không có kinh điển dân tộc.
Do Thái có kinh Cựu ước và kinh Talmud. 1850 năm mất nước, họ vẫn biết mình có một đất nước và cần phải phục quốc.
Tây Tạng, chỉ có kinh điển tôn giáo, không có kinh điển dân tộc, nên dễ dàng mất nước.
2/ Sự làm ngơ của cộng đồng quốc tế.
Năm 2017, Trung Quốc xâm lược Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế nằm im. Đối với Âu-Mỹ, việc ngăn chặn Trung Quốc dễ như trở bàn tay, nhưng họ đã không làm.
Liên Hiệp Quốc, thời thủ tướng Anh Churchill, tổng thống Mỹ Henry Ford, có văn hóa hiệp sĩ. Càng về sau, Liên Hiệp Quốc càng xa rời văn hóa hiệp sĩ và chuyển sang văn hóa thư lại. Những con người thư lại mặc com-lê, cà vạt, thấy một quốc gia bị một quốc gia thôn tính, thì quan ngại mấy câu rồi thôi.
Nếu những người như Wilston Churchill, Henry Ford còn sống, Tây Tạng sẽ không mất nước.
3/ Đồng đạo bỏ quên.
Năm 1941, Nhật đánh Mỹ. Trong vòng 24h, Anh tuyên chiến với Nhật. Khi bạn đánh một nước Cơ-đốc ( thờ Chúa Giê-su) thì có nghĩa là bạn tuyên chiến với cả thế giới Cơ-đốc. Quân đồng minh làm gỏi nước Nhật ngay sau đó. Nhật phải đầu hàng.
Quân Trung Quốc cũng vậy. Chúng không dám xâm lược một nước Cơ-đốc. Chẳng hạn, Philipines là nước Cơ -đốc, có cho vàng Trung Quốc cũng không dám chiếm. Trung Quốc biết rằng nếu họ đánh một nước Cơ-đốc thì tất cả những nước khác sẽ xông vào trừng trị. Ngược lại, Trung Quốc chiếm Tây Tạng, các nước Phật giáo không dám hé răng.
Các nhà sư Phật giáo cũng im miệng, nhìn đồng đạo bị bức hại. Trong trường hợp này, người ta nói, Phật giáo không có nền thống nhất tinh thần. Trong khi đó, Cơ-đốc giáo có nền thống nhất tinh thần khá mạnh, chỉ thua Hồi giáo và Do Thái.
4/ Văn hóa yếu.
Cũng là một nước nằm kề Trung Quốc như Tây Tạng, nhưng Nê-pan là nước có nền văn hóa mạnh. Người ta chỉ đập kẻ yếu hơn, không ai đập kẻ mạnh hơn. Văn hóa Nê-pan rất mạnh, đầy hoạt lực, giả sử Trung Quốc có chiếm được thì cũng không cai trị được, do đó Trung Quốc không dám động tới. Văn hóa Tây Tạng yếu, Trung Quốc dễ dàng chiếm được, trải qua vài thế hệ nhồi sọ nữa, người Tây Tạng sẽ thành người Trung Quốc.
5/ Không có chân mệnh thiên tử.
Chúng ta cần phân biệt giữa thiên tử và chân mệnh thiên tử.
Thiên tử, nghĩa là con trời. Ai cũng là thiên tử. Song, chân mệnh thiên tử là con trời xuất chúng, được Trời chọn để làm vua một nước.
Đối với các xứ có văn hóa chiến tranh giao ước như Ru-ma-ni, Ba-lan, không cần có chân mệnh thiên tử, cũng có thể đánh đuổi kẻ thù. Nhưng khi đánh với Trung Quốc, là nước không có văn hóa chiến tranh giao ước, bạn không thể phục quốc, nếu không tìm ra chân mệnh thiên tử. Việc đấu tranh phải có sở tổng chỉ huy.
Đạt Lai Lạt Ma là lãnh đạo tôn giáo, không phải chân mệnh thiên tử. Vì vậy, nếu Đạt Lai Lạt Ma giữ chức thủ tướng chính phủ lưu vong sẽ kéo dài thêm thời gian vong quốc của người Tây Tạng. Vậy nên, Đạt Lai Lạt Ma nên tìm cho ra một thanh niên Tây Tạng hội đủ điều kiện để cùng Liên hiệp quốc, sử dụng công pháp quốc tế, về nước phục quốc. Nếu được, đây sẽ lại là trường hợp giống như Theodor Herzl phong vua cho David Bengurion bên Do Thái năm nào.
Ngày nào chưa tìm ra chân mệnh thiên tử, ngày đó Tây Tạng chưa thể phục quốc.
Trong bài này, chúng tôi gọi Trung Quốc để chỉ nhà nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa. Còn người dân Trung Quốc thì cũng thiện lương như người dân mọi nơi.
Yêu mến người dân Trung Quốc.
Sài Gòn, 28 tháng 07 năm 2021
Lê Minh Tôn
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Bài viết đã được đưa vào sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản.
Mời các bạn mua sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản của triết gia Lê Minh Tôn đã đăng bán trên Amazon:
Bài viết có cách lý giải rất là logic. Văn hóa của một dân tộc hun đúc ý chí bảo vệ quốc gia dân tộc mỗi bị ngoại bang xâm lược, mất đi điều đó coi như mất nước.
ThíchThích
Ko có “ kinh Cựu Ước” , chỉ có Kinh Thánh Cựu Ước , và Bia giao ước mà Kinh thánh Tân Ước kể từ sau CN mà Giáo hội gọi là kinh 10 Điều Răn.
ThíchThích
Không chỉ riêng người Việt biết đến người Do Thái ( Quốc gia ISRAEL ngày nay ). Một dân tộc tưởng như bị xoá sổ trong kỷ nguyên mới.
Dân Do Thái trong Kinh Thánh được gọi là Dân riêng của Chúa. Lịch sử của Dân Do Thái là một chiều dài trình bày “ lịch sử Ơn Cứu Độ “. Ngay cả những người tín hữu Công Giáo ngày nay cũng ít được học hay ít nhớ về Kinh Thánh Cựu Ước ( nói gì đến người ko học, làm sao biết), và ngay cả đọc mà không được cắt nghĩa những hình ảnh hay dụ ngôn đề cập ý nghĩa thâm sâu hơn là mặt chữ thì việc đọc cũng vô nghĩa …. Lịch sử hành trình tìm đất hứa (ngày nay là Israel ) kể về từ thời Môi sen, đến các hoàng đế César, Hoàng đế Philato (được nhắc đến trong Kinh Tin Kính, đọc tại các thánh lễ ngày nay sau bài giảng Kinh Thánh của Chủ tế/ Linh mục).
Kinh Thánh gồm 2 phần : Cựu Ước và Tân Ước ( Kinh Thánh Tin Mừng / Phúc Âm sau khi có Chúa Giêsu)
Cựu Ước và Tân Ước
Cựu Ước là Sách thánh của đạo Do Thái, hầu hết được viết bằng tiêng Hi-bá-lai (tiếng Do Thái cổ), được thành hình trong khoảng năm 1000-100 trước Công Nguyên.
Cựu Ước được xếp theo bốn loại:
Sách Luật: gồm 5 cuốn (còn gọi là Ngũ Kinh): Sáng Thế ký (Genesis), Xuất Ai Cập (Exodus), Levi (Leviticus0, Dân số (Number), Ðệ Nhị Luật (Deuteronomy).
Sách Lịch Sử: gồm 16 cuốn: Gio-suê (Joshuă, Thẩm Phán (Judges), Rút (Ruth), Sa-mu-en 1 và 1 (1Samuel 1, 2Samuel), Các Vua 1 và 2 (King 1,1), Ký Sự 1 và 2 (Chronicles 1,2), Ét-ra, Ne-he-mi (Nehemianh), To-bi-a (Tobit), Ju-dith (Judith), es-tha (Ezra) và Mac-ca-bê-ô 1 và 2 (Maccabes 1,2).
Sách Giáo Huấn: gồm 7 cuốn: Gióo (Job), Thánh Vịnh (Psalms), Châm Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diệu Ca Hay Dân Ca (Song of Songs), Khôn Ngoan (Wisdom), Huấn Ca (Sirach).
Sách Tiên Tri: (Ngôn Sứ) gồm 18 cuốn: I-sa-a-a (Isaiah), Giê-sê-mi-a (Jeremianh), Ai-ca (Lamentations), Ba-rúc (Baruch), Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Da-ni-en (Daniel), Ho-se (Hosea), Gio-en (Joel), A-mốt (amos), Áp-di-ca (Obadiah), Gio-na (Jonah), Mi-ka (Micah), Ha-hum (Nahum), Ha-ba-cu (Habakkuk), Xô-phô-ni-a (Zepthaniah), Hac-gai (Haggai), Za-ca-ri-a (Zechariah), Ma-la-ki-a (Malachi).
Tân Ước là một sưu tập những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai, từ 12 vị tông đồ tiên khởi, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến.. Ðó là Ðức Giê-su Ki-tô. Ngài đã được gọi là Giao Ước Mới mà Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đã ký kết.
Tân Ước được viết theo thể văn nào?
Tân Ước được viết theo 4 thể văn:
a. Thể tường thuật như bốn Phúc Âm ghi lại cuộc đời Ðức Ki-tô, các lời Ngài giảng dạy cũng như các việc Ngài làm.
b. Thể lịch sử như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại những nỗ lực của các tông đồ trong việc mở mang Giáo Hội.
c. Thể thứ tín như các thơ thánh Phao-lô, Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê và Giu-đê viết cho các cộng đoàn để dắt, kiện cường và khuyên bảo dạy dỗ các giáo đoàn.
d. Thể mặc khải của sách Khải Huyền tiên báo những điều sẽ xảy đến trong tương lai.
Tân Ước gồm những sách nào?
Tân Ước gồm tất cả 27 cuốn thứ tự như sau:
a. 4 cuốn Phúc Âm (Mác-cô, Mat-thêu, Lu-ca, và Gio-an).
b. 1 cuốn Tông Ðồ Công Vụ.
c. 14 thơ của Thánh Phao-lô.
d. 7 thư chung của các Thánh: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đê.
e. Cuối cùng là sách Khải Huyền của Thánh Gioan
Bác Sĩ Albert Bruce Sabin.🌹
Cách đây đúng 64 năm, vào năm 1957, một vị bác sĩ đã quyết định không cần cấp bằng sáng chế cho vắc xin của mình để tất cả các công ty dược phẩm được quyền sản xuất và cung cấp nó cho tất cả trẻ em trên thế giới.
Albert Bruce Sabin (1906 – 1993) một bác sỹ Mỹ gốc Do Thái, sinh ra ở Bialystok.
Vị bác sĩ và là nhà virus học, nổi tiếng với phát minh ra vắc-xin bại liệt, đã không cần tiền cho bằng sáng chế, để vaccine được tiếp cận cho tất cả mọi người, kể cả người nghèo.
Từ năm 1959-1961, hàng triệu trẻ em từ các nước phương Đông, châu Á và châu Âu đã được chủng ngừa: Vắc-xin bại liệt đã dập tắt dịch bệnh.
📍Cả thế hệ đã bị xóa sổ bởi bệnh bại liệt.
Vắc xin của ông, thường được bọc đường và tiêm cho trẻ em, đã thay đổi lịch sử loài người.
Ông nói : “Nhiều người khuyên tôi nhất định phải lấy bằng sáng chế cho vắc-xin, nhưng tôi không muốn. Đây là món quà của tôi dành cho tất cả trẻ em trên thế giới.” – và đây là ý nguyện của ông.
📍Ông là người Do Thái và hai cháu gái của ông đã bị SS giết.
Khi được hỏi liệu ông có mong muốn trả thù không, ông trả lời : “Họ đã giết hai đứa cháu gái tuyệt vời của tôi, nhưng tôi đã cứu trẻ em trên khắp châu Âu. Bạn không nghĩ đây là một sự trả thù lớn sao?”
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Sabin đã tặng miễn phí các chủng vi rút của mình cho nhà khoa học Liên Xô Mikhail Chumakov để cho phép phát triển vắc xin của ông ở Liên Xô.
Ông tiếp tục sống với mức lương không cao bằng một giáo sư đại học, nhưng với trái tim tràn ngập yêu thương vì đã làm được quá nhiều điều tốt đẹp cho nhân loại.
Theo: Who Is Who.
Cre: Pptp.
ThíchThích
Tây Tạng không trách ai được cả Phi à. Ở cạnh một thằng vừa mạnh vừa có dã tâm, nếu mình không vững vàng lập trường và kiên định thì sớm muộn gì cũng bị làm mồi cho nó xơi thôi.
ThíchThích
Chuẩn!
ThíchThích
Hay và ý nghĩa em ơi
ThíchThích
Tây Tạng từ nghìn xưa đến nay là vùng đất luôn luôn sống phụ thuộc vào một quốc gia khác. Khi thì Ấn Độ, khi thì Trung Quốc.
Tây Tạng là nhóm người duy ý thức về Tạng Phật, họ không có khái niệm quân sự họ chỉ biết lo và chăm chú về hành pháp tu đạo.
Người ta nói Tây Tạng là vùng đất huyền bí của thế gian đứng sau Gierusalem.
ThíchThích