Chúng ta đang dạy con em những gì trong nhà trường?

Cô gái vận động viên bơi lội Ánh Viên đi thi về không được huy chương. Báo Lao Động đặt cho cô một bài báo hết sức mất dạy: “30 tỉ đồng đầu tư cho Ánh Viên đã đi đâu?”.

Vì sao chúng tôi nói bài báo này mất dạy? Dạ thưa, mục đích của thể thao là để khỏe người, đẹp dáng, chứ không phải huy chương. Ánh Viên sau bao nhiêu năm luyện tập có một vóc dáng chuẩn, đẹp, như vậy đã quá thành công. Số tiền 30 tỉ đồng đầu tư cho cô không có gì uổng phí. 30 tỉ đi đâu, xin trả lời luôn: tăng chiều cao, cân nặng, tăng gene tốt cho người Việt. Đó là chưa kể, khi du học trở về, Ánh Viên bơm dòng máu văn hóa mới cho đất nước.

Các trường đạt chuẩn quốc gia ở Âu-Mỹ buộc phải có hồ bơi. Cấp một, cấp hai và cấp ba đều có bể bơi. Bơi lội là môn quan trọng nhất. Ở Đông Á, có Hàn Quốc, Nhật Bản cũng học theo và mở hồ bơi cho các trường. Học sinh giỏi của họ rất khác học sinh giỏi ở ta. Quản lý giáo dục của họ cũng rất khác của ta. Bên họ, không có hồ bơi, trường sẽ không đạt chuẩn quốc gia. Bên ta thì xả láng. Chính vì vậy, học sinh giỏi của ta chui xe container sang Anh nhưng không biết cách mở van thông khí, để rồi tất thảy chết ngạt. Bên Mỹ có các câu lạc bộ Hướng đạo sinh (Scout) để rèn luyện cho thiếu niên cách tồn tại trong điều kiện rừng hoang nước lụt.

Chúng ta so sánh 2 vận động viên. Một vận động viên của Mỹ và một vận động viên của Trung Quốc. Vận động viên của Mỹ đi thi cho khỏe, có giải thì càng tốt, không có giải cũng không thành vấn đề. Mặt mũi họ sáng ngời. Vận động viên Trung Quốc đi thi phải có giải. Vì vậy trên bục huy chương, mặt mũi vận động viên Trung Quốc như thể đi đưa đám. Niềm vui trong thể thao phải trong sáng. Thuở xưa, vô địch cuộc thi chạy lên núi Olympia, nhà vô địch chỉ được một vòng nguyệt quế, vẫn hớn hở về khoe xóm làng. Thời đó chưa có huy chương.

Cái mộng khoa cử bấy lâu nay của người Việt từ thời trung đại, cộng thêm tư duy bần cố nông, nên lúc nào cũng đổ xô cho con em mình học đại học. ( Văn hóa tuyển dụng Việt Nam hiện nay phải có bằng đại học hoặc cao đẳng, cho nên tôi vẫn khuyên các em đi học đại học). Đối với các em thể dục thể thao, cũng bắt các em hơn Mỹ, hơn Hàn bằng được. Trong khi đó, vốn thể trạng của người Đông Nam Á ( Việt Nam, Mã Lai, In-đô) không thể đua với người Bắc Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc) và Tây Âu da trắng. Vậy thì, cớ sao phải ép Ánh Viên hơn người ta trong một cuộc thi toàn cầu? Tựa đề bài báo hết sức xúc phạm: “30 tỉ đồng đầu tư cho Ánh Viên đã đi đâu”. Những lần Ánh Viên mang vinh quang về cho đất nước, mọi người quên hết cả rồi sao? Ánh Viên là tài sản quốc gia, báo Lao Động đã xúc phạm cô quá đáng.

Chúng ta mới đầu tư cho Ánh Viên 15 năm. Bên Mỹ, các nhà tư bản đầu tư cho con người là 100 năm. Nhật Bản, chính phủ hoàng gia tài trợ sữa bò, thịt bò, cô giáo dụ học sinh uống sữa bữa sáng, ăn thịt bò bữa trưa, bắt buộc học sinh đi học phải ăn. Trong 20 năm, chiều cao của người Nhật được cải thiện 20 cm đã là may mắn. Xưa kia gọi họ là “Nhật lùn”, ngày nay cao lêu nghêu. Nay, chỉ mới đang ở năm thứ 15 mà vô địch Đông Nam Á được như Ánh Viên đã là rất lạc quan. Đầu tư cho con người không bao giờ thua lỗ đâu quý vị.”Tội cho Ánh Viên. Chắc bạn ấy đang chịu áp lực rất lớn.”

Bạn cùng lớp tôi nhận định rất chuẩn: “Truyền thông VN vài năm gần đây hay đưa tin về điểm số của kỳ thi THPT Quốc gia, mà cái điều đáng nói là cứ hay đưa tin về những bài thi ngữ văn được điểm 9, điểm 10. Liệu điều này có xứng đáng để đưa lên mặt báo?
Anh Phi thử quan sát xem có quốc gia nào đưa tin về những bài thì ngữ văn được điểm 9 và 10 trong các kỳ tuyển sinh đại học không? Có khi chỉ mỗi VN làm vậy quá! Việc đưa tin của VN có tác dụng gì? Theo em thì chả có ý nghĩa hay giá trị gì sất.
Những năm chúng ta còn thi kỳ thi đại học do mỗi trường tự chủ trì chấm thì hầu như không có bài thi ngữ văn nào đạt điểm 10. Tại sao bây giờ lại có những con 9, con 10 trong môn Ngữ văn? Là do level của học sinh đã tăng hay tiêu chí cho điểm của giám khảo đã giảm? Con điểm 10 đó đã đáng để hãnh diện?”

Trả lời: Do tiêu chí chấm điểm của giám khảo đã giảm.

Nên động viên em đấy, người đã từng mang về cho dân tộc nhiều thành tích vẻ vang. Thể thao, có thua có thắng mới là thể thao. Cảm ơn Ánh Viên.

Tôi là một fan hâm mộ của Ánh Viên.

Sài Gòn, ngày 02 tháng 08 năm 2021
Lê Minh Tôn
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.

Trợ lý: doanh@dslextreme.com.

Cám ơn chia sẻ.

P/s: Hàng loạt tờ báo lớn của VN đã ghi tút “… Ánh Viên về bét…”. Sau đó họ đã sửa lại cho có văn hóa và giống người (có văn hóa) hơn.

43 bình luận về “Chúng ta đang dạy con em những gì trong nhà trường?

  1. Bài báo thể hiện một tư duy phi thể thao! Cái kiểu tư duy mua thành tích như vậy là thua ngay từ vòng gửi xe! Y như kiểu nó đòi trả nợ!

    Thích

  2. Khốn nạn, lúc cô ấy đạt giải thưởng, huy chương thì bốc lên tận mây xanh, lúc người ta thất thế thì dìm ngay xuống bùn đen. Đĩ bút là ở đấy!

    Thích

  3. Nếu đầu tư 30 tỉ cho một siêu nhân như Ánh Viên mà lỗ thì chỉ còn cách chuyển nhượng Vận động viên cho bên Mỹ hay Nhật Bản với giá gấp đôi thì vẫn lời.

    Thích

  4. Thắng thua là thường, em đã từng thi thố sòng phẳng ở Seagam đấy, có nhà báo nào thoát khỏi Vn ra đông nam á thôi ,mà thi thố về báo chí…..với người ta xem có nổi không

    Thích

  5. Tuỳ từng chế độ của đất nước con ah
    Nơi trồng lấy cù
    Nơi trồng lấy lá
    Nơi thì để hóng mát
    Còn ít ai hiểu về môn thể dục thể thao được học từ lớp mẫu giáo là để khỏe mạnh
    Để thư giản
    Thì đấu chỉ là một thứ kích lệ để các vận động viên có hào hứng
    Nhưng hình như nó
    đã rơi vào cảnh trồng cây phải có quả nên khi quả kém lại muốn chặt cây đó thôi

    Thích

  6. Các báo lá cải đưa tin rất thiếu văn hoá “Ánh Viên về bét chặng đua ….”
    VĐV đi thi ai không muốn thành tích? Vậy mà thắng thì chúng tung hô, thua thì mạt sát. Đầu óc chúng tởm quá.

    Thích

    1. Đặng Phước Khốn nạn : Điều đó cũng có giá trị dự báo cho tương lai đen của những “tấm gương” , những “tượng đài” triều xhcn vào một ngày ko xa !.

      Thích

  7. Bài viết của tác giả hay quá ! Đề 30tỷ đầu tư cho Ánh Viên , kiểu không được cái chai thì cũng được cái lọ , thôi thì không được cái giải dút , thì được cái người đẹp . 30 tỷ được cái người cô AV cân đối đẹp , là người dân VN quá tự hào . Hà Há .

    Thích

  8. Đầu tư đi thi đâu thể cứ bỏ tiền là sẽ ăn giải được 🙄 Chứ VN biết đầu tư 30 tỉ cho VĐV còn các nước khác thì họ lại k biết đầu tư đấy, khéo người ta đầu tư phải 300 tỉ ý các ông ạ 🙄🙄

    Thích

    1. Đơn giản như này nhé:
      Vđv là ng có tiềm năng thì PHẢi được đầu tư, không đầu tư thì làm sao biến họ từ 1 Vđv trong vô số dàn Vđv thành 1 Vđv nổi bật mang theo bao ước mơ hoài bão của Thể thao nước nhà?
      Đầu tư xong mà NHM kêu tốn tiền rồi ko đc trò trống gì, vậy thì đổi lại đi, đầu tư cho người nói ra câu đó và cùng chờ xem họ làm được gì?
      1 fact không bao giờ sai: ĐỪNG DẠY NGƯỜI TƯ BẢN CÁCH DÙNG TIỀN. Những ng chỉ nhìn vào con số 30 ti để đổi lại 1 tấm Huy chương thì đúng là các bạn chỉ ở tầm đó thôi, t nói vậy đừng tự ái 😉

      Thích

  9. Lão nhà báo này gan dạ chú nhỉ. Cả cái đg sắt cây linh 14 năm, qua ba đời tổng thống mỹ thì lão bỏ qua. Và chả đi chăm sóc em viện tận tình

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s