Vì sao thế giới tư bản đầu tư nhiều cho sinh viên?

(Bạn cùng lớp. Ảnh chống trôi bài. Tôi hay trêu nàng là cô giáo Thảo).
(Bạn cùng lớp, chụp trong sân trường trước ngày ra trường. Ảnh chống trôi bài. Tôi hay trêu nàng là cô giáo Thảo).

Tôi có một thằng bạn rất giỏi học Bách khoa Đà Nẵng. Vào thăm Sài Gòn sau khi hoàn thành chương trình kỹ sư cơ khí, nó nói thế này:
– Trách nhiệm của bọn Nhân Văn chúng bây lớn lắm. Muốn phá một nước (Việt Nam), chỉ cần phá trường Nhân Văn.

Càng ngày, tôi càng nghiệm thấy lời của anh bạn là đúng. Trường Nhân Văn là trường đầu sỏ, tốt xấu ngoài xã hội từ đó mà ra cả. Sau đây, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện khá là đau lòng. Câu chuyện này, tôi kể sau khi tốt nghiệp, và phải giấu tên các nhân vật để giữ uy tín cho thầy cô và bạn học.

Bữa đó, lớp tôi học một môn văn học nước ngoài ( xin được giấu tên môn học này vì chỉ có 1 cô dạy, nếu nói người ta sẽ truy ra tên cô giáo). Cô giáo gọi các nhóm lên thuyết trình cho mỗi tác phẩm kinh điển cô giao cho mỗi nhóm về làm hai tuần trước. Đến một nhóm toàn bọn bí thư đoàn đội, chúng có lên thuyết trình. Trước đó, chúng lên mạng tìm tài liệu, sao chép, giữ nguyên ý chính, chỉ đổi phong văn, nộp cho cô bản tóm tắt. Đợi chúng thuyết trình xong, cô giáo chửi cho một trận giữa lớp. Tài liệu đám sinh viên này chép trên mạng chính là nghiên cứu của cô đăng các báo, cô đọc là biết liền. Cô đánh rớt đám thuyết trình đó.

Bên dưới, nhóm thuyết trình đã về chỗ ngồi cuối lớp. Cô đánh rớt. Nhóm này chửi cô, mà mấy đứa chúng tôi, ngồi bàn thứ ba dưới lên, nghe được rõ ràng:

– Địt con mẹ mày. (Dám đánh rớt chúng tao.)

Rất nhiều bạn trong lớp nghe được câu nói đó. Người nói câu đó là một bí thư đoàn trường. “Bình thường, cháu nó ở nhà ngoan lắm.”- tôi nghĩ. Tại sao họ lại chửi cô như vậy? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu căn nguyên.

Thứ nhất, đám này quê miền Đông ( các tỉnh lẻ Nam Bộ) lên thành phố học. Vì nghèo nên vào đoàn trường để giảm bớt gánh nặng chi phí cho bố mẹ. ( Tôi không có ý nói tất cả người làm đoàn là vì tiền). Môn của cô chiếm những 3 tín chỉ, gần 1 triệu tiền Việt. Cô giáo đánh rớt chúng trong một xã hội đắt đỏ thì đương nhiên, theo phản xạ có điều kiện, chúng sẽ chửi lại cô, chỉ là không công khai hay không công khai mà thôi. Trong trường, rất nhiều thầy cô quý mến và bảo vệ tôi vì tôi góp ý một cách công khai (tuy có hơi nặng lời), với lập luận hết sức vững vàng. Chính đứa nào im ỉm mới là đứa nguy hiểm cho xã hội. Giả sử cậu bạn “doanh nhân văng hóa” kia làm giám đốc sở giáo dục, bạn đọc tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào.

Thứ hai, thời cô đi học khác với thời chúng em đi học. Thời cô đi học là thời bao cấp, thuở con người còn hồn nhiên, không phải nghĩ đến tiền bạc, kinh doanh. Thời chúng em đi học, bao nhiêu thứ phải lo: tiền điện, tiền phong tiền học phí, tiền ăn trưa. Vì nghèo nên không có tiền mua sách, cũng không có thời gian đọc tác phẩm, nên lên mạng chép đại một bài.

Thứ ba, trường Nhân Văn bị áp lực thời gian, khác với trường Bách Khoa. Bên Bách Khoa, nếu học kỳ 1 bạn bị rớt môn Sức bền vật liệu, bạn có thể đăng ký ở học kỳ 2 hoặc học kỳ hè. Bên Nhân Văn phải đợi sang năm mới có môn đó. Nóng lòng nóng ruột, cô cậu sinh viên chửi cô: “Địt con mẹ mày”.

Mặc dù, lúc bình thường, các bạn có thể rất tốt. Mới ngày nào, Văn Khoa Sài Gòn là trường đại học danh giá, lịch sự nhất Đông Dương.

Những gì xảy ra với lứa sinh viên nghèo chúng tôi làm ứng nghiệm câu văn nổi tiếng:

Đừng để con nghèo khổ, cũng đừng cho con giàu có.
Xin cho con lương thực vừa đủ cần dùng.
Nếu giàu có dư dật, con sẽ khước từ Chúa và hỏi: “Chúa Hằng Hữu là ai?”
Nếu nghèo khổ, con sẽ trộm cắp, làm ô nhơ Danh Đức Chúa Trời.
( Châm ngôn chương 30, câu 8 và câu 9).

Nghe nói bạn này bây giờ về quê làm cán bộ xã ấp. Hoặc làm content marketing gì đó. Nếu làm content marketing, lương tháng có thể 2000 USD tùy theo năng lực thực sự. Người bạn của tôi năm nào, vì nghèo nên chửi cô. Bạn chửi cô giáo, trong khi mình sai cách rõ ràng, tức là gián tiếp chửi Đức Chúa Trời. Tức là, người bạn ấy đã xúc phạm Đức Chúa Trời, làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh sách Châm Ngôn.

Đó là lý do tại sao thế giới tư bản phải đầu tư nhiều cho tầng lớp sinh viên. Như đã nói ở đầu bài, trường Văn Khoa là trường đầu sỏ của cả nước. Bên Anh, những sinh viên ngành quản trị công có một thời chỉ học các tác phẩm của Hô-me-rơ mà ra trường quản trị được cả đế quốc Anh rộng từ Anh sang Ấn. Bạn có thể thấy du học sinh sang Anh du học và tốt nghiệp các ngành kinh tế, kỹ thuật, thương mại, nhưng chắc chắn là chưa thấy ai tốt nghiệp ngành văn học của nước Anh. Ngành đó chỉ có người nói tiếng mẹ đẻ mới học được. Ngành văn học của chúng tôi cũng vậy, tuyệt đối không có du học sinh nước ngoài nào chui lòn vào được.

Bên trường Khoa học tự nhiên cũng tương tự. Chương trình ngành toán học phải nói là nhồi sọ quá nhiều. Bên Ukraine, vào học năm nhất cử nhân toán học chẳng phải học gì cả, đến lớp chém gió và nói chuyện sex, không có bài tập về nhà. Sang đến năm hai mới phải học thật. Bên Việt Nam, vào năm nhất, khi chưa biết định đề, định luật, định lý là gì, chưa biết bản chất của toán nhị phân là gì đã bị nhét cho một đống bài tập. Vì vậy rất nhiều cử nhân toán học ở trường Khoa học tự nhiên bỏ học giữa chừng. Các bạn không được “khởi động” kỹ nên vào học sẽ bị “chấn thương”. Nếu ra được trường cũng không có khả năng sáng tạo, điều mà đào tạo ở Ukraine hướng đến một cách nhẹ nhàng.

Tất cả những chuyện trên là do nước ta không có “Tích lũy tư bản”. “Buôn tài không bằng dài vốn.” Ông cha ta nói: “Đói thì ăn vụng, túng thì làm liều”, chẳng bao giờ sai. Vì không có “Tích lũy tư bản” nên bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải ra dự thảo sinh viên nữ bán dâm 4 lần sẽ bị đuổi học. Muốn nó học hành ngoan ngoãn, phải cấp cho nó 400 Usd mỗi tháng, chứ không phải là dọa đuổi học nó. Ngành công an cũng vậy. Với đồng lương chết đói, người công an không bao giờ mua được nhà, cho nên mới phải làm cho khốc hại. Một xã hội thật là khủng khiếp. Đất nước không có tự do xuất bản. Hỏi, khi nào anh cử nhân triết văn có đủ tiền để cưới vợ? Mấy đứa em trong trường nói thẳng: “Anh Phi ế vợ là cái chắc rồi.”

Đến đây, sẽ có người hỏi vặn: Ngân sách đâu mà đầu tư 400 usd mỗi đứa một tháng. Thưa, kêu gọi các nhà tư bản mua bonds ( công trái) của các trường cao đẳng, đại học. Ra trường, sinh viên sẽ làm việc cho các tập đoàn tư bản đó. Trong thời gian học, nhà trường lấy tiền bán bonds bao cấp cho sinh viên. Cách làm này đã xảy ra thành công tại Australia, một nước thuộc khối Thịnh vượng Liên hiệp Anh ( khối Commonwealth). Nói chung đừng hỏi tiền đâu, chỉ hỏi có muốn làm hay không. Một khi đã muốn làm thì sẽ nghĩ ra cách. Trừ mấy đứa đoàn đội, cả lớp Văn học chúng tôi đều đồng ý đi lên chủ nghĩa tư bản. Chỉ có đi lên chủ nghĩa tư bản và văn minh Nho giáo 2.0 thì dân tộc Việt Nam mới thoát ra được khỏi nền văn hóa “Mày có biết bố mày là ai không?” để quay trở lại nền văn hóa “Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín”. “Phản động” nhất khoa văn học không phải là người anh cả 11A3 trường Nghèn mà là thầy trưởng khoa cũ. Ông đề xuất bỏ mấy môn lý luận chính trị để cho sinh viên có thời gian nghiên cứu văn học.

Bạn tôi, ngồi bàn dưới, học xong, xin đi dạy cho khối phổ thông Năng khiếu của Khoa học tự nhiên. Mỗi tháng hưởng lương 3 triệu đồng, nàng dành dụm học thạc sỹ, tất nhiên còn phải có sự giúp đỡ của bố mẹ. Để nuôi cử nhân văn chương, phải 30 triệu một tháng mới đủ ( thầy phó khoa). Quyển sách giá đã một triệu rồi, một tháng cô giáo phải đọc năm quyển. Nếu tôi là trùm trường Tự nhiên thì tôi sẽ nghĩ ra một cách nào đó để có được số tiền đó cho các em. Bên các nước họ thẳng tay đầu tư, vì đầu tư cho con người không bao giờ lỗ.

Lê Minh Tôn
Sài Gòn, ngày 04 tháng 08 năm 2021
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Trợ lý: doanh@dslextreme.com (gặp ký giả quốc tế Nguyễn Kinh Doanh)

Chú thích ảnh: Tôi và bạn tình cờ chụp dưới chân tượng hải quân Việt Nam năm 2018, không một chút sắp đặt. ( Giờ nghe nói bạn nữ đã lấy chồng). Tấm ảnh trở thành huyền thoại của trường, cho đến nay vẫn chưa ai vượt được. Góc trên bên phải là logo trường Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ( thời Pháp thuộc tên là đại học Văn Khoa Sài Gòn).

29 bình luận về “Vì sao thế giới tư bản đầu tư nhiều cho sinh viên?

  1. Câu nói “văn là người” suy ra, học văn tức học làm người.
    Học để làm người thực sự hữu ích rất là khó, vì thế ngành giáo dục nói riêng và quốc gia nói chung cần phải đầu tư đúng mức để tạo ra một thế hệ quản lý đất nước một cách khoa học mà thấm đẫm tình người.
    Sinh viên được tuyển vào trường Văn Khoa phải là tầng lớp có đạo đức và nền tảng tư duy, còn nếu tuyển theo diện lý lịch thì hỏng ngay từ buổi đầu.
    Các sinh viên chửi cô giáo là một ví dụ điển hình.

    Thích

  2. Bài hay T.P. “Bình dân” dễ hiểu. Bạn đã chỉ và nêu ra rất nhiều vấn đề chính xác về xh.
    Mình đã từng học với một thầy trường bạn( dạy môn triết) ổng chửi mấy đứa bí thơ với chủ tịt tp đã từng học tại đây không ra gì, mấy bạn kia còn đ*t mẹ này kia khi thi rớt, mấy ông bí thơ kia không học ngày nào mà vẫn phải cho đậu kìa. Thế nó mới sinh ra một XHCN thiên đường như hiện tại đấy bạn.

    Thích

  3. Hôm nào hết dịch bác mời cafe nha Phi. Kể cho nghe bác nói chuyện với thầy PT. Hạ hiệu phó của cháu. Ra cổng có thầy tiến sĩ trưởng phòng tchc mời bác vô, thầy không biết đánh vần chữ KINH THÁNH. Thầy khoe thầy có nhiều Kinh Thánh, rồi lục tủ lấy ra khoe bác. Bác bảo thầy ấy: Sách này không phải Kinh Thánh, thì thầy la lên: “đây không phải Kinh Thánh thì cái gi?”. Thế là bác phải chỉ cho thầy của trường cháu đánh vần có 2 từ KT. Chuyện thật.

    Thích

  4. Không biết có bao nhiêu bạn SV các trường nói chung và đại học KHXHNV nói riêng! Có đc suy nghĩ và cách nhìn như bạn này?

    Giáo dục Xã Hội Củ Ngãi là giáo dục một chiều, nó đã tước đoạt sự sáng tạo tư và duy phản biện của con người. Rất hiếm khi một SV giám đi ngược chiều dưới sự chăn dắt giáo dục trong xã hội củ ngãi.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s