
Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Phần 36)
Ở bên Tây, có một ông, vừa mới đoạt giải Nobel sinh học, đến làm việc tại một trường đại học mới. Đồng nghiệp ở đó toàn là nữ. Ông nói đùa: “Tôi không thích làm việc với phụ nữ vì họ hay khóc nhè.” Lời vừa dứt khỏi miệng, giáo viên nữ toàn trường họp và đuổi việc ông đó. Lưu ý, ông này vừa đoạt giải Nobel. Xúc phạm phụ nữ, nhà trường quyết định đuổi luôn, mà không chối chữa được.
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, một nhà trường, có thể có quyền đuổi học một giảng viên hay một sinh viên, nhất là các trường tư.

Cô Thơ bị một đứa, mà chắc chắn là cán bộ lớp hoặc tương đương. Trong mỗi lớp, thường có 1-2 đứa cán bộ đoàn làm nhiệm vụ theo dõi sát sao. Cho nên, tầng lớp giảng viên giờ đây đi dạy trong sợ hãi. Một số người nhiều kinh nghiệm, để an toàn, họ chọn cách nói chung chung, cách nói chẳng đúng chẳng sai, để cho qua ngày đoạn tháng.
Đầy đủ nguyên văn lời nói của cô giáo Trần Thị Thơ, mà nhà giáo Thái Hạo rã băng ghi lại:
“[CÔ CẢM THẤY NHỤC NHÃ KHI ĐỒNG BÀO CỦA CÔ CHẠY XE MÁY MỘT NGÀN RƯỠI CÂY SỐ VỀ] Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. [TẠI SAO CŨNG LÀ NGƯỜI MÀ] Khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vắc xin, còn chúng ta thì thế nào? [ĐỒNG BÀO CỦA CHÚNG TA] Em lên thử đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã”
Cô Thơ nói rằng cô thấy sự nhục nhã. Song cô Thơ không nói là ai nhục nhã, về mặt logique, là bản thân cô nhục, chứ cô đâu có đổ nỗi nhục đó cho ai. Do đó chưa đủ luận cứ triết học để kết tội cô được. Bạn đọc hãy đọc đi đọc lại câu nói của cô Thơ nhiều lần để biết cô hiện còn đang an toàn. Đa số các bài viết viết ủng hộ cô Thơ đang làm hại cô Thơ mà chính các tác giả giàu lòng nhân ái cũng không biết. Một lần nữa xin nhắc lại, cô Thơ hiện đang an toàn. Về logique, cô Thơ không sai. Nếu cô Thơ sai thì chắc chắn sẽ có một nhà logique học nào đó đứng lên chỉ ra cái sai của cô, song tới tận thời điểm này, cô Thơ vẫn chưa sai. Luật học y cứ trên logique học rất kinh khủng, kết tội một người cực kỳ khó khăn.
Chúng ta lưu ý rằng đại học Duy Tân về thực chất chỉ là một đại học tư. Vì là đại học tư nên mới dùng từ “Hội đồng quản trị”. Trước khi đuổi việc một người, nếu là văn hóa hiệp sĩ ở Tây phương, hội đồng quản trị nước nhà người ta sẽ tổ chức một cuộc họp khoáng đại có sự tham gia của tất cả các bên, và nếu cần, cho ký giả đến đưa bài. Đằng này đại học Duy Tân họp kín, chứng tỏ trường chưa có văn hóa hiệp sĩ. Cái tên Duy Tân mà trường sử dụng lại là một cái tên “hiệp sĩ”, lấy cảm hứng một phong trào cách mạng được tuyệt đại đa số dân chúng tình nguyện ủng hộ. Việc này là nội bộ của trường, công an đừng vào. Giảng đường có sự thiêng liêng của giảng đường. Hồi tôi năm hai, tôi có làm một chuyện, phê phán ông thầy ngay giữa lớp. Một ông thầy bộ môn đòi bảo lớp trưởng gọi đoàn trường vào kỷ luật tôi, nhưng lớp trưởng và đoàn khoa không làm. Dù là đoàn khoa, nhưng, sinh viên khoa văn học, trường Nhân Văn chúng tôi rất tiến bộ, bao che cho nhau suốt 8 học kỳ. Một lần nữa xin nhắc lại, giảng đường có sự thiêng liêng của giảng đường, chứ không phải lò mật vụ. Bên Bỉ, công an vào trường bắt một bạn tham gia phong trào cách mạng, sinh viên toàn trường biểu tình, đòi cách chức hiệu trưởng. Hiệu trưởng sợ quá, trấn an sinh viên, hôm sau ra luật mới: “Cấm công an không được vào trường!”(luật nội bộ).
Trong bối cảnh đại học cóc mọc tràn lan, phong khí học thuật của Việt Nam có vẻ đang giảm xuống. Hội đồng quản trị đại học Duy Tân mù tịt về luật học, dân chúng lại tưởng họ làm theo luật. Trường đại học không khác gì quán nước. Hội đồng quản trị này yếu về loqique học. Cho tới bây giờ đại học Duy Tân vẫn chưa có bài phân tích tường minh về phát ngôn của cô giáo Thơ. Trường vẫn chưa đi đến tận cùng chân lý, tức là chưa có tác phong đại học. Luật học của Việt Nam đang ở đáy của thế giới. Nếu ở trong văn minh Cơ-đốc, vụ việc này có thể được cứu xét nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nhà trường cho cô Thơ nghỉ việc, có lương, trong lúc chờ cứu xét. Cần bao nhiêu nhà triết học, bao nhiêu luật sư đẳng cấp cao mới phân tích nổi câu nói của cô Thơ. Văn hóa Việt Nam xử án nhanh quá, mới ngày hôm nay làm, ngày mai đã đuổi việc rồi, mà không có bài phân tích tường minh. Đất nước Việt Nam đang ở trong pha cuối cùng của văn minh Phật giáo, văn hóa xử kín, văn hóa án bỏ túi.
Ai tổn thất trong vụ này? Chính là đại học Duy Tân. Trong bối cảnh đại học cóc mở tràn lan, không học trường này, sinh viên có thể đi học trường khác (mà vẫn được giữ nguyên bảng điểm), làm cho doanh thu của trường giảm. Lớp cấp 3 của tôi, có một bạn tên Đ, nói rằng: “Ngu Đông Á, phá Duy Tân”, để nói về tình trạng các học sinh học yếu đi vào trường này làm sinh viên. Tất nhiên, cũng có những đứa vào đó rồi học giỏi. Đất nước hội nhập ngày càng sâu sắc vào hệ thống văn minh Tin Lành Anh-Mỹ. Trong văn minh Tin Lành, đuổi việc một người rất khó khăn, mặc dù có ông chủ quyền đuổi việc đầy tớ. Chúng ta có thể thấy các tiếp viên của hãng hàng không Air France của Pháp toàn là phụ nữ già và xấu ( U40, U50), song, chủ hãng không dám thay bằng các cô trẻ đẹp(U22, U25). Hãng hàng không Air France của Pháp có quyền đuổi các nữ tiếp viên, luật nào cấm, song ông chủ hãng là các nhà tư bản không có gan làm điều đó, vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của cả hãng.
Thời buổi này đã là thời buổi hội nhập. Việt Nam hội nhập theo Pháp, Mỹ, dân trí mỗi ngày một cao. Về phần cô Thơ, với văn bằng của mình, không dạy trường này thì cô hoàn toàn có thể đi dạy trường khác. Theo như thăm dò dư luận, sinh viên trường đại học Duy Tân đều yêu mến cô giáo Thơ, trừ mỗi đứa sinh viên kia. Không biết là bạn này có mối thù gì với cô giáo như vậy. Nếu là tức nhau thì cùng lắm chửi nhau hay viết bài tranh luận như giảng viên và sinh viên các trường Tây, rồi giảng hòa, chứ không đến nỗi đưa nhau ra chốn pháp đình như ở Việt Nam.
Sài Gòn, ngày 12 tháng 08 năm 2021.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)-cử nhân triết văn.
Chủ tập đoàn xuất bản Charlie Sài Gòn
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Bài viết đã được đưa vào sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản của nhà văn Tôn Phi:

Phụ lục: Clip Mùa xuân đầu tiên của ông Tôn Phi.
Chúa ban phước cho cô Thơ, người phát ngôn cho sự thật.
ThíchThích
Cô Thơ tranh luận với học sinh trong giờ giải lao, chẳng qua là bày tỏ quan điểm của cô mà thôi. Một số thành phần đang lái sự việc sang chính trị. Rất khổ cho Cô nếu sự việc đi quá xa.
ThíchThích
Có trình độ như cô Thơ thì không ngán gì, chưa kể là đăng ký dạy ở các trung tâm, còn như mình, thì mở lớp dạy ngay tại nhà, thậm chí mở một trung tâm mới do mình làm giám đốc luôn
ThíchThích
Bạn vẫn có thể phân tích thêm vài trang nữa, mà vẫn không đọc chán á!
ThíchThích
Hiện nay, tình hình dư luận MXH đang bênh vực cô Thơ, điều đó có lẽ không làm cho cô Thơ thay đổi kết quả song Đại học Duy Tân sẽ bị ảnh hưởng về thương hiệu.
ThíchThích
Đặng Phước
Quả này thì Đại học Duy Tân có khi…toi luôn chứ chả chơi?!
ThíchThích
Tôi ko học giáo lý phật giáo nhưng tôi nhìn cách sống và cách lý luận của phật tử tôi thấy phật giáo là tà đạo.ví dụ, ngày trước đi làm ở long an, bà trưởng phòng mẫu là bồ nhí của ông giám đốc xưởng, bả bảo yêu ông này từ khi còn là con gái mới lớn.nhưng ổng có vk con rồi nên chấp nhận kiếp làm.bé.và bao biện rằng do kiếp trước mắc nợ.một vài người trong chõ đó cũng sống như vậy và cũng lý luận là do kiếp trước mắc nợ.đơn cử 1 trường hợp như vậy thôi nhé.chứ bọn phật tử ăn ở ko ra gì đâu.bầy hầy.còn suy bụng ta ra bụng người, soi mói xúc xỉa nhau.
ThíchThích
Đọc bài của em cho chị hiểu ra nhiều điều, cảm ơn em !
ThíchThích
Buồn: gà được gáy, chó được sủa. Người không được nói.
ThíchThích
Phi kính sợ Chúa thật, Chúa ơn viết để người khiêm nhường đọc tường.
Cũng bổ túc rằng Tin lành mà Phi đề cập là phúc âm từ Kinh thánh nhất là Tân ước..
Chắc chắn là do những nhà lãnh đạo thuôc linh ưu tú của dòng chính ( main church ) khai sáng ban đầu, chứ không phải các chức sắc tin lành thời Thổ tả nhan nhãn kiểu Tin lành tam tự ở Trung Quốc, Tin lành quốc doanh bè đảng ở Đông lào hay tin lành thực dụng duy lý ở Âu – Mỹ hiện nay.
ThíchThích
Cô giáo bị mất việc
Vì lũ Kiến tạo ngu
Ai cũng sợ mất việc
Đất nước như Nhà tù…
ThíchThích
Qua vụ này đại học Duy Tân khó kiếm sinh viên, trừ ra vài bạn thích công tác đoàn. Đã thế Tôn Phi lại phân tích toạc móng heo ra thế này, thì có thể Duy Tân làm lò gạch thì hơn.
ThíchThích
Duy Tân là chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại và.v.v. Thế mà lại đi chì chiết một cô Giảng Viên có góc nhìn Duy Tân.
ThíchThích
Cửa Tiệm Nhà Bee đây cũng là một lý do Chính dẫn đến sự tuột dốc của đạo Phật tại VN ngày nay…..và chính do người dân mình vì quá umê vào tín ngưỡng luân hồi
ThíchThích
Cô Thơ xứng đáng tầm suy nghĩ để có thể làm bọi trưởng bộ giáo dục!
ThíchThích
Giờ mới biết có câu Ngu Đông Á phá Duy Tân
ThíchThích
Bạn cần có thêm t/gi để hiểu hết đc cách vận hành của hệ thống GD Việt Nam. Nói là tư thục, tự chủ hoàn toàn, nhưng hó hé là chỉ có con đường chết. Hoành tráng như ĐH TĐT thế kia nhưng tới giờ mọi chuyện coi như xong.
ThíchThích
Bạn cứ nói cho dông dài;ở cái xứ sở nầy bạn nói cái gì chỉ cần không có lợi cho chế độ là bọn nó đuổi việc ngay.
ThíchThích