Ý nghĩa của phu thê giao bái trong đám cưới phương Đông

Trong đám cưới của nước Tàu, đôi thanh niên nam nữ làm ba lạy như sau:
Nhất bái thiên địa
Nhị bái cao đường
Phu thê giao bái

Nghĩa là:

Thứ nhất, bái trời đất
Thứ hai, bái tổ tiên, cha mẹ
Thứ ba, vợ chồng bái lẫn nhau.

Chúng tôi đã nghiên cứu đám cưới của nước Tàu trong nhiều năm và đem so sánh với đám cưới của các nơi. Trong đám cưới của người Ấn Độ, con gái phải nộp sính lễ, gọi là của hồi môn cho nhà chồng. Nam phải tặng quà cho nữ chứ tại sao nữ lại tặng quà cho nam, vô lý. Người phụ nữ Ấn Độ phải lạy chồng như chó lạy chủ. Điều này chứng tỏ, vị trí của người phụ nữ trong văn minh Ấn Độ rất thấp.

Trong đám cưới của dân Tàu, phu thê giao bái, tức là, nam và nữ có sự bình đẳng, vợ chồng ngang hàng trên đường dây quyền lực. Như thế, trong văn hóa Tàu, đã có nữ quyền nằm trong nguyên lý. Nho giáo, chủ minh triết cuộc hôn nhân, là một triết lý bảo vệ nữ quyền sâu sắc. Người phụ nữ cũng được chồng bái lạy vì đã/sẽ trở thành một thân một thịt với chồng. Văn hóa Nho giáo không cấm nhưng không khuyến khích nam và nữ ăn cơm trước kẻng. Mặc dù, trong một số trường hợp gấp gáp, người nam và người nữ có thể đến với nhau trước rồi làm đám cưới sau. Văn hóa Việt còn dân chủ hơn văn hóa Tàu khi nói “Ông Trăng mà lấy bà Trời”, chẳng khác nào cổ súy cho địa vị của người đàn bà trong xã hội cao hơn địa vị của người đàn ông. Chỉ có Nho gia mới bảo vệ người đàn bà thực sự, trong vòng an toàn của kinh điển và thể chế hôn nhân. Nước Tàu ở đây được hiểu là nền văn minh Nho giáo, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên. Gia đình ở các nước này rất bền vững, cho nên con em học rất giỏi, học sinh Âu Mỹ phải gọi bằng cụ.

Ngược lại, người ta thấy các ca hiếp dâm xảy ra với số lượng lớn bất thường ở Ấn Độ. Người phụ nữ phải nộp của hồi môn để được về nhà chồng. Nền nhân bản của Ấn Độ sai chỗ đó, cho nên Ấn Độ ngày nay trở thành một nhà thương điên khổng lồ. Vì sao vậy? Vì họ không có nền nhân bản tinh truyền. Mặc dù Cơ-đốc giáo vào Ấn Độ đã lâu theo con đường của người Anh nhưng vẫn không xóa nổi những mê tín dị đoan nơi này. Người Ấn có thờ trời, có thờ đất, nhưng không có thờ người. Người phụ nữ bị đặt xuống đường như một món hàng mua đi bán lại. Thiếu sự cân bằng âm dương, Ấn Độ trở thành một nhà thương điên. Mặc dù, dân tộc Ấn Độ có nhiều người giỏi. Bạn tôi học cử nhân toán học, tốt nghiệp ra làm cho ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nay đã lên giám đốc chi nhánh ở quận 7, lương tháng 100 triệu. Nhiều người giỏi như vậy nhưng không cứu nổi Ấn Độ, vì Ấn Độ đã không có được nền nhân bản trung tính như nước Tàu thuở xa xưa đã có. Tuổi đôi mươi là tuổi yêu đương tràn trề, và người Tàu đã hiểu đúng về tình yêu, tình dục hơn người Ấn, mặc dù triết học Ấn đồ sộ, dài dòng, song lại bỏ quên vấn đề quan trọng nhất, là hôn nhân và gia đình. Thậm chí, người Tàu và người Việt còn tổ chức nên nghề mai mối, là một nghề chính thức và hợp pháp trong xã hội Đông phương. Bây giờ nghề này đã bỏ, nên xã hội nhiều người sống độc thân, hoặc mua dâm bán dâm. Tác giả đề xuất lập lại nghề này và cấp lương thật cao cho các ông tơ bà nguyệt trong nhân gian, nếu cần cho vào hưởng biên chế nhà nước. Bên Brunei, hễ một đôi nam nữ kết hôn là quốc vương Darussalam thưởng một căn hộ chung cư sang chảnh. Minh triết của người phương Đông thật tuyệt vời, triết học luẩn quẩn của người Ấn thua xa.

Giao phối nam nữ tức là một sự truyền sinh, do đó là một sự thâm tín của đất trời. Tiểu thuyết Hai số phận của nhà văn chính trị người Anh Jeffrey Archer kể về một nhà tư bản ngân hàng và một nhà tư bản khách sạn đời đầu của Mỹ. Richard Kane cùng bạn gái đi du thuyền từ Mỹ sang Anh. Đặt chân về quê hương lúc buổi chiều. Richard Kane dự định tối đó sẽ quan hệ tình dục với bạn gái. Anh rất cẩn thận, dẫn nàng đến nhà thờ thuở thiếu thời. Ông mục sư ra tiếp. Richard Kane tặng cho nhà thờ và ông mục sư số tiền 500 bảng Anh (con số rất lớn thời ấy). Bình thường, một đám cưới phải xét thủ tục lâu, nhưng khi nhận xong tiền, ông mục sư ký cái roẹt, làm chứng hôn cho vợ chồng Richard Kane ngay trong buổi chiều hôm đó, rồi buổi tối đôi trẻ mới quan hệ tình dục. Nền đạo đức Tin Lành yêu cầu phải có người làm chứng hôn. Nền đạo đức Phật giáo thì không nói hết bởi vì Phật giáo không có nền đạo đức. Trong đám cưới của nước Tàu, bao giờ cũng có một người chứng hôn. Tên điệp viên Lý Thụy, tức Lin, sau này là Hồ Chí Minh, kết hôn với cô Tăng Tuyết Minh bên Trung Quốc cũng được phu nhân của thủ tướng Tàu Chu Ân Lai làm chủ hôn, bây giờ hết còn chữa chối được. Nói chung một đám cưới Tàu sẽ có một người thay mặt ông Trời làm chủ hôn, giống như đám cưới dân Cơ-đốc. Điều này không gặp trong văn minh Ấn Độ. Bạn đọc hãy để ý, những đám cưới không có người đại diện Đức Chúa Trời làm chủ hôn thường tan sớm, có thể làm một cuộc thống kê. Dân Phật giáo đổ cho việc ngoại tình là nợ kiếp trước. Dân Nho giáo không biết xảo ngôn như vậy, với Nho giáo phải có người chủ hôn. Cho nên, có thể nói rằng Nho giáo là một nền nhân bản ở trình độ cao, chứ không phải loại tầm thường. Những người chỉ trích Nho giáo áp đặt phụ nữ thường đứng ở ngoài cổng ngó vào, chứ chưa có ai thực sự đi vào Cửa Khổng. Có những con chim kiểng đòi đập Nho giáo đi nhưng khi đập con người cũ rồi phải thay bằng con người mới như thế nào thì chúng không biết. Nền nhân bản Nhân nghĩa lễ trí tín ở Việt Nam, tức nền nhân bản được Nho giáo tinh truyền đặt nền móng, là không thể thay thế được.

Trước đà xâm lấn như vũ bão của Công giáo và Tin Lành vào Việt Nam, Phật giáo cũng thử làm một số cách tân cho phù hợp với thời đại để níu kéo tín đồ. Khoảng năm 2017, sư Thích Nhật Từ, một ông sư nổi tiếng, thử tổ chức đám cưới cho một đôi nam nữ. Trên bàn ngồi các thầy chùa nhiều uy tín, nhà chùa thử đưa lễ cưới lên mạng, nhưng nhận được nhiều tràng cười. Thực ra, lễ cưới kiểu có chủ hôn xuất phát từ nền văn minh Đức Chúa Trời. Giê-hô-va cầm cô gái E-va đến giao tận tay cho chú rể A-đam (Sáng thế ký chương 2). Sau này các linh mục hay mục sư đảm nhận chức chủ hôn, họ tin tưởng rằng đang kế thừa Đức Chúa Trời tiếp tục trao các E-va vào tay các A-đam. Đó là một truyền thống tốt của Cơ-đốc giáo, Phật giáo không thể học theo được, vì không có “kỷ niệm”. Từ đó, nam nữ Phật giáo đến với nhau một cách tự phát, họ gọi đó là tự do, nhân quyền. Không cần có chủ hôn chúng tôi vẫn ăn nằm với nhau đấy đã sao nào. Vì vậy, người Phật giáo ở các khu công nghiệp sống tự do như gà như vịt. Tự do thật, nhưng chỉ được một thời gian.

Hãy xem sự thay đổi trang phục cô dâu Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây. Cô dâu Việt có thêm cái khăn trùm đầu, lấy ý tưởng từ thư thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rinh-tô: Đàn bà phải trùm đầu vì đàn bà là sự vinh hiển của đàn ông, trời ban cho nàng mái tóc dài. Thật giống với Nho gia nơi chàng rể vén mũ đỏ của cô dâu trong ngày hợp hôn. Nho giáo thực là bản sao trung thành của Christ giáo. Hình thức đám cưới có chủ hôn của người Cơ-đốc và các gia đình Nho giáo không hề giữ bản quyền, cũng không ép buộc, nhưng sẽ được sao chép và lưu truyền từ buổi đầu tiên cho đến những ngày sau rốt.

Sài Gòn, ngày 18 tháng 08 năm 2021.
Tôn Phi.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Bài viết đã được đưa vào sách Đám cưới trong văn minh Trung Hoa của tác giả Tôn Phi.

10 bình luận về “Ý nghĩa của phu thê giao bái trong đám cưới phương Đông

  1. Hay, có nhiều thông tin bổ ích, mà chỉ những người ham nghiên cứu, có nền tảng cơ đốc giáo vững vàng mới viết được. Không biết có đúng vậy không?

    Thích

  2. Phật giáo cũng như Ấn giáo phủ nhận ái dục đương nhiên không quan tâm ái tình với hôn nhân. Nho giáo tương đồng bản chất với chủ nghĩa xã hội. Cả hai đều chủ trương bình đẳng trong xiềng xích và nô lệ. Cái đó không thể hình dung nổi đối với nhiều Nho sỹ Việt nam cũng như nhiều Đảng viên Cộng sản. Sinh thời, Cụ Ngô Đình Diệm chủ trương kết hợp Công giáo với Nho giáo, tức là kết hợp hai thứ mâu thuẫn nhau, kết hợp hai thứ không thể kết hợp. Đó là nhược điểm lớn nhất ở Cụ Diệm mà người đương thời chưa nhận thấy. Nếu Cụ Diệm mà sống lại thì phải gọi Tôn Phi bằng … BẠN THÂN CHÍ CỐT đấy!

    Thích

  3. Chú viết hay vì học triết văn, hiểu cả văn hóa gốc Do Thái lẫn văn minh Tin lành Tây phương …
    Tiếc loạt bài nầy con Virus wuhan nó cản tôi đọc.
    Chú in thành sách dùm.
    Chuyện đời 9 người chống chỉ cần 1 người ủng hộ đọc là sướng rưng rồi.
    Hãy cố gắng gom thành tập.

    Thích

  4. Mình thấy câu của Tàu là “xuất gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, về vị trí người phụ nữ nêu trong câu trên có mâu thuẫn gì với phân tích “tam bái” của bạn ko?

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s