Lê Minh Tôn.
Trong hình cắt từ clip, một người mẹ và một đứa con đỏ mới vài tuần tuổi ở trong nhà trọ. Y tế phường đi qua, xét nghiệm, mẹ em bé dương tính với Covid. Thế là y tế phường, công an phường bế mẹ của em bé đi khu cách ly, bỏ lại mỗi mình em bé trong phòng.

Nói hai ngành này văn hóa thấp không bao giờ họ nhận. Em bé xa mẹ thì chỉ có chết. Những người hàng xóm phải thay nhau nuôi em bé. Nhưng em bé mới vài tuần tuổi chỉ quen với sữa mẹ, liệu nó uống sữa hộp có sống được không? Đứa trẻ không thể ăn bất kỳ sản phẩm nào ra từ nhà máy, nó chỉ có thể sống được nhờ sữa tự nhiên của người mẹ. Trong vụ án trên, văn hóa của ngành y Việt Nam quá thấp. Ảnh do bác Tôn Phúc, đồng nghiệp ký giả, quê Vượng Lộc, Hà Tĩnh ( Facebook Bảo Vũ) gửi cho tôi.
Gần nhà tác giả, các chủ quán ăn cầm cự lại Sài Gòn, phải giữ giá thuê mặt bằng đắt đỏ 10 triệu một tháng. Nếu chủ nhà có nhân đạo thì họ giảm cho một nửa, thế thì, quán ăn vẫn không trụ nổi. Với biết bao nhân viên nhà hàng phải nuôi, quán ăn sống lay lắt, rồi, chủ quán ăn bỏ tất cả, trở về quê Hà Tĩnh trồng rau, nuôi gà. Mùa dịch này làm lòi ra tất cả. Cũng không biết lấy căn cứ vào đâu để đóng cửa quán ăn, dựa trên cơ sở triết học hay y học nào. Có một tên dân phòng đi qua phạt bà bán bánh cuốn 3 triệu, nó bảo: “Không ăn không chết, dịch mới chết.” Bà bán bánh cuốn ngậm ngùi đưa tiền chồng cho nó để nó đi. Xong, sáng mai bà lại bán tiếp, nó không đến quấy nữa. Văn hóa lập luật ở Việt Nam hiện nay là quá thấp. Bên Pháp, dù có phong tỏa, thì vẫn phải cho mở cửa quán ăn. Không ăn lấy gì sống? Ngành y tế Việt Nam rất cực đoan, văn hóa thấp hơn ngành y tế Pháp, mặc dù bác sĩ Việt Nam có thể học giỏi hơn cả bác sĩ Pháp.
Ông anh IT thuê một cửa hàng nhỏ, đã phải trả 10 triệu một tháng. Vợ chồng và đứa con trai học lớp 7 chen chúc trong một căn phòng nhỏ hơn phòng trọ sinh viên. Cửa hàng IT bị đóng, ông làm sao trụ được qua mùa dịch? Nét mặt âu lo hiện rõ trên khuôn mặt. Xã hội không phải ai cũng nhận lương cứng như ông thầy tu, ông bác sĩ, cô giáo, hay ông quan tòa. Có nhiều người nói thế này: “Bây giờ chúng tôi không sợ chết nữa.” Có chủ cửa hàng nọ ở Sài Gòn sáng ra vừa mở cửa ra khi có khách gõ cửa đã bị lập biên bản, quỳ xuống lạy hai chú công an và nói: “Trong nhà tôi còn một ngàn (tiền Việt) nào đâu. Vợ tôi nó đang mang bầu. Các anh nguyên tắc cũng vừa vừa thôi chứ.” Ở đây, nguyên tắc đưa ra dựa trên giơ tay biểu quyết chứ chẳng có tinh thần khoa học nào cả. Không có gì man rợ hơn khởi tố người vô tình mắc dịch mà không biết, vô tình đi lung tung. Văn hóa vua tập thể mang màu sắc Phật giáo dẫn đến những quyết định rất ngô nghê mà có thể dẫn đến sụp đổ chế độ. Không có nước nào mà dân phải chui ra khỏi vòng kẽm sắt như chó chui lỗ trên tường cả, kể cả Ấn Độ.
Mùa dịch này, người Việt chứng kiến những biện pháp chống dịch cực đoan. Dịch virus Corona không phải là dịch hạch để đến nỗi theo làn gió thổi con người nhiễm vào một buổi là chết. Được một phen nhớ đời, hàng triệu người bỏ chạy khỏi Sài Gòn về quê miền Trung và các tỉnh miền Tây, có cho vàng họ cũng không dám vào lại Sài Gòn. Một người, nếu một tuần bị nhốt, với đồ ăn ngày càng cạn kiệt, thì bị sang chấn tâm lý, sổng chuồng được là cả nhà sẽ bồng bế nhau, dắt luôn cả con chó cưng, chạy về quê, không ngoảnh đầu trở lại. Vì vậy chúng tôi đưa ra dự đoán rằn, sắp tới đây, nhân lực trên thị trường lao động tại Sài Gòn sẽ thiếu hụt, các nhà máy, hãng xưởng, văn phòng…sẽ tuyển dụng con người với những tiêu chí rất thấp, so với khi trước dịch. Dù đã hạ giá như vậy nhưng người ta cũng không dám ứng tuyển đi làm, sợ bị đưa vào trại cách ly. Vào đó người khỏe cũng chết. Nhà báo muốn níu kéo người ở lại, song văn hóa rất thấp, đã vậy còn chế ra danh từ “di biến động dân cư”. Có nơi làm hàng rào rào con người, con người phải chui qua hàng rào, cực kỳ tổn hại nhân phẩm.

Lại nói về trại cách ly. Các trại cách ly cũng là nơi cực đoan, nhốt 10 người vào một phòng lại càng làm cho người ta dễ chết vì bệnh hơn. Hiện nay, vô số khách sạn, motel, cư xá trống phòng. Vậy tại sao không trưng dụng những khách sạn đó? Nếu quan niệm chống dịch như chống giặc thì hãy làm theo quân đội Mỹ những năm 1942. Họ mời các chủ khách sạn đến và thương lượng để các chủ khách sạn cho quân đội mượn khách sạn để cho lính ở. Mỗi tên lính ở một phòng. Phương pháp tổ chức ấy được miêu tả rất chi tiết và rõ ràng trong tiểu thuyết Hai số phận của nhà văn Anh Jeffrey Archer. Nếu được vậy thì, mỗi người đi cách ly được ở một phòng khách sạn, sướng hơn vua. Và, mỗi gia đình trên đường di tản về quê được một phòng nhà nghỉ, cũng sướng hơn vua. Một dân tộc tự hào văn hiến chi bang mà phải nằm dọc đường phố trên hành trình về quê chứ không cho nhau vào nhà để nghỉ ngơi thì quả thật là vô lý.
Hiện nay có nhiều nhà giàu ở Sài Gòn đang tích trữ hàng chục triệu đô-la Mỹ, thậm chí hàng tỷ đô, nhưng họ chưa thấy một nền chủ đạo nào đủ thuyết phục nên không mở kho cứu dân. Mùa dịch này, nhiều trí thức đặt lại câu hỏi, nền nhân bản nào cho dân tộc Việt Nam? Không thể lấy một tôn giáo làm nền chủ đạo cho dân tộc được, vì một tôn giáo thì người này theo, người kia chống. Được Công giáo thì mất Bà Ni, được Phật giáo thì mất Tin Lành… Vì vậy ta thấy phúc lợi xã hội tôn giáo chỉ đi được chặng đường ngắn lúc bắt đầu dịch, sau đó tắt ngấm. Tiền của đổ vào từ thiện là khổng lồ, mà đến tay mỗi người lại thiếu, ấy là do thiếu một nền thống nhất tinh thần trung thực. Nếu y cứ trên dân tộc tính mới có khả năng thuyết phục cả khối đông người dị biệt. Trả lời ngay và luôn: Nho giáo. Nếu muốn chứng minh chuyên sâu, khoa học, mời quý bạn đọc sách Nguồn gốc văn hóa Việt Nam của triết gia Lương Kim Định, giáo sư triết khoa trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, giáo sư thần học đại chủng viện Quần Phương. Chỉ có bầu sữa của Âu Cơ tổ mẫu mới chia đều nguồn sống cho các con đông đúc. Chỉ có triết Nho mới lập lại được thế bình sản cho dân tộc Việt Nam. Các ý hệ ngoại lai không thể làm được điều này. Trống đồng Đông Sơn có khắc hình thuyền tình bể ái, cảnh giữa bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Bên ngoài là đàn con đông đúc đang đánh chiêng múa hát. Tư liệu này cực kỳ quý giá trong thời đại hoang mang này.
Dịch này tuy ghê gớm, nhưng cũng chẳng là gì. Nước Mỹ hiện nay đã thả cửa cho dân đi lại tự do, mặc dù, họ cũng chưa tiêm vắc-xin hết cho toàn dân. Nhân loại phải sống chung với dịch 30, 40 năm nữa. Chẳng lẽ 30, 40 năm đó, mọi người đều phải đeo khẩu trang, không ra phố? Rồi đến một lúc nào đó, phải cho người dân ra đường trở lại thôi.
Vì những lẽ đó, xin đừng chống dịch cực đoan.
Quận 7, Sài Gòn, ngày 19 tháng 08 năm 2021.
Lê Minh Tôn (nhà văn Tôn Phi)
Liên lạc: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý, Paypal: teacherkimngan@hotmail.com.
Khốn khổ cho đồng bào tôi ….!
ThíchThích
Rồi em bé đó giờ sao rồi bạn?
ThíchThích
Thật là kinh khủng khi nhân loại tôi vào khủng hoảng bế tắc thì mọi nhân cách con người bổng dưng trỗi dậy
Các bạn thử đặt cương vị mình là nạn nhân hoặc người thân của nạn nhân xem sao con người có thể tốt có thế xấu nhưng đã đến đường cùng Đói khát Bệnh tật tâm lý Các thứ đó bổng nhiên ngập về thì các bạn có thể cứng cõi như khi còn đủ mọi thứ ko
Đứa bé này bị bỏ rơi một cách Lạt lỏng như thế Thì đi cứu người để làm gì Người mẹ bị đưa đi củng đủ xót xa cho họ lắm Đứa bé cần được nuôi dưỡng tốt hơn Nợ bỏ nó một mình Thì đưa người bệnh đi khỏi chỏ khác phải chăng do áp lực công việc rồi làm thế thôi ko có quyền tham gia bảo vệ người sống ak Đưa người bệnh tránh củng nhằm mục đích cứu người Bỏ đứa bé càng thảm hơn
Chúng tha cùng nhau thấu hiểu thì chắc tốt đẹp hơn Có cơ hội giúp được gì cho nhau Thì giúp Ko thì chẳng ai bị bắt buộc cả Còn hơn ngồi ăn uống đầy đũ mà thả lòng nhân đạo trách móc những kẻ đường cùng Đôi lại đặt lại mình là kẻ đang trọng đoàn chạy loạn có muốn sự nâng địa hay ko
Củng có kẻ tốt người xấu đủ cả Ai chấp hành nghiêm túc thì xin cám ơn Còn ai cố tình gây họa trốn tránh thì là đáng trách Lúc này chúng ta ko có quyền lựa chọn Chỉ Mong chúa mẹ bảo vệ chúng ta thôi
Nghịch lý tự nhiên đã xuất hiện
Khi chúng ta gần nhau củng chỉ bảo vệ nhau mà sống
Còn bây giờ thì cách li nhau ko gặp nhau Sợ hãi nhau Củng chỉ để sống
ThíchThích
Quá khổ cho dân tộc việt
ThíchThích
Đáng sợ thật!!!!
ThíchThích
Cái đứa đặt ra khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” thấy sắc máu quá!
Nếu dùng phương pháp chứng minh theo qui nạp, ta có:
Giới cầm quyền coi Con virus cúm Tàu siêu nhỏ, mắt thường không thấy được là “giặc”. Con này nó ký sinh trên người, vậy ai mang mầm bênh đều gọi là GIẶC cả!
Dân vô tội mang mầm bệnh, bị coi là giặc.
Vậy chống dịch tức là chống dân
ThíchThích
Phải thay đổi thôi.
Thay vì ngồi chờ chết dần.
ThíchThích
Mượn dịch để chống giặc!
ThíchThích
Bạn này nên bỏ đoạn viết tới sữa 🙂 bà nội em nuôi 2 người con nuôi bằng nước cháo vẫn rất khỏe mạnh nhé.
ThíchThích