
Ở Hà Nội, có nhà báo Lê Trọng Hùng là một con người rất can đảm. Anh chỉ ra rằng, Hiến pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2013 có trên 200 lỗi. Nhưng anh Trọng Hùng không biết nguyên nhân sâu xa vì sao Hiến pháp lại có nhiều lỗi đến vậy.
Triết học Phật giáo là triết học “rắn cắn đuôi”. Biểu tượng của Phật giáo cũng là con rắn, Vì vậy, khi triển khai ra luật pháp thì sẽ được một mê trận các điều luật chồng chéo lên nhau, điều luật này mâu thuẫn với điều luật kia, luật đầu tiên cắn vào đuôi luật cuối cùng. Các nước Phật giáo không bao giờ có một bản hiến pháp đúng tiêu chuẩn khoa học luật học. Vì vậy nhà giáo Lê Trọng Hùng mới tìm ra nhiều lỗi trong hiến pháp 2013, sau đó anh vào tù.
Nhà nước này thực chất là nhà nước Phật giáo. Phật giáo có triết lý khởi nguyên: “Có thể tự đắc đạo, tự giải thoát mà không cần một sự kết nối huyết thống với Thượng Đế.”. Nhà nước này có triết lý khởi nguyên: “ Vật chất là tồn tại khách quan và quyết định ý thức chủ quan”, nghĩa là, nhà nước này chỉ là một chi nhánh, một đại lý của giáo hội Phật giáo toàn cầu.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có 3 nền chủ đạo chính. Thời nhà Lý, nhà Trần, nhà “Hồ”, áp dụng triết lý Phật giáo. Thời nhà Lê, đầu nhà Nguyễn áp dụng triết Việt, còn gọi là triết lý Nho giáo. Thời mạt Nguyễn, đất nước áp dụng triết lý Cơ-đốc, do thực dân Pháp mang sang. Trong ba nền triết lý đó, đâu là nền triết lý ám hợp với dân tộc Việt nhất. Xin trả lời rất rõ ràng: Đó là triết lý Nho giáo. Bằng chứng, thời nhà Lê là thời cực thịnh nhất trong lịch sử dân tộc:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn.
Con người thời nhà Lê sống với nhau nhân ái, đêm nằm không cần khóa cửa chặt – sử gia Lê Văn Hưu. Kể cả học giả Tây phương cũng công nhận thời nhà Lê là cực thịnh của văn hóa-chính trị-kinh tế Việt, đại học Harvard nghiên cứu bộ luật Hồng Đức. Nho giáo lập luật rất vững. Luật Hồng Đức không có mâu thuẫn nội hàm như luật “nhà Hồ” . Hiến pháp của “Nhà Hồ” có quá nhiều lỗi và kéo theo đất nước lụn bại, bởi “nhà Hồ” là một triều đại Phật giáo. Đó là căn nguyên sâu xa.
Đặc trưng của Nho giáo là quần áo lĩnh áo the, chính là trang phục nhà giáo Lê Trọng Hùng mặc trong những kỳ lễ quan trọng của dân tộc. Chẳng có tôn giáo nào muốn tu sĩ của mình mặc trang phục dân tộc cả. Trừ Nho giáo, hay còn gọi là Thái Bình minh triết.
Bi kịch của đất nước Việt Nam là khi rơi vào tay Phật giáo. Phật giáo sai người đi lừa dân rằng: Nho giáo là đạo Khổng Mạnh, đạo của Tàu. Trong khi ấy, Phật giáo cũng từ Ấn Độ sang, chứ đâu phải của dân tộc Việt Nam này. Ông thẩm phán ở Việt Nam muốn chế biến một bản án bao nhiêu cũng được. Triết học rắn cắn đuôi phá tan đất nước Việt Nam. Nhưng số tăng lữ Phật giáo quá đông, có mặt trong mọi ban ngành, mọi bộ máy của đất nước, tinh vi gấp 10 lần trước. Văn hóa Phật giáo là văn hóa xảo ngôn, hệt như loài rắn có hai lưỡi, là biểu tượng của Phật giáo. Nói về trình độ mị dân của đám sư ni, đạo sĩ, vua Lê Thánh Tôn lắc đầu ngán ngẩm: “Hỡi ôi”.
Ngôn ngữ tiếng Việt gọi là “mặt trời” chứ không gọi là “vầng nhật”. Việt Nam là một dân tộc Nho giáo, một dân tộc thờ trời. Chính vì vậy tiềm thức cộng thông chảy trong huyết quản của con người. Nho giáo tất yếu sẽ sản sinh ra những con người văn hiến. Nhà báo Lê Trọng Hùng là một con người văn hiến. Không có Lê Trọng Hùng này thì cũng có Lê Trọng Hùng khác, mẹ Âu Cơ sinh được vô số con trai làm sống lại được nền văn hiến. Thích Ca không thể giết hại hết được con cái của mẹ Âu Cơ. Xin lỗi tôi hơi nặng lời. Tác giả bài luận này sinh ra trong gia đình có truyền thống Cơ-đốc nhưng không cho rằng nền chủ đạo của dân tộc Việt Nam là Kinh Thánh. Nền chủ đạo đó phải là Thái Bình minh triết, tức dân tộc Việt Nam phải quay lại với mẹ Âu Cơ.
Nhà báo Lê Trọng Hùng có những bài tranh luận về văn học và văn hiến rất hay, vẫn còn đăng trên Văn Bút Việt Nam của chúng tôi. Ở Hà Nội chỉ có Lê Trọng Hùng công khai ủng hộ Nho giáo làm nền chủ đạo cho dân tộc Việt Nam. Ai cũng biết điều đó. Anh dẫn đầu về nghiên cứu chủ nghĩa hợp hiến tại Việt Nam. Theo Lê Trọng Hùng, một hiến pháp đúng nghĩa cho một quốc gia là một kết tinh nền văn hiến của một dân tộc. Trong một thời buổi không còn ai tin ai, chúng ta vẫn có thể tin tưởng nhà giáo Lê Trọng Hùng. Trung tâm Văn Bút Việt Nam của chúng tôi lưu trữ toàn bộ các bài viết đáng chú ý của anh.
Mọi nhà bác học đều biết rằng, nền văn hiến đang sống lại một cách mạnh mẽ, tự năm 2018. Vì nền văn hiến sống lại nên khắp ba miền đất nước người người viết văn, nhà nhà viết văn, một điều không bao giờ có trước năm 1997. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đó là một xu thế không thể đảo ngược.” Nói xong thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vườn. Nói chung trong xã hội, có nhiều người sẽ chấp nhận triết lý của Phật giáo, cũng có người chấp nhận Nho giáo. Có người (chẳng hạn như tác giả bài này độ năm 2017) đề nghị tái thiết đất nước bằng văn minh Cơ-đốc (Christ giáo). Sau khi làm việc có khoa học, dưới sự hướng dẫn từ các tác phẩm của triết gia Lương Kim Định, chúng tôi (Tôn Phi và Lê Trọng Hùng) công nhận rằng Nho giáo đã và sẽ là nền chủ đạo của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên, những giáo phái xung quanh không chấp nhận điều này. Vì họ là tôn giáo ( Phật giáo là religion), đương nhiên không chấp nhận để cho Nho giáo là một nền luân lý độc lập (education) cầm trịch tại Việt Nam. Mặc dù vậy, Nho giáo vẫn cố gắng vươn lên, để sáng rực như buổi bây giờ. Các sách của triết gia Lương Kim Định ngập tràn nhà sách Fahasa, nhà sách Phương Nam, nhà sách trong ngoài nước. Rõ ràng, người Việt, dù theo tôn giáo (religion) nào, vẫn còn tình cảm với Nho giáo (education).
Thế kỷ này, chỉ cần kết hợp Nho giáo và Christ giáo, chúng ta sẽ có một nước Việt Nam xinh đẹp, Sài Gòn một hòn ngọc viễn đông.
Sài Gòn, 25 tháng 08 năm 2021.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Một bài viết mà tôi thích nhất của Tôn Phi bởi ngoài luận triết con đường phát triển tương lai của quốc gia là phải dùng Triết Việt, tác giả còn bảy tỏ thái độ bênh vực nhà giáo chân chính Lê Trọng Hùng.
ThíchThích
Good
ThíchThích
Cảm ơn em đã dày công nghiên cứu viết ra những bài viết hay .
ThíchThích
ông ấy được ra tù chưa
ThíchThích
Bài viết rất ý nghĩa
ThíchThích