Tôn Phi.
Cấp độ nhà nước
Thầy trưởng khoa và thầy giáo vụ khoa gọi tôi ra căng-tin nói chuyện. Tại đây, các thầy than thở: “Lương tiến sĩ được 5 triệu rưỡi một tháng. Học thì nhiều. Không đủ tiền mua sách.”
Bên Đài Loan, cũng dạy nhân văn, lương thạc sỹ khoảng 3000 đô một tháng ( 66 triệu Việt), lương tiến sĩ phải 6000 đô (140 triệu Việt). Có như vậy, người ta mới nghiên cứu cho tương lai của xã hội được. Lương tiến sĩ của Việt Nam chưa đạt mốc 1/3 của 1000 usd, đi dạy được cái danh. Trong khi đó, cô giáo dạy mầm non ở Thái Lan đã xấp xỉ 1000 usd một tháng. Có như vậy cô giáo mới yên tâm dạy trẻ, không dồn tâm sức vào bán hàng online.
Nuôi một cử nhân văn chương, 3000 đô một tháng mới đủ. Có những câu hỏi hết sức ngớ ngẩn: “Tiền nhiều để mà làm gì?” Để nuôi các cô cậu cử nhân văn chương chứ để làm gì nữa.
Trường đại học Y Hà Nội, trước giờ thi môn thực hành giải phẫu, mỗi em góp 60k nộp cho lớp trưởng. Lớp trưởng cầm đi bồi dưỡng cho giáo viên bác sỹ bộ môn. Không ai gọi đó là hối lộ cả, vì các thầy cô cũng nghèo. Trường Nhân Văn thì không có chuyện chạy điểm. Cho nên, trong tất cả các ngành nghề đào tạo, thầy cô trường Nhân Văn là nghèo nhất. Đến bây giờ vẫn chưa giải được bài toán tài chính cho giảng viên, sinh viên trường Nhân Văn. Trong khoa có thầy Huỳnh Như Phương giỏi nhưng không biết làm kinh tế. Các thầy trưởng khoa thời sau thì khai chi phí mỗi ngày một cao. Học phí và các chi phí năm sau đắt gần gấp rưỡi năm trước, không phải ngành tôi mà ngành nào cũng vậy.
Phải có một sinh viên có đầu óc tổ chức tư bản chủ nghĩa lên làm giảng viên, hoặc cán bộ khoa, thì khoa mói giàu được, và giàu nhất so với tất cả các ngành, khoa khác, trong trường đại học và ngoài xã hội. Cách rất hay là gọi vốn, mời bọn tư bản vào trường, cho nó xem cơ hội đầu tư, cho nó ăn cổ phần trả góp. Khi đó, trường muốn bao nhiêu tiền, cấp bao nhiêu học bổng cũng có, thay vì thu học phí của sinh viên làm nguồn thu chính như hiện nay. Tôi mà làm hiệu trưởng, sinh viên vào trường học không phải lo học phí. (Hai cô trong khoa nói tôi ở lại khoa mà tôi thèm.)
Cấp độ cá nhân.
Cử nhân văn chương, hay nói chung là cử nhân triết học, xã hội học,…lương khá thấp. Khoa tôi có những anh chị khá giỏi, sáng tác được những tiểu thuyết khá hay. Khi in được những tiểu thuyết này, các anh chị đem sách đi biếu thầy cô và bạn bè trong lớp. Chúa Giê-su dạy rằng: “Ðừng cho chó những đồ thánh, và đừng quăng hột trai mình trước mặt heo, kẻo nó đạp dưới chơn, và quay lại cắn xé các ngươi.” (Mát-thêu chương 7 câu 6). Vì các anh chị cho không những cuốn tiểu thuyết rất hay, in rất tốn tiền, nên lâu dần chẳng có ai mua, mặc dù sách rất giá trị.
Vì vậy, tôi phải bán với giá đắt, mà người ta vẫn đặt mua. Sách PDF tôi bán với giá 10 usd một cuốn, người ta vẫn phải mua, dù tôi chưa đăng ký xong bản quyền. Luật sư thân quen Lê Đình Việt ở Hà Nội đang xúc tiến đăng ký bản quyền cho cuốn “Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản “ cho tôi. Sở hữu trí tuệ của cử nhân văn chương sẽ được định giá rất cao trong một nền kinh tế tri thức. Thực ra tôi không hẳn chỉ là đồng tiền, cái tôi cần là “gieo giống”. Sách cuả tôi cho người ta đọc trước, trả sau, có bạn mua một cuốn 10 usd, trả qua Paypal, mà gửi tận 50 usd, trả một lần khỏi lắt nhắt. Thừa thì vứt, tuyệt đối không được cho không.
Lương của nhân viên ngân hàng, chỉ 15, 20 triệu một tháng, dù là ngân hàng ngoại quốc ở Việt Nam nhiều lắm cũng chỉ là 30-40 triệu. Công an bộ đội nhiều lắm chỉ 20, kỹ sư giỏi thì 100 triệu. Nếu một cử nhân văn chương làm việc hết sức, lương của anh ta có thể đạt 700 triệu một tháng. Nếu thiết kế đất nước theo văn minh Tin Lành, Việt Nam sẽ rất giàu. Bối cảnh này, cơ hội đang giăng sẵn, “lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”.
Vấn đề tay nghề.
Cô giáo tôi bị cướp căn nhà mặt tiền ở quận 1 nói: “Người ta đọc nhiều thì người ta sẽ bắt đầu bươi móc và chê chửi em nha, chuyện đó là khó tránh. Nhất là em chưa từng trải, hiểu biết còn hạn hẹp… học hỏi từ những góp ý đó dù là những lời khó nghe nhất. Cô viết thật và không lách cộng tránh né nói sự thực kém mơ mộng bay bướm cho nên cô không viết dài dòng văn tự thành sách được. Cô vẫn có thành kiến với nhà văn Việt Nam viết theo đơn đặt hàng và chỉ nói những thứ khoái lỗ nhỉ người ta ko đụng chạm những vấn đề lớn trong xã hội. Chán.”
Bây giờ, có mạng bán hàng Amazon, tác giả Việt Nam sẽ thoát được vòng kiểm duyệt một cách quá dễ dàng. Tôi tư vấn Amazon cho một chị doanh nhân, cầm tay chỉ việc trong một giờ, từ xa qua mạng , chị cho tôi 2 triệu. Một giờ làm việc có giá 2 triệu, hoặc cao hơn nữa, khi người Việt lựa chọn Tư Bản chủ nghĩa. Bao nhiêu người đang cần tôi giúp đưa hàng lên Amazon. Việt Nam trong tương lai sẽ rất giàu, mà hiện nay dân Việt vẫn còn chưa chuẩn bị được tinh thần để đón nhận sự giàu có đó.
Cử nhân văn chương Việt Nam, thời Văn Khoa Sài Gòn, tay nghề rất cao. Hiện nay, tay nghề rất thấp. Có thể đổ cho thể chế chính trị. Cho dù ngay ngày mai có tự do xuất bản, các bạn cử nhân văn chương cũng không thể giàu được. Hàm lượng sáng tạo không có, thì ai mua. Các bạn rất non yếu về toán học và khoa học. Nghèo vì các em cử nhân văn chương sống trên mây, sáng tác sai nguyên lý, sai công pháp, phi logique. Cô giáo dạy toán cấp 3 của tôi tuyên bố:
“Nay ở trong Thơ nên có Toán
Nhà thơ cũng phải biết khai căn”

Một du học sinh Việt Nam tại Séc nói với chúng tôi một câu rất hay như sau: “Thời điểm hậu Cô-Vy, một thời điểm rất tốt cho cuộc khởi đầu mới cho dân tộc Việt Nam!”. Thời điểm này đang rất cần các nhà tư tưởng tin lành.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 31 tháng 8 năm 2021.
Bài viết đã được đưa vào sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản của tác giả Tôn Phi.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn): +84344331741 ( Viber, Line, Telegram).
Mua sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản trên trực tiếp từ tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com
Thầy hiệu trưởng già quá!
ThíchThích
Trường Thân Văn Vâng bác Trường, thầy già zòi.
ThíchThích
Anh sinh năm93 à..
ThíchThích
Tôn Phi
Y Jao Buon Ya Yes. Anh sinh 1993. Tuổi con gà.
ThíchThích
Bài rất hay!
ThíchThích
Mình cũng tin rằng, sau đại dịch covid này,Việt Nam có cơ hội thay đổi. Vì:
1. Yếu kém của chế độ hiện nay đã lộ rõ, mà ngay cả giới bình dân đã nhận ra.
2. Bối cảnh quốc tế là chất xúc tác mạnh mẽ…
ThíchThích
Cái câu tôi không cần tiền mà cần gieo giống ,đã cho thấy người sở hữu câu nói đã có một tầm nhìn xa trông rộng rất cao cả. Cần phát huy cái lợi ích chung ,đó là điều xã hội này đang cần nơi em và những người có tầm nhìn tương tự.
ThíchThích
xin được chia sẻ bài viết để nó được lan tỏa đến mọi người.
ThíchThích
Thiết kế phải đắt, tuyệt đối k làm không công, thà ế 🤪🤪🤪🤪🤪
ThíchThích
Xin CHÚA thêm năng lực và ở cùng Tôn Phi trên con đường bạn đang tiến !
ThíchThích