Khi nào có thể bắt đầu làm nông nghiệp xanh ở Bắc miền Trung?


1752520088Ảnh tư liệu: Kỹ sư và nông dân Israel.

02/09/2021
Một trí thức là ông Nghiêm Sỹ Cường không mấy hy vọng về triển vọng nông nghiệp xanh ở Hà Tĩnh, Nghệ An:
“Bạn Tôn Phi lại xúi dại rồi. Với điều kiện thời tiết, đất đai của Hà Tĩnh, Nghệ An mà làm nông nghiệp thì giá thành sản xuất sẽ cao hợn Bắc Bộ và Nam Bộ, có khi cháo không có mà ăn.”


Nhưng ông Vũ Hoàng, Việt kiều Mỹ, từng thành công rất nhiều trang trại, đánh đâu thắng đó, nói: “Khoa học kỹ thuật thì không gì không thể. Sa mạc sân thượng cũng hái ra tiền.”


Theo tác giả, hỏng ở đây không phải chỉ là khí hậu khắc nghiệt ở Bắc Miền Trung, hay là đất đai hỏng, mà là nền nhân bản ở Bắc miền Trung đã hỏng. Trung Quốc đặt kế hoạch phá hoại nền nhân bản nước ta 80 năm qua và chúng đã thành công. Không ai có thể mở trang trại thành công tại Việt Nam là do đã hỏng mất nền nhân bản từ trước.


Hiện nay, tầng lớp công chức của Việt Nam cao gấp 3 lần tầng lớp công chức của Mỹ (riêng ngành công an số lượng đông gấp 6 lần nước Mỹ trên tổng số dân). Không một dân nào trên thế giới có thể nuôi hết số lượng ấy, tiền bạc không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi. Vì phải nuôi bộ máy cồng kềnh này, dân nghèo đói, và họ buộc phải tiêm chất bảo quản vào thức ăn để bán. Kết cục thì cả xã hộichết vì ung thư. Tôi xin lỗi bạn tôi, không thể giúp tiền cho bạn được, diệt ung thư phải phòng từ xa chứ không thể đợi xảy ra rồi mới diệt. Bạn ủng hộ nền nhân bản nào thì bạn sẽ gặt quả của nền nhân bản đó. Nếu ủng hộ nông nghiệp xanh, bạn sẽ thu được trái đầu mùa.


Nếu một mô hình nông nghiệp xanh thành công, trong tầng lớp công chức, rất nhiều người, sẽ tự giác bỏ công sở quốc doanh để về làm nông nghiệp sạch. Dân phải khỏe, và giàu, thì nước mới mạnh được. Tôi có quen một chị, học Nhân Văn, tốt nghiệp ra trường, về nhà làm nông, cũng rất vui vẻ, không có gì phải cằn nhằn.


Chị An Dương Nguyễn Phú, vợ của kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh nói: “Hồi chồng chị ở nhà đã có ý tưởng này. Và đã đi tìm đất cùng nguồn nước. Nhưng đất ở Việt Nam ta bị nhiễm độc nặng muốn làm phải mất 10 năm để cải tạo lại đất đó là điều khó khăn cho quá trình làm ăn nên chị đã cản chồng. Rồi chồng chị đi tìm người có đất và hương dân họ làm mới được vài hộ thì anh đã bị bắt. Người Việt Nam chỉ biết cái lợi trước mắt mà bất chấp thủ đoạn xài thuốc tăng trưởng và thuốc sâu của Trung Quốc họ không nghĩ tự mình diết chết môi trường và người tiêu dùng.”


Ông Bùi Hữu Long cùng tương tự:
“”Đất đai là sở hữu toàn dân”. Đây chính là tử huyệt của rất nhiều vấn đề. khái niệm mơ hồ và đánh tráo quyền tạo hóa của con người. khi khái niệm này còn “lù lù” trong hiến pháp thì khó có nông nghiệp xanh, cánh đồng mẫu lớn hay công nghiệp, IOT gì gì.”


Nguyễn Mạnh: “Cái khó nền nông nghiệp nhà mình còn nhiều cái khó đặc biệt nghệ tĩnh thời tiệt khá khắc nhiệt , được mùa mất giá, được giá mất mùa. Cho nên phải làm sao để kết nối được người sản xuất, người tiêu dùng ,nhà nước ,doanh nghiệp phải đc kết nối cùng người dân vùng sản xuất để đảm bảo được đầu ra thì khi đó sản xuất nông nghiệp xanh ok. Dân còn chưa mặn mà, cần có hướng đi đúng.”


Luu Ngọc Long, kỹ sư cơ khí, nói thế này: “Anh cũng có ý tưởng này, VN nên tận dụng thế mạnh của mình, phát triển nông nghiệp là bền vững nhất. Vấn đề bây giờ là không biết làm từ đâu vì không phải con cháu địa chủ (cười)”


Ông Nguyễn Hữu Quý, kỹ sư xây dựng, Đăk Lăk nói rằng: “Nên ký hợp đồng với các siêu thị cao cấp; hoặc nghĩ xa hơn là liên doanh với một đơn vị xuất khẩu.”


Joseph Trần Đăng Khoa, thầy thuốc Đông y ở thành phố Vinh, nói:
“Thực tế người dân Việt Nam đã có những thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhiều nơi đã áp dụng công nghệ Israel thành công. Khốn nỗi sản phẩm nông nghiệp người dân Việt Nam làm ra rẻ như bèo và rẻ như văn chương. Tại sao lại có những nan giải như thế? Thưa vì cái gông cùm đã xiềng xích nó.
Riêng về mặt lúa gạo Việt Nam khi đứng gần thứ nhất, khi đứng thứ hai trên thế giới về tổng sản lượng lúa gạo hàng năm. Thế nhưng người nông dân miền Nam vẫn đói ăn rách tiêu trong nhiều lĩnh vực.
Gạo Việt Nam mỗi năm xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn với giá rẻ như cho từ 600 đến 6,40 USD/1000kg gạo. Như vậy, gạo bán cho nước ngoài rẻ hơn và ngon hơn gạo người dân Việt bỏ vào miệng hàng ngày.
Ai đã ăn gạo người nông dân Việt Nam?
Thế giới Âu, Mỹ Trung Đông chỉ mua với tư cách ngoại giao lấy lệ, số còn lại đi đâu, nước nào đã ăn mồ hồi trộn nước mắt của người nông dân Việt Nam với giá rẻ hơn bèo.
Các vùng sản xuất rau củ, quả và chăn nuôi không đi sang vùng Âu Mỹ được, hàng năm nó bị ứ đọng lại trên biên giới phía bắc tổ quốc phải bán tháo với giá như đem biếu.”


Sắp tới, đừng lo khoản đầu ra, các bà buôn sẽ đến tận nhà trang trại nuôi lươn để gom sản phẩm. Cũng đừng lo về vốn, như chúng tôi có thể cấp cho một hộ 10 triệu mỗi tuần. Vì vậy, có thể làm trang trại nông nghiệp xanh ngay lúc này và ngay tại đây.


Bạn trẻ Y Jao Buon Ya ở Tây Nguyên nói: “Phải gọi là nông nghiệp sạch thì mới đúng ,chữ nông nghiệp đã có màu xanh trong phạm trù của nó rồi . giống như ở bên Cam bu Chia rõ ràng cùng làm một giống lúa như nhau nhưng giá cả của bên Cam-Pu-Chia khi xuất khẩu sang châu âu gấp mấy lần bên Việt Nam mình.”


Xin chốt cuộc thảo luận bằng nhận định rất trong sáng của nhà giáo Đặng Phước: “Về việc phát triển nông nghiệp theo hướng organic tôi đã từng đề cập trước đây qua các cuộc đàm luận. Tôi đồng ý hoàn toàn. Nếu VN đừng đi theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa mà tập trung phát triển nông nghiệp thì bây giờ đã giàu to không còn cảnh dân chúc nhau ở thành phố nữa.”
Lê Minh Tôn
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

5 bình luận về “Khi nào có thể bắt đầu làm nông nghiệp xanh ở Bắc miền Trung?

  1. Vấn đề của Việt Nam hôm nay là THỂ CHẾ. Từ thể chế sẽ quyết định KINH TẾ & CHÍNH TRỊ.
    1. Về Chính trị: phụ thuộc Bắc Kinh gần như toàn diện. Không tự chủ được.
    Ví dụ: Trước khi đón Nguyên thủ quốc gia Mỹ (bà phó tổng thống Kamala Harris) vài giờ, Bắc Kinh phá ngang, vài quan tứ trụ trong khi đang chuẩn bị đon thượng khách… cũng phải chịu ngồi để tiếp nó. Vậy người Việt làm được gì khi ở trong thể chế ấy?!
    2. Kinh tế: Một khi “đất đai là tài sản quốc gia, sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý…”. Là miếng mồi cho đám quan ăn cướp… thì rất khó để làm nông nghiệp và giàu lên từ nông nghiệp.
    Đất cằn cỗi và thiếu nước như Israel mà họ làm ngon lành, vậy, kết luận rằng, thể chế quyết định sự thịnh vượng của quốc gia.

    Thích

  2. VN nói chung và Nông nghiệp Organic nói riêng khó phát triển như ý muốn do 2 nguyên nhân chính:
    1: Thể chế Chính trị tập trung nhóm quyền lực.
    2: Con người VN hay gian dối thiếu trung thực.
    Giống như câu chuyện con gà quả trứng ko rõ cái nào có trước cái nào có sau.

    Thích

  3. Xin góp chút ý kiến cùng bạn Tôn Phi và cả nhà.
    1.Nền kinh tế VN nếu đi đúng hướng thì phải phát huy mấy thế mạnh sau :
    – Phát triển thế mạnh là nền nông nghiệp chuyên sâu chất lượng cao.
    – Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu vô cùng phong phú và kinh tế rừng.
    – Bảo tồn và phát triển kinh tế du lịch sinh thái.
    – Phát triển kinh tế biển và vận tải biển.
    – Phát triển công nghệ thông tin.
    – Lựa chọn và phát triển một số ngành nghề sx hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ phù hợp với tính cách người VN.
    2. Tuy nhiên do chế độ chính trị đã làm cho xh Việt Nam chỉ biết ăn xổi, ko nhìn thấy cái dài hạn nên đã bỏ đi cái sở trường để chạy theo cái sở đoản của mình như : Ô tô, sắt thép, xi măng… và đã làm đất nước tan nát.
    3. Mình ủng hộ mạnh mẽ VN phát triển nông nghiệp chất lượng cao.Tuy nhiên nếu Tôn Phi chỉ trích một phần cmt của mình trong stt khác và dán vào đây thì sẽ bị hiểu sai lệch.Với trình độ KHKT hiện nay, chúng ta có thể làm nông nghiệp ở nhiều nơi, kể cả vùng có đk thời tiết khắc nghiệt, nhưng chắc chắn giá thành sx sẽ cao hơn vùng có đk đất đai, thời tiết thuận lợi. Chính vì vậy, với VN mình, nếu có cùng một nguồn vốn đầu tư như nhau thì nên làm nông nghiệp tại những vùng thuận lợi hơn về thổ nhưỡng, thời tiết như : Đà Lạt, Tây Nam Bộ, Bắc Bộ(Từ Ninh Bình trở ra)… Chứ chẳng dại gì đầu tư ở vùng bắc Trung bộ cả.

    Thích

  4. em đang quan sát mô hình nông nghiệp khí canh của israel ,thủy canh của singapore qua các kênh video , còn nông nghiệp của việt nam bây giờ là nông nghiệp địa canh.

    Thích

  5. KHu mình ở, có anh bạn, mấy năm nay chuyển hẳn sang nghề nhập khẩu gạo Campuchia. A ta làm ăn phát đạt lắm, mỗi năm nhập hàng vài chục tới hàng trăm contener 20 phip gạo Cam. Trong khi gạo Vn ngang ngửa, sao anh ta không nhập? Câu hỏi đặt ra là thế, nhưng để trả lời nó, thì nhiều vấn đề vô cùng, trong đó chủ yếu do bộ máy hành chính quan liêu, tham nhũng, hối lộ…Về chất lượng hàng hóa hoa quả, rau cỏ thì bập bõm, nhiều dư lượng thuốc sâu, thuốc bảo quản…không bảo đảm tiến độ giao hàng, dẫn đến mất uy tín với thị trường châu âu, Mỹ…Về phía các nhà nhập khẩu, họ ngao ngán cái cơ chế về giấy tờ, hối lộ phiền phức, cửa quyền, hách dịch…dân buôn họ rất quý thời gian và chất lượng hàng hóa. Một điều quan trọng nữa là lãi xuất sẽ về âm, nếu nhà chức trách không được ăn chia đủ, sẽ ách hàng lại, coi như phá hợp đồng, mất uy tín! Nên nguồn gạo Thái, Cam, Mianmia, thậm chí TQ… còn rễ chịu gấp nhiều lần khi nhập hàng VN.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s