Nên chấp nhận hay không nên chấp nhận huyền thoại mẹ Âu Cơ?


Lê Minh Tôn


Hồi năm 1970, triết gia Lương Kim Định ở trường đại học Văn Khoa Sài Gòn viết cuốn Hiến chương giáo dục. Trong đó, vị ông nêu lên vấn nạn giáo dục tiểu học. Ở đó, các cô giáo tiểu học kể cho các em nghe chuyện mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân. Mẹ Âu Cơ ăn nằm với bố Lạc Long Quân rồi sinh ra cái bọc trăm trứng, bọc trăm trứng đó nở ra 100 thằng con trai. Kể xong xuôi, cô giáo học trường sư phạm ngữ văn không quên dặn các em nhỏ: “Các em ơi. Chuyện trên đây là chuyện bịa, các em đừng tin là thật nhé.”


Bên đạo Tin Lành ( Protestant, ở đây tác giả chỉ một hội đoàn cụ thể), có nhiều mục sư phản đối chuyện mẹ u Cơ và cho rằng đây là một câu chuyện mê tín dị đoan, làm chậm sự phát triển của nước Việt Nam. Nhiều ông Tin Lành muốn xóa khỏi đầu dân chúng truyền thuyết mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân.


Thế thì, cũng phải xóa nốt câu chuyện ông A-đam, bà E-va trong Kinh Thánh cựu ước. Một đầu óc lô-ghích lành lặn nhất cũng nghĩ được rằng, không thể có chuyện ông A-đam và bà E-va là tổ phụ và tổ mẫu của toàn nhân loại. Nếu bà E-va da trắng thì không thể sinh được tộc con cháu da đen, còn nếu bà E-va người da đen thì không thể sinh được dân da vàng. Nói chung, về mặt khoa học sinh học, bà E-va không thể là mẹ của cả loài người. Sáng thế ký chương 3 câu 27: “A-đam gọi vợ là Ê-va , vì là mẹ của cả loài người.” chẳng lẽ là một câu kinh sai? E-va ở đây chỉ về người mẹ nào?


Nguyên nhân là tất cả đã hiểu huyền thoại lập quốc, huyền thoại lập giáo theo lối khoa học trục vật ngày nay. Huyền thoại của một nhóm người nào là tiềm thức cộng thông của nhóm người ấy. Huyền thoại lập quốc của mẹ Âu Cơ là tiềm thức cộng thông của dân tộc Việt. 100 đứa con trai nhắc nhở về 100 chi họ. Những đứa con trai ấy chạy nhảy ngoài đồng (Cánh Đồng Tương), tối về nhà với cha mẹ, thiếu ăn nhưng mạnh khỏe, không tranh giành nhau. Sau này, tổng thống Ngô Đình Diệm cho di tản 1,5 triệu dân từ Bắc vào Nam. Người Pháp thắc rằng Diệm lấy đâu ra nhiều lương thực để nuôi đoàn dân đông thể ấy, nếu là nước Pháp chưa chắc đã làm nổi. Tiềm thức cộng thông của dân tộc giúp Ngô tổng thống di tản được dân chúng mà không ai chết đói, không dẫm đạp lên nhau. Văn hóa Việt rất cao. Mất tiềm thức cộng thông, 1.5 triệu người hoảng hốt tháo chạy khỏi Sài Gòn trong hoảng hốt. Sau này, khi bỏ tiềm thức cộng thông đi, con cháu bắt đầu chém giết nhau để lấy từng lô đất. Ngoài Hà Nội, hai anh em ruột, người anh chém chết gần hết cả nhà cô em, gồm một mẹ và hai con, để lấy đất. Chưa kể đúng hay sai, ở đây tác giả phân tích rằng, do mất tiềm thức cộng thông nên dân tộc này chẳng còn đoàn kết, các gia đình tan vỡ mà không biết nguyên nhân.


Cũng vậy, người Do Thái khi dạy con, đã cho con thuộc lòng Kinh Thánh. Họ thừa biết A-đam, E-va chỉ là một mẩu chuyện mang tính biểu trưng, chỉ là hiểu sao cho đúng về tính biểu trưng đó. Cái này cần dân văn khoa, triết khoa, khoa uyên tâm nhảy vào mổ xẻ. Đối với con trẻ, chúng vẫn tin câu chuyện trên là thật, và dân tộc mình là dân tộc thượng đẳng. Đợi đến khi chúng lớn lên ắt chúng sẽ biết A-đam và E-va chỉ mang nghĩa siêu hình. Lúc này không cần phải dạy, tự chúng suy luận ra. Sai lầm của giáo dục Việt Nam khắp cả hai miền nam bắc là mở trí khôn cho trẻ quá sớm. Người Do Thái dạy trẻ theo trình tự thuộc lòng ( đối với thiếu nhi), phân tích ( đối với học sinh trung học), sáng tạo ( đối với sinh viên đại học). Sang thời hiện đại, dân tộc Việt vẫn có thể chấp nhận huyền thoại mẹ Âu Cơ, không vấn đề gì hết. Việt Nam bắt đứa trẻ phải phân tích. Chúng biết cái gì mà phân tích? Các cô giáo tiểu học ra những bài toàn khó cho học sinh. Vì vậy học sinh cấp 1 đến cấp 3 của Việt Nam giỏi, hơn cả Mỹ, “giỏi” hơn cả Do Thái, khi học đại học xong thì thua người ta, nếu làm quan chức thì ra những chính sách hôm nay làm, ngày mai phải rút. Ấy là do đã mất tiềm thức cộng thông.


Khi các tác gỉa của Trung tâm Văn Bút Việt Nam đặt tay biên soạn cuốn “Tìm hiểu về Thái Bình minh triết”, chính là để những người mất tiềm thức cộng thông tìm được nguồn suối sinh sinh bất tức của dân tộc Việt Nam, nói một cách dí dỏm là đem con về cho mẹ Âu Cơ. Trong Trung Tâm Văn Bút Việt Nam có nhiều người là nhà khoa học, giảng sư ngành âm nhạc, nghiên cứu sinh khoa học máy tính, bỏ ăn bỏ làm đi viết cuốn Thái Bình minh triết. Đây là cơ hội ngàn năm có một, quý vị phải biết giữ lấy.


Quận 7, Sài Gòn, ngày 01 tháng 09 năm 2021
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Advertisement

5 bình luận về “Nên chấp nhận hay không nên chấp nhận huyền thoại mẹ Âu Cơ?

  1. từ 3 đứa con của Nô ê mới có Da trắng ,da vàng ,và da đen .Gia phết tổ phụ của người da trắng châu âu ,gọi là người ấn âu ,sem là tổ phụ người da vàng châu á, Cham là tổ phụ của người châu phi ,,ca na an bị Nô ê rủa xả nguyện làm Nô lệ trong trại của Sem .

    Thích

  2. Nhân loại hiện hữu trên hành tinh từ khai thiên lập địa chắc duy chỉ dtvn/người vn sinh ra từ trứng ( phải chăng bởi vậy mà trí lực có chăng chỉ tầm loài được sinh ra từ trứng)?!.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s