
Ngày 02 tháng 09 năm 2021, trên mạng đăng tải bức thư của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi học sinh, sinh viên cả nước:
Chữ “dùi mài” & “mài dùi” khác nhau rất nặng nề, giống như “sen đầm” và “đầm sen”. Sĩ tử dùi mài kinh sử. Tên đao phủ mài dùi con dao. Vậy mà ông Chủ tịch Phúc viết: “Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm Mài Dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.” Lỗi chính tả này không hề nhỏ, có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa bức thư. Ông Phúc không thể viết được một bài văn dài như vậy. Phải có người chắp bút. Chọn người chắp bút phải cực kỳ cẩn thận, sai rồi không sửa được.

Trừ lỗi này ra (không trách được vì chủ tịch nước và người chắp bút có thể điệu đà không để ý), còn lại toàn bộ bức thư khá là tốt và đáng hoan nghênh.
Diễn biến dịch bệnh, không ai biết trước được, do đó không ai thích ứng được. Thế giới bây giờ vẫn chưa có cách chống dịch. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách,…chỉ là trấn an và không thể kéo dài lâu. Tiền không có, nhiều sinh viên không thể đến trường, và cũng không thể có việc làm ngoài xã hội. Học sinh cũng vậy.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, cựu sinh viên tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, như bao người, nêu lên được nỗi lo thiếu kinh tế cho học sinh, sinh viên cả nước. Đó là điều đáng khen. Hầu hết tất cả mọi người đều đã biết, các khoản học phí tăng cao, chưa rõ nguyên nhân, trong khi bố mẹ các em không đi làm được để nuôi các em, do lý do giãn cách xã hội. Một bức thư cho thấy nỗ lực rất lớn của chủ tịch, song chưa thấy giải pháp đường dài.
Vậy, giải pháp tài chính nào cho học sinh, sinh viên cả nước? Thực ra, đối với một đất nước ngàn năm văn hiến, chuyện đó rất dễ dàng.
Học phí các ngành như xây dựng, kỹ thuật bách khoa, y tế, không thể giảm được, có thể nói là do chi phí vật liệu ngành tăng.
Mùa dịch, học ở nhà, nên học phí các ngành như khoa học xã hội, ngoại ngữ, kinh tế học,…sẽ giảm xuống. Như vậy, sẽ bớt gánh nặng cho sinh viên và phụ huynh. Là một người học kinh tế học, chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cần có lộ trình để thiết kế một nền giáo dục trả góp, trả sau, hoặc miễn phí (priceless) cho học sinh, sinh viên cả nước. Hàng loạt hãng công nghệ lớn (HP, Samsung, Apple) sẵn sàng cung cấp thiết bị học tập từ xa cho người Việt Nam, theo dạng trả góp (trừ hãng Dell không bao giờ bán nợ). Cũng vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng nên tiến tới biện pháp trả góp cho học sinh, sinh viên cả nước, để tất cả mọi người đều được tiếp cận giáo dục đại học, trung cấp,…Giống như nước Úc đã làm thành công, sinh viên Úc đến trường không phải đóng học phí, sau khi ra trường đi làm thì trừ dần vào lương. Không có lý do gì cản trở một đất nước anh hùng như nước ta làm được như nước Úc. Nước Úc làm được điều đó dễ dàng do họ có một nền tảng văn hóa tốt, đi kèm thế mạnh công nghệ cao.
Gần đây, hàng loạt trường tăng giá học phí. Trong khi cơ sở vật chất đã ổn định, thì chỉ nên thu phí bảo trì nhà trường mà thôi, không nên thu phí xây dựng nữa, vì các thế hệ trước đã trả phí rồi. Bối cảnh hiện nay, các thành phố giãn cách hết đợt này sang đợt khác triền miên, công cuộc kinh doanh bị đình trệ thời gian, phụ huynh không có tiền cho con đóng học. Bệnh thì chịu đựng được. Nhưng đói là chịu không nổi. Dân đi tìm hỗ trợ, chính phủ hay mạnh thường quân có giúp cũng chỉ là tình thế. Cho nên, việc kêu gọi tư nhân đầu tư vào giáo dục đại học để giảm áp lực học phí là điều bắt buộc. Kỹ sư xây dựng Nguyễn Hữu Qúy ở Đăk Lăk nêu giải pháp thành lập ngân hàng sinh viên để giải quyết dứt điểm vấn nạn khan hiếm tài lực của nền đào tạo. Đây là một ý kiến rất hay và nhiều nước biết được sẽ áp dụng trong tương lai gần. Khi đó không còn áp lực cho nhà nước, cũng như giải phóng được tinh thần cho giáo viên các trường mọi cấp học, nhà giáo được yên tâm đi dạy. Ý tưởng hoàn toàn triển khai áp dụng được tại Việt Nam nếu để những người tài năng và được sinh trưởng trong nền nhân bản tốt từ nhỏ như kỹ sư Nguyễn Hữu Qúy làm tổng chỉ huy. Giải pháp của ông Nguyễn Hữu Qúy áp dụng được cho mọi ngành khác như y tế, đường sắt,…
Niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ “kính yêu” đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945 mà chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc thường hay trích dẫn:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Qủa thực, đất nước đang tự thức, từng ngày hòa nhập vào thế giới văn minh. Về mặt luật pháp, do được giao lưu với văn minh Anh-Mỹ, văn hóa pháp đình Việt Nam ngày càng tiến bộ, có chiều hướng tiệm cận với chuẩn mực luật học của châu Âu. Để làm được điều đó, trí thức nước ta, những phần tử ý thức nhất, đang nỗ lực đặt lại nền tảng Nhân-nghĩa-lễ-trí-tín cho văn hóa dân tộc. Con cháu mẹ Âu Cơ-bố Lạc Long Quân còn tự hào nền chủ đạo Thái Bình minh triết ứng hợp với thời kỳ mới của nhân loại. Giữa người với người ngày càng bình đẳng. Mọi nỗ lực học tập của các em sẽ không bao giờ uổng phí, thành quả học tập ắt hẳn sẽ được khối thịnh vượng sử dụng và trân trọng. Người Việt Nam sẽ bước vào một đời sống mới khoáng đại, có hiến chương hiến ước. Một Việt Nam minh châu trời đông hẳn sẽ được tái lập. Đất nước sẽ tiến lên văn hóa hiệp sĩ, nền kinh tế tri thức trong một ngày không xa.
Sài Gòn, ngày 05 tháng 09 năm 2021.
Tôn Phi.
Liên lạc: tonphi2021@gmail.com
Hiện nay học sinh nông thôn đang rất cần:
1. Máy laptop để học từ xa. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách bán trả góp cho học sinh. Cần hình thành ban chỉ đạo quốc gia để đưa ra giải pháp.
2. Chi phí trả cho mạng 3G, 4G để kết nối đến đến từng học sinh. (Mạng 4G zalo khoảng 50 đến 100k/ tháng).
3. Làm việc với các hãng công nghệ như bài viết đề cập (Samsung, HP…, để họ có kế hoạch sản xuất và bán theo lối trả góp…), vì số lượng cung cấp lớn nên các hãng này rất ham.
4. Nghiên cứu thêm nhiều chính sách khác phù hợp để đồng bộ triển khai thực hiện, trong thời đại mà ta vẫn hay nói là 4.0.
ThíchThích
Nguyễn Hữu Quý Tuyệt vời chú Qúy.
ThíchThích
Tôn Phi
Hôm qua bà chị vợ ở quê (nông thôn vùng sâu huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) nói chuyện với vợ chú, chú hỏi lại, vợ chú nói là: chị mua trả góp cho cháu (học lớp 11), 1 cái laptop giá…gần 20 triệu (để chú hỏi lại chính xác). Chú cho rằng quá đắt, với học sinh, sinh viên không cần cấu hình mạnh đến tầm đó tiền; chú nghĩ ngay tiền mạng 3g, 4g…để kết nối Internet…
ThíchThích
A biết không,có các dịch vị mua hàng hộ(có phí),ta có thể lựa máy nội địa Nhật hợp túi tiền để mua về cho tặng cháu ở quê mà nhà nước cấm vì là hàng điên tử cũ.Tôi tin chắc máy nội địa cũ của nhật về mong má chút ít,cài lại sơ sơ, vẫn bền hơn máy mới tại Vn, mà lại tiết kiệm chi phí sửa chửa
ThíchThích
Tay này có thể về tuyên giáo làm, tháng 30 củ là cực kỳ “nguy hiểm” cho xã hội! Bởi nền nhân bản văn hóa sẽ bị xáo trộn và bị xắp đặt lại từ đầu! Ấy chết, thôi, anh cứ làm cái chân tèng tèng gì đó cho các quan còn thò vòi hút mật được chứ!
ThíchThích
Bảo An . Cái nhìn của Lot, giống thế gian, đầy tính xác thịt. Cậu ấy trẻ người, chưa hiểu sự đời. Nhưng dù sao, cậu ấy cũng là con cháu Apraham. Hãy thêm lời cầu nguyện !
ThíchThích
Y Jao Buon Ya. Ma nó tin !
ThíchThích
Nghe nói chính phủ vừa ra nghị quyết miễn học phí kì 1 cho tất cả các cấp học
ThíchThích
Sỹ từ và từ sỹ
ThíchThích
Sự hiểu biết của ông Nguyễn xuân Phúc và người viết bài cho ông đọc, trình độ quá kém cho nên, thay vì dùng chữ dùi mài kinh sử thì lại dùng ngược lại mài dùi kinh sử. Thật đáng tiếc.
ThíchThích
Hiện nay ma tuy đang len lỏi vào từng ngôi nhà của người dân để phá hủy từ trong gia đạo phá ra.
ThíchThích
Đoạn kết bài này anh không khoái.Nên nhớ tau + đang muốn bán thiết bị cho học sinh vào thời điểm này là có mục đích.Thứ nhất tuồn thiết bị nghe lén len lỏi vào từng nhà,để biết dân nghĩ gì muốn gì.Nên chúng chọn lúc khó khăn nhất để bán thì hết 95% dân số chỉ đủ tiền mua thiết bị tàu. Thứ hai chúng rất sợ mọi biến động xảy ra bắt nguồn từ đây.Cho nên lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân Tây Nguyên,dùng bẫy nợ đưa hầu như 90% dân dính vào nợ ngân hàng.Tung covid lây bệnh thì buộc phải cách ly và vườn tược không ai chăm sóc ,sẽ trở nên hoang tàn.Đó chính là mục đích của chúng. Thứ ba Tây Nguyên là nóc nhà cả nước ,nên bằng mọi cách phải chiếm,bằng quyền lực mềm để lùa dân vào một chung cư cho dễ kiểm soát,người dân không tự túc lương thực ,sẽ phụ thuộc hoàn toàn váo chúng.Tất cả phải vào xí nghiệp tàu làm việc và quyền sinh sat sẽ do chúng quyết định.Dân tàu đang ở trong các đồn điền bấy lâu nay nghiễm nhiên trở thành chủ đất mới,chính danh bằng tên vợ mình hoặc khai sinh con mình.
ThíchThích
Hoang Vũ các công ty doanh nghiệp có xưỡng, hoặc thuê đất,Trước kia đến nay, giờ đang lũ lượt làm thủ thục giải thể. Có khả năng trung quốc sẽ mượn danh thâu tóm nếu không kịp thời ngăn chặn. Những công ty sau nay trung quốc thâu tóm sẽ sản xuất những mặt hàng nguy hiểm. Hoặc có thể làm cắn cứ trình báo quân sự.
ThíchĐã thích bởi 1 người
The Ton Trung Quốc đang rót tiền qua bàn tau lông la của 2 tập đoàn VẠN THỊNH PHÁT, FLC của Trịnh Văn Quyết thu gom đất giá cao.
ThíchThích