Đạo đức kinh doanh nửa sau thế kỷ XXI
Phần 2: Vì sao trường trung học Hoàng Việt đòi tăng giá học phí?
Vừa qua, ở Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk, có trường nhiều cấp Hoàng Việt tăng giá học phí của học sinh một cách bất thường. Phụ huynh trường này phản đối, trường cho đội ngũ truyền thông ra mạt sát. Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay.
Đáng lẽ, khi tư vấn cho phụ huynh có con học đầu cấp, trường Hoàng Việt phải nói rõ mức tăng học phí hàng năm 5% đều đặn (hoặc bình ổn hết cấp học) để phụ huynh có kế hoạch tính toán thu nhập, có nên quyết định cho con học hay không. Nếu trường không thông báo, để con họ vào học xong hết 1-2 năm mới tăng học phí thì khác nào lừa nhau? Nhà trường lấy lý do “tăng cường đầu tư chất lượng” để tăng học phí đó là cách nói bao biện, không chấp nhận được trong tình hình khốn khó của phụ huỵnh tại thời điểm áp dụng chỉ thị 16. Trên trang Facebook cá nhân, ông Đặng Đăng Phước, người hay bảo vệ người yếu thế, đã có một bài văn “Định mức tăng học phí của trường Hoàng Việt- thành phố Buôn Ma Thuột liệu có hợp lý?” phê phán hành vi tăng giá giáo dục của trường Hoàng Việt. Bài viết của nhà giáo Đặng Đăng Phước thấu tình đạt lý.
Nhiều người thắc mắc, ở các tỉnh đâu có thiếu trường học mà phải đưa con vào trường tư nhân như vậy. Trường này họ công bố chất lượng chuẩn châu Âu nên phụ huynh ham. Họ nắm rõ tâm lý của mọi bậc phụ huynh trên đời, đó là rất thương con. Tuy là trường tư thục nhưng trường Hoàng Việt đang độc quyền bởi Đăk Lăk ngoài Hoàng Việt ra không có trường nào được gắn nhãn giáo dục quốc tế cả, chỉ có trường này được mang danh quốc tế mà thôi. Vậy là, người ta phải gửi con vào trường Hoàng Việt, mặc dù nó rất đắt.
Sản phẩm giáo dục là một mặt hàng đặc biệt. Xe Honda, không mua ở cửa tiệm này, tôi sẽ mua ở cửa tiệm khác, hoặc không thích không mua, nhưng bằng cấp là tấm vé vào đời bắt buộc, không muốn mua cũng phải mua, cha mẹ nào cũng phải sắm cho con em mình một cái. Trong giáo dục, không ai muốn đổi trường giữa chừng, vì mỗi lần như thế là một lần chạy giấy tờ hết sức khổ sở, lại mất thời gian, hỏng hóc việc học hành. Cho nên, các em học sinh đã vào một trường nào rồi thì rất khó chuyển ra, giống như lươn bò vào trong trúm rồi thì không ra khỏi trúm được. Thôi thì đành cắn răng học cho hết lớp 12. Chuyển trường, con mình sẽ mất bạn bè, thầy cô, nên nhiều bậc phụ huynh biết vậy mà cũng đành phải im lặng.
Nếu là thị trường, là kinh doanh, thì cũng có những chuẩn mực của thị trường, của kinh doanh. Học phí trong trường không được quá cao so với giá trị thực tế, nếu không sẽ bị coi là làm giá. Chúng tôi viết cuốn “Đạo đức kinh doanh nửa sau thế kỷ XXI” để ngăn cản tình trạng thừa cơ làm loạn của các cơ sở độc quyền. Trên quan điểm không được giấu nghề, mọi chương trong sách này, chúng tôi đều đăng miễn phí lên Facebook cho bạn đọc đọc trước. Như những sách của chúng tôi, nhiều bạn nhà giàu sẽ mua sách ủng hộ, vì họ biết chúng tôi nỗ lực mang đến đời sống với cơ hội tiến thân công bằng cho tất cả mọi người. Tăng học phí cũng được thôi, nhưng có tăng lương cho các cô giáo không? Có nhiều cô giáo than với tôi rằng, tăng thu học phí học sinh mà lương cô không được tăng.
Chuyển trường liên quan đến tâm sinh lý. Một cậu học sinh chuyển trường không dễ như người lớn chuyển trường. Học sinh và phụ huynh thường có tâm lý vâng phục, không chuyển trường được nên đành ngậm ngùi đóng tiền. Tuy nhiên không thể giày xéo họ mãi được. Mùa dịch, trường phải giảm học phí, thay vì tăng. Đội ngũ truyền thông của trường đã chửi những người phản biện, một việc phản tác dụng và phi đạo đức. Giả sử các bạn chửi thắng người tố cáo, thì sau đó, có ai dám gửi con đến học trường của các bạn nữa? Với đà này, người ta sẽ gửi con cho các trường Tây. Với một cơ sở giáo dục lớn mà lại nghĩ ra cách “bảo vệ uy tín” của mình bằng cách dùng dư luận viên tấn công những ai nói trái chiều, và tự khen mình, thì trường đã tự bó tay. Hành vi của trường Hoàng Việt gây ra sự hiểu lầm trong xã hội rằng: “Trường tư thục ở Việt Nam chẳng qua cũng làm kinh tế của tư nhân, ra sức thu phí của phụ huynh chứ mục tiêu phát triển giáo dục chỉ là phụ.” Triết lý mà nói, trường nào trên thế giới rồi cũng phải có của ra của vào, nhưng đừng thu mạnh tay quá. Nên rải ra, thu dần dần. Có những trường Tây không thu học phí, nhưng sau này học sinh tốt nghiệp ra đi làm thành tỷ phú, cho hẳn trường mấy trăm triệu đô-la, thầy hiệu trưởng và các cô giáo trong trường sống như tiên. Một trường có thể có lời bằng nhiều thủ đoạn, bằng nhiều phương pháp, không nhất thiết phải thu tiền của các em nhỏ tuổi. Nói chung, đầu tư cho con người thì không bao giờ lỗ, vấn đề lời sớm hay lời muộn, và lời kiểu gì mà thôi. Đừng biến trường học trở thành địa ngục. Nửa sau thế kỷ XXI, các trường trên thế giới có xu hướng miễn phí tất cả các dịch vụ trong trường. Có những trường bên Úc, bước chân vào sảnh có một chiếc đại dương cầm (piano), ai muốn chơi một bản nhạc thì chơi. Văn hóa họ đã tiến hóa rất cao. Thầy Huỳnh Như Phương khoa tôi đề nghị mua một chiếc piano để cho sinh viên đánh, nhưng khoa nghèo quá, cho đến nay vẫn chưa mua được.
Trở lại câu hỏi nêu ở đầu bài: “Vì sao trường trung học Hoàng Việt tăng giá học phí?” Khi mới ra, trường nào cũng thuê nhà báo đến viết bài quảng bá trường, với thù lao rất cao dành cho ký giả, một bài báo nguệch ngoạc có thể cả trăm triệu, bằng lương đi dạy nguyên năm của cô giáo trong trường. Trường nào cũng quảng cáo là chất lượng Tây, đánh vào tâm lý sính đồ Tây của người Việt. Trường Harvard chắc gì đã bằng trường Văn Khoa Sài Gòn về các môn văn chương triết lý, nhưng tại quảng cáo ầm ĩ nên người ta gửi con vào Harvard đó thôi. Trường chất lương Tây chắc gì đã bằng trường cấp 3 công lập ở Việt Nam. Trong một xã hội không còn ai tin tưởng ai, người ta phải mua đồ Tây cho chắc ăn. Đó là lý do vì sao các trường như Hoàng Việt tăng học phí. Một khi đã tăng thì tăng nữa, tăng mãi, tăng đến khi nào bị dư luận tẩy chay thì thôi.
Bà Ngô Thị Lâm Hồng, người từng có thời gian phụ việc cho giáo sư, cho biết: “Tôi đã đi Philippin, Thái Lan, Cambodia tôi đều xin phép hiệu trưởng các trường học cho tôi vào ngồi 1 buổi học cùng các em tiểu học, trung học thì thấy cả 2 bậc học này học sinh đều không phải đóng tiền như xứ ta. Hàng ngày thì phụ huynh đưa trẻ đến điểm có xe bus đón, vào trường các em đến vòi nước rửa tay và nhận bánh ngọt ăn sáng 15 phút rồi vào lớp. Quần áo đồng phục nhà trường phát, giữa buổi trẻ được uống sữa. Trường nào cũng có hẳn một nhà ăn theo tiêu chuẩn vệ sinh bắt buộc. Kể cả trường ở nông thôn cũng như trường ở thủ đô, tôi đều đến quan sát. Đó là các nước chưa phải là nước giàu họ đã chú trọng đầu tư cho giáo dục, giáo dục con nguòi được đặt lên hàng đầu. Nên học sinh ở 3 nước tôi đã đến đều không có tình trạng đánh hội đồng bạn như xứ ta anh hùng. Trẻ trung học bạn trai không dám bá cổ bạn gái dòm vú như xứ ta. Đặc biệt là không có sự phân biệt trường dành cho con nhà giàu đóng tiền nhiều như ở nước ta. Phụ huynh phàn nàn việc thu phí cao thì dở quẻ đuổi học khi các truòng đã vào năm học. Vậy trường Hoàng Việt là “chợ chữ” hay sao? Vấn đề kinh doanh giáo dục chỉ cần biết thu tiền thật phản sư phạm và đề nghị thanh tra giáo dục, đề nghị hội đồng nhân dân tỉnh Đăc Lăk vào cuộc nghiêm cấm việc nhà trường đuổi học trẻ khi các em không vi phạm nội quy của trường.”
Có thể trường chưa đuổi học em học sinh, nhưng như những gì thể hiện trên fanpage, chẳng khác nào đuổi học. Việc mạt sát em học sinh là thủ đoạn “triệt hạ nhân cách” thường thấy ở công lực Việt Nam, nay đã xuất hiện trong nhà trường, đã thế lại còn diễn ra trên fanpage chính thức của nhà trường nữa. Nhiều khi thủ đoạn “triệt hạ nhân cách” bị phản tác dụng, càng đập Chúa Giê-su thì người ta lại tìm đến với Chúa Giê-su mỗi ngày một nhiều.
Chúng ta cùng tin tưởng rằng, một ngày nào đó, ở Việt Nam, giáo dục và y tế sẽ đều miễn phí.
Sài Gòn, ngày 08 tháng 09 năm 2021
Lê Minh Tôn
Liên lạc mua sách của tác giả: tonphi2021@gmail.com
Bài viết cực sắc! Tuy nhiên, nó sắc kiểu giống con dao hai lưỡi. Một lưỡi cắt ung nhọt, còn lưỡi kia, cắt tác giả! Phần cắt ung nhọt, thì trừ dlv ra, ai có chút tri thức đọc cũng hiểu. Phần còn lại, muốn tồn tại trên đất, tác giả phải thêm tư tưởng mác-lê, định hướng xhcn, đảng ta lãnh đạo tài tình, chỉ thị rót xuống như sình dưới ao…họa may mới len lỏi bài tới các “cán bộ, chiến sĩ” được!
ThíchThích
Chúc bạn Tôn Phi ngày mới an lành !
Về stt này, mình xin góp chút ý kiến sau.
Tinh thần stt kêu gọi đề cao đạo đức trong kinh doanh, phê phán lối kinh doanh ăn xổi, vô đạo đức, phản giáo dục và lối hành xử rất côn đồ nếu đúng như thế của Trường Hoàng Việt là rất cần thiết và cần được cổ vũ mạnh mẽ. Tuy nhiên nội dung stt này có một số hạn chế cần điều chỉnh sau.
1. Chưa nêu được nguyên nhân cơ bản của việc tăng học phí chính là SỰ ĐỘC QUYỀN trong giáo dục đang rất trầm trọng tại VN.
2. Giải pháp Tôn Phi kêu gọi đề cao đạo đức kinh doanh là duy tâm, phi thực tế, chưa đưa ra được giải pháp đúng để giải quyết những vấn nạn của GD việt Nam đó là phải có cơ chế hợp lí để tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong môi trường GD. Chỉ khi nào sức lao động trở thành hàng hóa thực sự thì các vấn nạn trong ngành GD Việt Nam mới được khắc phục triệt để…
3. Lỗi ngữ pháp, câu cú, khái niệm…trong stt bị sai rất nhiều, xin nêu hai ví dụ :
– “Ký giả” tức là Nhà báo, không thể viết là “người ký giả”
– Phải viết đúng “Sản phẩm giáo dục là mặt hàng đặc biệt” chứ không phải ” Giáo dục là mặt hàng đặc biệt”….
ThíchThích
Nghiêm Sỹ Cường Vâng, anh trau chuốt theo định hướng xhcn, thì nên vậy, nhưng nhà ký giả là cách nói châm biếm mỉa mai. Có lẽ tác giả chưa được nhồi sọ mác-lê nhiều!
ThíchThích
Alo anh Nghiêm Sỹ Cường . Anh góp ý đúng. Em đã sửa lại mấy chỗ, như anh nhận xét. Thank you very much.
ThíchThích
Với mức học phí như hiện nay của trường Hoàng Việt thì viên chức có thu nhập chính đáng từ lương không thể cho con học được, Vậy thì không thể “xã hội hóa giáo dục”đối với loại hình trường tư thục đã được ưu đãi của nhà nước như chủ trương.
ThíchThích
Ngân sách năm 2021 chi cho công an 98 nghìn tỷ đồng, chi cho giáo dục và y tế hơn 20 nghìn tỷ đồng.
ThíchThích