
Ở bên Mỹ, có một cụ già 70 tuổi đến ngân hàng rút tiền. Cụ đưa tấm thẻ giấy phép lấy xe ra cho cô giao dịch viên để cô rút tiền cho. Cô giao dịch viên ngân hàng nhìn qua tấm thẻ, bảo rằng thẻ này hết hạn rồi, không cho cụ già rút tiền. Cụ già năm nay 70 tuổi. Cụ ra khỏi ngân hàng, đi báo cảnh sát Mỹ. Cảnh sát Mỹ biết được, gia hạn thẻ lái xe cho cụ ngay, khỏi phải qua những thủ tục rườm rà. Có thẻ, cụ còn được cảnh sát dìu đến ngân hàng để rút tiền. Qủa là một nền nhân bản tuyệt vời. Họ là một nền kinh tế số nhưng không nhất thiết phụ thuộc vào số. Cảnh sát Mỹ được tự do suy nghĩ, khi cần có thể phá mệnh lệnh cấp trên để làm theo mệnh lệnh của trái tim, mệnh lệnh Chúa. Bình thường họ rất nguyên tắc.
Gần chỗ tôi còn có một chị mang bầu. Chị gửi vào sổ tiết kiệm ngân hàng 200 triệu. Bữa nọ chứng minh nhân dân của chị mất, chị đi làm thẻ căn cước công dân. Chưa kịp lấy thẻ căn cước công dân thì có lệnh phong tỏa toàn Sài Gòn. Chị ra ngân hàng rút tiền trong sổ tiết kiệm. Nhân viên ngân hàng Việt Nam bảo rằng, không có thẻ căn cước công dân, không cho rút. Mặc dù, chị có tất cả những giấy tờ còn lại mang tên mình: giấy bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, sổ lương ở tòa nhà nơi chị làm thu ngân…Ngân hàng kiên quyết, không cho rút là không cho rút. Không có tiền, vợ chồng chị chỉ thiếu nước đi ăn xin trong mùa dịch. Ngân hàng kiếm cớ để không cho chị rút tiền trong mùa dịch, mặc dù biết chị bụng bầu.
Tôi rất buồn cười khi nghe câu, vừa phong tỏa các tỉnh, thành để chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chẳng lẽ người nông dân ở nhà lập trình thì cây lúa nghe lời, tự đâm chồi kết trái mà không cần phân bón? Người nông dân không được ra đường thì nền nông nghiệp chỉ có chết.
Bất hạnh thay cho một dân tộc thờ rồng. Đến ngành hàng không còn méo mặt. Chẳng lẽ khách mua vé máy bay, hãng hàng không lập trình cho khách bay từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng thuật toán được sao? Không sản xuất ra của cải thì không thể có kinh tế số. Đó là chưa kể các bệnh trầm cảm. Người làm các nghề văn phòng, nếu bị nhốt trong nhà, dễ bị trầm cảm hơn nông dân. Nông dân ít nhất còn có vườn tược để thể dục buổi sáng và đi dạo mỗi buổi chiều. Tôi thấy làm nông nghiệp xanh bền vừng hơn là phát triển mấy thứ dịch vụ, buôn bán ba lăng nhăng.
Trong xóm tôi có một anh làm giàu bằng nghề mua bán sửa chữa máy vi tính. Trước khi Bình Dương phong tỏa, anh biết tin trước mấy ngày, lập tức mua hàng hóa thiết yếu và đánh xe ô-tô chở vợ con lên Đăk Lăk tránh dịch. Dân thì không được cho biết sớm, trụ lại Bình Dương, đến nay ai nấy hết sạch tiền. Nền kinh tế số này không bình đẳng, người biết tin sớm, thì lời, người biết tin muộn, thì nghèo. Nói chung Việt Nam chưa tiến lên nền kinh tế số được.
So sánh ngân hàng Việt Nam với ngân hàng Mỹ, chúng ta thấy hai nền văn hóa khác hẳn nhau. Ngân hàng Việt Nam rất là khủng khiếp. Bạn thử trả chậm lãi mấy tuần coi họ có đến siết nhà không. Hồi còn làm phóng viên, tôi có một thân chủ là một anh đảng viên người Bắc Ninh. Anh vay vốn làm ăn, chậm trả ngân hàng chỉ 3 tháng, ngân hàng đến tịch thu gia sản của anh và bán với giá rẻ chỉ bằng một phần năm giá thị trường, đến nay đòi lại vẫn chưa được. Không chỉ riêng Việt Nam mà tại nhiều nước trên thế giới nữa, nền nhân bản đã hỏng. Ngoài Hà Nội, có một chị gửi tiền trong Vietcombank, nửa đêm thì mất 1 tỷ, tin nhắn báo về điện thoại. Chị ra ngân hàng thì ngân hàng trả lời là có ai đó bên Anh rút tiền của chị, mất rồi. Thực ra, không một ai lấy được tiền trong tài khoản của khách cả, chính là người của ngân hàng cướp. Việt Nam chưa thể áp dụng nền kinh tế số được bởi Việt Nam chưa có nền nhân bản để lót đường cho nền kinh tế số ấy. Văn hóa ngân hàng Anh-Mỹ là văn hóa Cơ-đốc, văn hóa của ngân hàng Việt Nam là văn hóa Phật giáo. Ngân hàng Phật giáo cực kỳ lưu manh, dồn người ta vào bẫy nợ rồi cướp nhà của người ta. Trên Đăk Lăk dường như không có nhà nào là không cắm sổ đỏ vào cho ngân hàng.
Bên Úc, có một thanh niên tên là Tạ Đức Chính, rất nổi tiếng, làm nghề dạy trẻ mầm non cho rằng: Nền kinh tế của thế giới hiện nay thực chất là một mạng đa cấp khổng lồ. Biết vậy, nhưng chúng ta vẫn phải phục tùng hệ thống đa cấp đó để sống. Trong thời gian chờ đợi người đến giải cứu, chúng ta bắt buộc phải sống như người ngoài xã hội: Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa.
Nhiều người sẽ đói kém, trước khi mắc dịch. Trong đau khổ tột cùng, vẫn cứ hãy lạc quan. Qua được đêm trường này, ngày mai chúng ta sẽ đến với văn minh Cơ-đốc giáo. Bạn thấy đó, mùa dịch, những người thờ Chúa tương trợ nhau không ai thiếu đói. Những người thờ Phật đâu có tương trợ được cho nhau, hoặc tương trợ qua loa rồi tắt. Người theo Chúa không được phép nghèo. Họ sẽ giúp đỡ nhau để cùng giàu.
Phụ chú: Tối qua, một người bạn làng bên ở quê gọi điện cho tôi. Người bạn này bên lương, quậy nhất làng trên, bỏ học sớm từ năm lớp 8 vì nhà quá nghèo, mẹ ngày xưa chửa hoang ra bạn. Bạn tìm hiểu Kinh Thánh và tin Chúa Giê-su một cách âm thầm từ năm 2016. Người bên lương theo Chúa rất khó, gia đình và dòng họ ngăn cản. Lương ở đây thực chất là lương Phật giáo, không dễ gì chúng cho tín đồ của mình gia nhập tôn giáo khác. Gia đình ông nội tôi và chú tôi cưu mang người này như con cháu trong nhà. Người bạn làm nghề thợ hàn xì. Tháng đầu, được công ty hỗ trợ 4.5 triệu. Sang tháng thứ hai, tháng thứ ba, thì không còn được hỗ trợ tiền. Cũng phải thôi, công ty có cả ngàn công nhân, không thể bao cấp hết được. Những người công nhân ở Bình Dương lâm vào bước đường cùng. Người bạn ấy, đang lúc hết tiền, bảo là sực nhớ đến tôi, mất Facebook nhưng còn Zalo để gọi nhau. “Cơm tối chưa? Cơm tối đi. Và nhớ cầu nguyện nhé. Amen”. May mà bạn này hết tiền lúc tôi có tiền. Trong lúc tuyệt vọng, bạn cầu nguyện cả buổi, Chúa cho bạn nhớ đến tôi, là người bạn thuở thiếu thời của nhau. Lúc gọi cho nhau, người bạn còn trích đúng chương trong Kinh Thánh, nơi Chúa Giê-su nói về những ngày dịch lệ ấy.
Làng bên kia sông có chú Bình, bố của cô giáo Thảo, nói với bố tôi rằng, muốn theo đạo Chúa, nhưng ngại vì dòng họ không cho. Người bạn của tôi thì không có gia đình dòng họ bên nội, nên dễ dàng theo đạo Chúa. Chúa là đấng Tạo Hóa. Trong Chúa, chúng ta là anh em. Ngoài Chúa ra, chúng ta không thể là anh em được. Nó dặn tôi rằng tối nào cũng phải cầu nguyện với Chúa, mặc dù gia đình nó bên lương. Hiện nay, đã có nhiều người Phật giáo biết rằng, Đức Giê-su là cứu chúa duy nhất. Ngoài ngài ra, không có ai hết.
Những người lương này sẽ là những nhà truyền đạo mạnh nhất, mạnh hơn cả con nhà nòi. Đất nước Việt Nam chắc chắn sẽ tiến lên văn minh tin lành (tin mừng). Vấn đề là phải hy sinh bao nhiêu người mà thôi. Những người tin Chúa, chim ó đến từ phương Đông, sẽ hóa giải thế trận thờ rồng ở Việt Nam, điều này là tuyệt đối 100%. “Còn ma quỉ (con rồng) là đứa đã dỗ dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.”
Quận 7, Sài Gòn, ngày 09 tháng 09 năm 2021.
Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Người Kitô giáo sống thực tế nên tín cộng đồng mạnh hơn tín đồ Phật giáo.
Hôm nọ báo đưa tin 01 police Canada trả tiền cho thanh niên ăn trộm bộ quần áo trong cửa hàng sau khi biết cậu ta không có tiền sắm nổi quần áo tươm tất để đi phỏng vấn xin việc, sau đó thanh niên được tuyển dụng. Tình người đã tránh được oan uổng một con người.
ThíchThích
Đọc bài xong, lại nhớ đến cách ở Hà Nội cách đây mấy hôm, một người sinh năm 1981 bị đau ruột thừa, xin qua trạm chốt dịch COVID mấy lần mà không được, vài ngày sau anh chết. Rất đau lòng!
Thực ra, Phật giáo không tệ đến mức vậy, người Việt nay đã trở nên tàn nhẫn là do cộng sản. Chế độ cộng sản đã biến con người Việt Nam đang dần trở thành dối trá mang tính cộng đồng.
Rất đáng suy ngẫm!
ThíchThích
Nguyễn Hữu Quý . Cả hai cộng sinh lẫn nhau. Và, đều là công cụ của Satan.
ThíchThích
Nguyễn Hữu Quý Quý tắc này áp dụng vào tội phạm thì tuyệt
ThíchThích
Tuyệt vời
ThíchThích
Cậu em rất tuyệt vời! Mình thật hài lòng khi có những người bạn lạc quan, đức tin và tri thức như anh chàng này!
ThíchThích
Pha xử lí đó mà ỏ quê hương mình thì gọi là xa xỉ lắm
ThíchThích
Râp khuôn ,bắt chước, thủ đoan ,hèn ha đó là môt tê nan đáng khinh chỉ có ở xứ Đông lèo
ThíchThích
Đó là chuyện bên tây.. MƠ nhé..!! Hi..hi
ThíchThích