Phân tích bài thơ “Cái cò cái vạc cái nông” trong ca dao Việt Nam.

Tranh minh họa tư liệu: Cái vì cái vạc cái nông.

Phân tích bài thơ “Cái cò cái vạc cái nông” trong ca dao Việt Nam.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có bài thơ “Cái cò cái vạc cái nông” đã được phổ nhạc. Lời bài thơ như thế này:


“Cái cò, cái vạc cái nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Không, không tôi đứng trên bờ,
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.”


Người Bắc Bộ ai cũng biết bài này, vì lúc còn nhỏ, được nghe mẹ hát dân ca ru em bé ngủ. Song, ẩn sâu trong đó là cả một câu chuyện vĩ đại.


Sau khi Hiên Viên Hoàng Đế xâm lược được miền nam nước Tàu, người Việt khăn gói chạy vào Nam. Thủ lĩnh Suy Vưu bị giết, con dân Việt tan nát. Người Tàu tranh đất của người Việt. Có những mảnh đất nông nghiệp, người Việt đang cày cấy dở, người Tàu vào cướp luôn.


Xót của, nông dân Việt ra thăm ruộng cũ. Nhân lúc chủ người Tàu (đây là bọn cướp chính quyền bất hợp pháp) lơ chỗ khác, người Việt lấy liềm bứt lúa. Chủ người Tàu trông thấy, đòi đánh người Việt:


“Cái cò, cái vạc cái nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò?”


Người Việt phân trần:


“Không, không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.”


Bài ca dao ẩn chứa một mật ngữ. Và mật ngữ đó đã được giải. Hy vọng lời giải này là món quà tinh thần cho quý vị vào buổi sáng hôm nay.


Vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây là của người Việt. Song, chú cò đi đòi lại đất, có ai nghe cho chú không? Tất nhiên là không. Nỗi oan này giống nỗi oan của chàng Thạch Sanh, bị Lý Thông cướp mất công giải cứu con vua:


“Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai mang công chúa dưới hang trở về.”


Hình thức đối đáp theo thể thơ lục bát 6-8 này vẫn có trong dân ca quan họ Bắc Ninh. Xem người mẫu ảnh đang mặc bộ áo quần quan họ Bắc Ninh.


Bất kỳ ai muốn sao chép điều kể trên cho hoạt động in sách thương mại, hoặc hoạt động giảng dạy, phải xin phép Hội An Việt toàn cầu, mà đại diện là ông Tôn Phi tại Sài Gòn, nếu không sẽ bị coi là đạo văn và bị phạt rất nặng.


Đến bây giờ, bạn biết, tại sao sách của Tôn Phi rất đắt, mà người ta vẫn tranh nhau mua. Các cô giáo dạy văn ở Việt Nam không bao giờ biết câu chuyện gốc này. Có chất xám, tự dưng sẽ bán được tiền.


Không chỉ cướp lãnh thổ của người Việt, mà người Tàu còn cướp triết Nho, tức là cướp luôn văn hóa của Việt, sao chép lại thành văn hóa phong kiến bây giờ. Người đời rất ác ý gọi đó là đạo Khổng, mà không biết công lao thầy Khổng đã vun trồng văn hóa Việt Nho ngay trên đất thiên triều.


Khoảng 100 năm qua, ở nước ngoài, và ngay cả trong nước, có những tổ chức chống phá triết Nho rất mạnh, tiếp tay cho các ý hệ ngoại lai băm vằm nước ta. Họ không hề hay biết đó là nền chủ đạo của đất nước. Tiêu biểu trong số đó có Tự Lực Văn Đoàn của nhà văn Nhất Linh. Nhất Linh bị Ngô Đình Diệm ép đến nỗi trầm cảm chết, e rằng không có gì sai. Đó là chưa kể, sách giáo khoa văn học từ lớp 1 đến lớp 12 do các tác giả Hà Nội biên soạn làm cho học sinh bị nhầm lẫn vấn đề. May mà trường Văn Khoa Sài Gòn có giáo sư Kim Định khảo cứu được.


Xin tặng cô Thuận Lê, cô giáo dạy văn hồi cấp II của tác giả.

Quận 7, Sài Gòn, ngày 19 tháng 09 năm 2021

Tôn Phi

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.

Trợ lý: tonthanck@gmail.com.

Paypal: teacherkimngan@hotmail.com.


Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học dân gian của tác giả Tôn Phi, đã phát hành trên Amazon.

Advertisement

6 bình luận về “Phân tích bài thơ “Cái cò cái vạc cái nông” trong ca dao Việt Nam.

  1. Ca dao lục – bát được soạn nhiều thể loại dân ca vùng miền các điệu hò, điệu lý (hò Huế, hò bài Chòi, hò Nam bộ, lý Huế, lý Nam bộ, lý Gò công…) chứ không riêng chỉ có hát Quan họ đâu, tác giả nên xem lại điều này.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s