Các trường đại học trên thế giới có xu hướng biến tướng thành các tập đoàn Tư Bản.

Nền kinh tế tri thức

Phần 23: Các trường đại học trên thế giới có xu hướng biến tướng thành các tập đoàn Tư Bản.

Tôn Phi.

Có những trường học phí 0 đồng. Nhưng, sinh viên không hề lời nhà trường đâu quý vị. Sinh viên tốt nghiệp lại làm cho nhà trường. Nhà trường hưởng free bản quyền phát minh của sinh viên. Đây là sự diệu kỳ của Tư Bản chủ nghĩa.

Trong tác phẩm “siêu kinh điển” Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản, ở các bài “Vì sao nước Đức giảm học phí đại học cho sinh viên” và bài “Vì sao chủ nghĩa Tư Bản đầu tư nhiều cho sinh viên”, tác giả Lê Minh Tôn lý giải thành công rằng, sắp tới, tất cả các trường đều sẽ miễn giảm học phí cho sinh viên, nhất là các trường ở các nước Tây phương có truyền thống Tư Bản chủ nghĩa. Thực tế đã chứng tỏ như vậy: Tại Phần Lan, học lực trung bình, đi học đại học không những không mất tiền mà còn có lương.

Vì sao các trường thuộc khối “Xã hội chủ nghĩa “ như Việt Nam, Trung Quốc lại tăng học phí? Rất đơn giản. Việt Nam, Trung Quốc không phải là một nước “Xã hội chủ nghĩa” mà thực chất là một nước tư bản biến tướng.

Trong nền đạo đức y cứ trên Kinh Thánh (Tư Bản chính hiệu), các kinh tế gia nhận định rằng, thế hệ sinh viên đàn anh đi trước đã đóng học phí, chi trả tiền xây dựng nhà trường. Sau 10 năm, nhà trường lấy lại đủ vốn. Sang năm thứ 12, nhà trường có lời. Vậy, đến năm thứ 12, sinh viên lứa đàn em đi học không cần phải đóng học phí xây dựng trường nữa. Vì vậy trường của thế giới Tư Bản là 0 đồng. Họ càng cho đi, thì Đức Chúa Trời càng cho họ giàu. Bên Tây, năm 2021 này, sinh viên đi học không phải đóng tiền là như vậy.

Trái lại, các trường, như ở Việt Nam, gian lận tài chính. Kết quả là nợ đầm đìa, và phải “chém đẹp” trên sinh viên. Đó là lý do vì số học phí các trường tăng lên như xe đạp lao xuống dốc không phanh. Càng keo kiệt thì càng nghèo đói.

Tư Bản chủ nghĩa không tài giỏi gì hơn phát-xít. Tư bản chủ nghĩa cũng không tài giỏi gì hơn “Xã hội chủ nghĩa”. Tư Bản thành công vì Tư Bản đã tổ chức đời sống 100% dựa theo Kinh Thánh, đạo từ Trời xuống, của Chúa Giê-su.

Ông hiệu trưởng đại học thủy sản Nha Trang xây được nhà 4 tầng, như cả trường thì nghèo. Lý do, ông hiệu trưởng Nha Trang không biết làm kinh tế, suốt ngày xin dự án trên bộ rót xuống. Trường thủy sản Nha Trang mà lại không có tiền, tôi nghe kể mà không thể nhịn tức được. Nếu chú tôi, tốt nghiệp kỹ sư thuỷ sản, lên làm hiệu trưởng, trường Thủy sản Nha Trang có thể sẽ sẽ mua đứt cả vịnh Cam Ranh để nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu ra khắp thế giới. Một trường đại học có lợi thế như vậy không được phép nghèo. Vậy mà nó lại nghèo.

Ngược lại, ông giáo sư hiệu trưởng đại học Tây có thể trung lưu, nhưng , ngôi trường của họ có tích lũy tư bản. Các dự án của họ phục vụ cho nhân dân, dự án thành công thì họ ăn % nông dân ban phát chứ họ không cần ngân sách trung ương ban phát. Đây gọi là lấy tiền từ người dân đẩy lên. Vì vậy, Tây phương có tích lũy tư bản, điều mà các nước Trung Quốc, Việt Nam không có.

Trung Quốc và Việt Nam, cả quốc gia đã đặt sai nền móng. Cho nên, cái đồng hồ cũng không sản xuất được, mà toàn phải đi nhập phụ kiện lắp về.

Ông Trần Oanh, một doanh nhân tại Séc, bạn của chúng tôi, đưa ra lời giải thích có lẽ còn sắc sảo hơn cả tác giả, triết gia Tôn Phi.
“Ngày ấy, 2021 Việt Nam chưa có công ty nào sản xuất đồng hồ cả, toàn đi nhập nước ngoài về.??? Tôn Phi Ok, tui hiểu là thế kỷ 21, nhưng ông bạn viết vậy, sẽ được hiểu là năm 2021 chưa có ai ở VN sản xuất đồng hồ??? Ở Sài Gòn, từ những năm 90 đang thịnh hành SK, CITYZEN… người Sài Gòn họ đã nhái ( làm giả) y chang nó, rồi đem di các nơi bán rùi nha ông bạn! Kinh thặc. Song vẫn chưa thực thụ là sản xuất. Họ đặt hàng Hồng Kông, Thái Lan sau đó về ráp lại! Ở Hà Nội, trước tui cũng biết có nhiều cao thủ sửa chữa đồng hồ, nhưng cũng có thể sản xuất được. Cơ mà vì cơ chế, chế độ…thành ra họ kể cả kỹ sư xịn xò bây giờ, họ tính buôn bán chụp dựt, manh mún, ăn sổi ở thì giàu nhanh mà an toàn cho họ. Nên xã hội cứ ì ạch suốt! Người có tài thành bị tai, nên họ sợ à!”

Vì văn hoá nước ta thấp như vậy, cho nên không có nhà Tư Bản nào hay kỹ sư đầu sỏ nào dám mở công tư sản xuất đồng hồ. Chương trình ấy nếu làm phải mất 15 năm sửa soạn, mà với văn hoá gian thương thế này thì không ai chịu được đường đi dài như vậy. Tất cả nhập về lắp ráp cho nhanh.

Muôn đời cả nước Việt Nam không sản xuất được 100% chiếc đồng hồ. Nếu tiếp tục duy trì văn hoá như vậy.

Trừ khi, các trường đại học của nước ta và cả xã hội nước ta tổ chức đời sống kinh tế theo lối Tư Bản chủ nghĩa, tức là, theo văn minh tin lành.

Chỉ cần anh sinh viên Tôn Phi làm hiệu trưởng trường Nhân Văn Sài Gòn thôi, hay trưởng khoa cũng được, đảm bảo sau 10 năm, trường giàu hơn trường Havard bên Mỹ. Tôi sẽ bảo giảng viên và sinh vien toàn trường bán sách trên Amazon. Lúc ấy ví tiền luôn đầy ắp, sinh viên đi học không phải đóng tiền. Thế giới Tư Bản nhìn trước được vấn đề 200 năm sau, cá biệt có nước Do Thái đã có kế hoạch cho 500 năm sau.

Sài Gòn, ngày 03 tháng 12 năm 2021.

Tôn Phi.

Ảnh: Trường Tôn Đức Thắng ở quận 7. Bản quyền ảnh: Tôn Phi.

Đón đọc bộ sách của tác giả Tôn Phi đã phát hành trên Amazon:

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s