
Chiếc đồng hồ của dượng
Phần 5: Xóm trọ ngoại ô.
Dượng ngồi cạnh bà cô. Trong bức ảnh này, dượng mặc áo ngực trắng, tay xanh. Hồi ấy dượng 21 tuổi, ngây thơ, trong trắng.
Trong đám dế này, dượng là đứa khởi nghiệp muộn nhất. Ai cũng nghĩ dượng sẽ mãi là nhà văn nghèo.
Nhưng, chỉ mình dượng là có phát minh. Mấy đứa em họ của cậu, không đứa nào có phát minh, cho nên sự giàu có của tụi nó cũng chỉ đắp đổi qua ngày.
Dượng đợi rất lâu, mà không thấy ai cạnh tranh. Kỳ lạ quá. Không ai cạnh tranh, mình lấy đâu ra động lực phát triển? Cả nước Việt Nam lúc ấy chỉ có mình nhóm của dượng đăng sách bán trên Amazon.
Dượng viết cả một cuốn sách dạy người ta cách đưa sách lên Amazon nữa. Vậy mà, cũng không ai viết sách như dượng cả. Dượng một mình một sân. Dượng rất muốn dạy nghề nhưng không có ai đến học. Họ sợ không làm nổi, dượng lại thấy rất dễ.
Chỉ có dượng là dám bỏ đi chơi một tháng mà vẫn có tiền. Cháu biết sao không? Người Việt bên Pháp mua sách của dượng rất đông. Họ thích thì họ click chuột vào trang Amazon, ai mà cấm họ được?
Trong khi dượng ngủ thì vẫn có người mua sách, tài khoản của dượng vẫn tinh tinh, teng teng. Còn những người khác, dù là giám đốc, cũng chỉ bán hàng được quanh quẩn trong quận, mà lại có quá nhiều người cạnh tranh. Trong khi đó , không ai cạnh tranh nổi với dượng. Sách của dượng quá chất lượng, nên, trong một thời gian dài, không có đối thủ cạnh tranh.
Tôi chở thằng cháu đến nhà người bạn già. Người bạn tên Toán, hơn tôi 15 tuổi, sống một mình, không vợ con, lầm lũi. Tôi giúp nó đưa sách lên Amazon. Từ đó về sau nó mới có tiền sống, tiền đóng trọ,… Song, lúc tôi bảo nó lấy vợ thì nó lại không chịu. Nó thích chui rúc trong cái chuồng tôn. Thỉnh thoảng tôi phải đến thăm để biết nó còn sống.
Khi đã có tiền rồi, dương vẫn hay đến xóm trọ ngoại ô.
Dượng bảo, bác Toán đến ở với nhà mình, cho vui, và sạch, mà bác ấy không chịu.
Mỗi tháng, con phải đến thăm bác ấy một lần, xem bác ấy có thiếu gì không.