Phân tích kịch “Lão hà tiện” của nhà văn Molière

Một cô nhân viên ngân hàng đang đọc sách Nền kinh tế tri thức của tác giả Tôn Phi.

Vì sao dân tộc Việt Nam rơi vào tín dụng đen và cho vay nặng lãi?

Nền kinh tế tri thức
Phần 35: Vì sao dân tộc Việt Nam rơi vào tín dụng đen và cho vay nặng lãi?
Thưa quý vị,

Trong tiểu thuyết Lão hà tiện, văn hào Pháp Molière khắc họa cảnh cho vay nặng lãi ở thành phố Paris thế kỷ XVII. Người này vay lãi một phân, xong cho người thứ hai vay lãi hai phân. Người thứ hai lại cho người thứ ba vay lãi ba phân và cứ thế đến người thứ mười thì vay lãi mười phân. Cảnh cho vay nặng lãi phải nói là kinh hoàng. Nhà triệu phú Harpagon (Hạc-pa-gông) cho người ta vay lãi, để rồi chính con trai lão lại đi vay lại người mà lão đã cho vay. Lão suýt gián tiếp giết chết con trai mình.

Việt Nam thời điểm này cũng giống như nước Pháp thời đó. Các biển cho vay nặng lãi dán công khai ngoài đường, trên điện thoại, mạng xã hội, các thứ tràn ngập. Chưa kể, trên mạng, các môi trường văn hóa thấp như Facebook, Zalo đầy rẫy cho vay nặng lãi, tài chính tín dụng đen. Việt Nam thế kỷ XXI giống như nước Pháp thế kỷ XVII, (cách đây 400 năm). thậm chí còn nặng hơn, vì thời thế kỷ XVII dân xã hội nước Pháp chưa có Internet để đăng tin cho vay tài chính. Đến hạn không có trả, dân xã hội đe dọa, thậm chí đánh đòn, thậm chí xin cánh tay, người vay không có tiền trả(nhiều người bị bần cùng phải đi đến tự tử). Tất nhiên, dân xã hội cho vay có lý của mình, “mày ngu thì mày vay của tao, chứ có ai bắt mày vay”.

Ngôn ngữ tiếng Việt không có cấu trúc chủ ngữ-vị ngữ rõ ràng như ngôn ngữ tiếng Anh, tiêng Ý, cho nên, nhiều nhà cho vay nặng lãi dùng bẫy ngôn ngữ (Tiếng Việt) để đánh lừa người đi vay. Về chủ đề này, xin dành cho các bạn của tôi trong phân ngành ngôn ngữ học, thuộc khoa văn học và ngôn ngữ, khóa 2014-2018, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn vào phân tích chuyên sâu hơn.

Tôi là một nhà phát minh, đã đưa được các tác phẩm của mình lên Amazon. Nhưng, những người không có phát minh, cũng không có gì trong tay cả, họ sẽ làm gì để có tiền sinh sống? Nhất là ở các thành phố đắt đỏ? Đương nhiên, hoặc là đi vay nặng lãi, hai là đi phạm tội.

Có hai loại ngân hàng. Một là ngân hàng cho vay thế chấp, hai là ngân hàng cho vay tín chấp. Cho vay thế chấp nghĩa là anh phải cắm sổ đỏ, giấy tờ nhà thì tôi mới cho vay. Cho vay tín chấp nghĩa là, tôi thấy anh là dân văn phòng hoặc dân lao công, có bảng lương hàng tháng, nộp thuế đầy đủ, hóa đơn rõ ràng, hạnh kiểm không đến nỗi tệ thì tôi cho anh vay. Các nước văn hóa cao như Do Thái, Hà Lan cho vay tín chấp. Các nước văn hóa thấp như Trung Quốc, Việt Nam cho vay thế chấp. Nhiều người không có tài sản để thế chấp, bởi vậy phải vay tiền của xã hội đen.

Dân tộc Pháp biết, nếu để dân tự phát về kinh tế, ắt sẽ tái hiện nạn cho vay nặng lãi, nên mỗi tháng chính phủ Pháp phải cấp cho mỗi người dân. Tất nhiên, tôi là nhà phát minh, tôi không cần đến số tiền trợ cấp đó. Tôi viết bài này để khơi mở sáng kiến để chúng ta cùng bắt tay vào chương trình hành động. Gọi là chúng ta, tôi biết chỉ có tôi, và một số rất ít bạn, muốn thay đổi văn hóa này.

Hiện nay, tôi cùng kỹ sư Nguyễn Hữu Qúy đang thí điểm ngân hàng số Phú Qúy cho vay tín chấp. Rất mong được quý bạn ủng hộ. Chúng tôi đã cho một em sinh viên vay. Chưa biết ngày nào có thể thu hồi vốn, cũ có thể khong. Nhưng chúng tôi tin rằng, em ấy chẳng quỵt ngân hàng Phú Qúy bởi vào đại học là vào môi trường văn minh, sau này tốt nghiệp, em đi làm 10 đồng, trả 0.5 đồng, rồi dần dần cũng hết. Ý tưởng ngân hàng số, không dùng các biện pháp nghiệp vụ hay bạo lực để đòi nợ, song, cần uy tín của người vay. Chúng tôi muốn làm một cuộc cách mạng về văn hóa vay và cho vay dành cho gười Vietj. Tại sao chúng ta không thể nâng cao chỉ số tín chấp của người dân Việt Nam, như chỉ số tín chấp cao của dân Do Thái?

Tất nhiên, trong quá trình vay vafcho vay, có một số người do rủi ro ngoài ý muốn, (ốm đau bệnh tật, bi hoạn nạ trong cuộc sống) mà không trả được gốc và lãi vay, ngân hàng sẽ mất. Nhưng số này rất ít, vô cùng bé, trên tổng số người đi vay.

Có người đã gửi vào tài khoản của ngân hàng Phú Qúy 200 triệu (chưa giải ngân). Vậy là chúng ta đã đúng về mặt nguyên lý. Xin chân thành cám ơn khách gửi này. Hãy làm lợi ra số “ta-lâng” ấy. Hoàn toàn có thể nâng cao được chỉ số tín chấp của người Việt, như lời hứa của Đức Giê-su trong Ma-thi-ơ chương 6: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì bất cứ ai xin thì sẽ nhận được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở cho.”


Quận 7, Sài Gòn, ngày 28 tháng 11 năm 2021
Tôn Phi
Liên lạc tác giả: tonphi2021@Gmail.com
Ảnh: Một cô nhân viên ngân hàng đang đọc sách Nền kinh tế tri thức của tác giả Tôn Phi. Nàng hết lời khen ngợi.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s