GIÁO DỤC ĐI VỂ ĐÂU?
KHI BỎ CHÂM NGÔN:TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2021 có cuộc Hội thảo về Giáo dục do Ủy Ban Văn Hoá Giáo dục Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tham luận viên là Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm đề xuất: Nên bỏ câu TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN của Khổng Tử. Giáo sư cho rằng câu châm ngôn này ngăn cản tinh thần độc sáng ( sáng kiến cá nhân ) ngăn cản sự phát triển xã hội.
Đây là vần đề quan trọng và lớn lao của Văn Hóa Dân tộc Việt, kẻ thù truyền kiếp đã âm mưu tiêu diệt Dân tộc Việt Nam bằng cách tiêu diệt Văn Hoá để chiếm đoạt vị trí chiến lược Việt Nam mà bành trướng, họ đã liên tiếp thực hiện suốt 4718 năm nay mà chưa làm nổi, nay lại đến lượt Giáo sư bồi tiếp, vì đây là vấn đề cốt tủy của Văn Hoá :
Văn Hoá “ Vi Nhân “
Hai nền Văn Hóa
Đại Hán đã khởi đầu công cuộc tiêu diệt Văn Hoá Dân tộc Việt kể từ khi Hiên Viên Hoàng Đế lên ngôi, tới nay đã là 4718 năm. Hiên Viên là lãnh tụ Du mục từ Tây bắc tràn qua, đánh với Si Vưu, lãnh tụ Nông nghiệp của Đại chủng Việt, một bộ tướng của Bà Âu Cơ , hai bên đánh nhau tại trận Trác Lộc ở Bản Tuyền, Si Vưu bị thua, máu chủng Việt chảy lan hàng dặm,
Hiên Viên lên ngôi, xưng là Hoàng đế, các nha cầm quyền Tàu lần lượt thanh toán các chủng Việt ở lưu vực Hoàng Hà và Dương tử, theo các nhà nghiên cứu Văn Hóa Tây phương thì có đến 800 ethnical groups. ( nhóm sắc tộc )
Đại Hán bắt Tứ di: Bắc Địch, Nam Man, ( Lạc Việt :Việt Nam ) Đông Di, Tây Nhung sống ở xung quanh để bảo vệ Đại Hán, do đó mà có tên Trung Hoa ( Trung là ở giữa Tứ Di, Hoa là tự xưng mình dân tộc sang trọng , chứ Trung Hoa chẳng có lấy một tên nước có ý nghĩa về Văn Hoá cao đẹp,trong khi Việt Nam có đến mấy chục tên bằng chữ Nho đầy ý nghĩa cao đẹp về Nhân bản !
Hiên Viên là dân Dụ mục hàng ngày dẫn đàn súc vật ra đồng cỏ, ngồi trên lưng ngựa, dùng chó và gậy mục đồng điều khiển súc vật, ho luôn phải chiếm đồng cỏ mới mà chăn sức vật , nên phải Du cư vả ở trong lều vải , họ không thể trồng trọt để có rau cỏ để ăn, họ chỉ ăn thịt súc vật ,nên người rất vãm vỡ , họ giết súc vật rất tàn nhẫn ,có khi cắm cọc vào đít súc vật cho chết từ từ , do những thói quen đó mà un đúc nên nền Văn Hóa Du mục mang bản sắc : Bạo động, giỏi chiến tranh, cướp bóc và bành trướng , đây là nền Văn hoá Thô bạo đã gây nên Lịch sử của Thế giới – Lịch sử của Cá Lớn nuốt Cá Bé, Mạnh được Yếu Thua hay Dĩ cường lăng Nhược (Partout the Delicat < Văn hoá nhu thuận của nông nghiệp > est toujours vaincu par le Grossier < Văn hoá Bạo lực thô lỗ của Du mục > –
Si Vưu – lãnh tụ Nông nghiệp – của Đại chủng Việt -, sống bằng nghề Nông, đại chủng luôn quan chiêm thời tiết tức là Dịch lý để gieo trồng cho đúng thời vụ, giúp cho hoà cốc phong đăng , nên cảm nghiệm ( Feel ) và thể nghiệm ( experience ) được những vấn đề nền tảng của Vũ trụ và Nhân sinh, đây là Vũ trụ quan động theo Dịch lý cũng là Thiên lý, và Nhân sinh Quan Nhân chủ mang tinh thần Nhân chủ: Tự Chủ, tự Lực , tự Cường.
Đây là nền Văn Hoá Nhân bản , biết lấy con Người làm trọng và tìm cách xây dựng xã hôi có đủ cơ hội và phương tiện giúp con người phát trển toàn diện vể Tư cách ( thành Nhân)và khà năng ( thành Thân ) .
Con người có Tư cách thì không làm bậy, có khả năng mới biết cách ăn nên làm ra để giúp cho cuộc sống được Thân an Tâm lạc,khi đó con người mới đạt được Hạnh phúc, đó là mục tiêu cao cả của con người và nhân loại.
Còn nền Văn Hoá Du mục do bản chất Bạo động, thiện chiến và giỏi cướp bóc,coi của trong hơn người,nên là nền Văn Hoá Vật bản , họ chỉ cần sự phát triển của cơ bắp và cuồng tín, lấy việc giết người không nương tay làm anh hùng cách mạng, cho việc cướp được nhiều của là thành công, là vinh quang, sự nghiệp vinh quang nhất là tước đoạt được quyền Tự do dể tước quyển Tư hữu của toàn dân và toàn thế giới , đó là mục tiêu to lớn của chế độ Vật bản , do vậy mà không cần tu thân, không cần đến giáo dục Vi Nhân ( Giáo dục làm Người ), mà chỉ cần giáo dục thành tích, chỉ biết càch dùng mánh mung, mưu gian để đạt thành tích Vật bản.
Hai nền Giáo dục
Nền Văn Hoá Nhân bản Việt Nho định nghĩa về con Người như sau: Nhân giả kỳ:con người là :
1.-Thiên Địa chi Đức: là cái Đức của Trời Đất. Đức là Điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng Tính Tình. hay con Ngưòi là Tinh hoa của Trời Đất.
2.- Âm dương chi giao, quỷ Thần chi hội :Con Người là do sự giao hợp của Âm Dương mà sinh ra , cũng là nơi Qủy / Thần kề lưng nhau, lúc này còn là Thánh , phút sau có thể thành Qủy.
Hỏa
↑
Mộc←THỔ→Kim
↓
Thủy
Hữu / Vô lưỡng nhất→ Vũ trụ
3.-Ngũ hành chi tú khí: Ngũ hành là khí chất tốt đẹp của hai cặp đối cực Thuỷ /Hỏa, Mộc / Kim và hành Thổ; Thuỷ Hỏa tượng trưng cho Vật chất ( Thuỷ: Vạn vật chi nguyên ) và Tinh thần ( Hỏa: năng lượng) , Mộc tượng trưng cho sinh vật, Kim cho khoáng chất.
4 hành xung quanh tượng trưng cho Thế giới Hiện tượng hay Hữu, còn THỔ tượng trưng cho Vô. Vô là Chân không là NGUỒN TÂM LINH, tức là nguồn năng lượng bức xạ vô tận miễn phí, mà Einstein đã cho là Nguồn Năng lượng có công thức E =mc2, tức là nguồn Năng lượng Tình yêu sáng tạo ra Vũ trụ muôn loài.
Thổ còn là Vector equilibrium có chức năng điều phối tiết nhịp Hòa ( Cân bằng ) của Vũ trụ ( cosmic rhythm ).
Con người ở vị trí Hành Thổ nên cảm nhận được Thiên lý tại Nhân tâm:
Hỏa ( Tinh thần ) Thiên
↓ ↓
THỔ Nhân
↑ ↑
Thuỷ ( Vật chất ) Địa
Thiên +Địa = Nhân ( Tam Tài )
Hữu / Vô lưỡng nhất→ Vũ / Trụ: Time – Space – Continuum
Vậy Ngũ hành là cơ cấu tạo nên Vũ tru, Tổ Tiên chúng ta gọi là Tạo Hoá lư hay Lò Cừ ( nung nấu sự đời )
Theo Nho, khi được sinh ra là con người “ chưa thành “ rồi mới “ đang thành suốt đời “, nên khi sống trên trường đời phải tu luyện Nhân Tình và Nhân Tính. Phật giáo thì cho con người còn Tham Sân Si, nên cũng phải Tu thân.
Theo Công giáo, thì con người là con Chúa, nhưng phạm tội Tổ Tông, nên cần phái Tu thân, để có Tư cách hay Thành Nhân và khả năng để thành Thân . Thành Nhân để không hành động theo Bản năng như loài vật, Thành thân để biết cách làm ăn, không phải tìm mưu gian để ăn cướp .
Còn Mác thì con người là con vật kinh tế , họ coi “ của trọng hơn Người, “ nên tìm mọi cách để chiếm đoat tài sản, chẳng cần tu, vì khi có tu thân thì tinh thần ngăn cản không thể cướp đoạt bất cứ thứ gì của bất cứ ai dưới bất cứ nhân danh nào!
Đó là lý do Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm có bài Tham luận đề nghị bỏ Câu Châm ngôn “Tiên học Lễ, hậu học Văn “ về mục tiêu truyền thống Giáo dục cũa dân tộc Việt Nam, vì họ không cần làm người, mà chỉ cần có của cải bằng cách tước đoạt, nên chỉ cần có sức mạnh và mưu gian nhân danh là đủ .
Theo Việt Nho để thăng hoa cuộc sống con Người mang yếu tố “ Qủy Thần chi hội “,nên cần phài tu dưỡng Tính Tình ,đó là lối Giáo dục có hai Mục tiêu: Huấn linh và Bác vấn,
Huấn linh là cách dạy Quy tư vào lòng mình, về nguồn Tâm linh tức là nguồn Tình yêu mà “ Đôn hồ Nhân, cố năng ái “: Đôn hậu Tình Người mà biết cách Yêu mình yêu mọi người và cả vạn vật nữa, gọi là Nhân ái . Khi có Tình yêu thì con Người có Tư cách, biết tự chế không làm bất cứ điều gì làm tổn thương đến vật chất và tinh thần của người khác, từ lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ , từng cái nhìn , cũng như hành động, đó là lẽ công bằng, ta có thể gọi là Nghĩa.
Như vậy nhờ Tu thân mà con Người đạt được Đức : Nhân ( Nhân ái ), Đạo Nghĩa hay Tình Lý ( công chính ) tức là Đạo Đức. Khi sống thì hành xử với nhau sao cho Tình / Lý lưỡng nhất thì đạt được Đức : Hùng (thể chất ) / Dũng* Tinh thần ) , nhờ Hùng Dũng mà con Người có thể Bao dung nhau, kể cả khi có sự bất đồng, do đó mà “ Vi Nhân nan hĩ: Làm Người khó thay! ” , còn mếp sống buông thả theo Bản năng, thì cứ đem sức tàn phá của Hận thù mà tiêu diệt nhau, để cướp bóc nên dễ hơn .
Việc Huấn linh thì phải lặp đi lặp lại suốt đời thì mới duy trì được Đạo Đức’
Bác vấn là phải Suy Tư để Học rộng, hỏi nhiều cho rõ, suy nghĩ cho chín chắn, phân tích tổng hợp vấn đề cho trôi chảy rồi đem điều đã học được mà áp dụng vào đời sống hàng ngày, đó là cái thang 5 nấc của việc Học và Hành : “ Bác học , Quảng vấn, Thận tư, Minh biện , Đốc hành.
Nhờ Bác học mà chu tri ( holistic knowledge ) hay kiến thức viên mãn,không phiến diễn sinh ra nạn dùng lý lẽ vụn vặt mà cãi cối cãi chày tranh dành hơn thua làm thương tổn nhau mà không quan tâm tới Đạo lý làm Người.
Cách Học và Hành làm Người quả là khó khăn, không dễ như khi làm Cách mạng vô Nhân đạo.
Tóm lại, qua những lý do trên mà chúng ta thấy điều đề nghị của của Giáo sư Tiến sĩ Thêm có mục tiêu hủy diệt Nhân Tình và Nhân Tính của con Người, quả là không khác gì với chính sách thâm ác của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương xưa nay!
Mục tiêu của Họ là muốn tiêu huỷ nền Văn Hoá Nhân chủ của chúng ta xuống hàng Vật chủ với nhau,
Điều mà chúng ta nên ghi Tâm khắc cốt là Tàu đã độ hộ Dân tộc chúng ta hơn 1000 năm và gây hơn mười mấy cuộc chiên lớn nhỏ , đã áp bức bóc lột cho nghèo đói, đã tích thu hết sách Kinh điển Việt Nho, thậm chí Bùi Hiền còn đem tiếng Quảng Đông để phá rối tiếng Việt, thế nhưng không cách nào tiêu diệt được Văn hóa Việt Nam, vì tinh thần Văn Hoá của Việt Nam cao hơn, và cũng là nhờ vào Văn chương truyền khẩu không cách nào tịch thu được. và cao hơn nữa là Tổ Tiên chúng ta đã biết cách đem tinh thần Văn Hoá vào trong nếp sống hàng ngày của Dân tộc qua thuần phong mỹ tục, tinh thần Dân tộc đã luân lưu trong huyết quản của Dân tộc và truyền qua hai tiếng Đồng bào nơi cửa miệng mọi người , Đồng bào là danh từ tuyệt đỉnh thâu tóm Tinh Hoa Văn Hoá của Dân tộc . Vì bị sa đoạ, nên nhiều người không dám xưng nhau là Đồng bào ( people of the same womb ) nữa, mà thay thế hai chữ Đồng hương ( Country man ) đã bị lột trần tinh thần của Dân tộc.
Qua các cuộc cải cách, dưói sự soi đường dẫn lối cũa kẻ thù truyền kiếp , CSVN bồi thêm những cú tẩy xóa Văn Hoá Tổ Tiên để thay thế vào Chủ nghĩa Vật bàn :Mac, Lênin , Staline ,Mao Trạch Đông , nên tinh thần Văn Hóa Thái hòa của Dân tộc đã lao xuống dốc! CSVN còn “ tịch thu sách chôn Nho “ nguy hiểm hơn Tần Thủy Hòang.
Sau Đây là vài vần đề đạo chích của Kẻ thù truyền kiếp cần phải làm rõ :
Theo T.G. Kim Định thì người ta lầm tưởng Nho là Văn Hoá của riêng Tàu, Tàu dạy Nho cho Việt Nam là giống Nam Man mọi rợ, theo sự thâm cứu từ Gốc tới Ngọn thì sự thực lại ngược lại là : “ Tàu đã học mướn viết nhờ Việt Nho “, sau đây là chứng cớ:
1.-Hán Nho của Tàu không có Gốc DỊCH LÝ Âm Dương Hoà ,vì Dịch của Tàu chỉ mượn Rồng của Việt mà không chọn Tiên, vì Tiên mềm yếu không hợp với khẩu vị Bạo động của Du mục , họ không hiểu rằng cần phải có đối cực Âm và Dương mới kết thành Dịch Âm Dương Hoà, đằng nay Dịch Tàu chỉ có Rồng là độc Dương mà “ Độc Dương thì bất sinh, phải có hai cực Âm Dương tương thôi với nhau mới biến hoá được mới thành Dịch , do đó mà Hán Nho không có Gốc Dịch, Dịch là Linh hồn của Nho, nên Tàu chỉ có thứ Nho mất Hồn Hán Nho, nên Hán Nho sa vào vòng bá đạo.
Dịch lại là nền tảng của con Người cũng là nền tảng của Vũ trụ:
Con Người trong Tam tài: Nhân = Thiên +Địa
Nhân giả kỳ Thiên / Địa chi Đức
Không gian / Thời gian Lưỡng nhất = Vũ ( Không gian ) / Trụ ( Thời gian )
( Tìme – Space – Continuum )
Thế mà Tàu có 64 quẻ Dịch rất đồ sộ chỉ để bói toán, bói toán là 1 trong bốn mục tiêu của Dịch, còn 3 mục tiêu quan trọng khác thì không biết đến!
Nho là nền tảng của Tổ ấm Gia đình
Hình Hà Đồ ( Sách Cha ) Hình Lạc Thư ( Sách Mẹ )
Hà đồ có 30 nốt đen (Âm) + 25 nốt trắng( Dương )
Lạc Thư có 20 nốt đen (Âm ) + 25 nốt trắng
Hà đồ + Lạc Thư: 30 + 20 = 50 nốt đen
Hà đồ + Lạc Thư :25 + 25 = 50 nốt trắng’
Ha đồ + Lạc thư: 50 nốt đen + 50 nốt trắng = 100
Kết luận
1.- Hà đồ và Lạc thư đều có 50 nốt trắng và Đen tượng trưng cho
Nam Nữ bình quyền
2.- Đồ – Thư hợp nhất có 100 trăm nốt Âm Dương , tương trưng cho huyền thoại Tiên Rồng vớí 100 trứng 100 con, cũng tương trưng cho Nam nữ bình quyền , nền tảng của Tổ ấm gia đình cũng là nền tảng của Xã hội.
Vậy Tàu không có Gốc Dịch ( Thiếu Âm) và cũng không có Lạc Thư ( sách Mẹ của Lạc Việt), nên không có Gốc Gia đình Tổ ấm nên xẩy ra cảnh trọng Nam khinh Nữ, Chồng Chúa Vợ Tôi , đàn ông có 5 thê 7 thiếp, Tần Thuỷ Hoàng , khi chết chôn sống theo 3 ngàn cung nữ !
Vây Hán Nho của Tàu không có Gốc Dịch và cũng không có Gốc Gia đình , rõ ra là Văn Hoá đạo chích, truyền thống Đạo chích ngày nay còn phổ biến, vì các nước phương Tây đang tố cáo sản phẩm Trí tuệ của họ luôn bị đánh cắp !’
Âm mưu Dịch Chủ vi Nô của đại Hán
Xem thế thì Nam Man có nền Văn Hoá vô địch, nhưng bị Hán Nô “ Dịch Nô vi Chủ “ Tàu vu cho Tứ Di là man di mọi rợ, mà tự phong cho Hoa Hán là dân sang trọng , mặt khác lại áp bức bóc lột Việt Nam làm cho nghèo hèn làm kế lộn sòng, lâu ngày làm cho nhiều người Việt Nam có học tưởng thật nên một số xung phong làm nô lệ kẻ thù truyền kiếp, oái oăm thay!!!
Để thấy Hoa Hán có sang trọng hay không, chúng tôi xin trưng Vụ Đạo chích Văn Hóa
của Hoa Hán:
Nhân vật Huyền Sử ‘
Tam hòang trong Sử Tàu có Phục Hy, Hoàng Đế, Thần nông
Phục Hy sáng tạo ra quẻ Dịch với nét đứt nét liền, lấy 2 nét đó chồng lên nhau 3 nét theo Tam tài ( 3 hào) thì được 8 quẻ đơn, lấy 8 quẻ đơn chồng lên nhau theo kiểu hợp Nội Ngoại chi đạo thì được 64 quẻ kép.
Phục Hy còn tìm ra Y lý . Phục Hy có biệt hiệu là Thanh Tinh tức là “ Rồng xanh “ tức là nòi Rồng của Việt.
Thần Nông sáng tạo ra nghề nông thuộc Văn Hoá nông nghiệp của Lúa nước thuộc chủng Việt . còn Tàu thì thờ Xã tắc thuộc Lúa khô.
Vậy trong Tam Hoàng, Tàu chỉ có Hoàng Đế, nhưng Hoàng Đế chỉ là ngôi Đế, nhưng tiếm ngôi Hoàng ( Đế là chinh phục là chiếm cứ, mà không sáng tạo Văn Hoá như ngôi Hoàng ). Tàu đã đánh cắp hai nhân vật Văn hoá: Phục Hy, Thần Nông của chủng Việt làm nhân vật Lịch sử của Tàu! Ngoài ra Tàu còn đem nhân vật Bàn Cổ của người Dao làm nhân vật Tiền sử của Tàu do Bàn Cố đem vào thời nhà Hán !
Hán Nho và Việt Nho
Có nhiều thứ Nho, khởi đầu có Thái Nho ở Thái Bình dương với Huyền thoại , khi Thần Tane lên thăm Kho Trời thì được ban cho 3 thúng Khôn và 2 thúng quyền Lực, Huyển số 2, 3 là nền tảng của Thái Nho.
Tiếp đến Hoàng Nho bên Tàu với Bộ sách Tam phần ( số 3 ),Ngũ điển (số 5 ), Bách sách ( Số 8 = 3 + 5 ), Cửu khâu ( 9 = 2x 2 + 5 ).
Nhà Chu cho là ngoại Sữ ( vì thuộc chủng Việt ) nên làm mất . Có đi vào Huyền số ( Mystical numbers ) thì mới hiểu rõ.
Tiếp đến là Nguyên Nho do đức Khổng Từ thuật lại từ Viêm Đế Thần Nông, tục truyền trong vách nhà Khổng Tử có sách chép sách bằng chữ Khoa đẩu: chữ Con Quăng thuộc bộ tộc Rồng có Chữ KỲ: 示: Linh thiêng. Chữ Kỳ có 2 gạch Ngang ở trên và 3 gạch Dọc ở dưới
Con số 2 – 3 và 5 ( 2 + 3 = 5 ) là bộ huyền số về Cơ cấu của Việt Nho:
2 là Dịch lý Âm Dương Hòa ( Vũ trụ quan Động )
3 là Nhân sinh quan Nhân chủ,
5 là nguồn Tâm linh, nguồn Tình yêu sáng tạo ra Vũ trũ và muôn loài.
Vần đề Khổng Tử . Chúng ta không cần biết Đức Khổng là người Tàu ( Thuộc nòi Du mục ) hay thuộc đại chủng Việt, vì 70% dân Tàu đều thuộc đại chủng Việt, bị các nhà cầm quyền Tàu thâu tóm vào., mà chúng ta lưu ý tới Tinh thần vạn thế Sư biểu của Ngài
Đức Khổng Tử “ Thuật nhi bất tác, tổ thuật Nghiêu Thuấn “ về Nho. Nho là nền Văn Hoá : “ Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi Cường giả quân tử cư chi: Nho là nền Văn hoá khoan hoà nhu thuận, không báo oán người lạm dụng ( vô đạo) , Nho là nền Văn hoá hùng cường, Đức Khổng khuyên người quân tử phương Bắc, nên sống theo nền Văn Hóa đó, vì khi đó Phương bắc thuộc nòi Du mục chưa có Văn Hoá !‘.
Nền Văn Hoá phương Nam thuộc Hành Hỏa của Viêm Đế Thần nông,Thần Nông là Tổ 3 đời của Vua Đế Minh là Tỵ Tổ của Việt Nam, phương Nam là hành Hỏa là năng lượng Mặt Trời, nên Viêm Đế có tục Thờ Trời, thờ Thượng Đế, nền Văn Hoá phương Nam là Nguyên Nho của Việt Nam, có Cơ Cấu là Bộ Huyền số 2 – 3, 5.
Sau đó Tàu đã “ học mướn viết nhờ Việt Nho “, rồi xen dặm vào các Yếu tố bạo động của Văn Hoá Du mục vào như:
Tôn quân làm Thiên tử ( Từ Iran )
Trọng Nam khinh Nữ ( nhất Nam viết hữu, thập Nữ viết vô, với Ngu Trung : quân xử thần tử ,thần bất tử tắc bất Trung cùng với Ngu Hiếu ”Phụ xử tử vong, tứ bất vong tắc bất Hiếu, đây là tinh thần của Pháp gia như Thượng Ưởng . . .
Hạ giá và đầu cơ đàn bà, bắt đàn bà bó chân, phụ xướng phụ tuỳ, đàn ông với 5 thê 7 thiếp
Lập Hoạn quan để canh cung nữ cho Thiên tử
Lập luật hình để giữ ngôi Thiên tử .
Lập quân đội chuyên nghiệp đê gây chiến tranh mà cướp bóc.
Khi thêm yếu tố bạo động của Du mục vào Việt Nho đã cạo sửa vết tích Việt Nho để phi tang, thì có Hán Nho. nhưng ăn vụng mà chưa lau sạch mồm, nên bị T.G.Kim Định phát giác . Hán Nho trở thành một hỗn hợp của Việt Nho với yếu tố Bạo động của Du mục.
Thế mà ngày nay vẫn có một số vị làm Văn hóa, làm truyền thông cứ đem những yếu tố bạo động của Pháp gia như Hàn Phi Tử, như Thượng Ưởng trong Hán Nho mà chữi rủa Khổng Tử, Vị có kỳ tài, đã có công thuật lại Nguyên Nho của Tổ Tiên Việt chúng ta .
Đó là điều bất xứng của Con Cháu quên Gốc Tổ Tiên!.
Hán Nho đã làm cho Việt Nho bị tiêu trầm qua hàng bao thế kỷ. Qua 50 năm Triết gia Kim Định đã khai quật nên Việt Nho có Cơ cấu nơi Cổ vật cổ nghệ của Việt Nam và Triết lý An vi nơi Dịch lý Việt có nền tảng từ Huyền thoại Tiên Rồng và Hòn Ngọc Long Toại. ( Xin xem trang mạng: vietnamvanhien.net vể 33 cuốn về Việt Nho và Triết lý An vi, của Triết gia Kim Định cùng những tác phẩm “ Văn Hoá Thái Hòa của Việt tộc “ của Việt Nhân và Nguyển Quang.)
Kết luận
Trở lại với chữ Lễ, Trần Ngọc Thêm lập luận rằng:” Chừng nào còn đề cao chữ Lễ thì người học bị trói buộc trong quan hệ kính trọng một chiều, chừng nào còn đề cao chữ Lễ để ràng buộc nguời học , còn đề cao quá mức vai trò của người thầy , của đáp án thì tư duy phản biện không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.”
Đến đây, thì thực sự tôi không hiểu đuợc giáo sư tiến sĩ muốn nói gì về giáo dục nữa.
Tôi xin thưa về 4 điều mà Tiến sĩ nêu lên:
1.-Vấn dề một chiều của chữ Lễ.
Định nghĩa chữ Lễ : Cung Kỷ/ kính Tha:Trọng Mình và trọng Người, có biết trọng Mình thì mới biết cách trọng Người, muốn biết Tự Trọng thì phải có Tình Yêu, có Tình yêu thì phải tu Thân, khi đó mới trọng người khác được, chứ không phải dùng Hận thù mà phản biện!.
Vậy phải chăng chữ Lễ có một chiều từ trên xuống dưới như là mối Liên hệ một chiều giữa Chủ và Nô cũa chế độ Nô lệ, cũng như chế độ Cộng sản : Chủ là đảng ( Đỉnh cao trí tuệ ) , Nô là nhân dân ( Nghèo và Dốt ) ??
Nền Văn Hoá Việt Nam là nền Văn hoá hai chiều ( ) :
Đối với Chất gia thì :
Có Đi có Lại cho toại lòng nhau :
Cục Đất ném Đi, hòn Chì ném Lại :
Ở cho Phải phải, phân phân, cây Đa cậy Thần, Thần cậy cây Đa. . .:
Còn đối với Văn Gia:
Về Ngũ thường thì
Nhân : ái Thân / ái Nhân: Nhân là Yêu mình và yêu người:
Nghĩa là : Đồng đồng Vãng / Lai: hai bên đều có Đi có Lại với nhau ( Trách nhiệm liên đới hai chiều ):
Lễ : Cung Kỷ / kính Tha :Trọng Mình trọng Người :
Trí: tri Kỷ / tri Bỉ: hiểu mình hiểu người :
Tín :Tín kỷ / tín tha :Tin mình và tin người khác :
Xin lỗi tôi tìm mãi mà không tìm đâu ra mới liên hệ một chiều trong Việt Nho: nền Văn Hoá Thái hoà Việt Nam. Chỉ có những ai phủ nhận Hồn Dân tộc mới không hiểu những thứ cơ bản này, thiết tưởng người Việt Nam nào cũng biết .
2.- Còn một điều khác nữa là Tây Âu, tuy không có chữ Lễ, nhưng lại có Tinh thần “ Bác ái, Công bằng và Tha thứ “ của Kitô giáo cùng với Khoa học kỹ thuật nên mới phát triển , nhưng sự phát triển cao độ của Khoa học cũng phần nào làm cho phần Tâm linh ( Bác ái Công bằng ) bị lảng quên, nên đang bị khủng hoảng do Tâm linh và Khoa học chưa được lưỡng nhất, nên mất Quân bình..
3.- Hai lối phản biện :
Lối thứ nhất. Khi hai bên có sự bất đồng với nhau thì đối thoại ( dialogue ) với nhau hay phản biện với nhau theo Tiêu chuẩn Tinh thần Dân tộc “ Nhân Nghĩa , Bao dung , với mục tiêu Âm Dương hòa, hai bên “ cò kè bớt một thêm hai “ giúp nhau tìm ra giải pháp tương đối “ phải Người phải Ta “ mà hoà với nhau, đó là giải pháp lưỡng lợi (win – win solution ), tuy một bên lợi ít, bên kia lợi hơn, nhưng không ai thiệt hoàn toàn,vì không có bên nào hoàn thiện cả, nhưng Dân tộc lại được hưởng Lợi: Hòa.
Đây là giai pháp Đối thoại rất khó, nhưng tạo ra mối Liên hệ Hòa.
Lối thứ hai. Là lối phản biện với nhau theo tinh thần “ Mâu thuẩn thống nhất “ của Mác .. Bên nào cũng ỷ vào sức mạnh và mưu mánh để độc chiếm bên kia, thống nhất nghĩa là bên này nuốt chững bên kia, đấy là giải pháp được – thua ( Win – lose solution ) gây nên bất HÒA.
Đây là giải pháp mạnh Được yếu Thua gây ra Bất Hòa gây họa cho cá nhân gia đình và xã hội.
Văn hoá Dân tộc không có lối phản biện Được / Thua này, vì lối Được Thua cá nhân sẽ gây ra cảnh phân hoá cho cả Dân tộc sa vào tròng nô lệ!
Tiến sĩ Thêm chưa cho biết ông theo giải pháp nào đây?
4.- Sự phát triển của Xã hội không do phản biện bằng nước bọt mà có, mà là phải dựa trên hai nền tảng: Dân sinh và Dân Trí nhờ vào chính sách Giáo chi và Phú chi.
Có Giáo chi theo quyền Tự do Văn Hoá và Tôn giáo là nền tảng quan trọng giúp làm người có Tư cách , nên không làm bậy có hại cho cá nhân và xã hội.
Có Phú chi thì dân mới giàu mới có khả năng đóng góp cho xã hội có đủ phương tiện và Cơ hội giúp dân phát triển toàn diện về Tư cách và Khả năng.
Chúng ta nên nhận rõ sức mạnh của Dân tộc hay Nội lực của Dân tộc là ở hai yếu tố Dân sinh ( vật chất ) và Dân trí ( trình độ kiến thức và Dân khí ) , Lễ, Nghĩa, Liêm, sỉ là nguồn gốc của hai yếu tố trên. Hoa Kỳ là ví dụ điển hình.
Chính sách tiêu diệt hay hạn chế quyền Tự do và Tư hữu của người Dân là tước động cơ làm việc cũng như sáng kiến của người Dân, nên ngăn cản công trình Giáo chi và Phú Chi, chính sách này chỉ có lợi cho việc cai trị độc tài mà thôi!
Phản biện chẳng giúp gì cho sáng kiến cá nhân, sáng kiến cá nhân chỉ có, là khi con người đã có Lòng rộng,Trí sâu, nhưng “ phải “ vô niệm:no mind “: để xoá màn vô minh Tham Sân Si trong đầu “, giúp cho cái đầu trống rổng , đặng tiếp nhận được tia chớp từ nguồn Tâm linh mới mong, chứ không bao giờ suy tư, phản biện mà có được.
Chúng tôi xin kết luận ngắn gọn là khi bỏ Châm ngôn : “Tiên học Lễ, hậu học Văn “ thì nền “ Văn Hóa Nhân bản của Tổ Tiên sẽ “ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống “ nền Văn Hóa Vật bản “ !
Văn Hóa Vật bản là lối sống theo Bản năng , không cần tu thân, vì thiếu Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, nên giống như súc vật. Xin lỗi, nếu có bị xúc phạm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ đã nêu ra vần đề quan trọng của Dân tộc, giúp con dân Việt xem xét lại lối sống của riêng mình, cũng như chính sách của chính quyền có phản lại Tinh thần Hòa của Văn Hoá Dân tộc hay không, nếu có, thì xin chấn chỉnh lại.
Xem ra Văn Hoá Tổ Tiên Việt Nam không những không quê mùa lạc hậu gì hết, Cơ cấu và Nội dung của Văn Hóa tuy xưa rất xưa, nhưng rất phù hợp với giai đoạn khoa học ngày nay, có những vấn đề Tổ Tiên đã cảm nghiệm được từ 5, 7 ngàn năm trước, mà đến thế kỷ 18, 19, Khoa học gia Tây phương mới tìm ra. ( chúng tôi đã viết trong những cuốn sách trước đây, không tiện viết ra ở đây )
Lại như những giá trị:
Nhân Nghĩa, Bao dung của Nho
Từ bi, Trí tuệ, Hỷ xả của Phật giáo
Bác ái, Công bằng,Tha thứ của Kitô giáo đều là những giá trị thuộc thế giới TĨNH của Tâm linh, nên vĩnh hằng không có thay đổi Cũ Mới gì hết, còn trong thế giới Hiện tượng là thế giới ĐỘNG thì mọi hiện tượng luôn đổi thay theo Dịch lý từ Cũ tới Mới theo luật Tuần hoàn hay Chu kỳ. Xin phân biệt cho rõ để đừng xem thường Tổ Tiên.
Tổ Tiên chúng ta có câu:
Cá không ăn muối cá ươn
Cháu Con cưỡng Tiên Tổ, trăm đường Con Cháu hư !!
Hư đi chỉ vi ba cái cố tật:
1.- “Nhiều Sãi không ai đóng cửa Chùa” quốc gia, vì thiếu tinh thần Liên đới trách nhiệm do thiếu Huấn linh, thiếu Tình yêu.
2.- “ Khôn Độc dại Đàn “ do khôn vặt, do thiếu Bác vấn : thiếu kiến thức viên mãn hay chu tri -.
3.- “ Tham Dĩa bỏ Mâm “ cũng do khôn vặt, cũng do thiếu Bác vấn.
Xem ra giải pháp CS chẳng đáp ứng được khâu nào trong cách “ xây dựng con Người và chế độ Xã hội “. tiếc thay những người CS rất nhiệt Tình, nhưng lại đi sai Hướng!
Thay vì theo Hướng Tình yêu là hướng xây dựng, sáng tạo, CS lại theo Hướng Hận thù là Huớng phá hoại , hủy diệt, nên chỉ xây dựng được đổ nát chồng lên hoang tàn ( nhất là về nền tảng của cuộc sống Tâm linh ) !!!!
Thảm thương cho một Dân tộc có 5 ngàn năm Văn Hiến. tuy có nền Văn Hóa vô song, nhưng bị kẻ thù truyền kiếp Bắc phương và Pháp của Tây phương cai trị hà khắc và tìm mọi cách làm cho tiêu trầm.
Lại khi thấy nền Văn minh Tây phương sáng lạng quá, nên bỏ Tâm linh, lầm tưởng Khoa học là vạn năng, thực ra, Khoa học chỉ giúp con người có khả năng ăn nên làm ra của, cần cho vật chất , chứ không giúp làm nên con người có Tư cách là yếu tố quan trọng nhất của con Người.
Khi học người ngoài lại không học được tinh hoa của những giá trị cao qúy của Tôn giáo, mà chỉ vớ được độc dược Duy lý cực đoan Mác Mao và tinh thần Duy Lý Tây phương về mà xâu xé nhau, tệ hơn nữa là bỏ gốc cao quý của Tổ, rước lũ ác quỷ Mác Mao lên bàn Thờ, nung nấu Hận thù giai cấp mà bách hại đồng bào. mà tàn hại dân tộc. Nếu cá nhân nào có phạm tội bất công thì phải có Toà án xét xử công minh , phát động cải cách là cách tước bỏ quyền Tư do và Tư hữu của người dân để cào bằng tất chỉ là cách cướp chính quyền mà cai trị độc tài .
Tuy nay, nhờ đầu tư của kẻ thù Tây phương có xây dựng được một số công trình, nhưng Hạ tằng Cơ sở còn thiếu nền tảng, còn vá víu và nhất là Thượng tằng kiến trúc lại còn là số không!
Việc Nước là việc Đại Nghĩa ( tức là công bằng xã hội ) cần phải có sự đều tay đóng góp của mọi người dân có Tư cách và khả năng, mọi người phải hành động một cách công chính, chứ những người có đầu óc mưu mẹo xỏ xiên thì không thể làm điều gì tốt đẹp được.
Theo luật Giá sắc thì: mình gieo thứ gì gặt được thứ nấy, ai gieo thì nấy gặt, gieo một thì gặt trăm, không mưu mẹo vặt nào mà qua mặt Trời cao được, lại nữa Cha ăn mặn thì Con khát nước đó!
Nếu những người CS cũng như người Quốc gia yêu Đồng bào, yêu nước thật sự, và muốn sống thuận theo Thiên lý, thì có dám thay đổi hướng đi theo HƯỚNG YÊU THƯƠNG: yêu Đồng bào, yêu Nước, yêu Tổ Tiên, yêu Trời cao, yêu cả kẻ Thù ( có thể có người cho là ngây ngô, khờ dại, vì khó thực hiện , nếu lòng còn nông trí còn cạn ) , cùng nhân dân trong và ngoài nước “ Canh tân cuộc sống “ theo Chính nghĩa quốc gia,cùng nhau theo “ Chủ đạo Hòa của Dân tộc “ , qua công trình Tổng hợp Đông Tây Kim Cổ của T.G. Kim Định , cùng nhau xây chế độ Dân chủ, thì chẳng bao lâu Việt Nam sẽ trở nên Cường quốc Á châu .
Đây la một thách đố vô cùng quan trọng cho cả CS và Quốc gia !
Xin thể hiện tinh thần của mình bằng hành động, chứ không chỉ bằng lời nói suông ! Moi người trong Dân tộc đều là Đồng bào, không có làn ranh nào ngăn cách nhau cả !
Năm 1975 là năm đại họa của đất nước, tuy rất đau thương,nhưng cũng là dịp khởi đầu mang đại Phước cho Dân tộc, vì nay Việt Nam đã có hàng triệu chuyên viên tài ba ở Tây phương, mà chưa có nước nào có được, nếu có chế độ thực sự Dân chủ, chắc “Đoàn ngũ Tinh hoa của Dân tộc “ này sẽ cùng nhân dân trong nước, giúp mọi người vì Dân tộc, bỏ đi “ cái tật Cực đoan “, nay hai bên đã hiểu rõ nhau , khó mà lừa gạt được nhau, xin đừng thủ thế quá mức, nên “ mọi người,mọi phe phái thật lòng hoà giải với nhau theo Chính Nghĩa Dân tộc, qua sự giúp đỡ của một “ Hội đồng Hoà giải “ gồm những vị Trí thức thật lòng yêu nước,có lòng rông trí sâu “ của mọi phía, “ . với niềm hy vọng mới, chúng ta sẽ đem lại mùa Xuân cho Dân tộc để vươn lên vực dậy, thiển nghĩ chẳng mấy chốc mà dân giàu, nước mạnh, giúp mọi người sống hòa vui với nhau .
Ánh sáng cứu nguy dân tộc đang le lói ở cuối đường hầm, sẽ chỉ lối cho chúng ta thoát ra Nan đề của dân tộc. một khi chúng ta biết đoàn kết với nhau,. vì “ 3 anh thợ dày còn có thể làm nên Gia Cát Lượng, huống chi có đến 90 triệu Đồng bào được mệnh dành là dân Do Thái phương Đông ! .
Đây là công trình vô cùng lớn lao và hết sức khó khăn, cần có mọi Chúng Ta, mà cần nhất là có sự ban phước của Trời cao, cầu xin Ơn Trên sáng soi và độ trì cho Dân tộc Việt Nam sáng suốt và giúp sức vươn lên vực dậy !
Mọi người dân phải thành tâm cầu nguyện liên lỉ, cầu xin Ơn Trên cho Dân tộc thoát nạn “ Khôn độc dại Đàn “ , tất sẽ tìm ra lối thoát.
Xin nhớ, Dân tộc chúng ta đã và còn đang mắc cái Bẩy Văn Hóa Bạo động của đại Hán và Hán gian , xin tỉnh táo để cùng nhau thoát nạn!
Xin mọi con dân Việt đừng có bỏ lỡ cơ hội cứu nguy Dân tộc đã đau khổ hàng bao thế kỷ, nay mới có đủ nhiều yếu tố thoát nạn phân hóa, giúp giải quyết nan đề của Dân tộc !
Kính mời Quý Vị đọc bài viết, xem có thể giúp được chút gì cho con Người và Dân tộc không, kính mong mọi người góp công để nhiều tay vổ nên BỘP, giúp làm nên Nghiệp lớn cho Dân tộc. Xin thành tâm đa ta.
Qua 70 năm, CSVN đã gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân tộc, nhiều người đã nếm phải nhiều đắng cay. mặt khác CS cũng dã dạy cho Dân tộc nhiều bài học thương đau quý giá, nên mọi người không thể không vươn lên vực dậy, chứ không thể ngồi mà chửi rủa suông, mọi người cần phải Canh tân cuộc sống theo tinh thần: Nhân, Nghĩa, Bao dung , Từ bi, Trí tuệ, Hỷ xả, hay Bác ái , Công bắng, Tha thứ , giúp nhau tìm đường về với Văn Hóa với Dân tộc mang tên Việt, Việt là vượt qua, là vươn lên, là vực dậy!.
Xin mọi con dân ANH TÀI, Tài cao Đức trọng của dòng dõi Tiên Rồng trong mọi lãnh vực,xuất đầu lộ diện cùng giúp nhau thoát Quốc nạn và Quốc nhục .
Tôi nay đã 96 tuổi xuân, theo Nho giáo thì “ Nhân sinh bách tuế vi Kỳ “, đang còn ít thì giờ để ngóng trông cảnh Đồng bào hàng hàng lớp lớp tung hô lời “ Việt Nam đổi mới, đem mùa Xuân về với Dân tộc “ !
Kỳ vọng thay!
Với lòng buồn vui và đầy hy vọng, chúng tôi xin Kính chào Quý Vị và xin được kết thúc tại đây.
Xin xem thêm :
I.- Vector equilibrium
II.- Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ của Bác sĩ Nhân Từ Nguyển Văn Thọ trong ngày khai trường Đại học Văn Khoa Sài gòn thời VNCH cùng
III.- T.G. Kim Định với nền Giáo dục hiện nay.
IV.- Định hướng Văn Học
V.- Vấn đề Giáo dục
VI.- Vấn Đề Huyền sử trong Giáo dục
Việt Nhân
I.- NGŨ HÀNH VỚI VECTOR EQUILIBRIUM
+-
Hỏa
↑
Mộc←Thổ→Kim
↓
Thủy
Vectơ Quân bình ( Vector equilibrium ) đóng vai trò hành Thổ, nguồn năng lượng tạo ra 64 Quẻ Dịch và duy trì thế quân bình mọi Biến dịch Tiến bô và Ổn định trong Vũ trụ.
What is the meaning of vector equilibrium ?
Equilibrium of vectors means simply that the sum of vectors equals zero. In the fiest experiment we hang weights attached by a string to a central pointm and determine the direction where the weghts must be located so thet the entire apparatus is in equilibrium.
Eight tetrahedra ( Tương đương với Bát quái: 8 quẻ Dịch ).
Each vector has 4 dimensions ( 4 x 8 = 32 ), in which it could turn inside out ( 32 x 2 = 64 Quẻ Dịch). It uses all 4 of them ( Thuỷ / Hỏa. Mộc /Kim ) through the vector equilibrium’s common center and generates eight tetrahedral. The vector equilibrium is a tetrahedrom exploding itself, turning itself inside out in four possible directions. June 1, 1980. The resulting array of vectors is the” isotropic vector matrix ‘, a space -filling network of continuously alternating octahedra and tetrahedra …In fuller’s works,the IVM is “ a multidimensional matrix in which the vectexes are everywhere the same and equidistant from one another “ ( 22.25 ). If the object is at equilibrium , then the netforce acting upon the object should be 0 Newton. Thus if all the forces are added together as vectors, then the resultant force( the vector sum ) should be 0 Newton.
Pictures of the tetrahedron, the cube, the octahedron, and the icosahedron.
Vậy, chính vector equilibrium là động lực giúp các cặp đối cực Thuỷ / Hoả. Mộc / Kim tương tác với nhau sinh ra bát quái ( Octahedron ), vectơ quân bình ( vector equilibrium ) có 4 kích thước và có thể xoay mặt trong ra ngoài tạo ra 64 quẻ Dịch và điều phối sự cân bằng để điều hòa Tiết nhịp Hòa của Vũ trụ,.
4 hành xung quanh tượng trưng cho Hữu, Thổ ở trung tâm tượng trưng cho Vô
Hữu / Vô →Vũ trụ.
Trước đây Hán Nho đã không hiểu vai trò điều phối của hành Thổ với các cặp đối cực, ( Theo luật Bù ( Receiving : + ) , Trừ ( Giving : – ) cũng như “ tương sinh tương khắc “ quái dị để Nhâm, Cầm, Độn, Toán, cùng với Phong thủy theo mê tín dị đoan!. ‘
Hành Thổ là động lực điều phối các đối cực trong Vũ trụ để tạo ra Dịch lý, Dịch lý là luật Biến hoá Bất biến trong Vũ trụ qua “ Đại Đạo Âm Dương Hòa “ tức là nguồn Thái hòa trong Vũ trụ được diễn tả qua các Diễn đề trên mặt Trống Đồng ( xem Giải mã Trống Đồng ở dưới )
Chúng tôi đã giải thích vai trò quan trọng của hành Thổ trong nhiều cuốn sách, nên xin miễn nhắc lại ở đây.
Ngày xưa, vì không hiểu vai trò của hành Thổ, nên mới nói Nho giáo bị sa đoạ là do đánh mất “ Vi ngôn đại Nghĩa : Âm Dương Hòa “ , tức là đanh mất tinh thần Thái Hoà của Nho n ơi hảnh Thổ
Trong Khung Ngũ hành số độ, hành Thổ có số độ là 5. Số 5 là Angel number ( Số Thiên Thần ) có tính chất Balance ( Quân bình ) , nghĩa là hành Thổ điều phối các cặp đối cực giúp đạt thế Quân bình động.
Lại nữa trong khung số độ Ngũ hành, nếu ta tách 4 ô 1 / 2 và 3 / 4 ra thì Ô số 5 trống không, nên số 5 ở trung Tâm tượng trưng cho Vô, còn 4 ô: 1, 2, 3, 4 xung quanh tương trưng cho Hữu .
Vô đây là Chân không: nguồn năng lượng bức xạ miễn phí vô tận .
Vô chính là nguồn Tâm linh, Hữu là thế giới hiện tượng . Vô chính là nguồn năng lương Tình yêu sáng tạo và điều phối Vũ trụ theo tiết nhịp Hòa Vũ trụ ( cosmic rhythm ) mà Einstein công thức hoá thánh : E = mc2.
Hình Ngũ hành 5 góc nay đã làn tràn trên internet, đây là đợt sa đoạ kế tiếp của Nho sau Hán Nho!
VI.- LẠC THƯ
Việt Tỉnh cương : Lạc Thư
Tuy chưa biết Toán học, nhưng từ xa xưa, Tổ Tiên chúng ta đã trực thị được cách trình bày Lạc Thư là Lạc Thư như một Vectơ: equilibrium: A = The 3×3 Matrix: Vector equilibrium chính là Hành Thổ của Ngũ hành!
Vector equilibrium A [ 3×3 ] có hợp lực bằng 0 Newton, nên Vũ trụ được Quân bình.
[ 4 9 2 ]
A = [ 3 5 7 ]
[ 8 1 6 ]
II.- LỄ, NGHĨA, LIÊM, SỈ [1]
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Hôm nay nhân ngày lễ khai mạc niên khóa Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật, tôi rất hân hạnh được cha Khoa trưởng ủy nhiệm cho thuyết trình cùng quý vị về một đề tài rất cũ nhưng lại rất mới, đó là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.
Trước khi vào đề, xin quý vị hãy chia vui cùng chúng tôi khi thấy Viện Đại Học Minh Đức nói chung và phân khoa Triết học nói riêng càng ngày càng phát triển.
Riêng khoa Triết học này đã hoàn toàn thay đổi bộ diện.
Từ một phân khoa Triết học nó đã triển dương thành một Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật. Từ một cơ sở khiêm tốn ở đường Chi Lăng, Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật đã di chuyển về địa điểm hiện thời với những phòng ốc khang trang, với một ban giám đốc tăng cường, với một ban giáo sư chọn lựa cùng nhiều ban học mới.
Đà phát triển nay đã trực tiếp biểu dương được ý chí cương quyết và lòng tha thiết muốn vươn lên, muốn tiến tới của Cha Khoa Trưởng cũng như của Ban Giám Đốc. Nó cũng còn biểu dương được ý nguyện của trường là tích cực góp phần xây dựng quốc gia, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Chắc quý vị cũng đã nhận được rằng với hai chữ Minh Đức, Viện Đại Học Minh Đức đã cố nói lên cái quyết tâm muốn phục hồi những giá trị tinh thần của tiền nhân, muốn hòa hài Á Đạo, lẫn Âu thuật, ngõ hầu tạo nên những con người toàn diện, những nhân tài chân chính, đích thực cho quốc gia.
Cũng vì muốn tạo nên những con người toàn diện, nên ngoài chương trình nhân văn triết học, nghệ thuật chọn lựa, Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật Minh Đức sẽ còn đem võ thuật vào Đại Học đường. Chủ đích là mỗi sinh viên khi tốt nghiệp sẽ thành một võ sư thực thụ nữa.
Nhưng ngoài vấn đề trí dục, thể dục, Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật chúng tôi còn tha thiết đến vấn đề đức dục, còn tha thiết đề cao đến giá trị tinh thần, đề cao tinh thần nhân loại.
Chúng tôi cố tâm đào tạo cho sinh viên trở thành những người tài đức song toàn.
Chúng tôi quan niệm rằng đại học không phải chỉ là nơi để truyền thụ văn chương, kỹ thuật, triết lý suông, mà chính còn phải là môi trường để tạo nên những con người toàn diện, biết sống xứng đáng của danh hiệu con người, biết trọng nhân cách, danh dự, biết kính trên, nhường dưới, biết xả kỷ vị tha, biết hy sinh cho đại nghĩa.
Chính vì thế trong bài thuyết trình của tôi nhưng cũng là của trường này, chúng tôi muốn chọn đề tài: Lễ, Nghiã, Liêm, Sỉ.
Đề cập đến Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ ngày hôm nay, trong giờ phút long trọng của buổi lễ khai trường này, tức là muốn dùng chiêu bài Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để đặt nặng vấn đề đức dục, vấn đề giá trị tinh thần, tình tương thân, tương kính và tình đoàn kết để phuc vụ cho xứ sở, phụng vụ cho tương lai.
Sở dĩ chúng tôi đề cập đến vấn đề Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ nhất là thấy từ ít lâu nay, do ảnh hưởng chiến tranh tàn phá, cũng như do ảnh hưởng nếp sống vật chất văn minh, người Việt Nam chúng ta đã mục kích nhiều cảnh băng đọa tinh thần, những nếp sống phù du sốc nổi, những thái độ buông thả quá trớn, không có đếm xỉa gì đến đạo lý cương thường.
Nay là thời hậu chiến, là thời chúng ta phải sửa sang lại tất cả những tàn phá về phương diện vật chất lẫn tinh thần đó. Những tàn phá về vật chất có thể được sửa chữa bằng tiền bạc, nhưng những tàn phá về tinh thần thì chỉ có thể sửa chữa được bằng công trình cổ súy và phục hưng lại nền đạo lý cổ truyền, khuyến khích mọi người phải tu tỉnh phải sống theo cương thường, phải tiết độ, phải cần cù lao tác.
Hầu chuyện cùng quý vị và anh em sinh viên hôm nay về Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ chúng tôi cũng còn có mục đích là tiếp tay với cụ Trọng Nghĩa, một vị thượng khách của trường, hiện có mặt nơi đây, một vị lão thành khả kính đã gần 80 tuổi đầu mà từ nhiều năm nay đã tốn công, tốn của để hô hào trên mặt báo chương cũng như trên các đài truyền thanh, truyền hình để quảng bá sâu rrộng vào trong quần chúng 4 chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ ngõ hầu vãn hồi nhân tâm, thế đạo. Vì thế mà mấy năm nay, chúng ta thường thấy trên mặt các báo Chính luận, Hòa bình, Sóng thần, Tiền tuyến, những khẩu hiệu: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.-Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ còn, Việt Nam còn v.v…
Thưa quý vị,
Chủ trương dùng bốn chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để phục hưng tinh thần đạo đức cho quốc gia dân tộc là một chủ trương cố hữu từ ngàn xưa.
Cách đây 2600 năm, Quản Trọng (- 645) khi làm tướng quốc nước Tề, đã áp dụng 4 chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để làm quốc sách chấn hưng tinh thần đạo đức cho dân.
Quản Tử nói: «Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ là Tứ duy tức là bốn đầu dây của một nước. Bốn đầu dây ấy nếu không dương lên được thì nước sẽ diệt vong.»
Nguyên văn của thiên Mục dân trong sách Quản Tử như sau:
«Nước có 4 đầu dây. Một đầu dây đứt thì phải nghiêng. Hai đầu dây đứt thì nước phải nguy. Ba đầu dây đứt thì nước phải đổ. Bốn đầu dây đứt thì nước phải diệt.
«Nếu nghiêng thì còn làm cho ngay lại được; nếu nguy có thể làm cho yên được; nếu đổ có thể nâng lên được; nếu diệt vong, thì không thể nào gây dựng lại được nữa.
«Thế nào là tứ duy?
Một là Lễ, hai là Nghĩa, ba là Liêm, bốn là Sỉ.
Lễ là không vượt quá chừng mực tiết độ.
Nghĩa là không hành động theo lối riêng tư (mà làm điều hợp lý).
Sỉ là không làm điều sằng bậy.
Bởi không vượt quá chừng mực nên người trên sẽ vững ngôi.
Bởi không hành động theo lối riêng tư, nên người dân sẽ không xảo trá.
Bởi không che dấu lỗi xấu của mình, nên hành vi tự nhiên sẽ hoàn hảo.
Bởi không làm điều xằng bậy, nên những chuyện gian tà sẽ không sinh.» [2]
Ngày nay, khảo lại vấn đề, xin quý vị hãy cùng tôi đào sâu hơn cân nhắc kỹ càng hơn, có như vậy chúng ta mới thưởng thức được cái hay cái đẹp của người xưa. Tôi xin lần lược bàn về từng chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.
Cung Kính là dấu chỉ khiêm cung, tự nguyện kính trọng nhau, chứ không có ép buộc nhau
KhổngTử LãoTử
LỄ
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa.
1) Lễ trước hết là một danh từ chung bao quát mọi định luật thiên nhiên chi phối vạn vật quần sinh. (Ensemble des lois naturelles)
2) Lễ là nghi lễ, là tất cả các bổn phận con người đối với trời đất, tổ tiên (Céremonies, rites religieux, rituel, céremonial).
3) Lễ là tất cả các quy luật chi phối sinh hoạt tâm thần con người. (Lois morales)
4) Lễ là tất cả các các tổ chức chính trị xã hội (organisation politique et sociale) có thể đem đại hòa, đại thuận đến cho nhân quần.
5) Lễ là những cách cư xử tiếp nhân, đối vật thanh lịch, khéo léo (Bonnes manières, convenances, décence, bonne conduite, bonne tenue, courtoisie, bienséance, politesse).
6) Lễ là phong tục, tập quán hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục (Usages et coutumes, tradition).[3]
Gần đây các học giả Au Châu, như Escarra,[4] như Needham[5] đã tìm hiểu sâu xa về chữ Lễ.
Các ông cho thấy rằng dân Trung Hoa cũng như các dân tộc khác, xưa nay thường sống theo hai bộ luật.
Một là theo bộ luật tự nhiên, do Hóa công đã ấn định. Bộ luật này được gắn liền vào với tính chất vạn hữu nhân quần. Bộ luật này chi phối vạn hữu từ các vì tinh tú trên trời, đến con người nơi gian thế.
Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên là Lễ.
Hai là theo bộ luật nhân tạo, do chính quyền lập ra. Bộ luật này vì là nhân tạo, nên có khi hợp lý có khi không hợp lý và thường có tính cách gò bó, khô khan, cứng cỏi không uyển chuyển như những định luật tự nhiên.
Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên này là Pháp, hay Pháp luật.[6]
Từ khi đức Khổng ra đời cho đến khi các Nho gia chân chính sau này, nhất nhất đều chủ trương dạy con theo nững định luật tự nhiên, theo những định luật tâm lý, nhân sinh, tức là phải theo Lễ.
Chủ trương Lễ trị này cũng còn được gọi là Nhân trị.
Chủ trương Lễ trị hay Nhân trị có thể toát lược như sau:
Muốn sống một đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia hay xã hội hạnh phúc, ý nghĩa, đầm ấm, hòa hợp, cần phải biết rõ định luật thiên nhiên chi phối vạn vật, chi phối sinh hoạt cá nhân và đoàn thể.
Muốn tìm cho ra những định luật thiên nhiên cần phải:
Biết quan sát ngoại cảnh.
Biết tâm lý.
Khảo lịch sử, phong tục.
Dựa theo lẽ phải.[7]
Có vậy mới suy ra được hoạt động, cư xử lý tưởng. Những định luật thiên nhiên chi phối con người có thể quy kết lại thành 3 đề mục:
1) Con người sinh ra đời cần phải biết thích ứng với hoàn cảnh. Chẳng những thế lại còn phải biết lợi dụng hoàn cảnh để mà sống cho vui, cho mạnh.
2) Mặt khác, con người sinh ra đời còn có nhiệm vụ truyền giòng giống.
3) Những nhiệm vụ chính yếu nhất của con người là phải tiến hóa để tiến tới chân, thiện, mỹ.
Suy ra ta sẽ có những tiêu chuẩn, những định tắc sau đây để hướng dẫn hành vi, sinh hoạt của ta.
1) Phải biết vệ sinh, phải biết hiếu sinh.
2) Phải lo cho có một dòng dõi hoàn hảo, lành mạnh.
3) Phải lo gia tăng sinh lực, trau dồi tình cảm, mở mang trí tuệ, nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, vươn mãi lên theo hướng chân, thiện, mỹ.
Vậy cái hay là cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh, thêm sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp,thêm văn minh, thêm tiến bộ.
Cái dở là cái gì làm cho đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia trở nên rối loạn, bệnh hoạn, vô lý.
Nói cách khác, cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, nâng cao phẩm cách con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao là hay.
Cái gì làm con người trở nên cục cằn, ti tiện, gian manh, tàn ác, trở nên thoái hóa giống như muông thú là dở.[8]
Thánh quân, hiền phụ xưa khi lập ra lễ, lập ra những định tắc nhân luân đã dựa trên những tiêu chuẩn thiên nhiên hết sức chắc chắn.
1) Vì thấy Trời Đất liệt bày lẽ tôn ti trật tự, nên các Ngài minh định rằng xã hội này cần phải có tôn ti trật tự, mới có thể sống thái bình hoan lạc, vì thế nên các Ngài đã minh định phận vụ cho mỗi hạng người.[9]
2) Các Ngài minh định rằng con người cần phải theo định luật tự nhiên thì mới có thể có đời sống hay, đẹp; mà đã nói đến định luật thì phải nói đến tiết độ. Cho nên các Ngài suy ra rằng con người không thể sống một cuộc đời buông thả, nhưng làm gì cũng có một chừng mực, tiết độ.[10]
3) Các Ngài minh định rằng con người sinh ra ở đời cần phải nhân nhượng lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau, mới có thể đi đến chỗ đại hòa, đại thuận.
Nếu phàm gặp trường hợp bất đồng ý kiến nào, người xưa cũng cố điếu đình, nhân nhượng để đi đến chỗ ý hiệp tâm đầu tránh mọi chuyện đổ vỡ. Chính vì thế mà ta thường hay nói: Lễ nhượng.[11]
4) Các Ngài cũng chủ trương rằng muốn được lòng người khác, con người ta phải luôn luôn khiêm cung, nhún mình, trọng người. Chính vì thế mà khi nói đến Lễ, ta thường liên tưởng đến hai chữ Lễ phép, Lịch sự.[12]
5) Các Ngài cũng thường quan niệm rằng thuần phong, mỹ tục chính là kinh nghiệm của tiền nhân. Chúng gói ghém tất cả những cách thức tốt đẹp để đối phó với mọi hoàn cảnh, để giải quyết mọi công việc, vì thế cần phải bảo trọng.[13]
Tóm lại nếu mọi người trong một quốc gia xã hội:
- Sống theo những định luật tự nhiên.
- Không tự do buông thả.
- Biết lo trau dồi tâm thần cho một ngày một nên cao khiết, trang nghiêm.
- Nhường nhịn nhau kính trọng lẫn nhau, lịch sự tử tế với nhau.
- Sống theo điều hay lẽ phải thì sẽ đem đến cho mình một đời sống xứng đáng, sẽ tạo cho quốc gia xã hội một quang cảnh hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp.[14]
Mới hay Lễ chi phối mọi hành vi cử chỉ của con người, những cách giao tiếp của con người. «Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã qui định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, vũ nhục, khinh khi hay sàm sở với người khác.» [15]
Mục đích của Lễ là: - Dạy dân cho biết nhân luân, biết hiếu, biết kính.[16]
- Nuôi dưỡng những tính tốt.
- Ngăn chặn những tính xấu.
- Điếu hòa đời sống tình cảm tâm tình.
- Xác định tôn ti, thiện ác, thị phi.
- Đem lại hòa hợp, ngăn chặn sự chia rẽ, loạn lạc.
- Đào luyện cho con người ngày một thêm thanh lịch, thêm nhân cách.[17]
Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên, là những cử chỉ, những cách đối đãi đẹp đẽ mà muôn thế hệ đã lọc lõi, lưu truyền lại trong các nếp sống hay đẹp của dân gian, ta sẽ thấy thánh hiền Đông Á xưa đã có chủ trương hoàn toàn phù hợp với chủ trương của các bậc thượng nhân, thượng trí mọi nơi, mọi đời trên thế giới.
Aritote cũng đã phân biệt hai loại lề luật: - Lề luật trời hay lề luật tự nhiên.
- Lề luật người hay lề luật nhân tạo.[18]
Cicéron cũng cho rằng: Luật tự nhiên chính là luật trời, cố sức dạy con người làm điếu hay tránh điều dở.[19]
Âu Châu xưa cũng cho rằng: Luật nhân tạo kém vua chúa; luật thiên nhiên hơn vua chúa. Vua chúa mà dạy làm điều gì trái với luật tự nhiên thì dân chúng có quyền chống đối.[20]
Thánh Thomas cũng cho rằng lề luật thiên nhiên chính là thiên lý, chính là sự khôn ngoan của trời hướng dẫn mọi hoạt động mọi biến chuyển.[21]
Luật con người làm ra chỉ đúng là luật khi nào phù hợp với lề luật thiên nhiên, còn nếu chúng đi ngược lại với luật thiên nhiên thì không còn phải là luật nữa.[22]
Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên giúp con người sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống hòa hợp với mọi người, đoàn kết với mọi người, ta mới hiểu rõ ràng được nững câu sau đây của Lễ ký và Tứ thư:
«Con chim anh vũ tuy biết nói nhưng vẫn là chim. Con khỉ con vượn tuy biết nói nhưng vẫn là cầm thú, nên nếu con người không biết Lễ thì tuy biết nói cũng vẫn là có lòng cầm thú.
«Cầm thú, vì không biết lễ nên mới có sự loạn luân, chung chạ.
«Cho nên thánh nhân lập ra lễ để dạy dân, để con người biết theo lễ mà ăn ở khác với loài vật.» [23]
Lễ là điều gì hợp lý.[24]
Lễ Nghĩa là đầu mối của con người.[25]
Cho nên Lễ phát nguyên từ trời, có tầm hoạt động lan khắp trần gian, bao quát vạn sự biến chuyển theo thời, thích ứng với mọi nghề nghiệp, hoạt động con người. Nơi tâm con người Lễ giúp làm nảy nở các đức tính tự nhiên. Trong hành vi con người Lễ bao quát mọi cách thức tặng dữ, trao đổi, mọi hành động, mọi phép lịch sự, xã giao, mọi vấn đề ăn uống, quan hôn, táng tế, bắn cung, đánh xe, yết triều, thăm hỏi…[26]
«Lễ Nghĩa quy định những gì hay, những gì phải cho con người, nên rất cần yếu đối với con người. Nó dạy con người biết làm sao để trở nên đức hạnh thật sự, làm sao để hòa thuận với người. Nó giúp cho xương thịt con người trở nên cứng cát, rắn chắc, dạy con người cách nuôi người sống, chôn kẻ chết, tôn kính quỉ thần. Nhờ Lễ như là một cửa lớn, mà con người tìm ra được thiên đạo, sống thuận với nhân tình. Vì thế mà thánh nhân cho rằng cần phải biết lễ.
«Quốc phá, gia vong, nhân tâm ly tán chính là vì con người không còn biết cách sống theo những định luật của Trời Đất, của Nhân sinh…» [27]
Cho nên muốn trị dân có hai cách.
Thượng sách thời dùng Lễ trị dân. Khi ấy người trên làm gương đáng cho người dưới, sống theo định luật thiên nhiên, theo vật lý, tâm lý, thiên lý, theo danh dự, dạy dân biết nhường nhịn lẫn nhau, biết xấu hổ mỗi khi mình làm điều gì xằng bậy. Đó là Nhân trị, đó là Vương đạo.[28]
Hạ sách là luật pháp trị dân, dùng thủ đoạn trị dân, dùng hình phạt đe nẹt dân, lúc ấy dân sẽ tìm cách để trốn tránh lề luật và không còn biết xấu hổ vì những hành vi bất chính của mình nữa. Đó là Pháp trị, đó là Bá đạo.[29]
Các Pháp gia xưa như Hàn Phi Tử (chết năm 232, năm thứ 15 Tần Thủy Hoàng), Thương Ưởng (chết năm 338) (làm tướng quốc đời vua Tần Hiếu Công) đã có một đời dùng luật pháp nghiêm minh để trị dân, nhưng cuối cùng đếu thất bại, vì đó gò bó miễn cưỡng, vô nhân đạo không phù hợp với tâm lý con người.
Âu Châu ngày nay cũng đề cao Pháp trị, cũng dùng những lề luật hình pháp bên ngoài để trị dân, cũng dùng những thủ đoạn để thằng thúc, nhuyễn hoặc dân, chỉ bắt bẻ dân trên những hình thức bên ngoài, chỉ cần dân tuân theo những thể chế, qui ước bên ngoài mà thả lỏng lòng dục của dân, mặc cho các tính xấu của dân tha hồ phát triển, miễn sao là dân khéo léo tránh né được con mắt dòm hành của pháp luật, của các nhà cầm quyền, thế là đủ.
Vì thế nên thế giới ngày nay đã trở nên thác loạn. Cá nhân thác loạn vì có thể sống buông thả vô kỷ cương; gia đình thác loạn, sự tương kính tương thân trong gia đình dần dần mất đi; xã hội thác loạn, vì giá trị con người đã mất, vì lòng trọng kính thương yêu nhau cũng chẳng còn.
Cho nên ngày nay bàn về Lễ tức là muốn kêu gọi mọi người chúng ta hãy sống một cuộc đời hẳn hoi, chừng mực theo lẽ phải, xứng với danh nghĩa cao quý của con người, cổ súy tình tương thân, tương nhượng, tương, kính, cố gắng bảo tồn những thuần phong mỹ tục, những nề nếp đẹp đẽ của tiền nhân, để xã hội quốc gia đi đến chỗ đại hòa đại thuận.[30]
NGHĨA
Nếu Lễ là những định luật tự nhiên, là tất cả những điều hay lẽ phải cầm cân nảy mực cho cuộc sống con người toàn diện, cả công lẫn tư, từ tinh thần đến vật chất, thì Nghĩa là những gì hay, những gì đẹp phải đem áp dụng vào đời sống xã hội, vào đời sống giao tế con người. Như vậy Lễ có phạm vi lớn hơn, còn Nghĩa có phạm vi hạn hẹp hơn, vì Nghĩa chỉ chi phối con người xã hội.
1) Cho nên Nghĩa trước hết phải được hiểu là mọi cách cư xử hẳn hoi.[31]
Nghĩa cũng còn là những bổn phận mà mỗi người phải tuân giữ khi đóng mỗi một vai trò trong xã hội.
Người xưa quy định mười bổn phận, gọi là thập nghĩa. Mỗi một hạng người trong xã hội lại có một bổn phận khác nhau:
Vua phải nhân.
Thần phải trung.
Cha phải khoan từ.
Con phải hiếu thảo.
Anh phải hẳn hoi.
Em phải kính thuận.
Chồng phải đường hoàng.
Vợ phải nhu thuận.
Người lớn phải thi ân.
Người nhỏ phải vâng phục.[32]
Nếu ai cũng ăn ở cho đúng với phương vị, đúng với bổn phận mình, thì thân tu, gia tề, quốc trị, thiên hạ bình.[33]
Sở dĩ ngày nay chúng ta chứng kiến những cảnh loạn lạc trong nhân quần, những cảnh băng đọa trong gia đình, ngoài xã hội, chính là vì vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, chồng chẳng ra chồng, vợ chẳng ra vợ, anh chẳng ra anh, em chẳng ra em.[34]
3) Nghĩa cũng là sự công chính, sự chính trực, cho nên sự bất nghĩa thường được hiểu là gian tà, bất lương, bất chính.
Tôn chỉ người xưa là phải sống cho quang minh chính đại dẫu phải nghèo hèn vì thế cũng cam, còn hơn là theo đường gian tà mà được hưởng giàu sang phú quý.
Đức Khổng nói: «Ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu trong cảnh đơn bạc như vậy mà nhà đạo đức vẫn lấy làm vui. Chớ do nơi những hành vi bất nghĩa mà trở nên giàu có và sang trọng, thì ta coi cảnh ấy như mây nổi.» [35]
4) Nghĩa chính là sự công bình xã hội. Sống trong xã hội này, có ta mà cũng có ngươì. Ta muốn sống hẳn hoi, thì cũng phải cho người được sống hẳn hoi nữa.
Cho nên người anh hùng trọng nghĩa là những người sẳn sàng chiến đấu để dẹp tan những nỗi bất bằng, luôn luôn ra tay để bảo vệ những kẻ cô đơn hèn yếu.
«Anh hùng đã gọi tiếng rằng,
Giữa đường chẳng thấy bất bằng mà tha.» (Kiều)
5) Con người sinh ra ở đời tất nhiên phải có liên lạc chặt chẽ với nhau.
Giây liên lạc thiêng liêng nhất được tạo nên bởi huyết thống hay tình cảm, yêu đương. Ví như ta nói tình phụ tử, tình bằng hữu.
Mối dây liên lạc thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Đó là tình nhân loại, mối tình này được tạo nên do tiếp xúc với nhau, hoặc do những cách đối xử đẹp đẽ với nhau. Có tình tức phải có nghĩa, có thương tức là phải có bổn phận. Ta thường nói:
«Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen» là vì vậy. Ta cũng còn nói:
Nghĩa quân thần, nghĩa phu thê v.v…
Như vậy, chữ nghĩa còn thường gói ghém tình thương, tình yêu. Mà thật ra, Nghĩa chính là biểu dương của lòng yêu thương. Không thương nhau, không yêu nhau, thì khó mà đối đãi với nhau cho đẹp được.[36]
6) Nghĩa là con đường hướng thượng, con đường lý tưởng của cuộc đời.
Lễ ký cho rằng nếu ta biết giữ Lễ, nghĩa là nếu ta tuân theo những định luật của trời đất, ta sẽ đạt được thiên lý, và sẽ sống thuận nhân tình.[37]
Trong khi đó thì Mạnh Tử lại cho rằng nếu ta biết chuyên lo làm việc nghĩa, chuyên lo làm điều hay lẽ phải thì trung đời ta, thì ta sẽ bồi dưỡng khí hạo nhiên của trời đất nơi mình ra. Nói cách khác, nếu ta luôn làm điều hay lẽ phải, nếu trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng cố xử sự cho hay cho đẹp, cho hoàn toàn thì tức là ta đã thực hiện được sự hoàn thiện, đã thực hiện được tinh hoa nhân loại.[38]
Nếu nói theo từ ngữ Đại Học, thì làm việc Nghĩa, làm theo điều hay lẽ phải, ta sẽ làm cho ánh sáng Minh Đức trong ta rãi sáng dần ra bên ngoài, và có thể làm cho ánh sáng ấy lan tỏa ra khắp năm châu.
Như vậy tức là muốn thực hiện một cuộc đời lý tưởng, ta phải làm điều nghĩa, phải sống cho lý tưởng trong bất ký trường hợp nào.
LIÊM
Chữ Liêm có nghĩa là thanh liêm, liêm khiết.
Một người liêm khiết luôn luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn thanh danh mình được trọn vẹn, không lợi dụng địa vị mình để chiếm công vi tư, để bóc lột nhũng nhiễu đồng loại.
Sách Chu Quan xưa đã dùng chữ Liêm để bao quát mọi đức tính của một người đứng ra đảm đương công vụ.
Theo Chu Quan, thì một công bộc quốc gia liêm chính phải: có đức, có tài, biết kính trọng nghề nghiệp, vui vẻ với mọi người, công chính vô tư, biết lễ, biết phép, biết hay dở phải trái, tóm lại một người liêm chính la một người tài đức xứng với danh vị của mình, với chức tước, phận vị của mình.[39]
Liễu Di Trung bình về chữ Liêm như sau:
«Liêm là thấy của người, không ham được một cách phi pháp. Thế tức là biết xét nét đâu là giới hạn giữa công và tư của mỗi người không dám làm điều xấu rồi tìm cách che đậy.
Quản Tử cho rằng: Không che đậy điều xấu, tức là đức hạnh vẹn toàn. «Thế là Liêm có mục đích bồi dưỡng và kiện toàn nhân cách vậy.[40]
«Lễ nghĩa là đại pháp để trị người. Liêm sỉ là đại tiết để giúp con người nên người.
«Vì nếu không liêm thì của gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm.
«Người mà đến như thế, thì họa bại vong loạn còn cái gì, mà chẳng đến.
«Phương chi kẻ làm quan mà cái gì cũng dám lấy cái gì cũng dám làm, thì làm sao mà thiên hạ không loạn, quốc gia không mất cho được.» [41]
Gương thanh liêm xưa nay rất nhiều, nhưng có lẽ cảm động nhất là gương Gia Cát Vũ Hầu. Gia Cát Khổng Minh suốt trong 12 năm trời giúp vua Thục, ra thời làm tướng võ, vào thời làm tướng văn, binh quyền nắm hết trong tay, mà rút cuộc bản thân cũng chẳng giàu có gì, lại còn gởi thân nơi chiến địa. Đến như con cái cũng chẳng được thừa hưởng gì công danh, lợi lộc của cha. Lúc xuất chính Gia Cát có 800 gốc dâu, 50 mảnh ruộng thì đến lúc chết cũng vẫn chỉ có 50 mảnh ruộng, 800 gốc dâu. Thực là liêm khiết hết mức.
Mạo Tôn Cương bình về Khổng Minh như sau: Tào Tháo, Tư Mã Ý làm tướng cũng nắm hết quyền binh như Khổng Minh. Ba người cùng có những thần cơ diệu toán khiến mọi người khâm phục. Nhưng một bên thì soán đoạt, một bên thì trung lương mà được. Một bên thì bụng riêng tư, bên thì lòng vô tư. Bên thì giao quyền lại cho con cháu, mưu đồ cho con cháu, bên thì không giao cho con cái, không mưu chiếm cho con cháu, chỉ trao người hiền tài, chỉ lo cho quốc gia. Tháo chết giao quyền cho Phi. Ý sắp chết giao quyền cho Sư Chiêu. Vũ Hầu thì không thế. Khi lâm chung giao việc thừa tướng cho Tưởng Uyển, Phí Vy. Việc Đại tướng quân thì giao cho Khương Duy. Còn Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng không hề dự đến. Ngoài 800 gốc dâu và 50 mảnh ruộng, gia đình Gia cát không con chút gì riêng để làm giàu. Thế là cái ông Khổng Minh ra tướng võ vào tướng văn, với cái ông Khổng Minh ôm gối gảy đàn…chỉ là một, chẳng có gì khác vậy. Xưa kia lúc sắp bước chân ra khỏi lều tranh, lòng đã những mong sau khi thành công sẽ chu du Ngũ Hồ như Phạm Lãi, sẽ tịch cốc như Trương Lương. Thế mà không được như sở nguyện, lại chết giữa mặt trận gió lạnh sao rơi ở Ngũ Trượng Nguyên! Than ôi! Con người như thế, dễ gì tìm thấy trong đám công danh phú quý ở đời? (Tử Vi Lang dịch thuật, Tam Quốc Chí diễn nghĩa, IV, tr.1856, 1857)
Như vậy, người xưa khi nói đến liêm khiết, những muốn đề cao nhân cách con người khi ra giúp nước, và khuyên người cầm quyền phải luôn luôn vì nước vì dân, không màng lợi lộc, chỉ cốt sao cho hẳn hoi trọn vẹn, tiết sạch giá trong.
SỈ
Sau hết người xưa thường đề cao chữ Sỉ. Sỉ là biết xấu hổ. Nhưng đối với người xưa, xấu hổ không phải là vì tiền bạc thua người, áo xống kém người, nhưng xấu hổ vì đã không làm tròn phận sự mình, xấu hổ vì những điếu xằng bậy mình đã làm, xấu hổ vì đã không theo được lý tưởng mình đã vạch ra.
Trong Luận Ngữ, Đức Khổng khen Tử Lộ: «Mặc áo dài bằng vải cũ rách, đứng chung với những người mặc áo lông hồ lông hạc mà chẳng hổ thẹn, đó là trò Do chứ!» [42]
Ngài cũng còn nói: «Kẻ sĩ chuyên tâm cầu đạo, nhưng còn hổ thẹn vì nỗi áo xấu, cơm thô, thì chưa đáng được nghe bàn luận đạo lý.» [43]
Luận Ngữ cho rằng:
Điều đáng xấu hổ, là bên trong thời gian ác, xấu xa mà bên ngoài thời dùng lời nói hay, bộ tịch khéo léo, lịch sự để che đậy; bề trong thì ooán ghét người mà bên ngoài lại giả tảng thân thiết với người.[44]
Điều đáng xấu hổ là khi trong nước loạn ly, mà mình dùng những phương tiện bất chính để trở nên sang trọng dư dật.[45]
Điều đáng xấu hổ làlúc nào cũng bo bo nghĩ đến lợi lộc cơm áo riêng tư, còn vận nhà, vận nước thì mặc cho gió cuốn, sống vùi.[46]
Người xưa chỉ xấu hổ khi tài đức không xứng với chức vị khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách, đẻ cho cơ đồ tan hoang đổ vỡ. Chín vi tế mà trong một cuộc đối thoại với Mạnh Tử, Lương Huệ Vương tỏ ra xấu hổ vì trrong khi cầm quyền đã thua trận, mất đất.[47]
Ngươi xưa chỉ xấu hổ khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm được cho đạo đức thi hành.[48]
Lễ Ký cho rằng người quân tử khi cầm quyền xấu hổ 5 điều:
1) Có địa vị mà lời ăn tiếng nói không xứng đáng.
2) Lời ăn tiếng nói xứng đáng mà hành động không xứng đáng.
3) Đã có đức độ rồi lại làm mất đức độ.
4) Trị dân mà dân bỏ ra đi.
5) Người khác trị dân cũng có phương tiện như mình mà lại thâu lượm được kết quả gấp đôi.[49]
Mạnh Tử cho rằng:
«Biết xấu hổ rất hệ trọng với con người. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt đã bỏ mất tấm lòng hổ thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa!»
Tóm lại có biết trọng danh dự thì mới xứng đáng là con người. Làm người mà bán rẻ khí tiết danh dự thì làm sao mà còn có thể gọi là con người được nữa?
Thưa quí vị và quí bạn,
Đầu niên khóa mà trình báy cùng quí vị và quí bạn đề tài Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ tức là muốn nói lên ý nguyện của trường Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật Minh Đức muốn đề cao những giá trị vĩnh cửu của con người, muốn khuyến khích các bạn sinh viên ra công trau dồi trí não, rèn luyện xác thân.
Chúng tôi thành khẩn ao ước các bạn sẽ trở thành những mẫu người xứng đáng biết trọng nhân cách, danh dự, biết sống theo những định luật tự nhiên biết tự xử tự giác, biết kính biết nhường, biết yêu chuộng lý tưởng biết tha thiết với những điều hay lẽ phải.
Chúng tôi hết sức ao ước quý bạn luôn luôn cố gắng phát huy mọi tiềm năng, tiềm lực các bạn, hãy cố gắng vạch ra cho mình con đường hướng thượng, con đường lý tưởng và luôn luôn hướng về tinh hoa cao đại.
Chúng tôi ước mong quí bạn lúc nào cũng sống cho hay, cho đẹp trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và bất kỳ là đối với ai.
Chúng tôi ước mong các bạn sẽ là những trung tâm sống động quy tụ lại tinh hoa, tú khí của trời đất, tinh hoa của cả hai nền văn minh Âu Á.
Chúng tôi cũng xin tặng quý bạn bốn câu thơ cổ:
«Minh kính chỉ thủy dĩ tồn tâm,
Thái sơn, kiều nhạc dĩ lập thân.
Thanh thiên, bạch nhật dĩ ứng sự,
Thanh phong minh nguyệt dĩ đãi nhân.»
Tạm dịch:
Lòng như nước lắng gương trong,
Thân như non Thái phong long cao vời.
Thanh thiên, bạch nhật đối đời,
Trăng trong gió mát với người ở ăn.
Đến đây tôi xin kết thúc bằng một câu Luận Ngữ:
«Người quân tử trước học văn chương để mở mang trí thức mình, kế đó nương theo Lễ giáo mà kiễm giữ lấy nết mình nhờ vậy mà khỏi trái với đạo lý.» [50]
Ước mong anh em sinh viên sẽ lấy đó để làm những phương châm hướng dẫn mình trên con đường tu thân, cầu học. Ước mong anh em sẽ trọng lễ, nghĩa, liêm, sỉ như là những nấc thang để tiến tới chân, thiện, mỹ.●
CHÚ THÍCH
[1] Đã đăng Tập san Minh Đức, số 8, tháng 12-1973 & 01-1974.
[2] Xem Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, chương X, tr.127.
[3] Cf. Séraphin Couvreur, Mémoires sur les bienséances et les cérémonies (Li Ki) Tome I. P.IX.
[4] Cf. Jean Escarra, Le droit chinois, Editions Henri Vetch, Pékin, Librairie du Recueil Sirey. Paris, 1936.
[5] Cf.-Joseph Needham, Science and Civilisation in China Tome 2 p.518-584.
[6] Cf. Needham, Science and Civilisation in China Tome 2, pp.518-538. Human Law and the laws of nature in China and the West.
-Jean Escarra, Le Droit Chinois, p.17.
[7] Jean Escarra, Le droit chinois, p.59.
[8] Cf. Nguyễn văn Thọ, Chân dung Khổng Tử, tr.181-182.
[9] …Hỗn độn nguyên khí ký phân, khinh thanh vi thiên tại thượng, trọng trọc vi địa tại hạ, nhi chế lễ giải pháp chi nhi lập tôn ti chi vị dã. (Khổng Đĩnh Đạt) 5 Couvreur, Li Ki, I, p.527, notes)
Khi nguyên khí đã phân, thì khí thỉnh thanh ở trên thành trời, khí trọng trọc ở dưới thành đất, nên người lập ra lễ, phỏng theo đó mà lập ra thứ vị thấp cao:
…Phù Lễ giả sở dĩ chương nghi, biệt vi, dĩ vi dân phường giả dã. Cố quí tiện hữu đằng, y phục hữu biệt, triều đình hữu vị, tắc dân hữu sở nhượng. (Lễ Ký, Phương Ký, XXX)
Lễ là dùng để làm cho rõ điều ngờ, biện bạch những điều vi ẩn, để lâm sự phòng giữ cho dân. Cho nên người sang, người hèn có bậc, y phục có phân biệt, chỗ triều đình có ngôi thứ, thì dân mời nhường nhịn lẫn nhau.
[10] Phù Lễ giả, tiên vương dĩ thừa thiên chi đạo, dĩ trị nhân chi tình. (Lễ ký, Lễ vận, IX) : Lễ là tiên vương vâng theo cái đạo của trời để trị cái tình của người.
-Lễ hồ, lễ hồ, sở dĩ chế trung dã. (Lễ ký, Ai công vấn). Lễ để điều chế cho vừa đúng mức.
-Trung nhân chi tình hữu dư tắc xỉ, bất túc tắc kiệm vô cấm tắc dâm vô độ tắc thất túng dục tắc bại. Cổ ẩm thực hữu lượng y phục hữu tiết, cung thất hữu độ, súc tụ hữu số xa khí hữu hạn dĩ phòng loạn chi nguyên dã. (Khổng Tử tập ngữ: Tế ầu vấn, XIII) (Cf. Trần Trọng Kim. Nho giáo I, 117).
[11] Thị dĩ quân tử cung kính, tốn tiết, thoái thượng dĩ minh lễ. (Lễ ký, Khí lễ, I). Vì thế nên người quân tử cung kính, sống cho có chừng mực, tiết độ, nhún mình, nhường người để làm sáng tỏ chữ Lễ…L’idéal suprême du Kiun Tseu (quân tử) est, en toutes circonstances de faire preuve, d’une juste mesure, d’une modération rituelle, qui se traduit par le gout du compromis, des concessions réciproques, de la cote plus ou moins taillée. Abuser de son avantage invoquer «son droit» sont des choses mal vues en Chine.
Le grand arrt est de céder sur certains points, afin de réserver une monnaie d’échange pour obtenir des avantages ailleurs. Toute la philosophie chinoise est incluse dans cette notion de Yang (Nhượng) céder, faire preuve de modération…(Jean Escarra, Le Droit chinois, pp.17, 18)
-sở dĩ trị ái nhân, Lễ vi đại; sở dĩ trị Lễ Kính vi đại. (Lễ Ký Ai công vấn, XXIV, 9). Muốn cho mọi người yêu thương nhau, cần nhất là Lễ. Muốn có Lễ cần nhất là Kính.
[12] Phù Lễ giả, tự ti nhi tôn nhân. (Lễ ký, Khúc Lễ thượng, I, 25. Người biết lễ tự nhún mình để trọng người.
[13] Quoi qu’il en soit, cet enseignement confucéen de la suprématie des rites surr la loi traduisant des notions longuement élaborées, depuis des oigines dans la conscience du peuple chinois demeure vivance…(Jean Escarra, Le Droit chinois, p.19)
…Il y a là des textes qui reflètent intensément ce qu’il y a de permanent dans la civilisation chinoise et qui à ce titre, sont un précieux complément des lois civiles récemment promulguées. (Ibid. 162)
-La conception du droit traduit fondamentalement des notions qui se sont élaborées, à l’aube d’une civilisation, dans la conscience des hommes qui ont peuplé la Chine. (Ib p.78).
[14] Tứ thể cử chính, phu cách sung doanh, nhân chi phì dã. Phụ tử đốc, huynh đệ mục, phu phụ hòa, gia chi phì dã. Đại thần pháp, tiểu thần liêm, quan chức tương tự quân thần tương chính, quốc chi phì dã.
Thiên tử dĩ đức vi xa, dĩ nhạc vi ngự, chư hầu dĩ lễ tương dữ, đại phu dĩ pháp tương tự, sĩ dĩ tín tương khảo, bách tính dĩ mục tương thủ, thiên hạ chi phì dã. Thị vị đại tuận. (Lễ ký, Lễ vận VII)
[15] Lễ bất du tiết, bất sâm vũ bất hiếu áp. (Lễ ký, Khúc lễ, Tiết I, câu 10)
[16] Tử viết: Chế độ tại lễ, văn vi tại lễ, hành chi ký tại nhân hồ! (Lễ ký, Trọng Ni yến cư, XXV). Lễ quy định mực thước phải giữ, hành động hay đẹp phải theo, nhưng giữ được là tùy nơi người.
- Thị cố thánh nhân tác, vi Lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú. (Lễ ký, Khúc lễ I).
[17] Tử viết: …Quân tử lễ dĩ sức tình (Lễ ký, Tăng tử vấn). Người quân tử lấy lễ làm đẹp tâm tình. - Phù lễ, tiên vương dĩ thừa thiên đạo, dĩ trị nhân chi tình. (Lễ ký, Lễ vận IX). Lễ là tiên vương vâng theo cái đạo của trời, để trị cái tình của người.
- Lễ giả nhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã. (Lễ ký, Phường ký, XXX). Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ, văn vẻ để làm cái ngăn giữ cho dân.
- Phù Lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị minh thị phi dã (Lễ ký, Khúc lễ thượng, I). Lễ là cốt để ohân ra trật tự, khiến cho vạn vật kông có điều gì hồ đồ, hỗn độn.
- Phù Lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị minh thị phi dã (Lễ ký, Khúc lễ I). Lễ cốt để định thân sơ, tránh hết lẫn lộn, nghi ngờ, phân biệt cái gì giống nhau, cái gì khác nhau cho thấy rõ cái nào là phải, cái nào là sai…
- Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy, cố viết: lễ giả bất khả bất học dã (Lễ ký, Khúc lễ, I). Người có lễ sẽ bình an, không có lễ sẽ nguy, cho nên nói lễ cần phải được học hỏi vậy.
- Lễ khí, thị cố đại bị. Đại bị thịnh đức dã. Lễ thích hồi tăng mỹ chất (Lễ ký, Lễ khí VIII). Lễ cốt là để rèn luyện con người. Lễ giúp con người đi đến chỗ thành toàn, đi đến chỗ nhân đức, hòan thiện. Lễ giúp con người sửa nết xấu, mở mang tính tốt.
[18] Political justice is of two kinds one natural (physicon) and the other conventional (nomikon) …(Nicomach, Eth.V,VII, tr. Rackham p.295. – Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol 2, p.520.)
[19] Cicérron (-106 te-43) of course, reflection this, saying: «Natualem legem divinam esse censet (Zeno), eamque vim obtinere recta imperantem prohibentemque contraria.» De Natura Deorum, I, 14 (tr. Brooks, p.30). -Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, p. 534.
[20] Positiva lex est infra principantem sicut lex naturalis est supra. (Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, P.538)
[21] Lex Oeterna nihil aliud est quam summa ratio divinae sapientine secun dum quod est diectiva omnium actuum et motionum.
(Summa.I.(2). Q.93 at.I.- Joseph Needham Science and Civilisation in China, Volume 2, p. 538.
[22] Every law framed by man bears the nature of a law in the extent to which it is derived from the Law of Nature. But if on any point it is in conflict with the Law of Nature, it at once ceases to be a law; it is a mere corruption of law. (Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, p. 538).
[23] Anh Vũ năng ngôn, bất ly phi điểu. Tinh tin năng ngôn bất ly cầm thú. Kim nhân nhi vô lễ, tuy năng ngôn, bất diệt cầm thú chi tâm hồ? Phù duy cầm thú vô lễ cố pụ tử tụ ưu. Thị cố thánh nhân tác, vi lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú. (Lễ ký, Khúc lễ thượng).
[24] Tử viết: Lễ giả, Lý dã. (Lễ ký, Trọng Ni yến cư. XXV)
[25] Cố Lễ nghĩa dã giả nhân chi đại đoan dã. (Lễ ký, Lễ vận VII)
[26] Cố Lễ tất bản ư thiên, động nhi chi địa, liệt nhi chi sự, biên nhi tòng thời, hiệp ư phân nghệ. Kỳ cư nhân dã viết dưỡng, ký hành chi dĩ hóa lực, từ nhượng, ẩm thực, quan hôn táng tế, sạ ngự, triều sinh. (Lễ ký, Lễ vận, VII).
[27] Cố Lễ Nghĩa dã giả, nhân chi đại đoan dã. Sở dĩ giảng tín tu mục, nhi cố nhân coơ phu chi hội, cân hài chi thúc dã. Sở dĩ dưỡng sinh tống tử, sự qui thần chi đại đoan dã. Sở dĩ đạt thiên đạo, thuận nhân tình chi đại đậu dã. Cố duy thánh nhân vi tri lễ chi bất khả dĩ dĩ dã. Cố hoại quốc táng gia, vong nhân, tất tiên khứ kỳ lễ. (Lễ ký, Lễ vận, VII).
[28] Tử viết: Đạo chi dĩ chính, tế chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách. (Luận Ngữ, Vi Chính II, 3).
[29] Liêm Khê tiên sinh viết: “Cổ thánh vương chế lễ pháp, tu giáo hóa, tam cương chính, cửu trù tự, bách tính đại hòa, vạn vật hàm nhược…hậu thế lễ pháp bất tu, chính hình hà vẫn, túng dục bại độ, hạ dân khốn khổ…(Cận tư lục 0.9, tr. 1a).
[30] Lễ chi dụng hòa vi quý. (Luận ngữ, Học nhi I).
[31] Nghĩa giả nghi dã. (Trung Dung chương XX, Lễ ký chương XXVIII, Trung Dung, tiết II, câu 6).
[32] Hà vị nhân nghĩa: Phụ từ, tử hiếu, lương huynh, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung, thập giả vị chi nhân nghĩa…Cố thánh nhân sở dĩ trị nhân thất tình, tu thập nghĩa, giảng tín, tu mục, thượng từ nhượng, khử tranh đoạt, xả lễ hà dĩ trị chi? (Lễ ký, Lễ vận)
[33] Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử. Khổng Tử đối, viết: «Quân nhân, thần thần, phụ phụ, tử tử». Công viết: «Thiện tai! Tín như quân bất nhân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chi?» (Luận ngữ, Nhan Uyên XII, II).
[34] Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử. Khổng Tử đối, viết: «Quân nhân, thần thần, phụ phụ, tử tử». Công viết: «Thiện tai! Tín như quân bất nhân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chi?» (Luận ngữ, Nhan Uyên XII, II).
[35] Tử viết: «Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quăng nhi chẫm chi, lạc diệc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú tha quy, ư ngã như phù vân.» (Luận ngữ, Thuật nhi, VII, 15)
[36] Nhân giả nghĩa chi bổn dã, (Lễ ký, Lễ vận, VII, tiết IV, II) Lý giả nghĩa dã. (Lễ tang phục tứ chế, 13)
[37] Cố Lễ Nghĩa dã giả…sở dĩ đạt thiên đạo, thuận nhân tình chi đại đâu cả. (Lễ ký, Lễ vận VII).
[38] Cảm vấn: «Hà vị hạo nhiên chi khí?» Viết: «Nan ngôn dã. Kỳ vi khí dã chí đại chí cương; dĩ trực dưỡng chi nhi vô hại, tắc tắc hồ thiên địa chi gian. Kỳ vi khí dã, phối nghiã giữ đạo; vô thị, nỗi dã. Thị tập nghĩa sở sinh dã. Phi nghĩa tập nhi thủ chi dã.» (Mạnh Tử, Công tôn Sửu, chương cú thượng, 2)
Dám hỏi thầy: Sao gọi là khí hạo nhiên? - Khó giải lắm. Cái khí rộng lớn, bao la, cứng cỏi vững vàng lắm. Nếu mình thuận theo lẽ thẳng mà bồi dưỡng nó, đừng làm tổn hại nó thì nó sẽ lan ra khắp trong khoảng trời đất này. Cái khí ấy phối hợp với việc nghĩa việc đạo băng không nó sẽ hư hoại đi.
Mình cần phải làm nhiều việc hợp nghĩa, cái khí hạo nhiên ấy mới sinh ra; chẳng phải làm một việc nghĩa rời rạc, mà thâu đoạt được cái khí lực ấy. Nếu mình làm việc quấy bậy chẳng thuận với lương tâm thì cái khí ấy phải hư hoại vậy…
[39] Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, chương X tr.128.
[40] Ibid.
[41] Ibid.
[42] Tử viết: «Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kỳ Do dã dư!» (Luận ngữ IX, Tử Hãn, 25).
[43] Tử viết: Sĩ chí ư đạo, nhi sĩ ác y ác thực giả vị túc nghị dã. (Luận ngữ, Lý Nhân IV, 9).
[44] Tử viết: Xảo ngôn, lệnh sắc, túc cung, Tả Khâu Minh sĩ chi, Khâu diệc sĩ chi. Nặc oán nhi hữu kỳ nhân, Tả Khâu Minh sĩ chi, Khâu diệc sĩ chi.
[45] Bang hữu đạo, bần thả tiện, sĩ dã. Bang vô đạo, phú thả quí sĩ dã. (Luận ngữ Thái Bá, VIII, 1)
[46] Hiến vấn sĩ, Tử viết: Bang hữu đạo, cốc, Bang vô đạo cốc sỉ dã.(Luận ngữ Hiến vấn, XIV, 1)
[47] Lương Huệ Vương viết: «Tấn quốc thiên hạ mạc cường yên, tẩu chi sở chi dã. Cập quả nhân chi thân, Đông bại ư Tề, trưởng tử tử yên: Tây táng địa ư Tần thất bá lý: Nam nhục ư Sở. Quả nhân sĩ chi; nguyện thí tử giả nhất tẩy chi, như chi hà tắc khả.» (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương chương cú thượng, 5)
[48] Lập hồ nhân chi bổn triều nhi đạo bất hành, sỉ dã. (Mạnh Tử, Vạn Chương chương cú hạ, 5).
[49] Quân tử hữu ngũ sỉ: Cư kỳ vị nhi vô ngôn: quân tử sỉ chi.
Hữu kỳ ngôn vô kỳ hành, quân tử sỉ chi.
Ký đắc chi nhi hựu thất chi, quân tử sỉ chi.
Địa chi dư, nhi dân bất túc, quân tử sỉ chi.
Chúng quả quân nhi bội yên, quân tử sỉ chi.
(Lễ ký, Tạp ký XVIII, tiết IV, câu 20)
Mạnh Tử viết: «Sỉ chi ư nhân, đại hỹ. Vi cơ biến chí xảo giả, vô sở dụng sỉ yên. Bất sỉ bất nhược nhược nhân, hà nhược nhân hữu?»
(Mạnh Tử Tận Tâm Thượng, 7).
[50] Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù. Luận Ngữ, Ung Dã, VI, 25.
Xin Kèm theo Vài Vấn đề quan trọng của Giáo dục
I.- T.G. KIM ĐỊNH VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
A.- Đại cương
Trong các Cơ chế Xã hội thì Kinh tế là khâu quan trọng hàng đầu, vì Kinh tế giúp cho con Người có của Ăn uống và phương tiện cần thiết để nuôi sống cơ thể hầu sinh tồn, vì vậy mới có câu: “ Có Thực mới vực được Đạo “. Muốn vực được Đạo làm Người thì trước tiên phải có của ăn đã, có “ Phú chi “ mới đến “ Giáo chi “: Nghĩa là phải có ăn đã mới bàn đến chuyện học hành Đạo lý làm Người tức là Giáo dục được. Vậy Kinh tế và Giáo dục là hai khâu quan trọng nhất, Kinh tế để nuôi Vật chất, còn Giáo dục để di dưỡng Tinh thần và Tâm linh.
Nhìn lại hoàn cảnh Dân tộc nước ta thì cả hai đều còn ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, nguyên do căn bản là vì bị nạn “ Dị Cường lăng Nhược mà mất Gốc”. Khốn thay khi bị khủng hoảng, thay vì tìm lại Gốc Dân tộc trước, rồi mới đi học tinh hoa của người ngoài làm phong phú cho Văn hoá Dân tộc, thì khi đi học lại học cái dở của họ, rồi do nạn Thù đồ mà quên Đồng quy, nên làm cho tình trạng phân hoá ngày càng thêm trầm trọng, nhất là nạn cực đoan CS.
Triết Gia Kim Định đã để cả cuộc đời khai quật lại tinh hoa của nền Văn hoá Tổ tiên, hầu xây dựng lại con Người và Dân tộc, nền Văn hoá đó là Việt Nho, là thứ Nho Vương đạo đã in sâu vào cốt tuỷ nếp sống của người Việt, vì mất Ý thức nên không nhận ra. Nay chúng ta cần phục hoạt lại phần Tinh hoa của Nho đã thẩm nhập vào đời sống Việt tự ngàn xưa, nay còn sống vật vờ một cách vô thức trong huyết quản Dân Việt, Nho này là Việt Nho thuộc Vương đạo khác với Hán Nho là thứ Bá đạo. Việt Nho trọng nhu thuận, có bản chất Hoà bình, biết lấy Dân làm Gốc” Dân vi bang bản, bản cố bang ninh”.Đó là nền Văn hóa Nông nghiệp.
Còn Hán Nho thì trọng bạo lực, có bản chất chiến tranh, tôn quân làm Thiên tử. Suốt lịch sữ nước Tàu các Vua Chúa cứ gây chiến tranh cướp bóc và bành trướng.Việt Nam phải luôn đối đầu với kẻ thù truyển kiếp nên không ngóc đầu lên được.
Theo nghĩa chữ Nho thì Giáo là truyền dạy những kiến thức tức là cung cấp thông tin ( information ) cho người Học, còn Dục là nuôi dưỡng nghĩa là phải giúp người Học và Hành lặp đi lặp lại theo thời gian dài giúp cho trưởng thành ( tức là formation ), nghĩa là phải luyện tập sao cho những kiến thức Học được thành ra của riêng mình, để mọi người có hành trang sống “ Ở Đời “ hoà hảo với nhau. Vậy công trình Giáo Dục là kết hợp “ Học Hành làm Một “ hay “ Tri Hành hợp nhất “ để giúp con Người phát triển toàn diện, chứ việc học không chỉ dùng kiến thức làm khẩu trang giảng thuyết chuyện vô can xa rời với sự sống con Người và mọi Người.
Khi lập Quốc, Cha ông chúng ta đã xây nên một nền tảng vững chắc cho Xã hội để mọi người liên kết với nhau, hầu chung Lòng, chung Trí, góp Công cùng nhau Xây dựng và Bảo vệ nước để sống an vui hạnh phúc bên nhau.
Nền tảng đầu tiên là phải định vị cho được vị trí con Người trong Trời Đất để không những sống Hoà với nhau mà còn sống đúng theo tiết nhịp của Vũ trụ, hay còn gọi là Thiên lý hay Dịch lý. Nho tóm tắt lại trong câu” Thuận Thiện giả tồn, nghịch Thiên giả vong “ . Thiên đây là Dịch lý tức là nguồn Biến hoá không ngừng gọi là nguồn“ sinh sinh hoá hóa trong Vũ trụ “, không những thế mà con Người còn phải có tinh thần Triết học và Nghệ thuật để sống sao cho “ Thiên sinh Địa dưỡng, Nhân hoà, gọi là Tiết nhịp Hòa của Vũ trụ ( Cosmic rhythm ).
Muốn vậy thì Quốc gia phải thiết lập cho được một Giáo dục có một Chủ đạo Hòa làm môi sinh Tinh thần để sống chung với nhau. Những vấn đề về Dân tộc cùng Truyền thống và Đạo lý chung cũng cần phải đề cập tới một cách rốt ráo, vì đây là nền tảng Tinh thần của Dân tộc.
Theo TG Kim Định thì nền Quốc gia Giáo dục phải gồm hai phần: Hiến chương và Lập pháp.
Hiến chương còn gọi là Chủ đạo của nền Giáo dục, đó là Căn cơ Giáo dục và nền Văn hoá, tức là nền tảng Tinh thần và Tâm linh của Dân tộc.
Còn phần Lập pháp là công việc của Bộ Giáo dục Quốc gia phải dựa theo tinh thần Chủ đạo của Hiến chương mà soạn ra một Bộ sách Dân tộc,và thảo ra Chương trình Giáo dục các cấp cho thích hợp để cho việc giáo dục làm tròn sứ mạng “ Thụ nhân “của mình.
Sở dĩ đến nay phải bàn đến những vấn đề như thế là vì Tổ tiên xưa đã thiết lập nên phần nền tảng đó, chưa xây dựng xong đã bị sa vào vòng nô lệ, bị áp bức và bóc lột lâu ngày mà bỏ quên, làm cho con Người ngày nay bị giáng cấp và và Xã hội điêu linh, nay cần phải tìm tòi, tinh lọc và phát triển thêm cho hợp với thời đại văn minh hiện nay.
Triết gia Kim Định đã cố gắng đào sâu về Vấn đề Hiến chương trong một số tác phẩm, nhưng là những vấn đề còn riêng rẽ, chúng tôi chỉ mạo muội sắp xếp lại tương đối có Hệ thống, thêm vào các Chương mục và Chi tiết để giúp cho lớp trẻ dễ lãnh nhận hơn, cũng như viết một số bài thuộc phần Lập pháp làm thí dụ, coi như “ gợi ý về vấn đề quan trọng này “, vì đây là một Hướng đi độc đáo rất cũ và rất mới. Hy vọng sẽ được nhiều vị quan tâm.
Còn phần Lập pháp là công việc của Bộ giáo dục, cần phải có một Ban Tu thư có khả năng để soạn thảo cho được Bộ sách Dân tộc theo Tinh thần của Hiến Chương và soạn thảo Chương trình Giáo dục thích hợp cho các cấp, một số ít nhgười không thể làm nổi.
Ta có thể ví nền Giáo dục như một Tâm Lụa màu, trong đó phần Tấm Lụa thuộc về Lập pháp và Màu Nhuộn thuộc về Hiến chương, chúng ta phải làm sao cho cái Màu được tẩm nhuận sâu và đều khắp vào trong các sợi chỉ để cho Tấm Lụa toát ra vẻ đẹp của nền Văn hoá cao siêu của Dân tộc, hay cách khác là cái Hồn của Đạo lý Dân tộc phải được tẩm nhuận vào trong mọi lãnh vực thuộc phần Lập pháp của Giáo dục. Hiến Chương thuộc phần Hồn, còn Lập pháp của Giáo dục thuộc phần Xác.
Hy vọng những ai lưu tâm đề tiền đồ của Dân tộc, lưu tâm đến Thế hệ trẻ, sẽ bắt tay góp sức chung vào công trình “ Thụ nhân to lớn này “ .
Trước hết chúng ta có thể hỏi con Người là gì và tại sao con Người cần phải được Giáo Dục, phải Học và Hành?
B.- Cách định vị con Người Của Nho giáo
Để định vị Mình trong Trời Đất, Nho giáo đã định nghĩa con Người như sau:” Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức, Âm Dương chi giao, Quỷ Thần chi hội, Ngũ hành chi tú khí: Con Người là cái đức hay tinh hoa của Trời Đất, sự giao hòa của Âm Dương, nơi hội tụ cùa Quỷ Thần, cũng là tú khí của Ngũ hành”.
Ngoài ra còn có một định nghĩa khác là “ Nhân linh ư vạn vật: con Người linh hơn vạn vật “ tức là ngoài Vật chất và Tinh thần con người còn có phần Tâm linh.
Trong các định nghĩa trên ta để ý đến chi tiết từng câu:
I.-Thiên Địa chi đức
Con Ngưòi là cái Đức của Trời Đất, Đức là tinh hoa của Trời Đất: Trời là phần trừu tượng tức là Tinh thần và Tâm linh còn Đất là phần cụ thể như Vật chất. Con Người là một trong Tam tài nhưng lại gồm cả Thiên Địa trong mình. Trời là một Tài, Đất là một Tài, thì con Người cũng là một Tài, con Người có vị trí cao cả trong Trời Đất. Để không bị kéo lên Trời trở thành Duy Tâm cũng như không bị Đất đè xuống trở thành Duy vật, nên con Người phải Tự Lực Tự Cường để giữ vị thế Tự Chủ, gọi là con Người Nhân chủ. Con Người Nhân chủ là một Tạo hoá con, biết nương theo Dịch lý tức là luật Biến hoá của Trời cũng như như phương tiện sẵn có trong Đất, mà sống Hoà với mọi người, Nho giáo gọi là : “ Thiên sinh Địa dưỡng, Nhân hòa” .
II.-Âm Dương chi giao
Con người là nơi giao hòa của Âm Dương: Âm là Tình hay Nhân ái, hay Nhân Đạo, Dương là Lý Công chính hay Lý hay Nghĩa. Con Người phải sống sao cho “ Tình Lý tương tham” nhất là “ Thuận Vợ thuận Chồng “, nghĩa là sống Hòa với nhau. Do đó mà Đạo Vợ Chồng được tôn làm “ Đại Đạo Âm Dương Hòa “.
III.- Qủy Thần chi hội
Con Người là nợi hội tụ của Qủy Thần, cặp đối cực Quỷ / Thần luôn kề lưng xô đẩy nhau trong mình, phút này còn là Thánh, nhưng giây sau đã thành Quỷ không biết chừng, cặp đối cực Thánh / Qủy luôn xâu xé trong mình, vì vậy cho nên tuy là Người mà con Người luôn phải chú ý làm Người để trở thành không Thánh không Quỷ, theo hình ảnh Thái cực nhi Vô cực: Thái cực gồm Âm : Qủy, Dương : Thánh. Khi Âm Dương Hòa thì trở thành Vô cực, tức là Hoà làm Một hay Huyền đồng cùng Vũ trụ.
Theo Mạnh Tử thì “Nhân chi sơ Tính bản Thiện “, còn Tuân Tử thì “ Nhân chi sơ Tính bản Ác “, còn câu định nghĩa trên của Nho giáo thì gồm cả hai: Thiện và Ác ( Thần, Qủy ). Theo Kitô giáo thì mọi người đều là con của Chúa, về Phật giáo thì ai ai cũng là Phật sẽ thành. Ở đâu con Người cũng có địa vị cao cả, chứ không là Nô lệ cho Thần linh hay Vật chất.
IV.-Ngũ hành chi tú khí
Là sự hoà hợp giữa các hành của Ngũ hành. Các Hành Thủy, Hỏa, Mộc, Kim thuộc thế giới hiện tượng mà nhà Phật gọi là Tứ đại, còn hành Thổ thuộc Tâm linh.Khi ra sống ở đời thì con người phải Suy tư để nâng cao đời sống vật chất và Tinh thần, đồng thời con Người phải Quy tư trở về nguồn Tâm linh để tiếp thu nguồn Sống và nguồn Sáng tức là Lòng Nhân ái và Lý Công chính.Con Người phải kết hợp cho được giữa Suy tư ( ngoại ) và quy Tư ( nội ) để cho đời sống được quân bình.
Đó là cách định vị con Người của Nho giáo, khi không biết vị trí của mình trong Vũ trụ bao la thì con người sẽ sống vật vờ hành xử lông bông, không biết Khởi điểm và Đáo điểm của con Người ở đâu, không Duy Tâm ( Mê tín dị đoan ) thì Duy Vật ( Vô thần ) hay Duy Nhân ( Hiện sinh ) mà không đạt được vị thế Nhân chủ, không đạt vị thế Nhân chủ thì rơi vào tròng Nô lệ.
C.- Sứ mạng của Giáo dục
Giáo dục có sứ mạng đào tạo con Người thành con Người toàn diện để có thể đóng vai trò Nhân chủ, con Người biết cách làm Chủ vận hệ mình, Gia đình mình và Đất nước mình. Muốn vậy mỗi người phải “ tiên hoc Lễ, hậu học Văn “.
I.- Lễ
Lễ : cung Kỷ, kính tha “ nghĩa là trọng Mình và trọng Người. Sau đây là nội dung của chữ Lễ:
“ Chương Khúc Lễ ( trong Kinh Lễ ) nói: “Đừng Bất Kính thì Dung mạo sẽ nghiêm cẩn, Lời Nói sẽ an định (Đừng Bất Kính, Dung mạo nghiêm cẩn, Lời Nói an định là 3 điều mà Kinh Lễ cho là trọng yếu nhất, nên đưa ngay lên đầu Kinh.
Kính cẩn mà còn ý kiêu ngạo tất sẽ hiện ra trong Dung mạo, nên không được buông thả dục vọng, tự thỏa mãn ý muốn của mình cũng như khi không vui đến cực điểm ( vì theo quan niệm cổ cái gì Cực ắt sẽ quay ngược lại ) .
Bậc hiền giả thân cận mà vẫn kính, tuy sợ hãi mà vẫn yêu, tuy yêu nhưng vẫn nhận ra điểm xấu ( tốt ) của người khác. Bậc hiến già tích tụ nhưng hay phân phát, ở an vị trí của mình và cương quyết theo điều Nghĩa ( 1 ) . Bậc hiền giả thấy của cải không ham được, thấy khó khăn không tránh né. Không cầu thắng ( về mình ) không chia của cải, không cần nhiều mà chỉ sợ không chia được đề. Khi ngồi cần phải nghiêm trang, khi đứng cần nên chỉnh tề. Người giữ lễ là người có thể xác định được thân hay sơ, giải quyết được hiềm nghi, phân biệt được đồng và dị, rõ ràng được đúng và sai. Lễ không cầu ở chỗ làm vui lòng người và cũng không ở chỗ rườm lời, bậc quân tử chì dùng lời để đạt ý mà thôi, còn người nói nhiều ắt người nghe sẽ chán. Lễ không vượt quá tiêt độ, không xâm phạm đến người khác, không khinh thường người khác, vượt qua ắt dẫn tới bị nhục, xâm phạm người khác ắt quên sự khiêm nhường, khinh thường người khác là thiếu tôn kính, cả ba điều ấy đều trái với lễ. Người ta sở dĩ là người chỉ do ngôn ngữ và hành động xác định. Người trung tín là có thể học lễ. Vì có thể học lễ nên mới nói: “ Lễ chính là chất”. Gọi là “ Ngôn đạo “ nghĩa là ngôn ngữ hợp với đạo. Lễ dùng để giữ người vào quy củ chứ không trói buộc, bởi vậy người có ý muốn học lễ phải tự tìm đến, chữ lễ không tìm truyền dạy cho ai. Gọi là Đạo Đức Nhân Nghĩa, mà thiếu Lễ ắt không thành.
Giáo huấn để chính đính phong tục mà thiếu lễ ắt không đầy đủ, ngay cà dến những việc phân tranh cãi cọ, không có lễ cũng không giải quyết được. Đó là chỗ dùng lễ để làm rõ phải trái, phân đúng sai. Vua tôi, trên dưới, cha con, anh em không có lễ không thể xác định thân phận vị trí. Học để làm quan phải kính thờ thầy dạy, nếu không có lễ lấy gì thân ái với nhau. Thứ tự trong triều đình, nắm quân đội, phân bổ chức vị phải cẩn thận giữ gìn phép tắc mới có uy, khiến người ta không dám phạm pháp, cả bốn điều ấy đều cần phải có lễ. Cầu đảo tế tự, dâng cúng qủy thần không có lễ là không thành tâm và trang nghiêm. Vì vậy bậc quân tử tuân theo tiết độ, khiêm nhựợng để làm sáng lễ.”
( Kinh Lễ. Khúc Lễ thượng. Nguyễn Tôn Nhan )
( 1) Theo Trần Hạo “ an “ là thuận theo điều Nhân, quyết vì điều Nghĩa.
Xem thế muốn thi hành điều Lễ tất phải có điều Nhân và quyết làm đức Nghĩa, nghĩa là thực hiện lẽ sống công bằng. Học Lễ và thi hành Lễ để thành Nhân.
II.- Văn
Là chữ nghĩa, là phương tiện để tải Đạo ( Văn dĩ tải Đạo ), tức chuyên chở những Kinh điển, Điển chương mà Tổ tiên lưu lại, cùng với Văn Tổ là nền Nhân bản Tâm linh ẩn trong Kinh văn. Học Văn là học để nâng cao kiến thức mọi mặt cho được chu tri, tránh phiến diện, để biết việc và làm việc đạt thành quả, nên học Văn để thành Thân.
Vậy Giáo dục có mục đích “ đào tạo “ con Người thành Nhân và thành Thân. Việc đào tạo con Người là việc rất quan trọng, nhà Nho đã nói: Nhất niên chi kế, mạc ư chủng Qua, Bách niên chi kế mạc ư chủng Mộc, Bách niên chi kế, mạc ư chủng Nhân: kế một năm không gì bằng trồng Dưa, kế mười năm không gì bằng trồng cây cối, kế trăm năm không gì bằng trồng Người. Tôn Tử có nói:” Biết Mình biết Người, trăm trận trăm thắng “. Đời sống con Ngưòi là cuộc đấu tranh dài, nhất là “ cuộc đấu tranh làm Người “ với chính mình liên tục không ngừng nghỉ..
D.- Tình trạng Giáo dục hiện tại
“ Nền giáo dục trên toàn cầu hiện đại có hai khuyết điểm và cả hai đều ở mức độ trầm trọng có thể gây xáo trộn trong đời sống: Một là chương trình quá nặng về bách khoa mà quá nhẹ về chuyên môn, hai là thiếu một chủ đạo hướng dẫn đời sống tinh thần.
Điểm nhất tương đối dễ sửa vì nó thuộc Thành Công, hiện hình ngay ra trong hậu quả có thể đo đếm kiểm chứng, vì thế nhiều nước đã sửa được rồi, thí dụ Nga, Mỹ, Anh, Đức; còn chưa cải tổ thì như Pháp và sau đây là thí dụ: Trong 170 phát minh từ thế chiến đến nay ( 1970 ) thì Mỹ chiếm 62%, Anh 17%, Đức 14%, còn Pháp 2% ( Nhân đọc báo dịp Pháp bị khủng hoảng tháng 5 năm 1968 nay không nhớ sẵn, nhưng nếu có sai chút ít thì là về Anh và Đức).
Điểm thứ hai trầm trọng hơn nhiều vì thuộc Thành Nhân hay nghệ thuật sống thì chưa đâu tìm ra đầu mối để cải tổ. Quyển Giáo dục của Henri Adam, một sách uy tín vào bậc nhất trong vấn đề giáo dục, bình luận về nền giáo dục Mỹ như sau: “ Hết chín phần mười chương là vô ích, còn một phần thì có hại. Tất cả đều không dẫn người học đi vào sự chín chắn nào cả, mà chỉ làm cho trượt ngả trong mọi địa hạt vì không một mối ràng buộc cấu kết nào, nhưng chỉ là một đống những mảnh đổ vỡ “. Vì thế con người thời đại cảm thấy đang xao xuyến, khắc khoải lo âu cảm cảnh như kẻ không nhà không cữa, không quê nước.
Quyển này nhằm đóng góp vào việc cải tổ chương trình Giáo dục và văn hóa. Cho tới nay thường các sách viết về giáo dục chỉ bàn rộng ở hai đợt đầu là phương pháp ( dạy cách nào cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ ) và hành chánh ( về các giải pháp tổ chức. . ), còn về triết thì bàn rất ít. Lên tới cấp Hiến Chương thì hầu chưa. Bởi vì muốn tới Hiến Chương là phải đưa ra một cơ sở tinh thần làm nền móng cho giáo dục mà hiện cái đó chưa đặt xong. Quyển này muốn bàn đến chuyện đó, nên xin đôc giả đừng coi đây là cuộc vận động cải tổ chương trình suông, nhưng nó là, nó phải là một sách trong bộ Triết Nhân sinh bàn về những vấn đề quan trọng liên hệ tới giáo dục. Chính vì muốn nó là như thế nên chúng tôi đã vượt qua ngần ngại để gọi nó bằng một tên có phần to tát là Hiến Chương Giáo Dục. Xin đôc giả hiểu cho đó là lối neo chú ý.”
( Hiến Chương Giáo Dục: Kim Định )
Trên thế giới ngày nay, hầu hết các nền Giáo dục chú trọng nhiều về yếu tố thành Thân để thủ lợi được nhiều, còn yếu tố thành Nhân thì còn coi nhẹ. Khi đã thành Thân, thì sẽ ăn nên làm ra, nhưng khi trở thành giàu mạnh, rồi dùng thế “ Mạnh để hiếp yếu’, lấy chuyện đấu tranh chém giết đàn áp nhau làm lý tưởng, tình trạng đó ngày nay vẫn còn lan tràn trên thế giới! . Hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh vừa qua, cũng như các chế độ độc tài ngày nay nhất là Trung cộng với đường lối bành trướng thâm hiểm qua “ Lưỡi bò 9 khúc “ là ví dụ.
Hiện nay thế giới đã có “ Thị trường chung “ , mà chưa có “ Đạo trường chung “, nên tình trạng thế giới ngày càng bất ổn. Tuy Hoa Kỳ đã có đường lối làm ăn “ tương đối công bằng và hành xử theo cung cách của nước lớn” trong Thị trường chung, nhưng đó mới là hành động đơn phương mà thôi.
Đường lối của Hoa Kỳ hiện nay là “ Tòng cách: nghĩa là “ Đi Theo để Sửa đổi “ như của Nho giáo. Trong công công cuộc Toàn cầu hoá, Hoa Kỳ “ không phân biệt Bạn Thù “, luôn đóng vai trò “ Chấp kỳ lưỡng đoan “ cứ đều giao thiệp làm ăn với tất cả, theo tiêu chuẩn Nhân Quyền, Dân chủ Tự do làm thế “ Ỷ dốc “ để lần lần biến đổi họ về Chính đạo, hầu mong lập lại Trật tự Thế giới Hoà bình. Nếu chúng ta dùng nhãn quan “ Đại thể “ với “ tinh thần Tương đối “ trong Thế giới Hiện tượng mà suy xét thì Hoa Kỳ là đất nước đã đi đúng với tinh thần Dịch Lý theo quan niệm Tổ tiên Việt, còn nếu cứ mang theo tinh thần tuyệt đối theo “ Tiểu thể “ thì không nhận ra.
E.- Khủng hoảng Tinh Thần
I. Những chứng nhân: Về Vấn đề Khoa học và Tâm linh
Đầu thế kỷ 20 Âu Châu tràn ngập một niềm hy vọng đặt vào tương lai. Tuy lúc đó có một số khó khăn thuộc chính trị, kinh tế… nhưng ai cũng tin rằng rồi khoa học sẽ lần lượt giải quyết hết và đem đến cho nhân loại một đời sống tự do.
Người đầu năm 1901 thay vì chúc nhau một năm tốt thì họ chúc nhau một thế kỷ tốt.
Siegfried khi ghi lại câu đó có nhấn mạnh không phải là câu sáo ngữ mà là niềm hy vọng không gì có thể lay chuyển nổi. Nhưng đối với giới đại trí thức đã có người nhận thấy mầm khủng hoảng như Valéry, Nietzsche, Kierkegaard v.v…
Những mầm mống đó được phân tách khá sâu sắc trong quyển Déclin de l’Occident của ông Oswald Spengler. Sách tuy xuất bản sau đại chiến thứ nhất nhưng đã được khởi thảo lâu trước. Ngày nay đọc ông ta khó cảm thấy cái nhìn mới mẻ và sắc bén của tác giả; nhưng khi mới xuất bản, dân Âu Châu còn đang khói ngụt lửa chiến tranh, cũng không mấy ai tin là tác giả nói thật. Có từng trăm bức thư của các nhà thông thái chỉ trích kịch liệt cho là ông bi quan, phê bình khoa học quá khắt khe. Nhiều người cho là ông ngu ngốc vô thần (một lối chụp mũ hồi đó). Nhưng sau đại chiến thứ hai tất cả các điều tác giả tiên đoán đã là những câu cửa miệng và trở thành đề tài cho văn chương: chẳng hạn “thế giới rạn vỡ”, “con người âu lo hoảng hốt” bị đầy đọa. Thế kỷ trước cái gì cũng rõ ràng đơn giản. Ngày nay cái gì cũng rối bòng bong và mịt mù.
Tuy nhiên, đó là nhận thức trong giới tư tưởng, ngoại giả người ta chỉ cảm thấy lờ mờ, không có một sự ý thức tương xứng với hiện tượng. Lý do là tại ít khi người ta chịu lưu tâm đến những lý luận có tính cách lên án mình. Đàng khác nhịp sống chạy mau mỗi người phải lo sống. Vả đời sống không thiếu những cái đáng hứng khởi. Cơ khí không tiếp tục tiến bộ sao?
Ông Lippman ghi chú: trong 50 năm mức sống gia tăng bằng muôn thế kỷ từ Adong cho đến Newton. Chính sự thịnh vượng bành trướng mạnh đó che khuất sự thiếu sót về đạo lý. (Crépuscule des démocraties tr.19)
Đời sống mỗi ngày mỗi thêm tiện nghi, các quốc gia mỗi ngày mỗi thêm hùng cường. Việc chi phải lo lắng hão huyền. Đại chúng Âu Mỹ nghĩ như thế và họ có lý khi đứng nguyên ở phạm vi kỹ thuật mà trong thực tế đã mấy ai chịu nhìn xa hơn. Huống chi các dân tộc bị trị nào phải lo tranh thủ lại nền độc lập, nào sau đó phải dồn hết sinh lực vào việc đuổi kịp đà tiến của Tây Phương. Còn đâu thì giờ suy nghĩ đến việc khủng hoảng tinh thần. Đa số thanh niên còn đặt hết hy vọng vào khoa học, cho tới nay còn có người ra báo sách để tuyên dương lòng sùng thượng khoa học. Đang khi bên Tây Phương các chúa trùm của khoa học đã không ngần ngại tuyên bố một mình khoa học không đủ, cần phải có nhân bản mới giải quyết được những vấn đề về vận mạng con người.
Do đó ý thức khủng hoảng không thành hình bên các nước ngoài Âu Châu. Đôi khi cũng có người nói tới nhưng phần đông không chú ý, phương chi càng không nhận thức được tầm mức nguy kịch. Người đói khổ xem thấy những ai có xe hơi nhà lầu tưởng thế là sung sướng hoàn toàn, không còn khó khăn chi hết, làm gì họ có giờ thư thái để nhìn nhận ra những vấn đề vận mạng. Các nước kém mở mang nay cũng yên trí hễ tiến mạnh được như Âu Tây là hết mọi khó khăn, sự lo lắng quá khẩn thiết về kinh tế che mắt chúng ta không cho thấy những rạn vỡ tinh thần. Do đó việc tân thời hóa xứ sở đã trở nên Âu Châu hóa, nghĩa là nhập cảng hết mọi yếu tố của Tây Phương, kể cả những yếu tố đã gây nên cuộc khủng hoảng. Đứng trên quan điểm triết mà đưa cái nhìn sâu xa bao quát thì sẽ thấy lối đi đó thực ra là giảm tốc lực đà tiến của dân tộc. Nếu tránh được những yếu tố gây khủng hoảng thì bước tiến sẽ mau hơn nhiều. Bởi vậy vấn đề cân được lưu ý. Ở đây chúng ta sẽ học về:
( I ) Một số chứng nhân để gây ý thức,
( II ). Bắt mạch sự khủng hoảng chung và
( III ) Riêng trong triết học của Tây,
( IV) Triết Đông.
( V ). Sau đó đề nghị một phương thuốc sơ bộ.
Và trước hết đây la một số chứng nhân:
Jaspers: nhà triết gia quen thuộc bên Đức trong quyển Sens et l’origine de l’histoire (290) có viết: mỗi thời có một ý thức lịch sử. Thời trước với họ là khám phá địa cầu, ngày nay là ý thức khủng hoảng.
Toynbee: nhà sử gia hữu danh này đặt vấn đề như sau: sự mở mang bờ cõi và kỹ nghệ phát triển cực rộng đã phải là dấu hiệu chứng tỏ văn minh Âu Châu đang độ cường tráng khoẻ mạnh chăng? Và liệu nó có vượt qua được sự thách đố chăng (challenge)? Nếu trước đại chiến thì ông còn phân vân giữa lời đáp có và không. Còn sau đại chiến thì ông không dám nói trắng ra là không. Chỉ ghi nhận một sự trống rỗng tinh thần bên Âu Châu và ông nhắc lại lúc trước cũng vì sự trống rỗng đó mà La Mã đã thắng các dân Cận Đông để rồi bị chinh phục bởi các tôn giáo bên đó. Nay Âu Châu sắp bị như thế chăng? Ông không thưa có, chỉ ghi chú tình trạng rất giống nhau (Le monde et l’Occident tr.184).
Berdiaeff: nhà triết gia có tiếng của Nga nói: “Notre époque c’est l’entrée dans la nuit”, thời đại chúng ta là thời đại bước vào đêm tối (94). Âu Châu đang thối nát, những người ý thức đang lo âu đến mức độ hấp hối “l’Occident est en train de mourrir, les meilleurs hommes éprouvent une angoisse mortelle” (Sens et Histoire p.189).
Max Scheler: cho là thời đại đang đi đến sẽ dã man khốc liệt hơn xưa (180). Một thời đại đau đớn: một sự lo âu sợ hãi có thiệt vì sự nô lệ và thờ ơ mỗi ngày mỗi lớn thêm đang nuốt thế giới văn minh (Homme et son histoire p.88).
Nietzsche là một người cảm thức sâu xa hơn ai hết sự khủng hoảng, cho rằng nhân loại đang rảo bước chạy đến bờ vực thẳm (se hâte vers le précipice) vì mọi giá trị cũ đang sụp đổ. Âu Châu đứng trước một sự trống rỗng (Nihilisme occidental) nghĩa là mọi giá trị cao đều đang sụt giá: không có lời đáp cho những vấn đề như “để làm chi”; “có cùng đích nào chăng?” (V.P. 43). “Trong thâm tâm sẽ không biết ra sao, chỉ còn mở mắt đón nhận những cái vui nho nhỏ thí dụ về tri thức, nghệ thuật vì nghệ thuật” (V.P. 50). Chúng ta sắp mất trọng tâm của mọi hoạt động, không biết bám víu vào đâu. Khắp nơi chỉ là những mầm mống của tan rã (pricipes de désorganisation)…
Paul Scortesco: một thi sĩ người Ý thiên về triết có viết quyển Gog et Magog đã một thời nổi tiếng nói như sau: “lò nướng bánh mì tinh thần thế giới” (nói về Âu Châu và nhất là Pháp) đã nguội rồi chăng? Thế nào mà một xứ truyền bá đạo lại biến ra một xứ sản xuất thuốc độc?
Bởi chính nó đã đào luyện ra hay đúng hơn đã làm hư người đời mới” tr.14 (former ou plustôt déformer) ba loại thuốc độc của Âu Châu được truyền bá ra thế giới là: óc kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản (Racisme, Colonialisme, Communisme…)
II.- Bấm mạch chung: Khủng hoảng Khoa học, Chính trị, luân lý, Xã hội, Gia đình Triết học
“Tôn giáo là nền móng lớn nhất nay bị khủng hoảng đầu tiên. Người ta nhận ra đạo không biến cải được Âu Châu mà trái lại người Âu Châu đã biến cải đạo” (Déclin de l’Occident p.329). Đàng khác họ cho rằng đạo quá thiên về hình thức không đủ thổi lên một luồng sinh khí mãnh liệt, những người trí thức muốn cứu vãn thì lại vướng bước trong suy tư, thành ra họ gọi việc theo đạo là sự trầm mình của lý trí (Camus, Nietzsche etc, Parodi, enquête d’une Philosophie p.26).
Trong Chính trị thì trước hết là vấn đề chính thuyết. Thế kỷ trước ai cũng cho Dân chủ là thần dược nay thì trí thức quá rõ bản chất của nó và có rất nhiều loại dân chủ trong đó có những hình thức còn tệ hơn quân chủ… (xem Crépuscule des démocraties de Walter Lippman hoặc le drame de la Démocratie de Suzanne Labin v.v…)
Về Chính khách lại bày ra cái cảnh đáng nản hơn: số ứng cử thì đông ngập chợ, nhưng người có tư cách thì thật là thiểu não. Đã hết người chí sĩ (homme d’état) mà chỉ còn những hạng chính khách đầu cơ… (Situation Spirituelle K.Jaspers p.127).
Đâu đâu cũng kêu là thiếu Thủ lĩnh. Bên Pháp bao lần hội thảo về sự suy sụp của quyền bính vì thiếu người xứng đáng làm thủ lĩnh. Cả một lâu đài mênh mông sụp đổ. Ông Parodi viết “tự lối ba chục năm nay xem ra sự tán loạn tinh thần cũng như trong luân lý lan tràn khắp nơi và đại chiến nếu nó là dịp cho các quốc gia đoàn kết để hoạt động, bao lâu hoạt động còn kéo dài thì sau đó nó để lại một sự lộn xộn trong tư tưởng và trong cảm tình cũng to bằng trong phạm vi sự việc. Ngày nay hơn bao giờ hết bên Âu Châu và khắp trong thế giới người ta có thể lặp lại lời thi sĩ nhưng với một ý thâm thiết và sâu xa hơn biết bao rằng: “Nói gì, nghĩ gì đây? Từ chối, nghi nan hay tin tưởng? Que dit et que penser? Nier, douter ou croire?”
Trong một trật sự do dự lớn lao đến nỗi người ta không thể nhận thức và muốn thoát khỏi cảnh huống. Nhưng trong phạm vi tư tưởng thuần tuý cũng như trong phạm vi chính trị, xã hội càng ngày càng thấy thế? Nó tự cắn nuốt mình như con thú catoblépas (thứ vật đần độn, cắn chân tay nó mà không hay biết).
Ngõ bí trong sự đi tìm Văn hóa: đối với hầu hết con nhà trưởng giả họ đi tìm Văn hóa không vì trong đó còn có cái chi đáng ao ước, nhưng chỉ vì thế tục lợi lộc bên ngoài do nó đưa lại. Như thế là không sao tránh khỏi việc thay Văn hóa bằng kiến thức, bằng những môn chuyên nghiệp. Người trưởng giả chỉ còn là người có kiến thức như dân quen nói một cách vừa kính nể vừa ghen bì vừa chễ giễu. Họa hiếm mới còn một người có văn hóa ăn vào đời sống bản thân, có một lối sống được xếp đặt theo một sự hiểu biết. Ngõ bí trong sự cảm thông của loài người với nhau, mà một nền Văn hóa chính thống phải tạo ra, trái lại cái xác Văn hóa hiện đại chỉ tổ gây thêm chia rẽ hơn là thống nhất. Người văn hóa bị tách rời khỏi đại chúng bằng một vực thẳm sâu rộng đến nỗi bờ bên này hết hiểu bờ bên kia” (Avènement de Prométhée p.159).
Như thế là bệnh khủng hoảng lan tràn vào khắp mọi ngành: tôn giáo, triết lý, luân lý, chính trị, xã hội, gia đình. Lúc trước người ta còn đặt hy vọng vào khoa học, tưởng khoa học sẽ giải quyết hết cho, nay thì mối hy vọng đó chỉ còn sót lại nơi những khoa học gia hạng nhì trở xuống, chứ vào những tay anh chị đều chân nhận lời của Husserl: các khoa học hiện đại đang trải qua một cơn khủng hoảng đến tận nền móng (les sciences actuelles traversaient une vaste crise de fondements).
Khoa học đã trải qua thời niên thiếu coi trời bằng vung, các chúa trùm khoa học đã chấp nhận giới hạn của nó. Einstein nhấn mạnh sự cần thiết phải có giáo dục và văn hóa (xem Comment je vois le monde). Môn đệ ông là những nhà khoa học trứ danh như: Jeans Eddington, Planck đã đến gõ cửa triết học. Những ông trùm khoa học muốn nhân bản hóa khoa học, khác hẳn với tinh thần Descartes muốn toán lý hóa nhân văn. Thế là bao hy vọng đem khoa học thay chân tôn giáo và triết học trong việc chỉ huy thế giới đều bay hết.
Thật là bây giờ không biết phải chạy đến cửa nào để hỏi đường. Và vì thế số sách báo nói về khủng hoảng có rất nhiều. Ở đây chúng ta bàn qua về Triết học.
III.- Chẩn mạch Triết lý
Ở các phạm vi khác còn có thể nghi ngờ đó chỉ là chứng sốt rét vỡ da của nhân loại, nhưng về Triết học thì hình như đây là chứng bệnh kinh niên, người ta đồng thanh trách Triết học là một cái học bàn giấy, một thứ Triết lý Hàn lâm, không có lấy được một cái nhìn lên thời cuộc, lên đời sống, lẩn lút trước cuộc đời thực tại, khiến cho thường nhân khi hoạt động việc đời gặp ngã bí, muốn ghé hỏi Triết học thì thấy toàn nói những truyện đâu đâu.
Nói theo Nietzsche Triết học là một xâu những hệ thống bị bác bỏ, mà cái xa xỉ phẩm đó không giúp ích gì cho ai cả. Nó chỉ là những thứ tinh tế trường ốc (subtilités d’école). Ra khỏi trường là không còn biết múa máy ra sao nữa (Gusdorf, Méta p.20). Điều đó dễ hiểu khi ta liếc nhìn nội dung của Triết học.
a) Luận lý cổ điển Nietzsche phê cho là một danh lý ngu nhất và kỳ cục (une des logiques la plus bête et singulière. Volonté de Puissance II, 206)
b) Tâm lý đã đốc ra một thứ sinh lý chồng chất bao la sự kiện mảnh vụn, chỉ là những đống sự kiện thường nghiệm. Spengler nói: “ tất cả các Tâm lý đều dựa trên một sự tin có một linh hồn. Linh hồn là như cái cục gì mà cơ cấu nó khoa học lý trí có thể đo lường phân tách mổ xẻ. Vì thế Tâm lý là một khoa học để biết con người, một sự thực nghiệm đời sống; nó đã trở thành một khoa học và trong triết học nó là bộ môn vô bổ nhất, rỗng tuếch nhất và là món chuyên môn độc quyền của những nhà thông thái nửa vời cũng như của những kẻ thích xây hệ thống son đẹt: chú ý, liên tưởng, thâu nhận, trí nhớ, cảm giác… tất cả những cái đó là một chuỗi các thứ bộ phận chết. Người ta muốn đến đó tìm sự sống thì gặp ngay những đồ trang trí bằng ý niệm” (Déclin 285).
Đây chỉ là sự nhận xét ở đầu thế kỷ. Tới nay đã thêm được một số đóng góp quan trọng: những nhận xét tế nhị ở một số ngành, một số thực hiện như trắc nghiệm hay tâm lý trẻ con, phân tâm… Tuy nhiên đó hoàn toàn thuộc chuyên môn, thường nghiệm, còn đại cuộc vẫn thiếu cái quán thông với toàn thể, thiếu cái siêu hình của nó. Điều đó ở đợt văn nghệ không quan trọng lắm nhưng trong phạm vi Triết lý thì tức là thiếu xương sống thiếu cái cùng lý, nên chưa có nhất quán, chưa đáng gọi là triết lý.
c) Đạo đức đốc ra một thứ lịch sử về trăm ngàn triết thuyết. Riêng một nước Hy Lạp có tới 288 thứ luân lý. Cho nên khoa Đạo đức trở thành lịch sử các ý kiến, không có một chủ lực, thiếu nhất quán. Vấn đề then chốt là tiêu chuẩn chưa được giải quyết xong. Vì thế thiếu hẳn năng lực bồi dưỡng lý tưởng đi lên Tinh thần.
d) Siêu hình là nền móng lại càng lúng túng nữa. Nói đến đối tượng cũng chưa đồng ý: triết cổ điển lấy sự Hữu thể chung của vạn vật làm đối tượng. Nhưng cứu xét thấu đáo thấy không đem lại ơn ích nào quan hệ đến đời sống nên sang thời mới Descartes, Kant đã chôn đi. Tưởng yên ắng, ai dè mấy triết học gia đàn em một Lavelle, một Sartre lại moi móc lên, lấy cớ là siêu hình đang phục hưng. Nhưng sự hữu có phải là siêu hình chăng? Phần lớn triết gia ngày nay thưa không. Xem hai quyển Traité de la métaphysique của hai giáo sư danh tiếng nhất bên Pháp hiện nay đủ rõ.
J.Wahl thì phi bác hết các ý niệm của siêu hình cũ tự bản thể trở đi v.v… Gusdorf còn đi xa hơn nữa, trong Traité ông không nói tới Ontologie (tuy ông còn dùng danh từ để chỉ con người, Thiên Chúa, linh hồn.
Vì thế từ Descartes không có “siêu hình”, Kant đã đưa vấn đề tri thức thay thế vào, mục đích là để phê phán chính giá trị của tri thức, tuy công lao của nó đáng kể ở chỗ cho ta thấy biên giới của lý trí, nhưng phần xây đắp không đạt đích, nó chỉ đẩy óc phê bình đến mức độ cùng tột mà không đưa lại điều mong muốn là siêu hình đích thực.
Ông Durant có lý mà cho vấn đề tri thức là tai hại nhất cho Triết học, làm lụn bại Triết lý mới. Lẽ ra phải đem vấn đề tri thức đặt vào khoa tâm lý thì hơn (Vie et doctrine des philosophes ở đầu).
Spengler cho rằng nếu những người hoc triết không cảm thấy đủ năng khiếu thì thà quay ra làm trồng tỉa, hay kỹ sư hoặc học cái gì thiết thực thay vì nhai lại những luận đề cũ rích lấy cớ triết học mới hồi phục. Thà đi xây một cái cầu, chế ra một động cơ, một máy bay còn hơn là xếp đặt lại một lần nữa hơi khác đi ít chút với trăm lần trước, những ý niệm về ý chí hay về sự đối đáp (paraléllisme) trong Tâm lý… Công việc đó chỉ có thể làm hứng khởi những người hạng ba nó không hợp thị hiếu của thời đại nữa ( p.55-56 Déclin de l’Occident ).
Đấy là khoa nền móng, cho tới nay chưa biết đối tượng là gì, nên số kiếp Triết học toàn bộ cũng thế, các triết học gia chưa thỏa thuận đặt đối tượng xong! Nội dung của Triết học nhà trường đại để như thế.
Nietzsche cho rằng “ nó là một hệ thống đồ sộ, có đủ mọi dáng dấp của Minh triết, trừ lương tri ”, vì thế nó không có chủ lực, thiếu hồn sống, và càng ngày càng đốc ra lịch sử những ý kiến, và phương pháp luận. Kết quả là chính những người tin vào triết cũng không còn tin tưởng vào triết nữa. Ngay đến việc truyền bá ra qua cổng nhà trường còn chưa làm xong, thì mong gì chỉ huy đời sống. Thành thử bị uy tín mênh mông của khoa học cơ khí lấn át và đồng thời che đậy được sự thất bại nặng nề đó. Thế là chính triết học gia không còn tin tưởng vào triết học nên buông xuôi cái sứ mệnh cao quý nhất, cần thiết nhất cho nhân loại tức là hướng dẫn đời sống vận mạng con người “. Nhân đấy xảy ra chuyện bi hài kịch, mà báo Études có nhắc đến như sau: “các nhà thông thái, nhất là trong khoa vi thể khi đi tới cùng cực, đã nhìn nhận ra giới hạn của bộ môn họ, họ cần phải có cái gì bên ngoài trách nhiệm của họ. Các nhà lãnh trách nhiệm lớn trong kinh tế trong chính trị cũng thế, họ đến gõ cửa triết gia, vì họ đụng chạm tới thực tế, họ bắt đầu coi là quan trọng sự đóng góp của Triết học. Nhưng khi tới triết học họ chỉ gặp nơi đây những sử gia có tài dẫn họ đi viếng những cái lạ trong tư tưởng nhân loại, như những con bướm phơi khô được lồng kính, là những người tài phanh phui những thiên kiến trưởng giả, có tài dạy cách đặt lại vấn đề mà cuối cùng chỉ còn để lại những trò chơi khéo về biện chứng pháp của họ… nghĩa là triết học gia hết tin vào triết nữa.
Toàn dân cử họ ra lãnh trách nhiệm cao quý là đại diện cho chân lý, cho những giá trị hằng cửu. Dân bắt đầu cho đó là thiên sứ lớn lao thì chính các đại diện lại tỏ ra lơ mơ hờ hững.” Tác giả nhận xét thêm “thế là lúc này có sự ly dị một bên là trào lưu phục hưng của sự khát mong tìm chân lý nơi những người không phải là nhà trí thức, hay ít ra không phải là những nhà triết học, và bên kia là sự khủng hoảng kinh niên của những nhà trí thức và cách riêng của các nhà triết học. Sự ly dị này là một việc quan trọng, vì nếu không tìm thấy chân lý nơi những người có sứ mệnh phải đem lại cho họ, thì họ sẽ đến gõ cửa những thuyết độc đoán, đôi khi có tính cách khái lược và thường thường lẫn ý hệ với chân lý”.
“On trouve chez eux des historiens habiles à faire visister de musée des curiosités de la pensée humaine comme des papillons morts sous leurs verres. On en trouve qui sont habiles à déniaiser, disent-ils, les préjugés des jeunes bourgeois, à apprendre à tout remettre en question et finalement à ne laisser subsister que les jeux brillants de leur dialectique”… “Il y a donc en ce moment un divorce entre le renouveau du sens de la vérité chez les hommes qui ne sont pas des intellectuels ou tout au moins qui ne sont pas philosophes et une crise permanente du sens de la vérité chez nombre d’intellectuels et en particulier des philosophes. Or ce divorce est une chose grave. Car s’ils ne trouvent pas cette vérité qu’ils cherchent chez ceux qui ont mission de la leur donner, les hommes la demanderont à des dogmatismes parfois sommaires et qui confondent souvent vérité et idéologie” Études Janvier 1960, p.14-16.
Đó quả là một tình trạng bạc nhược phân hóa xuất hiện dưới những hình thức văn chương sao chép và bác học để thu quén về từng đống những ý niệm tản mát mà không có đủ can đảm để yêu thích một triết học nào cách sốt sắng. “Une littérature d’épigones et d’érudition qui amasse en foule les notions disparates sans avoir le courage d’une préférence active” (Nietzsche, Andler, t.III, p.222). Điều đó chứng tỏ triết học đã sa đọa quá lắm, “ là một triết học suy nhược khi không hướng dẫn và đôn đốc cho đời sống “une philosophie est vraie ou fausse suivant qu’elle est exaltation du progrès ou de la décadence de la vie” (Nietzsche, Durant 458). Trạng huống đó các nhà triết học có nhận thức được chăng? Hay chỉ có những nhà tư tưởng lớn? Kể ra thì có lắm và sự nhận thức ngày càng lan rộng, cứ xem các cuộc hội nghị về triết thì đủ biết. Thường hội nào cũng dành ra một quyển sách cho vấn đề khủng hoảng thuộc môn mình, như hội nghị quốc tế họp ở Bỉ năm 1953, đã dành quyển đầu cho vấn đề. Hội nghị thứ 16 bên Ý 1955 dành tất cả cho vấn đề khủng hoảng siêu hình.
Xem thế đủ biết rất nhiều người đã nhận thức, và cũng đã làm hết sức để thoát khỏi trạng huống bi đát. Nhưng tình trạng triết cổ điển gặp hai nỗi khó khăn này: một là sự ngự trị của triết học duy niệm đã quá lâu đời, nên nó đã trở thành một cái mà giáo sư Gusdorf gọi là “Lễ nghi trung cổ” phải theo, đi trật ra thì bị truất chức nghiệp (traité de métap, p.21) cho nên dẫu biết nhiều khi “Triết học chỉ là một cái trò chơi của lý trí đặt bên ngoài cuộc sống cụ thể”, mà vẫn bó buộc phải theo. Những người dám ra khỏi khuôn khổ, lăn vào đời sống như một Kierkegaard hay Nietzsche, Schopenhauer thường bị nghi ngờ. Tình trạng ngày nay rất lạ đời, một triết gia muốn làm ích cho đời thì cần phải khước từ triết học chính thức, càng thoát ly nhiều càng có thể trở nên ơn ích hơn, vì sự thoát ly đòi phải ý thức được thực tế.
Nhưng thoát được là chuyện khó. Trên kia tôi nhắc đến “ lễ phép trung cổ” nhưng tại sao lại cần giữ như thế và đây là lẽ chính: chỉ vì chưa tìm ra được lối thoát, chưa ai đề ra một nền triết như mọi người đang khát mong trông chờ một triết lý không những có suy tư mà còn cảm nghĩ và sống được.
Bởi không tìm ra lối thoát, không kiến tạo nổi một nền triết lý đủ uy tín khả dĩ thay được cho các hệ thống trước, nên “lễ nhạc trung cổ” trở nên cần, và như vậy tất nhiên dẫn đến chỗ triết học thành triết sử, nghĩa là không có môn luyện triết lý, mà chỉ dạy cho biết ý kiến các triết học gia (information et pas de formation hl.doxographie cinématographique như lời Heidegger).
Đó là trạng huống của triết học hiện đang được dạy trong các trường Âu Mỹ và cùng với chương trình giáo dục của họ đang tràn sang các lục địa, và chiếm một địa vị lớn nhỏ tuỳ xứ đó đã là thuộc địa lâu mau. Và nhân đó cuộc khủng hoảng tinh thần ở Âu Châu lan tỏa trên khắp hoàn cầu. Tuy nhiên các cựu thuộc địa chưa ý thức nổi, vì khủng hoảng xảy ra ở đợt thượng tầng triết lý; mà các nơi đó trèo ngay đợt trung tầng khoa học, chính trị văn nghệ đã xong đâu mà cảm thấy được khủng hoảng đợt trên. Vì thế mầm mống khủng hoảng cứ được gieo rắc một cách sốt sắng và trịnh trọng.
Lúc trước nhờ có tôn giáo lãnh đạo tinh thần, không mấy ai cảm thấy khiếm khuyết đó, nhưng từ ngày tôn giáo bị ruồng bỏ thì xã hội mất kim chỉ nam, các thất bại triết học mới xuất hiện chán chường.
IV.- Đi tìm thuốc cứu
Làm thế nào bây giờ? Trả lại cho tôn giáo quyền chỉ huy xưa? Nhưng vấn đề rất tế nhị vì nay thế giới đã mở rộng, có tới hơn mười tôn giáo lớn khác nhau, cho nên một là nếu lòng tin càng đủ mạnh thì sự chia rẽ càng căng thẳng, còn nếu lòng tin nguội rồi thì mệnh lệnh tôn giáo sẽ vô hiệu trước sự lãnh đạm của đại chúng. Vì thế các nhà tư tưởng chỉ còn có một đường là phải tìm ngay trong triết học. Nhưng triết học cổ điển trước đã đặt bên ngoài đời sống, nên nay phải làm lại tự nền móng, đó là những việc đang phôi thai với những người như Schopenhauer, Nietzsche, Jaspers, Heidegger.
Triết lý Đông Phương liệu có thể giúp vào việc giải quyết đó như một số triết gia mong đợi chăng? (Schopenhauer, Jaspers, W.Durant, Heidegger, Aldous, Huxley). Đặt vấn đề như thế thật ra chưa được ổn, là vì triết lý nếu đã chu toàn nổi được sứ mệnh thì nó không còn quê hương, không thể nói là Đông, Tây, Nam, Bắc nữa và nó chỉ còn là Triết lý suông, một Triết lý vĩnh viễn của con người muôn thưở. Tuy nhiên câu nói có một phần sự thật ở chỗ triết lý đã có lúc chu toàn sứ mệnh của mình bên Đông Phương, nơi quê hương của “ Tam giáo đồng nguyên”. Vậy hỏi ngày nay nó có còn chu toàn được sứ mệnh đó để giúp cho triết lý vĩnh viễn lấy lại uy tín nữa chăng?
Tôi thiết nghĩ Triết lý mới sẽ không còn là Đông hay Tây mà là tổng hợp với tính chất liên lục địa, ứng hợp tỉ xích của thời đại phi hành không gian. Vì thế việc của triết gia Đông Phương là phải tạo dựng sự hiện diện của triết Đông trong việc đóng góp này.
Điều đó chúng ta nên lưu tâm từ nay.
Ở đây chúng tôi chỉ muốn ghi chú một điểm: Triết Đông hiện cũng bị khủng hoảng như triết Tây, và cũng đang đi tìm một hình thức mới, và hầu hết các triết lý bên Đông Phương đang lưu ý nhiều đến triết học Tây Phương, rồi một là cóp nhặt theo phạm trù triết Tây hay là trở về chú sớ kinh điển hay là làm sử văn học rồi gọi đại là Triết học. Vì thế không nhận ra một sự khác biệt nền tảng như sau đó là sự khủng hoảng của Triết Đông có tính cách ngoại khởi và thuộc tâm lý chứ không có tính cách nội khởi và siêu hình như triết Tây. Triết Tây đã được các triết học gia phân tích rành mạch có phương pháp, rồi họ thấy nó không làm tròn sứ mệnh và thấy không thể hy vọng gì nơi phương pháp cũ nữa; trái lại còn di hại là khác nên những người thức giả mới buộc lòng phải thải bỏ như một cái gì đã lỗi thời và đặt ra một triết lý mới, triết lý của Hiện sinh của Hiện thể. Triết cổ điển có còn được giữ lại chẳng qua là trong phạm vi lịch sử hàn lâm, thế thôi. Còn bên triết Đông cơn khủng hoảng xuất phát từ sự thất trận của các nước Viễn Đông rồi tiếp đến sự sụp đổ của thể chế và khung cảnh cũ, nhân đó thanh niên đâm ra hoảng hốt mất tự tin, từ bỏ hết tất cả di sản tinh thần mà triết lý là phần quan trọng nhất; họ không còn đủ bình tĩnh để phân biệt văn hóa, tinh thần với văn minh cơ khí và những biến thể nhất thời.
Nói khác, khủng hoảng của triết Đông phát xuất do vận số hơn là do bản chất như trong triết Tây. Triết Tây khủng hoảng từ trong bản chất, còn triết Đông khủng hoảng theo nhịp độ dự trù: một lên một xuống, chứ không vì thiếu đạo lý (crise rythmique et non de l’absence).
V.- Phương thuốc cấp thời
Thiết nghĩ nên khởi ngay từ chỗ phải khởi đầu: xem những nơi nào bị khủng hoảng hơn để tránh đi hay ít lai vãng tới. Hiện nay ta đang vướng mắc quá nhiều với văn hóa Pháp, cả trong chương trình giáo dục cũng như trong địa hạt văn nghệ. Đó là chuyện thường tình sau 80 năm người Pháp cai trị ở đây. Huống hồ văn hóa Pháp có nhiều cái hay cái đẹp và đã một thời đứng vào hàng đầu văn hóa Âu Châu, cũng như hiện nay vẫn còn giữ được nhiều yếu tố đáng học.
Nhưng ta có nên khuôn mình mãi trong văn hóa Pháp chăng? Và văn hóa Pháp ngày nay có còn là văn hóa Pháp thế kỷ 17 nữa chăng? Nietzsche cũng đã nặng lòng yêu văn hóa Pháp của thế kỷ 17, của một La Rochefoucauld, một Voltaire, một Montaigne, một Fontenelle, còn hiện nay ông nói nước Pháp đã trở nên trường huấn luyện và là nơi trưng bày thường trực các thứ bùa ngải của hoài nghi thuyết” La France est devenus aujourd’hui l’école et l’exposition permanente de tous les sortilèges du scepticisme. Vol. Puissance t.II p.61, “mà hồ nghi tức là hậu quả của sa đọa” id. 33.
Triết gia Mỹ Whitehead trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Đại học Harvard đã hô hào sinh viên muốn cho nước tiến bộ phải biết phân tích nguyên lý trường tồn ra khỏi những yếu tố lỗi thời để canh tân đời sống. Ông nói: mọi nơi bên Âu Châu đều đang có cuộc trùng tu vì người ta cảm thấy một cái gì đã tận cùng rồi, trừ có nước Pháp. Nơi đây tương đối chưa có sự cảm thấy và vẫn còn tái bản những lề lối xưa của Richelieu, Turgot, mãi từ đời cách mạng, từ đời tiểu công nghệ. The comparative absence of any feeling of the end of ways of precedures explains a certain inability to penetrate instinctively into the spings of action of her neighbouring nations. For the rest of Europe, something has come to an end while France is prepared to resume pratice of traditions derived from Richelieu, from Turgot, from the French Revolution, and the above and from her incomparable craftsmen. (Science and Philosophy tr.160). Vấn đề đặt ra cho Harward ngày nay là do sự phải chấm dứt một thời đại văn hóa Âu Châu. The problem before Havard is set by the termination of an epoch in European culture. For three centuries European learning has employed itself in a limited definited task. Id.p.225. Thiết tưởng lời ấy cũng phải trở nên vấn đề tối khẩn cấp cho nền giáo dục và văn hóa nước nhà.
Thời đại này không còn là thời đại duy Âu Châu được nữa. Cho nên giả sử có khiêng được Sorbonne cả chương trình lẫn giáo sư sang Sài Gòn cũng chỉ thêm được một đống kiến thức vất ngổn ngang ra đó mà sinh viên ta vẫn ngơ ngác thiếu hướng đi, thiếu ý thức, thiếu hồn sống như thường. Vì giả thiết là họ có hướng sống đi nữa điều đó không chước chuẩn chúng ta phải tự suy tư tìm kiếm. Thành Công có thể mượn ở ngoại bang được, chứ thành Nhân phải trông cậy trước nhất vào mình. (1)
(1) Bài này viết vào năm 1960 nên nay có ít điểm đã vượt qua thí dụ dự tính mời thêm giáo sư triết Tây. Tuy nhiên tưởng cũng nên để y nguyên hầu ghi lại một tâm trạng lạ lùng của thời mới thoát vòng nô lệ, để cho con cháu sau này có thể đo lường phần nào những khó khăn trên đường tranh thủ độc lập văn hóa. Trong bài nói “rút bớt văn hóa Pháp” thì không có ý chủ trương tẩy chay hay đoạn tuyệt mà chỉ có ý nhấn mạnh tính cách liên châu (intercontinental) của giai đoạn mới mà thôi.
Xưa nay chư Đ ạo sống làm người thì trong 80 năm họ đã đủ thì giờ ban cho ta rồi, họ quá đủ quảng đại để cho ta vì nếu họ truyền lại được một đạo sống, có lẽ họ còn ở lại được với ta, uy tín văn minh của họ được dân ta kính phục, đem vào làm “mười điều tâm niệm” rồi kia mà. Giáo sư Duffil đại học Sài Gòn viết “cái lầm nền tảng trong công cuộc thuộc địa, và là cái làm cho hai nước Pháp Anh khi đi khỏi thuộc địa không để lại được gì, đó là sự vắng mặt của một đạo lý.”
“Việc cuốn gói ra đi của người thực dân gây ra do một cơn khủng hoảng sâu xa ngấm ngầm trong xã hội, nó xuất hiện như một sự tống ra ngoài một vật xa lạ không tiêu đi được” La fondamentale erreur de cette colonisation et qui fait que l’Angleterre et la France ne laissent presque rien à leur départ c’est l’absence de doctrine… Le départ du colonisateur vient d’une crise profonde latente dans la sociéte, c’est le rejet d’un corps étranger non digérable… (Vitalité actuelle des religions non chrétiennes. Cerf 1957 p.191-192).
Chúng ta nên rút bớt ảnh hưởng Pháp lại, vì về đàng triết học quá duy trí ít đưa đến thực hiện; còn về mặt luân thường thì quá cá nhân, phóng túng, dật lạc. Cả hai điểm đều không có lợi cho nước nhà đang sửa soạn vào giai đoạn kiến thiết. Cần một triết lý thiết thực, yêu đời dấn thân thực sự vào đời sống với đầy hứng khởi. Và một thứ văn chương hăng say hùng tráng.
Hãy cố đón nhận nhiều hơn do những nền văn hóa có tính cách lạc quan, nhân sinh, vươn tới và tràn sức sống. Đây mới là phương dược sơ bộ. Phương dược căn cơ sẽ được trình bày trong bài Truyền Thống.
II.-ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC
( Kim Định )
I.- Tựa
“ Ngày nay không ai nói tới tình trạng bi đát của Giáo dục và sự xuống dốc của văn hóa, sự sa đọa của giới trí thức như là căn nguyên khiến xã hội quay cuồng, bầu không khí sinh hoạt bị nghẹt thở vì mánh lới, óc con buôn, việc công đi vào tình trạng dải đất bệ rạc, cả một cảnh nát bấy phơi cái bộ mặt tang thương từ những ổ gà đầy các kiều lộ, cho đến các bàn giấy công sở, học đường, xí nghiệp. Nhưng than trách vô ích. Chỉ cần nhận thức bi trạng rồi đi tìm giải pháp, để chấm dứt trạng huống kia.
Chúng tôi nghĩ rằng người ta chỉ có thể mạnh mẽ hăng say hứng thú khi được hướng dẫn bởi một ý tưởng mạnh mẽ phong phú, mà ý tưởng muốn mạnh mẽ phong phú thì việc cần trước hết là phải có một chiều hướng. Chiều hướng có được nhận thức sâu xa mới có đựơc hùng mạnh và sự nhận thức càng rành rẽ thấu triệt thì sức quy tụ lôi kéo càng tăng trưởng, cho đến lúc đủ trở thành chiều hướng giáo dục cũng như văn hóa, chính trị cũng như kinh tế, nghệ thuật và cả toàn bộ lối sống. Chỉ lúc đó chúng ta mới có một phương thế tích cực đối phó với tình trạng tan nát hiện nay. Chính trong viễn tượng đó mà chúng tôi biên ra ít suy tư trong tập này “
“ Tất cả chúng ta đều là một thế hệ đã trốc Gốc. Hơn thế nữa trốc Gốc nói đây không chỉ là trốc Gốc đối với Nước non, nhưng thật ra còn xa hơn nhiều đó là trốc hết Mọi Gốc: Gốc Xã hội, Gốc Tiên tổ, Gốc Dòng tộc, Gốc Thiên Địa. Không riêng gì một ai mà tất cả mọi người khai sáng ra nền văn minh hiện đại đều là trốc Gốc.
“Bởi vì một trong những nét đặc trưng của con người văn minh khi nói cách tổng quát thì chính là sự tan rã giữa Lòng nó: bệnh cân não thần kinh chỉ là một trường hợp đặc biệt của người văn minh đang bất hòa với chính mình ngay trong việc nó phải giàn hòa với Thiên nhiên với Văn hóa ở chính nơi lòng nó”. (Jung, Psychologie de l’Insconcient p.47)
Mấy lới trên có thể coi như nhân chứng, như một tiếng thét vang dậy để nhắc nhở con người phải tìm ra hướng đi, hướng học, hướng sống. Bởi vì: “không có một ngọn gió nào giúp ta được, nếu ta không có một bến nào để đến. (Montaigne)” “Nhân tâm như thuyền, Đạo tâm như lái. Ngồi thuyền mà không lái, thì chẳng biết đi ngả nào. Nhưng cầm vững lái thì hay lại là ở mình” (nhược chấp định đà tắc khứ vãng tại ngã, Chu Hy).
Tìm ra cho việc học một hướng đi đó là vấn đề tối yếu.
Thiếu hướng đi đó có học già đời cũng vẫn là học quẩn, cũng vẫn vong thân, cũng vẫn quay cuồng trước các luồng gió lốc và nếu không mắc tâm não bệnh (névrosé) thì ít nhất cũng bị tản mát nhân tâm rồi suốt một đời, hay cả đến bao thế hệ cũng không kiến tạo nên được cái chi có giá trị, có tinh thần bền bỉ. Vì thiếu hướng nên không thể lâu, thiếu lâu làm sao đi xa, không đi xa thì làm chi có sáng soi nồng cháy. Xét đến cá nhân cũng thế: không thiết học, vì cái học có chi đâu mà thiết nên thời gian lãng phí hết vào những chuyện nhảm, tin tức.Vì vậy tìm ra một hướng đi cũng là tìm ra được nguồn mạch vui sống hăng say an tĩnh và bình thản. Có an tĩnh mới có lự, tức là lo liệu chu đáo về những công việc mình làm, mới hòng đắc tức là thành công. Đại học nói: “Tri chỉ nhi hậu hữu định. Định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an. An nhi hậu năng lự. Lự nhi hậu năng đắc” 知止而后有定。定而后能静。静而后能安。安而后能慮 。慮而后能得。(Đại học 1)
Nói thật ra có lẽ không ai chối sự thiết yếu cần phải định hướng cũng như cần phải có hòa hợp thống nhất.
Tuy nhiên muốn là một chuyện mà làm được, biết làm cách nào là chuyện khác. Trong giảng khóa này chúng ta sẽ cố đóng góp vào việc đó bằng đưa ra một ít phân biệt, vì có phân biệt mới dọi được ti sáng vào cái cảnh “hỗn mang chi sơ, vị phân thiên địa” đang bao trùm nền học vấn cũng như văn hóa hiện nay.
Cần phải có nhiều nhận xét phân biệt rành rẽ về những vấn đề đang đặt ra cho thời đại, mới trông đẩy sát tới bờ hoạt động cách hữu hiệu. Nếu chỉ dừng lại ở những câu chung khái quát, thì không sao đạt được giải pháp hữu hiệu. Người ta đã nói cả từ trăm năm rồi về sự cần phải tổng hợp Đông Tây, điều đó càng ngày thấy càng bách thiết mà sao vẫn chưa làm được, ấy vì còn chưa đi vào tận nền móng. Có một điều lạ là ai cũng mong mỏi Tổng hợp, nhưng hễ nói đến thì như có một sự e ngại, đề phòng hoặc đả kích. Đâu là lý do của thái độ kỳ lạ đó? Khi xem kỹ lại thì do sự thiếu nhận thức sâu xa về ý niệm thống nhất, thứ đến là tiêu chuẩn học hành rất lờ mờ. Vì thế chúng ta sẽ phân tích kỹ hai ý niệm then chốt về thống nhất mà ta cần phải phân biệt với đồng nhất.
2.-Thống nhất với Đồng nhất
Đồng nhất là thái độ do Nguyên lý Nhị nguyên: lấy một bỏ một, chấp nhận tất cả hoặc không chấp nhận gì, ou tout ou rien, không có giải pháp thứ ba- “tertium non datur” ta quen gọi là “diệt tam”== “tiers exclu” vì người theo óc nhị nguyên thường có thái độ độc chuyên, độc hữu (exclusif) bắt mọi người nghe theo y như nhau kiểu “Thượng đồng” của Mặc Địch, của Phát xít. Phát xít Đức nói “ mục đích nền giáo dục quốc xã là làm cho 80 triệu người Đức trở thành 80 triệu tác động phản đáp theo lối nhìn đời và xử sự của Adolf Hitler”. Đó là một lối đồng nhất hóa con người. Con người sống với nhau cần phải có đồng nhất nếu không thì đời sống công cộng tan vỡ liền. Đường phải tránh một chiều tay trái hay tay phải: ai cũng phải tuân theo. Đến 9 giờ tối ai cũng phải vặn radio nhỏ lại, nếu không sẽ làm mất giấc ngủ người bên và tỏ ra thiếu giáo dục. Việc công dân ai cũng phải chu toàn v.v… những ích lợi này thiết thực quá không ai chối cải được nổi và đó chỉ là kỷ luật. Nhưng khi biến nó thành độc hữu để choán chỗ tinh thần: như suy tư, tín ngưỡng tự do thì đó là vượt biên giới cần thiết của kỷ luật để biến nó ra đồng nhất rất tai hại cho con người.
Con người là giống lưỡng thê: một chiều sống trong xã hội còn chiều sâu tinh thần, tình cảm cần được tự do. Vì thế mà người ta không thể chịu nổi đường lối đồng nhất (massification), và ngày nay mỗi khi nói đến thống nhất thì phản động tự nhiên là e ngại đề phóng. Chính vì thiếu nhận thức về thống nhất hoặc vì thống nhất phần nhiều chỉ có tiếng còn trong thực chất là đồng nhất, nên hễ nói đến thống nhất thì tất nhiên là chống đối là phản động. Nhưng trong triết lý hễ đã phản động thì đến 99% là đi sang cực đoan ngược hẳn lại tức đa phương (pluralisme) với tâm trạng mèo bỏng sợ tro lạnh và do đó dễ đề cao một sự tự do tuyệt đối bất chấp đời sống thực tại trên bình diện xã hội. Muốn đưa tự do của tinh thần áp dụng cả vào đời sống cụ thể. Thế là rơi sang cực đoan khác tuy chống đối lại cực đoan đồng nhất, nhưng cả hai vì là chống đối nhau, nên cùng ở trên một bình diện nhị nguyên là chọn một bỏ một.
Lấy thí dụ về hòa nhạc mà nói thì đồng nhất bắt mọi người phải cử một bài theo nhịp của một nhạc trưởng. Từ sự hợp lý đó sẽ đi đến chỗ bắt mọi người phải dùng một nhạc khí như nhau, thế là quá đáng, liền khởi lên một phản ứng trái hẳn lại đòi cho mỗi người được tự do sử dụng thứ nhạc khí ám hợp cho tài năng, sở thích của mình. Đây là một sự hết sức hợp lý, nhưng từ chỗ hợp lý đó lần sang đến yêu sách đòi mỗi người cử một bài riêng, theo một tiết điệu tự do. Và thế là trở thành mớ âm thanh hỗn loạn. Đấy là một hình ảnh cho dễ hiểu, trong thực tế chẳng ai đòi như vậy. Tuy nhiên trong triết lý lại xảy ra như thế.
Nói chung thì khối cộng sản đi theo lối đồng nhất, khối tự do theo lối đa phương.
3.-Nền Thống nhất chân thực
Còn hòa âm của Thống nhất chưa tìm ra được, hay có rất nhiều nhưng toàn là Thống nhất có cái tên, còn trong thực chất thì là đồng nhất, thí dụ “ Thống nhất” của Hegel hay của Karl Marx.
Một nền thống nhất chân thực phải hội được những điểm sau đây:
Thừa nhận cho mọi khuynh hướng được tồn hữu, bao lâu hướng đó không có tính cách độc hữu. Vì nếu khuynh hướng độc hữu thắng thế, thì sẽ thi hành Đồng nhất đối với mọi khuynh hướng khác.
Quy định cho mỗi khuynh hướng một ngôi vị (sách Xuân Thu gọi là định phận) nghĩa là một sự quan trọng tương đối, nghĩa là đối với toàn thể cuộc sống.
Tất cả phải tuân theo một nhịp điệu tức là những ước lệ cần thiết vừa đủ cho đời sống công cộng có thể tồn tại. Chỗ này thì Cộng sản đi quá. Thế giới tự do thường bất cập
4.- Học và Hành
Điều đó được minh chứng rõ rệt hơn nữa trong khoa học cơ khí. Bất cứ ai đã xem qua lịch sử khoa học cũng nhận thấy rằng: mỗi một bước tiến bộ, mỗi một phát minh sáng chế đều là hậu quả của rất nhiều tri thức tinh thuần không mang lại lợi ích gì hết. Người tìm ra là tìm ra rồi phát minh đó bị xếp vào tủ, nằm trơ trọi có khi cả hàng trăm năm không dùng vào được việc gì. Nhưng nếu thiếu những cái tri thức thuần tri thức thì khoa học đã không tiến được bước nào, nều đòi sự biết nào cũng phải đưa tới một phát minh ơn ích thì khoa học đã chết từ lâu rồi. Đó là những lý do rất xác đáng nên nó đã làm hạ giá chữ học hành xuống đến độ bị coi như là cái gì cản trở đường tiến hóa của những dân còn bám lấy cái hành trong cái học. Đây là một quan niệm tuy không minh nhiên hóa, hay chính vì không bộc lộ rõ ra nên đã gây một ảnh hưởng rõ rệt vào đường học vấn của chúng ta. Bởi thế cần phải được mổ xẻ kỹ lưỡng. Trước hết chúng ta chấp nhận rằng cần có cái biết thuần tri thức, nhưng ta nên phân biệt ba loại hành: là cưỡng hành, lợi hành và an hành.
Cưỡng hành là làm vì bị cưỡng ép thuộc pháp hình: không làm thì bị hình phạt.
Lợi hành làm vì lợi thuộc đợt thành công, ăn làm.
An hành là làm vì nghĩa vì thấy đáng làm thì làm.
Và khi ta nói học hành là ta nhằm vào cái hành ở đợt ba này, ít ra khi nói về Triết lý Nhân sinh, và lúc đó không những cái hành đó cũng cao như sự bỡ ngỡ vô vị lợi (étonnement désintéressé) của triết lý Platon, mà còn có phần cao hơn là khác. Bởi vì sự bỡ ngỡ thăm
hỏi của Platon xét về phương diện vô vị lợi thì đã vượt qua khỏi đợt lợi hành rồi, nhưng chưa đi tới độ tiền diện kinh nghiệm tức hiện tiền trực thị với vật, một thứ kinh nghiệm tinh dòng đến nỗi không còn lạ lẫm tra hỏi nữa, nhưng đã tới đợt an nhiên không ngỡ ngàng vì đã liễu hiểu, đã đi guốc vào lòng sự vật, mà Nho giáo kêu là “cách vật” rồi. Thế nghĩa là đã vượt qua đợt ngỡ ngàng tra hỏi. Người ta chỉ tra hỏi khi chưa đủ quen thuộc, chưa thấu suốt, và do đó còn kém hơn “an hành”. Bởi an hành bao hàm sự thấu triệt không còn chi đủ làm bỡ ngỡ nên chỉ còn hành một cách an nhiên không bận tâm tra hỏi nữa.
Thứ đến cần phân biệt hai bình diện một là hiện tượng của khoa học thực nghiệm hai là bình diện triết lý. Đó là hai bình diện khác hẳn nhau:
Ở bình diện Hiện tượng thì bất cứ tri thức nào cũng có giá trị tự nội, vì nó là cái biết cụ thể kiểm soát được và dầu chưa thấy có lợi ích gì, nhưng ít nhất nó cũng là một tri thức.
Ngược lại trong Triết lý nếu không có hành đi theo thì không lấy chi làm cứ điểm đặng phân giải hơn thua. Cho nên người ta chỉ coi là tri thức thật, tri thức có nền tảng, có giá trị những tư tưởng giàu khả năng nâng cao tâm hồn, cởi mở lý trí, khơi dậy mọi năng lực trong con người và vì thế ta gọi là chân lý nóng. Ngược với chân lý nguội, thường xoay quanh sự vật và thường chỉ là sự thích thú của nhà chuyên môn, hoặc làm thỏa mãn óc tò mò nhưng không đủ gây sôi động trong tâm hồn. Những chân lý nguội vì thế khi ra ngoài phạm vi chuyên môn của nó thì mất giá trị vì không có tiêu chuẩn kiểm chứng, nên thường chỉ là những ý nghĩ bâng quơ thiếu nền móng như những vấn đề giả tạo. Theo ý nghĩ trên tiền nhân ta quen nói học hành, nghĩa là chỉ có cái học thiết cận vào Thân Tâm, cái học giúp cho con người biết tu thân, biết sống, biết tổ chức đời sống xã hội, biết lối cai trị tốt hơn hết; sao cho con người ngày thêm trung thực với Bản tính của mình thì đó mới là triết lý có giá trị và mới đáng học.
Tóm lại cái học chỉ có giá trị khi là chân thực. Muốn đo lường mức độ chân thực thì trong phạm vi hiện tượng có thể kiểm soát bằng những hiệu quả hay là sự minh hiển khách quan, hoặc máy móc tinh tế, còn trong triết lý thì phải có hành đi theo để bảo đảm cho tính cách trung thực của nó. Hơn thế nữa phải là “An hành” mới là triết lý, còn như cưỡng hành đã có công an cảnh sát, lợi hành đã có tiền tài danh vọng, nghĩa là hai thứ hành này đã quá nhiều rồi, và nhân loại đang muốn đi xa hơn hai đợt đó trong vận hội mới? Quả thế, giai đoạn cưỡng hành kể như thuộc thời mông muội: làm vì sợ trời đánh, thánh vật kể như đã qua và đang chuyển sang giai đoạn lợi hành đi kèm theo thời quyền pháp lợi lộc. Làm theo lệnh của quyền bính của pháp luật thì có lợi, được hưởng quyền này nọ ân trạch kia khác như Mặc Địch hứa hẹn đe loi, và cái gì không có lợi nhãn tiền thì không cho làm như nhạc, thơ, lễ, văn học. Đó cũng là tâm trạng mà con người đại chúng quen sống cho tới hiện nay. Họ căn cứ trên những nền luân lý cấm đoán với cho phép: (permis et défendu) ai phạm thì phải hình phạt này vạ nọ, ai theo thì đuợc ơn ích kia khác. Tuy nhiên nhân loại đang trở mình để cho mỗi ngày thêm đông đảo người hơn biết tiến đến giai đoạn an hành. Jung viết trong quyển L’homme à la découverte de son âme (p.37): “La grande révolution du siècle== tout au de là prend place ici-bas”, cuộc đảo lộn lớn lao của thế kỷ này là các giá trị đặt ở “xa xôi” được đưa vào gầm trời này, và ta có thể nói thêm sẽ đặt vào Lòng con người và gọi là “an hành”. An hành là cách hành động độc lập vô vị lợi, khác với cưỡng hành ngoại khởi. Với cưỡng hành chủ thể bị sai sử do một chủ thể bên ngoài cho tới độ làm lấn át hết quyền định đoạt của người làm. Còn ở lợi hành thì tác giả hướng ra ngoại vật chứ không hướng nội, nên không phải là tác động nằm vùng. Cả hai trường hợp đều bao hàm sự mất quyền (cưỡng-hành) hoặc sự nghèo nàn bất túc, nghĩa là không đủ tự lực tự cường và vì thế dễ sinh ra sự nghiêng ngả hoặc về phía năng hoặc về phía sở. Nếu nghiêng sang bên Năng cũng gọi là chủ thể thì đẻ ra những thuyết có tính cách duy chủ thể == subjectivisme như thí dụ duy tâm. Nếu nghiêng sang phía sở cũng gọi là “đối tượng” thì đốc ra duy đối tượng== objectivisme thí dụ duy vật. Đó là những bệnh trạng của nhị nguyên, bao giờ cũng chọn một bỏ một, không đi tới Tổng hợp, mà chỉ biết có giản lược, tức cũng là Đồng nhất vật. Muốn tổng hợp cần vươn tới bậc an hành, cũng gọi là “cung hành” như câu nói “cung hành quân tử” 躬行君子L.N.VII 32 tức là người tự trọng mình, tự mình, tự tìm ra nơi mình đủ túc lý để làm việc, không cần quy chiếu đến cái chi khác. Khổng Tử nói: “về văn chương học thuật thì hoặc giả ta cũng bằng người, nhưng đạt tới độ “cung hành quân tử” thì ta chưa có được”. Bởi vì cung hành là đợt rất cao, rất trong trinh không gì sai khiến được chủ thể, cũng như chủ thể không hướng ra ngoài. “Quân tử tố kỳ vị nhi hành, bất nguyện hồ kỳ ngoại” T.D.14. Người quân tử chiếu theo địa vị mình mà làm chứ không cầu ở ngoài. Ở ngoài là thiên hay địa, nhưng ở lại với mình, đi vào thâm cung sẽ gặp địa vị con người gọi là “tố kỳ vị” hiểu theo nghĩa siêu hình là nơi gặp gỡ Đất Trời, cho nên cung hành cũng gọi được là “hành động lưu ngũ” khi hiểu chữ ngũ theo ngũ hành nghĩa là nơi đất trời giao hội: trời ba đất hai, “tham thiên lưỡng địa”. Hai cộng với ba là năm, nên mới nói lưu ngũ là lưu lại nơi “thiên địa chi giao” tức là nhân vậy. Nói kiểu khác đó là hoạt động của văn hóa uyên nguyên khi hiểu chữ văn là thập tự nhai đặt dưới bộ đầu. Khi nói đến Văn Vương thì không nên nghĩ đến cá nhân Văn Vương nhà Chu cho bằng là một mẫu người lý tưởng đã đạt tới chỗ đất trời giao hội, đạt tới đợt an hành. Trung Dung viết: “Văn Vương chi sở dĩ vi văn dã, thuận diệc bất dĩ” T.D.26, 文 王 之 所 以 文 也。纯 亦 不 已.
Điều làm cho Văn Vương đạt nổi chữ văn là thuần khiết và do đó không ngơi nghỉ.
Nói “ thuần hay tinh dòng” là hiểu đã đạt độ “cung hành” không còn bị ngoại vật sai sử như vì lợi, vì sợ hãi nhưng là an hành như một “Nhơn Hoàng” an nhiên tự tại ung dung. Chính vì thế không chú trọng đến đối tượng sang hèn to nhỏ, và văn hóa Viễn Đông không chia ra việc hèn hạ và việc cao trọng như trong xã hội cổ La Hy: việc hèn để cho nô lệ, việc sang trọng để cho người thong dong. Viễn Đông không chủ trương thế bao giờ. Do đó cũng không đặt vấn đề có hay không có vạn vật, vũ trụ có thật hay chỉ là mộng suông, có cái này hay không có sự kia là những vấn đề đã gây chia rẽ trầm trọng cho đến tận ngày nay và triết học Âu Châu đều cố gắng thoát ra. Triết lý Nho giáo đã tránh được điểm này: không trùng trình ở chỗ tranh luận có hay không có, nhưng đã đi thẳng vào hành động, và vì thế là một nền triết rất giàu chất tổng hợp. Nhất thứ khi hành động đó lại là an hành thuần khiết cho nên “bất dĩ” không ngơi nghỉ, không ngơi nghỉ vì không lệ thuộc vào ngoại vật. Vì khi lệ thuộc ngoại vật thì sẽ rất chóng sẹp.
Thế kỷ 19 nhân loại tràn ngập hy vọng lạc quan trong bầu không khí tưng bừng tiếp đón những xe hơi, tàu điện, tàu bay. Cho rằng những phát minh này sẽ đem lại hạnh phúc toàn vẹn cho loài người. Nhưng từ sau hai thế chiến, người ta lâm vào cảnh bơ vơ lạc lõng, coi đời như cái chi phi lý, vô nghĩa. Và văn chương tràn ngập những thao thức buồn chán, băn khoăn. Tại sao lạc quan chóng biến ra bi quan. Thưa chỉ vì lối lạc quan kia dựa trên những ngoại vật, cũng y như những loại ý hệ vì còn dựa trên đối tượng, nên phạm vi ảnh hưởng rất eo hẹp (chạm tới 1% ý thức) và cũng không sống lâu hơn được nửa thế kỷ. Đó chẳng qua vì chưa đạt tới an hành. Nếu thật là an hành thì sẽ không ngơi nghỉ nên lâu, lâu nên sáng, sáng nên đi xa. Đi xa nên rộng dầy. Rộng dầy nên cao sáng. Cao sáng thấu trời. Rộng đầy khắp đất. T.D.26 Đó là cực tả cái hiệu nghiệm của tác động lưu ngũ của an hành tức là tác động có sức tổng hợp vô biên. Rộng như đất cao như trời cũng bao quát hết. Đấy phải là tiêu chuẩn lý tưởng của chúng ta. Chúng ta khỏi cần thay đổi tiêu chuẩn học hành mà chỉ cần đào sâu, và sẽ thấy trong hai chữ đó một giải pháp kiên cố. Giải pháp này còn được bàn dài rộng nơi khác. Cho nên chữ hành không phải chỉ có nghĩa là làm, bảo làm là làm như trong luân lý thông thường, hoặc khoa công dân, hay phép xã giao. Nhưng nó bao hàm một nền móng siêu hình, một đạo thuật hành vi là nền tảng của triết lý Nho giáo, cũng là triết lý của Tác, của Tài, của “Ngũ hành” khi hiểu ngũ là cái gì siêu hình vượt ra ngoài những ích dụng nhỏ bé để lan tỏa khắp trời cùng đất. Biết được giá trị của tiêu chuẩn ẩn trong hai chữ học hành như thế rồi, bây giờ chúng ta dùng nó làm thước để đi đo mấy nền văn hóa có liên hệ đến ta, để lựa chọn những yếu tố có khả năng làm giàu cho cái di sản tinh thần cố hữu đó đặng trùng tu nền thống nhất văn học. “
NHO GIÁO VỚI THẾ GIỚI NGÀY MAI
Hiérachie: “celui qui fixe les valeurs, celui qui dirige la volonté des millénairs parce qu’il dirige les natures supérieures, celui-là est l’homme supérieur” Nietzsche V.P. II. 376
I. Lập thiên hạ chi đại bổn.
“Phẩm trật người nào thiết lập được các giá trị, hướng dẫn con người trong nhiều ngàn năm, nhờ sự hướng dẫn được những bậc anh kiệt, người ấy là một vĩ nhân”.
Đó là ba tiêu chuẩn của Nietzsche dùng để định tính vĩ nhân. Ta có thể áp dụng vào triết: nền Triết lý nào hội đủ ba yếu tố trên, nghĩa là vừa thiết lập nổi những giá trị trường cửu và hướng dẫn được đời sống con người lâu đời lại có những tay thông minh xuất chúng thuận theo thì đó là một nền triết lý vĩ đại. Trong ba yếu tố trên thì yếu tố thứ nhất là nền móng là đầu, có xuôi thì đuôi là hai điểm sau mới lọt, nhưng cũng là điểm khó khăn nhất bởi chưng vạn vật luôn biến thiên, đời sống như bàn cờ ván ván đổi khác, làm sao có thể thiết định nổi những giá trị, những tiêu điểm trường tồn, nên đó là chỗ vấp ngã của biết bao triết thuyết đã phơi thây trong lịch sử triết: mà lý do gục ngã là nếu không vì chủ trương biến động thì cũng tại vì chủ trương an tĩnh. Nhưng nếu việc đời chỉ có động hay tĩnh mà giải quyết xong thì triết gia đã không còn là một chuyện hy hữu nữa, bởi vì triết gia chân thực phải thiết lập những giá trị trường tồn trong cái dòng đời luôn luôn trôi chảy, phải làm sao có tiêu điểm vững chắc mới là khoa học triết học, nhưng lại không được cứng đơ đơ để bóp chết sự sống vì sống là biến động, luôn luôn sống là luôn luôn biến động. Bởi khó khăn như thế nên Nho giáo kêu đó là gốc lớn là “lập thiên hạ chi đại bổn, “ 立天下之大本T.D.32, nó bao hàm việc tìm ra một trung tâm quy chiếu uyển chuyển linh động vừa trường cửu vừa thích ứng được với các biến cố theo dòng thời gian xuất hiện và chỉ xuất hiện một lần, nên luôn luôn thay mới. Có tiêu chuẩn nào mặc được hai yếu tố đó chăng? Nho giáo cho là có và triết lý chân thực phải tìm cho ra, vì mọi giá trị lẻ tẻ chỉ có lý do tồn tại, chỉ có ý nghĩa vì quy chiếu vào tiêu chuẩn nền móng, nên tiêu chuẩn đó phải sâu thẳm để có thể bao trùm được mọi giá trị riêng lẻ. Nếu không mà lại đặt trung tâm ở vòng ngoài nghĩa là trên một giá trị riêng biệt nào đó thì chỉ tạm đứng được ít lâu rồi sẽ sụp đổ, còn nếu đem ra thi hành sẽ bị đòi xét lại lung tung, để rồi gục chết.
Nho giáo thiết lập trung tâm quy chiếu đó trong chữ Trung như nền tảng tối thượng và chữ Hòa là đích điểm, như cái gì có thể dùng để kiểm chứng mức độ đi tới của Trung: “Trung dã giả thiên hạ chi đại bổn dã. Hòa dã giả thiên hạ chi đạt đạo dã, “中 也 者 天 下 之 大 本 也 和 也 者 天 下 之 道 也T.D. Trung là cái gốc lớn của thiên hạ, Hòa là dấu chứng tỏ đã đạt Đạo. Câu trên là nguyên lý nền móng chống đỡ cả tòa nhà Nho giáo, nên cần được nghiên cứu sâu thêm. Theo sách Trung Dung (X) thì Trung là đứng độc lập không cậy dựa hay lệ thuộc vào cái chi: “Trung lập nhi bất ỷ, 中 立 而 不 倚” không dựa vào đối tượng, ý niệm hay bất cứ cái gì bên ngoài con người. Nhưng Trung chính là đi thẳng vào nguồn suối của dòng sinh sinh nơi mình có tính cách sung mãn tràn đầy. Đó là Trung chân thực đi với Hòa, nghĩa là bao gồm hết mọi hiện tượng kể cả phẩm trật hình tướng của chúng. Vì thế tất cả chúng đều ở trong thế tương đối: đối với Đạo thể viên dung; nhưng đồng thời lại có hòa hợp, có phẩm trật, có tốt xấu, có đây có đó, có dưới có trên và chính ở điểm sau này mà Nho giáo khác với vô vi của Trang Tử trong chủ trương “tề vật luận” nghĩa là: tốt xấu, trên dưới, sống chết như nhau. Trong triết lý Thái Hòa thì có khác nhau, nhưng chỉ khác cách tương đối, nghĩa là không có tốt xấu đó đây bỉ thử tuyệt đối, hay bất cứ cái gì cũng không có tuyệt đối như hữu vi chủ trương. Với hữu vi có tốt xấu tuyệt đối, vô vi tốt với xấu như nhau: tề vật luận “par de là du bien et du mal”, triết lý An vi là triết lý nhập cuộc không thể bỏ phân biệt trên dưới tốt xấu, vì làm thế sẽ không còn gì để ý cứ trong đời sống thường nhật, cho nên phải chấp nhận tất cả trong thế tương đối và phẩm trật. Đây là một phân biệt rất quan trọng cho thế giới hiện đại đang bị đong đưa giữa hai Thái cực Hữu và Vô: giữa Hữu thần và Vô thần, giữa Hữu vi và Vô vi nên cần khai triển rộng.
Ta hãy lấy lại công án tu thiền làm khung quảng diễn.
Hữu vi: trước lúc tu thì núi này là núi này. Đây là giai đoạn chủ trương hữu cách tuyệt đối: mọi cá thể cũng đều tuyệt đối đến độ không có gì liên hệ với nhau, nên có xấu tốt tuyệt đối, bất di dịch. Đấy là giai đoạn duy Hiện tượng (phénomène), duy vật và các thứ duy khác: tất cả đều thuộc nhị nguyên
Vô vi: nhưng lúc khởi tu thì núi này không là núi này, không còn chi nữa. Triết học chỉ còn thấy có bản thể (noumène) hay là hư không, cho nên “tề vật luận”, tốt xấu như nhau, đó đây không kể, sau trước bất phân: truyền thống và mọi kinh nghiệm đều vô giá trị. Vô gia đình, vô tổ quốc là hình thái cực đoan của chủ trương này. Đây là một phản động lại lập trường hữu vi, và hiện đang lớn mạnh bên trời Âu và Ấn Độ xô đời sống nhân loại vào cảnh hỗn mang không còn biết lấy chi làm tiêu điểm. Hay nếu có lấy mình làm trung tâm quy kết thì lại là thứ mình trừu tượng không liên hệ chi tới không gian thời gian (lịch sử và quê nước).
An vi: nhưng khi tu rồi thì núi này là núi này, nước chè là nước chè, anh là anh, em là em, có khác nhau nên có trên có dưới, có trước có sau, có nhân có quả. Nhưng tất cả trước sau, nhân quả, núi nước, anh em lại chỉ là tương đối, nghĩa là nằm trong thế giao liên như phần tử của một đại thể. Đây là giai đoạn cần nhắm tới của con người, một giống lưỡng thê vừa phi không gian mà cũng lại chịu điều kiện của thời gian không gian. Vừa nhất lại vừa đa (un-multiple). Nhất đa tương thấu tương nhập. Đã nói đến Đa tất phải nói đến thứ tự phẩm trật trên dưới. Có vậy mới có Hòa. Có Hòa mới có Hợp. Có Hợp mới có Sống. Vì thế sau trung phải thêm hòa. Và hòa là biểu tượng của sự đạt Đạo. Trung có hòa mới là đạo thể viên dung. Nói khác chân lý mà còn có cái chống đối lại thì là chưa hòa, tức là chưa thâu nạp được hết mọi khía cạnh, thì đó không phải là Chân Lý viết hoa, chân lý căn bổn. Chân lý căn bổn phải vô biên. Vô biên không thể có đối lập, hễ còn đối lập thì chưa phải là vô biên chân thực. Vô biên chân thực phải bao dung khắp hết. Triết lý An vi nằm trong chỗ làm trọn vẹn sự bao dung đó.
Hữu vi vì tuyệt đối hóa một khía cạnh nên khai trừ các khía cạnh khác: “chấp nhất xả bách”.
Vô vi phản động lại bằng vô chấp bất cứ một cái chi. Đấy là một lập trường hay trong phép tu rừng, “độc thiện kỳ thân”. Nhưng trong phép tu tại gia, nghĩa là sống trong xã hội phải biết lửa khác nước, nếu không sẽ cháy nhà, đổ vỡ xã hội. Vì thế cần đi thêm bước thứ ba là An vi ở tại làm tròn những cái mà hữu vi bỏ dở, vì đặt trọng tâm ở ngoài.
An vi phải đưa trọng tâm đó đặt vào Thổ, vào Nhân (an thổ đôn hồ nhân). Đồng thời làm trọn cái vô vi bỏ dở là cõi hiện tượng bằng “chấp lỳ lưỡng đoan”, tức là lưu ý đến cả hai giai đoạn: cả tốt lẫn xấu, cả nội lẫn ngoại để thích nghi với cả hai. Chủ trương an vi là không gì phải bỏ hẳn kiểu vô vi, cũng không gì được tuyệt đối hóa kiểu hữu vi nhưng cần phải làm trọn vẹn tất cả “tri chí chí chi,” 知 至 至 之 “ phải biết chỗ cùng cực và đi tới nơi” (Quẻ Kiền). Đó là Trung và Hòa, chập cả hai chữ lại thì kêu là Thành.
Thành bao hàm cả Trung cả Hòa, nên chí Thành cũng là chí Trung chí Hòa. Hay nói rộng có chí trung thì mới đạt chí hòa. Có chí hòa mới chí thành. Chí thành làm trọn vẹn sự hòa hợp, sự quân bình giữa mọi khuynh hướng thâm sâu nơi người, trở nên con người đúng mức người. Có lẽ tiền nhân đã gửi ý đó vào chữ thành kép bởi ngôn, lực qua mà ta có thể gọi là Ý, Tình, Chí hay là lời (ngôn) mạnh mẽ (lực) đâm thấu (qua) tới tận cõi trung cực, hay Hoàng cực của đạo sung mãn, bao trùm lấy mọi ngôn từ tình cảm, hành vi của bậc chí thành trong cái hòa điệu của toàn thể ung dung, thư thái, an nhiên, tự tại. Chính vì thế nên sách Trung Dung nói: “thành giả bất miễn nhi trúng, bất tư nhi đắc, thung dung trúng đạo” T.D.20. Bậc chí thành không cần cố gắng mà trúng, không tư duy mà được, ung dung thư thái mà vẫn trúng đạo”. Đấy quả là bậc thánh nhân. Nhưng nên phân biệt với chữ Thánh của tôn giáo. Ông Thánh tôn giáo không Thành phải chỉ hòa, nhưng có thể đạt một số “nhân đức” đến độ nào đó, mà nhân đức hiểu theo kiểu chống lại các nết xấu: làm thiện chống làm ác, theo nghĩa tuyệt đối có tính cách đàn áp những khuynh hướng ngược lại. Đây là một hiểu cục bộ có thể là hữu vi hay vô vi. Thánh trong Nho giáo phải hiểu là chí Thành, nghĩa là chấp nhận toàn bộ không chống đối nghĩa là tất cả mọi khả năng đều được vun tưới, cho phép nảy nở cách phẩm trật để đạt độ làm con người đúng mức người l’homme normal. Nói khác thành chính là lối áp dụng hai chữ trung và hòa vào bản thân con người, nên thành cũng như hòa: là bước đầu và là tận cùng của đạo làm Người. Sách Trung dung bàn về chữ thành rằng: “thành giả vật chi chung thuỷ. Bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quý, “物 之 終 始﹐不 誠 無 物。是 故 君 子 誠 之 葯 貴 T.D24. Chữ vật này phải hiểu theo nghĩa “cách vật”, tức là cái nguyên lý cùng cực của vạn vật, cũng tức là nguyên lý của Trời Đất và Người, Người viết hoa. Và khi thành tựu nghĩa là thấu đen nguyên uỷ đó (gọi là trí tri) thì trời đất người thành vật nghĩa là thành Người-đại-ngã-tâm-linh-cùng-với-đất-trời-thông-hội. Còn nếu không thành thì không đạt độ ấy nên nói: “bất thành vô vật” không thành thì không phải là “Nhân vật”.
Sách Đại học cũng đã cụ thể hóa chữ Thành đó với ba cương lĩnh là Trí, Nhân, Dũng: Trí ở tại minh minh đức hay là trí tri. Nhân là mối tình huynh đệ phổ biến bao dung khắp hết: “tại thân dân” Dũng “tại chỉ ư chí thiện” phải hùng dũng can trường lắm mới có thể cả đời theo mãi một hướng để đến chỗ chí thiện. “Trí, nhân, dũng tam giả, thiên hạ chi đạt đức dã, sở dĩ thành chi giả, nhất dã, “知﹐仁﹐勇﹐三 者 天 下 之 達 德 也﹐所 以 誠 之 者 一 也 T.D.20 “ Tri, nhân, dũng là ba cương lĩnh để đạt Đức, tuy ba nhưng khi nó vận hành tác động thì chỉ là một ” đó là chữ Thành.
Tóm lại thì Chí Trung thuộc tu rừng, tu thân được nói đến trong sách Trung Dung. Còn chí Thành là Trí, Nhân, Dũng, mục tiêu ở đại học là tề Gia trị Quốc: cả hai đều đặt quan trọng ở Nội tại là chí Trung, và Trí, Nhân, Dũng đều là những động từ mà không là đối tượng (objectum) không là sự Chân, sự Mỹ, sự Thiện. Như thế là một tinh thần cực cao cả vì không ỷ lại vào sự vật hay quyền uy nào, nên đức cực thịnh, tức là động tác của bậc chí Thành tỏa khắp thiên hạ, bốc cao khắp vòm trời. Cho nên Trung Dung ca ngợi đức chí Thành rằng “chỉ có bậc chí thành trong thiên hạ mới có thể phân tích (luân) để nhìn rõ ra được những cương lĩnh trong thiên hạ, thấy được hóa dục của Thiên Địa. Làm được như thế có thể dựa vào vật này vật nọ đâu? không dựa đâu hết, nhưng chỉ trông vào đức Nhân và sự Thành tín của mình phát xuất từ cội nguồn uyên nguyên nên mênh mông như Trời. Nếu không phải thực sự là thông minh thánh tri, đạt tới nguồn tiềm lực của Trời thì ai có thể làm được?” “Duy thiên hạ chí Thành vi năng kinh luân Thiên hạ chi đại kinh, lập Thiên hạ chi đại bổn, tri Thiên Địa chi hóa dục. Phú Yên hữu sở ỷ? Truân truân kỳ nhân; uyên nguyên kỳ uyên, hạo hạo kỳ thiên, cẩu bất cố thông minh thánh trí, đạt thiên đức giả, kỳ thục năng trí chi” T.D.32.
Tại sao được như thế? Thưa vì thành do Trung mà Trung ở tại rút mình ra khỏi sự trăng trói của đối vật không còn lệ thuộc sự vật, nhưng làm vì sứ mạng, thấy đáng làm thì làm, chứ không vì hậu quả bên ngoài, nhờ đó nó trở nên một tác động ở lại trong mình (un acte intransitif). Bởi vậy thất đắc không lay chuyển nổi, nên có thể luôn luôn thành khẩn hăng say. “Cố chí thành vô tức. Bất tức tắc cửu, cửu tắc trưng, trưng tắc du viễn, du viễn tắc bác hậu. Bác hậu tắc cao minh. Bác hậu phối địa. Cao minh phối thiên. Du cửu vô cương. Như thử giả bất hiện nhi chương, bất động nhi biến. Vô vi nhi thànhn” T.D.26.
Bởi căn bản không đặt ở đối tượng nhưng ở tác động nội tại là chí trung chí thành, vì thế có một giá trị trường cửu, do đó có thể chỉ huy ý chí của nhiều ngàn năm, tức là điều kiện thứ hai vậy.
II. Hướng dẫn ý chí trong nhiều ngàn năm
Điểm hai chỉ là hệ luận của điều nhất. Sách Trung Dung tiếp theo nguyên lý Trung Hoa rằng: “chí Trung hòa, Thiên Địa vị yên, Vạn vật dục yên, “ 致 中 和 天 地 位 焉 萬 物 育 焉T.D.1. Đạt tới trung hòa thì Thiên Địa định vị và vạn vật được nuôi dưỡng. Đây là câu nói mới đọc qua nghe như mung lung trừu tượng, nhưng nếu ai đã suy nghiệm chín chắn xuyên qua hơn hai ngàn năm lịch sử triết lý, mới nhận ra rằng con người không thể sống an vui trong tâm hồn cũng như sống hòa lạc với nhau, nếu chưa xếp đặt ổn thỏa địa vị của Trời với Đất trong Tâm thức mình. Vì Đất Trời đây là những phương hướng tiên thiên nền móng, thiếu nó con người không thể hành động. Khi mới thức giấc ta chưa nhận ra trên giường dưới tất phía cửa lối vào thì ta chưa dám bước xuống đi ra phải đợi tỉnh hẳn để nhận ra phương hướng. Huống chi đời sống toàn vẹn càng cần phương hướng hơn, như đã bàn trong bài tam tài (chữ Thời): Đất Trời chỉ là hai hạn từ của một thực thể, hay là hai đối cực ở phạm vi Hiện tượng như nước lửa, như phải trái, như dưới trên. Áp dụng vào Tâm lý thì như vui với buồn, sướng với khổ, tình với lý, sống với chết, ý thức với vô thức. Đó chỉ là hai cực, hai hướng của cùng một thực thể, nếu người không “định vị”, không hòa giải nổi cả hai thì sẽ chọn một bỏ một, chọn lý bỏ tình, chọn ý thức bỏ vô thức, chọn hữu bỏ vô và ngược lại tức thì là rơi vào nhị nguyên. Muốn đặt Thiên Địa cho đúng vị, nghĩa là hòa giải cả hai hạn từ trái ngược đó thì phải đạt điểm trung tâm sâu thẳm mới đặng, và lúc ấy mới gọi được là “ Thiên Địa vị yên”. Thiên địa chỉ vị yên nơi Nhân tức là nơi nguyên lý tối hậu ở Tâm thức con người. Ngoài trường hợp đó ra là Thiên Địa không có vị yên, mà đã thế thì con người không thể sống hòa vui với mình hay với lân nhân được.
Thế giới hiện đại tan hoang cũng tại có bấy nhiêu, cũng chỉ tại chưa tìm ra một nền Chủ đạo biết đặt Trời cũng như Đất đúng địa vị nên Trời sa Đất sụp. Nơi người duy vật thì Thiên bất vị yên, nơi người duy linh thì Địa bất vị yên.
Những loại triết học đó bao lâu chỉ được người ta dùng làm cái học hàn lâm vô thưởng vô phạt đã là một phúc lớn rồi; còn nếu chẳng may mà để nó lên nắm được guồng máy chính trị thì sẽ gây ra biết bao nhiêu khổ luỵ cho con người, nên luôn luôn bắt con người đòi xét lại. Nếu không xét lại hoặc xét lại không tới gốc rễ thì luôn luôn có sự rạn nứt hay đổ bể trong xã hội, như trào lưu triết học duy vật là một thí dụ rõ nhất đại diện nổi nang nhất trong các loại triết duy. Những thứ đó chỉ tạo nổi một thứ cán bộ mê muội, hẹp hòi, cuồng tín chứ không thể cảm hóa con người cách sâu xa, nên sẽ phải dùng đến công an mật vụ lớp ngoài lớp trong để tránh sự đổ vỡ. Công an chỉ nên dùng ở bình diện đời sống thường nhật công cộng và trong những luật lệ ước định cần thiết, để cho xã hội có trật tự an ninh, nay nếu đem dùng cả vào lãnh vực tư riêng thuộc tinh thần như suy tư, tín ngưỡng, tìm tòi thì vừa xâm lấn vào những quyền bất khả xâm phạm của cá nhân, vừa nói lên sự nghèo nàn của triết lý. Càng dùng nhiều công an, càng tỏ ra triết học rạn vỡ. Một nền triết lý trung thực không hề nại đến công an, vì nó đủ sức khua động Tâm thức con người, khơi động lên những nguồn Tiềm lực thúc đẩy tự nội, khiến cho người ta tự tình nguyện theo cách hăng say vì coi đó như một sứ mệnh cao cả vậy.
Về điểm này, ta thấy Nho giáo có một thành tích đáng kể. Từ Phục Hy, Nghiêu Thuấn cho tới Khổng Tử tới đầu thế kỷ 20 này là hơn hai ngàn năm nữa. Ngũ thiên niên sử là quãng đường nó đã trải nên đúng là nhiều ngàn đời, và tuy không là tôn giáo mà gây ảnh hưởng sâu rộng như một tôn giáo, trên một khối người cho tới thế kỷ 17 đông gấp đôi ba các khối khác. Thứ đến đây là một nền thống nhất rất linh động một sức sống mạnh mẽ bằng thâu hóa tư tưởng của các môn phái ngoài để làm nên nhiều tổng hợp. Trong hội nghị quốc tế triết lý tại Honolulu 1949 ông Wing tsit Chan (Vương Đức Tiệp) có lên sổ được bốn tổng hợp đại khái như sau.
` Lần thứ nhất xảy ra vào lối thế kỷ IV-II trước dương lịch tổng hợp với đạo Đạo gia, âm dương gia, pháp gia? thành tích là Kinh Dịch, mà bản lược tóm là Trung Dung? trong đó chữ Thành xâu vào một mối tất cả mọi yếu tô như âm dương, ngũ hành, hồng phạm? trước kia đứng rời rạc.
Lần tổng hợp thứ hai là Hoa Nghiêm Tông do ông Đỗ Thuận lập ra năm 640 tổng hợp tư tưởng của Mã Minh và của Long Thọ với Kinh Dịch để đưa ra triết lý cơ thể (philosophie organique) hòa hợp nguyên lý phổ biến với thế giới sự vật (lý sự vô ngại), và mọi sự vật ăn chịu với nhau, tình thần hay thể xác đều bởi một gốc. Vũ trụ là một cảnh tiếp ứng với tinh thần tỏa ra một sức hiền lành êm dịu bao bọc lấy mỗi sinh mạng ở đời: “sự sự vô ngại”.
Lần tổng hợp thứ ba đời Tống (thế kỷ XII): đạo Lão và đạo Phật được thâu hóa vào Nho giáo do nhóm Trình Chu hoàn thành, xoay chung quanh hai ý niệm nền móng là Lý và Khí của Chu Hy. Lý chỉ tính lý đại đồng, còn Khí chỉ những sự xuất hiện bên ngoài nhưng ở đợt phân tích cùng cực, tương đương với năng lượng của khoa học vi vật lý hiện đại.
Lần tổng hợp thứ tư đã khởi đầu từ hơn một thế kỷ và hiện vẫn còn ở tình trạng ấu trĩ như sẽ bàn ở chương sau. Đó là đại để ý kiến của ông Vương Đức Tiệp, sở dĩ ý kiến này đang được chú ý vì tác giả đã nhìn ra nét đặc trưng của Nho giáo. Vì thế chúng ta có thể đem ra bàn rộng hơn. Về lần tổng hợp thứ nhất thì ý kiến bảo xảy ra quãng 400-200 năm trước ta có thể không tán đồng, vì thực ra có thể xảy ra lâu hơn trước, tức đời Khổng Tử như sẽ bàn dịp khác.
Ở đây hãy nói tới điểm quan trọng hơn là nội dung. Theo đó thấy rằng các thuyết âm dương cũng như ngũ hành đều có thể hiểu theo vòng ngoài hiện tượng thì dễ đốc ra tai dị, ma thuật. Nhưng nếu hiểu theo vòng trong kiểu chính tâm, thành ý, tức đi vào nội tâm để tiếp cận với mối hội thông linh động của tam tài, thì liền đạt tới thái hòa.
Chính nhờ lối này mà các yếu tố hay của “ Bách gia chư tử” đã được thâu hóa vào hệ thống kinh Dịch và làm cho tất cả đều mặc tính chất linh động như ông Burti nhận xét “triết lý Viễn Đông ngay từ sơ khởi đã nhận một vũ trụ quan động đích hơn là tĩnh chỉ (a dynamic rather than a static cosmology, Moore. 107). Trong Kinh Dịch vấn đề quan trọng không xoay quanh một bản thể hay một ý niệm trừu tượng, nhất là vấn đề có hay không nhưng xoay quanh một tác động là “sinh sinh chi vị dịch” và “thiên địa chi đại đức viết sinh”. Nói khác là một triết lý động từ: không có xét có Trời hay không có Trời, nhưng xét đến Tác động mạnh mẽ của Trời: “thiên hành kiện” cho nên quân tử “dĩ tự cường bất tức”. Lấy động từ làm nền móng vững chắc trường cửu sẽ sống mãi mãi xuyên qua các tổng hợp về sau, chỉ khác nhau ở chỗ tuỳ thời mà nhấn mạnh khía cạnh này nọ cho thích nghi với hoàn cảnh mới mà thôi. Lần tổng hợp thứ hai là thâu hóa Phật giáo, nó đã xảy ra ở Hoa Nghiêm Tông và mặc cho Phật giáo một sắc thái nhân sinh nên thường gọi là Phật giáo Tàu (thay vì Phật giáo bên Tàu). Sắc thái thứ nhất là chủ trương Phật tính có trong hết thảy mọi người do nhà sư Trúc Đạo Sinh (434) đề xướng, để cho hợp với bình đẳng tính theo chủ trương “tứ hải giai huynh đệ” và “tính bản thiện” trong Nho giáo. Thực ra bình đẳng tính đã có trong Phật giáo nhưng nó không vươn lên được do thể chế xã hội phân chia giai cấp; đàng khác nó còn bị lu mờ theo lối hiểu thuyết luân hồi cách thông thường. Theo lối hiểu này thì loài người hiện nay có nhiều người rất xấu như hạng Icchantikas phải tu hành ngàn kiếp mới đạt giải thoát. Đó là vài lý do cản ngăn Phật giáo Ấn Độ phát triển bình đẳng tính con người. Vì thế khi Trúc Đạo Sinh đưa ra thuyết bình đẳng rằng ai ai cũng có Phật tính như nhau? thì bị kết án là rối đạo và bị phạt vạ rút phép thông công. Tuy nhiên vì Phật giáo không tổ chức mạnh, nên vạ kia không mấy gây tổn hại cho nhà sư và ông đã hoàn thành được bước đầu khó nhất để mở đường cho người sau đi tới. Nhà sư Đỗ Thuận tiến thêm bước nữa với thuyết “đốn ngộ” thay cho tiệm tiến. Tiệm tiến là phải tu nhiều đời, còn đốn ngộ là có thể giải thoát ngay trong kiếp hiện đại. Đốn ngộ còn có một ý nữa là có thể ngộ đạo thình lình kiểu Nho giáo “ngã dục nhân nhi nhân chí hĩ”. Thiền tông mỗi khi nói đến đốn ngộ thì thường hiểu theo nghĩa sau này mà thôi. Bước ba trong tiến trình chuyển hóa Phật giáo xảy ra với Thiên Thai tông. Ở Hoa Nghiêm Tông mới nhấn mạnh về người, đến Thiên Thai tông thì mở rộng đến vũ trụ vạn vật bằng nhấn mạnh trên những ý tưởng như “lý sự vô ngại”, “sự sự vô ngại”. Lý chỉ phần bản thể vô biên nhưng vẫn tương thấu tương nhập với vạn sự vạn vật không chút trở ngại. Thế là vượt qua thuyết “vạn pháp giai vô” để nhận “sự hữu” của vạn pháp của vạn sự cùng với lý. Hơn thế nữa còn đi đến độ “sự sự vô ngại” nghĩa là vạn vật không những có mà còn liên hệ với nhau tương nhiếp nhau không chút chi ngãng trở. Đó là hậu quả của tiến trình Phật giáo chuyển hóa theo dòng Nho giáo (chỗ này tác giả viết buông có thể một hai chi tiêt không sát lắm nhưng đây chỉ có ý đưa ra cái nhìn toàn cảnh). Vì thể Phật giáo đã được nhân sinh hóa và nhờ đó đã phát triển mạnh mẽ ở hai đời Đường và Tống, hơn hẳn những đời trước vì lúc ấy mới có Phật giáo Ấn Độ được dịch sang chứ chưa kịp thâu hóa, viễn đông hóa. Học giả quen nói Lão Thích thì phải hiểu vào giai đoạn Phật Ấn Độ này. Còn ở giai đoạn sau quen gọi tắt là Phật Tàu thì sắc thái Lão Trang chỉ còn trong chữ “sự sự vô ngại” mà nếu phải nói theo Nho giáo thì sẽ ra “sự sự hội thông”. Danh từ vô ngại với hội thông tuy có khác nhưng nội dung như nhau. Đại để đó là ba bước trong đợt đầu thuộc lý thuyết nó vượt quá Duy thức quá lý trí kiểu Ấn Độ để đi sang “lý sự vô ngại” có tâm mà cũng có vật để dọn đường cho đợt thâu hóa thứ hai với Thiền Tông.
Thiền Tông cũng là kết quả của một quá trình chuyển hóa lâu dài. Tuy danh từ là của Ấn Độ “dhyana”, nhung dhyana là một nền huyền niệm tĩnh chỉ và “thụ động”, tĩnh tọa thường gắn liền với quan niệm Thái Hư (sunyata), theo đó tâm hồn cần đạt tới diệt ý tưởng: bất phân bỉ thử? Còn Thiền Tông trọng đường thực hành và động đích. Với tổ Huệ Năng coi nhẹ lối tọa thiền (tọa gắn liền với 9 năm “bích quan” của Bồ đề đạt Ma).
Với Tổ Huệ Năng, Thiền từ bỏ lối siêu hình, lý trí sách vở, chống lại Thần Tú là tổ đại diện cho dhyana Ấn Độ coi trọng kinh sách tụng niệm. Đây lại là một bước táo bạo mới để vượt ra khỏi Phật giáo Ấn Độ, vì thế cũng gây nên những cuộc dao động và người ta hay điển hình hóa bằng những truyền thuyết là Tổ Huệ Năng phải lẩn trốn đi bao đêm sợ môn phái của Thần Tú ám hại? Có thể đó chỉ là một lối văn thêu thùa để đặt nổi bật sự kiện triết lý nhân sinh đã chuyển hóa Phật giáo vốn còn quá nặng tính chất Ấn Độ nghĩa là quá lý trí, quá tĩnh chỉ. Câu chuyện Tổ Huệ Năng không biết đọc biết viết cũng chỉ là những chuyện thêu thùa không thật. Vì khi đọc những bài giảng của Tổ, ta thấy trưng dẫn rất nhiều kinh: Niết bàn, Kim cương, Lăng già, Liên hoa? Vì thế câu chuyện mù chữ chỉ là bịa đặt ra để nói lên một sự thật lớn hơn. Đó là Phật giáo chuyển hóa tự vô vi tiến mạnh vào an vi, tự tĩnh tọa tiến sang thiền. Thiền không còn tại tĩnh cũng không tại tọa, nhưng tại hành Thiền, nghĩa là nằm ngay trong những hoạt động của đời sống thường nhật: kín nước, nhặt củi, ăn, ngủ, mặc áo. Nhân đó có thiền trà, thiền kiếm, thiền cung, thiền làm vườn? Cũng như những gì xa xôi thì đưa gần vào mình theo lối “đạo bất viễn nhân”?
Ở Trúc Đạo Sinh còn là kiến Phật tính, đến tổ Huệ Năng thì đã thành kiến tính, kiến tự tính. Tam bảo trứơc kia là Phật, Pháp, Tăng, nay đã trở thành Giác, Chính, Tính? Đại để đó là ảnh hưởng mà Nho giáo gây trên Phật giáo.
Xưa rầy ít học giả nhận ra nên hay quy vai trò chủ chốt cho Lão. Nói thế chỉ hợp cho thời Huyền Trang, và đúng với danh từ vì Lão cống hiến cho Phật giáo có hai yếu tố là Vô và Tĩnh, nhưng sau cuộc thâu hóa vừa bàn ở đây hai yếu đó chỉ còn giữ có danh từ, chứ thật chất thì Phật giáo cũng như Thiền tông đã chuyển theo Nho giáo rất nhiều; Vô thường, Thái hư chuyển thành Như Lai, Chân Như, Tĩnh tọa, Toạ thiền trở thành Hành thiền.
Lần tổng hợp thứ ba xảy ra đời Tống và kết tinh lại trong hai ý niệm Lý Khí đã có trong Kinh Dịch nhưng được quảng diễn và hệ thống hóa do Chu Hy. Nhiều người cho đó là ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng thực ra chỉ có thể nói là nhân dịp tiếp xúc hơn là ảnh hưởng, bởi vì nội dung căn bản vẫn là Nho, nghĩa không đi lối Vô vi, mà vẫn chấp nhận sự vật với thái cực “các hữu thái cực”. Về mặt trí thức Lão Thích ít chú trọng vai trò của Tình cảm, ít ra những người theo chủ trương diệt dục diệt tình. Trái lại Tống Nho chủ trương dùng Tình, phải đến với sự vật bằng Cảm tình lẫn Lý trí (with sympathetic intellegentia and a feeling of unity), không những phải định, tĩnh, an, lự, nhờ lý trí, mà về phía tâm tình còn phải “chính kỳ tâm thành kỳ ý” bằng toàn cả thân tâm mới mong “cách vật”. Bởi vì “các hữu thái cực” nên biết một vật thấu triệt là biết được hết mọi vật, mà vật có may mắn được chúng ta thấu triệt hơn hết lại chính là con người. Sự vật vô tri vô giác ta còn có thể dùng lý trí để biết được phân nào chăng, chứ như con người là giống đa tình, đa cảm, ngoài lý trí còn tiềm năng, nếu dùng có lý trí thì chỉ thấy có lý trí, mà lý trí là phần nhỏ nhất trong con người. Vậy muốn biết con người thì ngoài Lý phải có Tình, nên cần giữ Tâm tình cho an tĩnh, không để lệ thuộc vào vật đích nào bên ngoài mới hy vọng dùng nó để biết được con người, mà hễ biết được người thấu triệt thì các vật khác cũng do đó mà sáng ra. Cũng nên nhận xét là tổng hợp Chu Hy đưa ra rất có hạng. Bình luận về tổng hợp này, Zenker cho là có tính cách khoa học ngang với triết của Spencer mà đồng thời siêu hình như triết của Spinoza. Tuy nhiên cũng phải công nhận là tổng hợp này có chịu ảnh hưởng của Phật Lão nhưng về phía tiêu cực như có phần xuất thế và diệt dục, nên không được dấn thân và hăng say bằng Nho giáo nguyên thuỷ. Nếu sửa lại được chỗ đó và trình bày lại gọn gẽ chúng ta sẽ thấy nó cân đối và còn hợp thời hơn nhiều triết thuyết nhị nguyên. Dầu sao thì đó chính là tổng hợp đã hướng dẫn nền văn hóa Viễn Đông suốt 8 thế kỷ sau này, trong đó có Việt Nam chúng ta. Tiền nhân ta từ khi di cư khỏi bờ Dương tử cho tới ngày nay vẫn theo Nho giáo, tự ý theo chứ không có ai bắt buộc cả. Nhà Minh có bắt học là học theo tổng hợp của Chu Hy còn Nho giáo vẫn có từ trước, không thể nói là bắt học Nho giáo của đế quốc được. Hoàn toàn tự nguyện, vì Nho giáo chỉ dạy cho con người tự cường tự lực cho tới độ cùng cực. Vì thế Nho giáo là nền văn hóa siêu quốc gia chủ trương liên bang chứ không đế quốc nên vẫn hợp với thời liên châu này. Nhà Minh khi đuổi quân Mông Cổ ra rồi đã theo óc quốc gia hẹp hòi phản động lại việc mở cửa quá đáng của người Mông Cổ, thi hành chính sách bế quan tỏa cảng gây nên ứ đọng. Đấy là việc của Minh Nho. Lý do thứ hai là những thể lệ thi cử qua các đời chồng chất lên quá phiền toái làm thui chột óc sáng kiến, làm cạn mất mạch sáng tạo thì đó là việc của Đường, Tống, Minh, Thanh Nho, chứ không phải là của Nho giáo. Nho giáo chỉ khởi đầu cho việc thi cử như là bước đầu của việc dân chủ hóa, thì đó là công lớn mà các thế hệ đã đem lòng rẽ rúng vì đã không nhìn nhận ra được cái thực chất của một nền văn hóa đã làm chủ đạo nhiều dân nước suốt qua nhiều ngàn năm.
“Bá thế dĩ sĩ thánh nhơn nhi bất hoặc” “parce qu’il dirige la volonté des natures supérieurs”. Điểm ba này tối quan trọng nhưng cũng rất khó khăn: đó là hướng dẫn được những bậc thượng trí. Đây là những tay anh chị không có nhiều, nhưng không dễ gì chỉ huy được họ. Thế nhưng nếu không chinh phục nổi nhóm người đó thì một nền triết lý dẫu hay đến đâu rồi cũng chỉ ảnh hưởng được ít trăm năm là nhiều lắm. Vì khi truyền bá ra, lan vào đại chúng thì mọi thuật ngữ đương nhiên tự nó hạ thấp xuống vừa tầm đại chúng. Và như thế lâu ngày chỉ còn có phần rộng dễ trở thành những công thức rỗng. “Quân tử chi đạo phí nhi ẩn”: đạo quân tử có rộng mà cũng có phần ẩn nhiệm nếu không có người khai thác phần ẩn nhiệm, để làm vọt lên nguồn sinh lực hầu canh tân phần rộng, thì phần rộng sẽ lần lần đốc ra một thứ đạo đức bà già răn cháu mà “phu phụ chi ngu khả dĩ dự tri yên”, chí như phần ẩn thì bị bỏ bê đó. Thế mà chính phần ẩn này dẫu thánh nhân cũng không thông suốt được (cập kỳ chí dã, thành nhân diệc hữu sở bất tri yên, T.D.12) và khoa học tiến bộ được là nhờ có việc khám phá ra phần ẩn nhiệm này, chứ không phải tại tích luỹ cho thật nhiều các dữ kiện đã quen biết. Vì không người khai thác nên đạo lý mất dần hiệu nghiệm. Sách vở thánh hiền vì thế trở thành “cái bã rác của người xưa”. Bởi vậy lâu lâu cần có những tay anh kiệt trong hàng trí thức làm thành những trạm khuất thanh cho tiếng nói đạo lý đang rù xuống, lại trở nên rắn rỏi đanh thép; phân định lại giềng mối, đưa ra các phân biệt sáng chói soi vào cảnh hỗn mang lộn xộn, giúp cho mọi thiện chí nhìn rõ lại con đường phải tiến, bơm sinh khí vào cả một nền học đang già cỗi, lấy lại sức lực cường tráng, tươi trẻ, dứng tác cho rất nhiều người đứng lên đi về một hướng để làm thành đạo binh hùng tráng trên đường kiến thiết lại tất cả trong một tổng hợp mới. Đó là điều Nho giáo đã thành công vì đã trù liệu trước. Trung Dung câu 29 nói “đạo quân tử bổn gốc ở thân mà hiệu nghiệm giải tỏa ra người dân, so với huấn đức của tam vương (Võ, Thang, Văn) thấy không lầm lạc. So với trời đất chẳng có chi trái khoáy, hỏi đến quỷ thần thấy không nghi ngờ. Nhờ đó mà trăm thế hệ về sau khi có thánh nhơn xuất hiện cũng không đem lòng ngờ vực. Cho nên nói bậc quân tử, mỗi cử động đều trở nên chủ đạo cho thiên hạ đời này đến đời nọ. Mỗi hành vi làm phép tắc cho thiên hạ, mỗi lời nói là khuôn mẫu cho thiên hạ. Kinh thi viết: “bên này không ai ghét (bên hữu), bên kia không ai chán (bên vô), hi vọng sẽ có thể ngày đêm chẳng cùng còn lưu truyền mãi mãi”. “Thị cố quân tử chi đạo bổn chư thân, trưng chư thứ dân. Khảo chư tam vương nhi bất mậu; kiến chư thiên địa nhi bất bội. Chất chư quỷ thần nhi vô nghi. Bá thế dĩ sĩ thánh nhân nhi bất hoặc. Thị cố quân tử động nhi thế, vi thiên hạ đạo. Hạnh nhi thế vi thiên hạ pháp. Ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc. Viễn chi tắc hữu vọng. Cận chi tắc vô yểm. Thi viết “tại bỉ vô ố, tại thử vô đố. Thử cơ túc dạ, dĩ vĩnh chung dư” (T.D 26).
是 故 君 子 之 道 本 諸 身 微 諸 庶 民 考 諸 三 王 而 不 繆 建 諸 天 地 而 不 悖 質 諸 鬼 神 而 無 疑 百 世 以 矣 聖 人 而 不 惑 是 故 君 子 動 而 世 為 天 下 道 行 而 世 為 天 下 法 言 而 世 為 天 下 則 遠 之 則 有 望 近 之 則 無 厭 詩 云 在 彼 無 惡 在 此 無 射 庶 幾 夙 夜 以 永 終 譽。
Do đó chúng ta có thể ước lượng giá trị của một nền đạo lý theo hàm số những tay anh tuấn đi theo. Về điểm này Nho giáo cũng có hạng lắm: chỉ cần kể từ sau Khổng Tử thì có Đổng Trọng Thư, Dương Hùng, Vương Sung. Rồi tới bảy anh em Trình Chu và hai học Lục Tượng Sơn, Vưong Dương Minh. Đó là những người phần nào đã hé nhìn ra bản chất trung thực của đạo thánh hiền, và trước những triết thuyết tùm lum mỗi thời mọc lên che lấp đường đi, thì họ đã biết cách “kinh luân” (phân biệt gỡ mới) hầu đưa lại trật tự trong một tổng hợp để làm hành trang cho toàn dân vững chân tiến lên một đoạn đường mới. Như thế Nho giáo tỏ ra đã đáp ứng được điều kiện thứ 3 là “hướng dẫn các bậc anh tuấn” cho tới đầu thế kỷ 20. Dọc dài trong hai ngàn năm đó đã gây nên một nền thống nhất văn hóa đồ sộ chưa đâu bằng: vừa có kỷ cương đường hướng, vừa để tự do nảy nở cho các thị hiếu dị biệt phóng khoáng đa phương với nhất thống tương dung bổ túc, gây nên bầu không khí văn hóa khoẻ mạnh và phóng khoáng, và sống lâu như ít thấy có trong lịch sử văn hóa của nhân loại. Cuối cùng sau năm ngàn năm, nền thống nhất này bắt đầu lung lay trước sự tấn công của các tư trào Âu Mỹ trong thế kỷ 20 để rồi sụp đổ.
III.- Giai đoạn hiện đại
1.- Con dê tế thần: Khổng Tử
Giai đoạn này mở ra với sự chấm dứt sự ngự trị lâu dài của Nho giáo. Khổng Tử bị hạ bệ và các tư trào Tây phương tràn ngập để dọn đường cho Cộng sản phát xuất từ Tây Âu nên mang đậm tính chất nhị nguyên độc chiếm và lẽ tất nhiên, thay vì Thống nhất lại đi lối Đồng nhất, tức là đòi cho ý hệ cộng sản độc tôn ngự trị và làm nghẹ thở hết mọi triết thuyết dị biệt. Trong số này Nho giáo bị nặng hơn cả, không những vì bị tước đoạt quyền thống nhất Văn hóa đã nắm giữ bấy nay, mà còn vì người cộng sản chà đạp, hơn thế nữa có thể nói chung hầu hết giới trí thức Viễn Đông đều miệt thị.
Một đôi người có lên tiếng bênh vực (tôi nhớ đến vài tên tuổi như Đàm Thị Đồng, Lương Thấu Minh) thì cũng là những tiếng nói yếu ớt không đủ tự tin và lý giải phân minh, một số người thấy trong Nho giáo có điều khả thủ, nhưng cũng phải cố bóp trán cho ra mấy câu phê bình để tỏ ra ta đây có đầu óc độc lập, nhưng thực tế là đầu óc cừu chạy theo đại đa số: phê bình để phê bình theo thời trang trong thế kỷ này là đổ trút lên đầu Nho giáo toàn khối trách nhiệm về sự thua sút của Á Châu. Khổng Tử trở thành con dê gánh mọi tội lỗi: ai cũng nói chính bởi ông mà các nước Viễn Đông phải gánh chịu cái nhục mất nước, cái khổ chậm tiến. Cho nên người ta không tiếc lời bêu xấu oán hờn. Tất cả mọi lời tố cáo của cả một khối nhân loại to nhất đổ trút xuống đầu ông: kể ra đó cũng là một vinh dự vì phải có làm sao thì “tội mới quy vu trưởng”. Nếu mọi người đều tố khổ Nho giáo thì chính vì Nho giáo đã đóng vai “nhạc trưởng” trong suốt bao thế kỷ trước đây. Bây giờ chúng ta hỏi rằng trước tâm trạng phần đông giới trí thức như thế thì liệu rồi đây Nho giáo có còn chút hy vọng nào nắm lại được quyền thống nhất nền văn hóa Viễn Đông chăng? Đó là chuyện chỉ có thời gian mới trả lời được, còn trong thực tại chúng ta chỉ có thể đưa ra một số nhận xét sau.
2.- Những phê phán sai lầm
Trước hết là những lời tố cáo của một hai thế hệ vừa rồi đối với Nho giáo tỏ ra thiếu bình tĩnh, bởi vì sự mất còn của một nước mà quy lối cho một nền triết lý đạo học là tỏ ra thứ nhất chưa phân biệt được khoa học với triết học.
Thứ hai chưa phân biệt Hán Nho, Thanh Nho với Việt Nho.
Thứ ba chưa hiểu rõ vận số của một nền văn hóa có lúc suy lúc thịnh.
Thứ tư tỏ ra quá lóa mắt vì khoa học đến nỗi không còn biết nhìn ra giá trị tinh thần.
Đó là kể sơ qua còn nhiều khuyết điểm khác thường đi kèm những lời tố cáo trên khiến cho những lời tố cáo kia rất ít có giá trị, nó chỉ biểu lộ một tâm trạng hốt hoảng. Lẽ ra phải quy lỗi cho nhà Thanh hay Thanh Nho hoặc xa hơn nữa cho Hán Nho, thì lại quy trách cho người đã mở ra những chân trời rộng nhất trong nền văn hóa nhân loại.
Thứ đến có một điểm cho tới nay chưa mấy ai lưu ý: đó là Cộng sản đã thắng thế thì chính vì trào lưu cách mạng, vì vận số chính trị, và đà tiến của khoa học, vì chiến công của quân sự, vì sự mục nát tất nhiên của bất cứ chế độ nào khi đã cũ kỹ, rồi cuối cùng mới đến triết thuyết Mácxít.
Nếu không nhìn ra những dữ kiện trên mà quy công tất cả mọi thắng lợi cho triết thuyết Cộng sản thì sẽ đánh giá trị sai lầm. Một ngày kia khi những may mắn về chính trị, quân sự, khoa học không giữ nổi vai trò ưu thế như nay thì ngày ấy các triết thuyết có thể cùng đối diện tranh tài với nhau một cách thật sự bình đẳng và thong dong, không một triết thuyết nào có thể dựa vào công an, quân đội, mật vụ v.v ? Những thứ này sẽ biến đổi, chỉ có văn hóa chân thực mới trường tồn.
3.-Nho: Văn hóa chân thực: Tổng hợp Đông Tây
Cái ngày đó hiện chưa đến, nhưng những phần tử ý thức nhất của nhân loại đang mong chờ, và đang sửa soạn cho ngày ấy đến. Khắp đó đây đã có những người nhìn nhận ra rằng giai đoạn này tuy có bước tiến vượt bậc về khoa học cơ khí, về việc chế ngự thiên nhiên, tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh lý vật chất, nhưng xét về mặt tinh thần thì quả là nghèo nàn, yếu ớt và đầy lộn xộn, vì thế chỉ có một thiểu số đặc ân được thụ hưởng những ân huệ của khoa học, còn đại đa số vẫn chịu cảnh lầm than khốn quẫn do chính khoa học gây nên. Các nước kém mở mang đã tiếp nhận được súng, đạn, bom, chất nổ nhiều gấp cả mấy chục lần viện trợ kinh tế. Tình trạng bi đát như thế là do thiếu một đạo lý chân thực hướng dẫn.
Ngoài mấy thứ triết thuyết cục bộ loại “duy” ra, chúng ta chưa thấy có một đạo sống nào khả dĩ đủ khả năng gây lại nền thống nhất cho nhân loại và hiện nay các phần tử có ý thức trong nhân loại đang gắng công đi tìm ra cái Đạo Sống đó. Trong chiều hướng này chúng ta thấy Nho giáo được nhiều người chú ý hơn các triết thuyết khác. Là vì các triết học Tây Âu hầu hết còn mang nặng tính chất hàn lâm văn học, chưa bao giờ đủ lông, đủ cánh để bay vào đời sống rất uyển chuyển biến dịch, còn triết Ấn Độ tuy có chú trọng đến đời sống, nhưng mới là đời sống tu thân, còn phần gia đình, quốc gia chưa để ý đến đủ nên chưa có những kế hoạch những phương pháp đã chứng tỏ được giá trị thiết thực; vì thế dẫu hiện đại Thiền Lão đang được Tây Âu chú ý hơn Nho giáo, nhưng rồi giai đoạn cá nhân, giai đoạn “độc thiện kỳ thân” này sẽ phải nhường bước trên cho Nho giáo. Và giai đoạn này đã bắt đầu biểu hiện một hai dấu hiệu. Xin kể ra đây hai trường hợp: một là hội nghị triết học quốc tế, thứ hai là Trung cộng. Hội nghị quốc tế có thể coi như tấm gương phản chiếu trung thực mối bận tâm của con người thời đại. Còn Trung cộng như cái gì lớn lao và thiết cận đến vấn đề Nho giáo cũng như đối với vận nước, vận nhà của chúng ta. Hội nghị quốc tế nói ở đây mở tại Honolulu mùa hè năm 1949, quy tụ đại biểu hơn 50 nước phần lớn là Âu Mỹ. Về phía Á Đông có Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa tham dự. Trong bài diễn văn khai mạc, ông Charles Moore có phác họa đường hướng của cuộc cách mạng mà triết học ngày nay phải hoàn thành hầu hướng dẫn cuộc sống nhân loại. Ông nói sở dĩ nhân loại đã trải qua hai cuộc thế chiến thì truy căn cũng tại thiếu một chủ đạo, một triết lý chân thực. Vì thế hội nghị nhằm mục đích bổ sung sự khuyết điểm nền móng này. Trong ý hướng đó hội nghị đưa ra ba điểm.
Điểm nhất: hội nghị lên án mọi thứ suy tư cục bộ giới hạn vào một địa phương, coi đó như một việc làm không những lỗi thời đối với thế giới ngày nay, mà còn là mối hiểm nguy dễ trở thành bi đát (provincialism in reflective thinking is dangerous, possibly tragic).
Vì thế sứ mạng chính của triết học phải hướng dẫn được các nhà lãnh đạo nhân loại trong việc xây đắp một thế giới tốt đẹp hơn, cả trong hiện thực cũng như trong lý thuyết. Đó phải là tinh thần hướng dẫn hội nghị.
Điểm hai: vì thế phải vượt qua những công thức xưa cũ “Đông là Đông, Tây là Tây” (East is East, West is West) hoặc phương trình mới được đưa ra gần đây là “Đông Tây như nhau” (East=West). Cần tiến tới phương trình mới khác hẳn, đó sẽ là “tổng hợp Đông Tây” (East plus West) mới hợp thời.
Điểm ba: vì thế hội nghị hướng mũi dùi vào việc hoàn thành một “nền thống nhất hòa âm” an orchestrated unity, tức là một tổng hợp có tính cách rộng rãi mềm dẻo dễ thâu hóa được hết mọi truyền thống suy tư vừa đa tạp vừa phong phú, mà không cưỡng ép một ai. (Moore từ trang 1-13).
Đến phiên đúc kết hậu quả thì hết mọi hội viên đều đi đến kết luận này là hiện nay Tây Âu phải học hỏi nhiều với Đông phương về tinh thần và cách thỏa mãn của nó, còn Đông phương phải học nhiều với Tây Âu về cách làm thỏa mãn được những nhu yếu vật chất xã hội của con người. It was agreed by all members of the seminar that at the present time, the West had much to learn from the East concening the spirittual need of men and their satisfaction; while the East had much to learn from the West concerning the material and soccial need of man and their satisfaction. Moore 436.
4.- Lý do Không Tử được chọn làm nhạc trưởng của bản Hoà Tấu Đông Tây
Trong việc này triết gia đựơc chú trọng nhiều nhất là Khổng Tử, vì ông hội được nhiều điều kiện nhất mà hội nghị nêu ra.
Một là ông chú ý nhiều đến đời sống đẹp hơn là những tri thức, những ý niệm.
Hai là ông chú trọng đến hòa hợp. Điều này mới quan trọng cho toàn bộ hội nghị.
Tuy nhiên hội nghị có thành công đưa ra một tổng hợp chăng? Hỏi như thế là nói theo kiểu thông thường; còn những người đã thông thuộc với triết lý đều biết rằng ngoài những điều kiện thông thường như nhiều sách, nhiều thì giờ còn phải làm việc từ trên mười năm mới có được một tổng hợp như kinh nghiệm nhiều ngàn năm chứng tỏ. Vì thế không nên lấy làm lạ khi thấy hội nghị chưa đưa ra được một tổng hợp. Hội nghị nào mà đưa ra được! Triết lý là cái gì của tế vi chứ có phải chính trị, kinh tế hành chánh là những cái hiện hình ra rõ rệt mà ước định, ra thông cáo. Nếu làm như thế được thì thế giới đã có chủ đạo từ khuya rồi. Hội nghị chỉ là dịp gặp gỡ trao đổi, đối thoại phác họa đường hướng. Có thế và chỉ có được thế, nhưng ơn ích đã rất nhiều rồi. Nó giúp cho những nhà suy tư nhiều tài liệu để tránh được óc địa phương hầu tìm kiếm, nhất là tìm ra nhạc trưởng. Trong việc đó có lẽ Khổng Tử sẽ được nhiều số phiếu hơn hết trong các triết gia. Bởi vì tuy xét về từng phương diện lẻ tẻ thì nhiều triết thuyết hay hơn, nhưng về mặt quân bình tức là đức cần thiết cho tổng hợp thì Khổng Tử có nhiều may mắn ít ra ở vào hạng nhất, nếu không phải là nhất. Vì thế hội nghị tuyên bố là “Khổng Tử có chân đứng trên cả hai”: vừa chấp nhận đời sống trần gian như nhóm hữu vi bằng cách cải thiện đời sống, nhất là trong những mối tương giao của con người. Đàng khác tuy không chấp nhận lập trường Lão giáo độc chú vào đời sống tinh thần, nhưng cũng dọn phòng đón nhận mọi giá trị đời sống tâm linh như vô vi .
“Confucius keeps its feet in two boats in accepting and transforming this life, especially in its human relations and while not accepting Taoism exclusive concentration in thespiritural life, makes room for spiritual values also” (Essay in East West Philosophy, Charles Moores, p.437). Như vậy ta có thể nghĩ rằng trong bản hòa tấu đang được chờ đón, cũng như sửa soạn từ bốn phương trời chỉ còn thiếu có nhạc trưởng, thì Khổng Tử sẽ được mời cầm nhịp.
5.- Lý do Trung cộng ghét Nho giáo
Bây giờ chúng ta quay về Trung Cộng để quan sát. Mao Trạch Đông cũng như hầu hết các thế hệ mới bên Viễn Đông vốn đã mang lòng oán hận Khổng Tử ngay từ lúc 8 tuổi và luôn luôn mang ơn Tôn Dật Tiên đã có công tống khứ Khổng Khưu đi hộ. Ông Etiemble trong quyển Connaissez vous la Chine? đã ghi lại điều đó rồi nhận định những lý do khiến Trung Cộng thù ghét Nho giáo đại để như sau.
Trước hết Trung Cộng muốn biến Mácxít thành một tôn giáo vô thần, nên hiềm ghét Nho giáo, vì có tính cách tâm linh. Ngoài ra còn 5 lý do khác nữa:
Nho giáo dạy đức hiếu thảo là trái với chủ trương “vô gia đình” vì nó ngăn trở sự chinh phục thanh niên nhập đảng.
Nho giáo chủ trương hòa bình là đi ngược với chủ trương chinh phục bằng chiến tranh của đảng nhất là của họ Mao.
Nho đặt quyền dân sự bên trên quân sự.
Nho chủ trương thanh nghị không kiêng nể chính quyền.
Và nhất là lối tổ chức xã hội kiểu Nho giáo để cho cá nhân quá nhiều tự do.
Vì những lý do trên nên Phùng Hữu Lan tuyên bố trên đài phát thanh Genève “Mácxít là chân lý duy nhất” (Etiemble 163). Tuy nhiên từ năm 1956 đã có thay đổi ít nhiều nên họ nói “chính chúng tôi chủ trương trong nền văn hóa của chúng ta có óc khoa học, và Khổng Tử cũng có tinh thần khoa học ấy”. Năm 1957 khi ông Etiemble sang thăm Trung cộng thì thấy nhan nhản những câu “Khổng Tử là một nhà giáo dục đại tài của dân tộc Trung Hoa, tuy ông không phải là một bậc thầy duy nhất nhưng cũng là một trong các ông thầy”. Tất nhiên trong trường chỉ dạy có Mácxít, song từ đấy người ta ngần ngại tuyên bố đó là chân lý duy nhất, nhưng chỉ là một ý hệ hướng đạo. Và ông Etiemble cầu chúc cho phong trào trăm hoa đua nở ở Trung Cộng sẽ học được với Khổng Tử một nền luân lý công dân có hai đặc điểm là “vụ dân chi nghĩa” và “kiểm thảo chính quyền”. Nếu được thế thì Trung Cộng tránh khỏi được cái nạn học như vẹt nên không còn biết nhìn sự thực ra sao nữa của các người Mácxít Âu Châu (Etiemble 166), vì cho đến năm 1957 Cộng Sản bất cứ nơi đâu đều phải lấy xã hội chủ nghĩa làm hiến chương bắt buộc cho mọi nhà văn. Tình hình hiện nay và ngày mai ra sao? Đó là vài tia sáng vừa le lói lên một phút lại vụt tắt liền trước làn sóng vệ binh đỏ. Tuy nhiên không nên ái ngại trước những biến cố nhất thời, vì văn hóa thuần tuý là việc của nhiều thế hệ. Không nên vì một số biến cố chính trị mà vội bi quan, cần phải xem dài rộng. Trong dĩ vãng có ba lần tổng hợp thì hai lần tổng hợp nội tại xuôi xắn, và ta có thể coi như là sự phát triển tự nhiên của cây nho. Còn lần thứ hai khi thâu hóa Phật giáo thì có gây sóng gió (Trúc Đạo Sinh bị phạt vạ, Huệ Năng phải trốn) nhưng rồi cuối cùng tiến trình thâu hóa đã bắt đầu và đã đi đựơc những bước lớn. Lần thứ tư này rồi cũng sẽ giống việc thâu hóa Phật giáo là một nền văn hóa phát xuất bên ngoài cõi Viễn Đông thì nay Cộng sản cũng như toàn bộ văn hóa Âu Tây cũng phát xuất bên ngoài cõi Viễn Đông, vì thế việc thâu hóa không thể không gây những dao động đổ vỡ. Nhưng dao động đổ vỡ càng lớn thì rồi việc thau hóa càng thuần thành. Trong quyển Tableau de la philosophie contemporaine ông Weber nhận xét rằng tại hội nghị Bandoeng triết Tây đã phải từ chức!
6.- Bản Hòa tấu Đông Tây
Tôi xin bàn góp: không việc gì phải từ chức cả, triết Tây cứ giữ một vai trò trong phạm vi hàn lâm trường ốc, chỉ cần rút nhỏ lại, nhường chỗ cho triết Đông nữa, vì chúng ta không những phải học mà còn phải hành, không những triết lý mà còn phải biết sống nữa, thế mà trong phạm vi đời sống thì triết Tây đã nhận chức bao giờ để mà có thể từ chức. Chưa bao giờ triết học Tây Âu ra khỏi cổng trường và hàn lâm ngay tại Châu Âu, huống chi bên Á Châu thì sức mấy phải từ chức. Nói như vậy có nghĩa là dầu từ chức hay không từ chức thì việc thâu hóa triết Tây sẽ dễ dàng hơn thâu hóa Phật giáo rất nhiều. Vì Phật giáo không những đã có triết học mà luôn cả triết lý, nghĩa là đi sâu vào đời sống tu trì, văn hóa, nghệ thuật hơn hẳn triết học Tây Âu ít ra đối với đời sống của các dân tộc Viễn Đông, vì thế chúng ta có thể tiên đoán ngày nào những thế lực ngoại lai về kinh tế, chính trị với các tổ chức công an mật vụ của chúng yếu đi để mặc cho mọi nền triết thuyết tự lực cánh sinh, thì ngày ấy triết lý Viễn Đông sẽ có cơ hội thâu hồi lại dễ dàng quyền thống nhất nền văn hóa liên bang Bách Việt như xưa “.
MẤY VIỆC CỤ THỂ ĐỂ THỐNG NHẤT VĂN HỌC
I. Từ Triết học tới Minh triết.
Xét cái học nhân văn ta thấy có ba đường hướng một là học giả, hai là học hành, ba là vô học.
Học giả chuyên bàn rộng về bất cứ tri thức nào, và là cái học đang ngự trị trong các chương trình giáo dục của thế giới hiện nay, nó quy cho cái học một giá trị tuyệt đối, đến nỗi chỉ cần học bất cứ cái chi khỏi lo đến đường hướng. Vì thế mà nhân loại đang như con thuyền không lái bập bềnh giữa muôn lượn sóng cuồng phong. Tuy nền giáo dục nước ta nay đang theo cái học ấy, nhưng chúng ta không thể chấp nhận vì nó là cái học tán loạn. Đó chỉ là cái học được chân lên đầu, do ngoại lai dùng thế lực chụp lên, chứ không do ta chấp nhận ít ra cách thuận tình và có suy xét. Vì thực ra không ai đã đưa ra được một chủ đạo, một tay lái. Tay lái nào? Platon? Aristote? Descartes? Kant? Hegel?? ngoài một số đóng góp bé nhỏ làm chi có chủ đạo với những thứ đó? Bởi đấy không một ai dám đưa họ ra giữ lèo lái cho cái học. Hơn thế nữa còn nhiều chống đối cái học vô hướng ấy, nhân đó đang ló dạng một khuynh hướng thứ hai là Vô học.
Vô học ở tại tuyệt đối chối bỏ giá trị mọi sự học hỏi, chủ trương vất bỏ sách vở để trở lại với cái thuần phác tự nhiên như nhiên? nhưng cái “tuyệt học” này chúng ta cũng không thể chấp nhận, vì nó là “không học”, nó có thể hợp cho năm ba bậc thiên tài trong từng trăm ngàn triệu người, nghĩa là lâu lắm nhân loại mới có một Lão Tử, một Huệ Năng, một Krishnamurti? Nên không thể đem ra làm mẫu học tập, hay nếu đưa ra thì phải hiểu lời các ngài theo lối biếm lý, nghĩa là khi họ nói không thì phải hiểu là có, nói đừng đọc sách thì phải hiểu là cần đọc rất nhiều, thí dụ Lão Tử bảo đừng đọc sách thì chính ông đọc nhiều, rất nhiều. Khổng Tử còn bỏ ngày giờ đi vận động chính trị chứ Lão Tử thì ở nhà để đọc sách viết sách và coi kho sách nữa! Các người khác nói đốt sách cũng thế, họ cũng là những người đọc sách nhiều nhất, và nhờ đó lời nói họ mới có thế giá và gây hoang mang cho những tâm hồn lãng mạn thơ ngây cứ tưởng bảo không là không. Vậy để tránh lối nói một đàng phải hiểu một nẻo, chúng ta nên theo lối học hành.
Học hành khác vô học ở chỗ quy cho cái học một giá trị, nhưng lại chỉ là giá trị tương đối mà không tuyệt đối như kiểu học giả. Do đó chữ hành quy định chữ học. Nói khác đi chỉ học những cái thiết cận đến Thân Tâm con người mà thôi. Và vì thế cái học mới là buớc khởi đầu trong quá trình Học Hành có thể chia làm 4 nấc là: Học giả – triết học Hành giả – triết lý Lập giả : tự lập không dựa vào cái gì – Quyền biến giả = Minh triết, theo câu “ khả dữ cộng học vị khả dữ thích đạo. Khả dữ thích đạo vị khả dữ lập. Khả dữ lập, vị khả dữ quyền, “ L.N IV.28 可 與 共 學 未 可 與 適 道 可 與 適 道 未 可 與 立 可 與 立 未 可 與 權 “’
Đó là bốn bước trong quá trình học tập của Nho giáo nguyên thủy.
Bước đầu là phải Học, phải được hướng dẫn, may hay rủi là được thầy giỏi sách hay.
Bước nhì là phải Luyện tập thi hành (thích đạo); ‘
‘ Bước ba là phải Tự lập.
Bước cuối cùng là tự lập đã vững chân đến độ “có như không, thực mà như hư” gọi là Quyền biến.
Đó là quá trình học tập mà nay chúng ta cần phải tìm lại để làm chỉ đạo cho nền văn học giáo dục của chúng ta. Có như thế chúng ta mới thống nhất được nền văn hóa, nghĩa là mới đưa đến cho văn học một cái hồn sinh động có chủ lực khả dĩ bơm hăng say cho hết mọi hoạt động trong đời sống.
II. Nội dung cụ thể Thống nhất
Tôi gạch dưới chữ Thống nhất là cốt để phân biệt với chữ Đồng nhất và Đa tạp. Vì chưa nhận thức được nội dung chân thực của chữ Thống nhất nên hễ nghe tới thống nhất thì nghĩ đến Đồng nhất, rồi đâm ra e dè sợ sệt, cho rằng sở dĩ Viễn Đông không tiến triển, triết lý Đông phương còn trong giai đoạn ấu trĩ thì lại “trăm nhà đều nín tiếng nín hơi ở dưới ách chuyên chế của học thuyết Khổng Mạnh mà thế lực nó đã hầu như là một thế lực Tôn giáo, do các vua chúa cầm quyền che chở.
Ấy sau đời tác giả (Đổng Trọng Thư người đề nghị lấy Nho giáo làm quốc học) trăm nhà đã hợp nhau đấy! Đã hợp nhau lần vào núi, rừng mà luyện thuốc, tu tiên, để nhường chỗ cho đạo thuật của các kẻ sĩ ở Trâu Lỗ đấy.” (Nhượng Tống, Nam Hoa Kinh tr.515).
Những lời trên đây phản chiếu một tâm trạng hốt hoảng của giới trí thức Viễn Đông vì đau xót thấy mình thua kém Tây Âu nên hễ thấy ai hoặc học thuật nào liên hệ đến tình trạng này thì đều lên án gắt gao.
Riêng với vấn đề thống nhất đang bàn ở đây thì đổ cho ách chuyên chế của Nho giáo. Vụ án này gây nên do giải thuyết làm việc của một hai học giả Tây phương rồi được Hồ Thích dựng lên làm như chủ thuyết để truyền bá ra gây ảnh hưởng vào các người trí thức Viễn Đông. Từ đó mọi người đều lặp lại những ý nghĩ của Hồ Thích như vừa trưng trên kia: chưa có đủ an tĩnh để xét lại vấn đề.
Nói rằng triết Đông còn ở trình độ ấu trĩ thì phải nói “ấu trĩ” về phương diện nào, cần chỉ rõ ra. Vì quả thật có một hai khía cạnh ấu trĩ nhưng hầu hết là của các Nho gia hạng nhì chứ nếu xét đến những tay tổ thì không ai dám nói thế, ít ra những nhà nghiên cứu danh tiếng nhất. Bảo triết Đông là ngây thơ chỉ là việc của những người nghiên cứu nửa vời, rồi được tiếp tay do những trí thức loại Hồ Thích, toàn dùng phạm trù triết Tây bàn về triết Đông thì tất nhiên là thấy nó ấu trĩ. Thế rồi thổi phồng vụ án áp chế bách gia, mà không xét đến các sự kiện lịch sử khác. Chúng ta cần nêu ra ở đây một hai điểm để độc giả thấy sự làm việc của giới trí thức trước hời hợt như thế nào.
Thí dụ trước hết đạo sĩ vào rừng tu tiên có ngay từ đời Tần và Hán sơ, nghĩa là lúc đạo Lão còn nắm then chốt của nền Văn hóa, chứ không phải đợi đến lúc “ bãi bỏ ” bách gia, chư tử không còn đất sống mới phải vào rừng. Đời Hán đã có hối lỗi vì đạo tiên rồi?
Thứ đến là vụ án do Hồ Thích thổi phồng lên chứ trong lịch sử không có chuyện ức chế, trái lại Tam giáo đồng nguyên mới là chuyện nổi vượt hơn. Còn chọn đạo này theo đạo kia hoàn toàn do khuynh hướng tư riêng.
Thí dụ: Tống nho, Minh nho, Trình tử, Chu Hy hay Vương Dương Minh có ai bó buộc họ phải theo đường nào đâu. Trái lại hầu hết đều có nghiên cứu cả ba đạo giáo và trong chương trình hầu hết đều ghi tử (kinh, sử, tử, truyện) nghĩa là có dành chỗ cho bách gia. Nếu như nhà nào không đứng nổi là tại nội chất không đủ sức sống như trường hợp nhóm Công Tôn Long, Huệ Thi? Đừng nói đến Phật triết, Lão Trang triết, ngay đến Phật giáo, Đạo giáo cũng vẫn được tự do, đôi khi có sự đàn áp thì hầu hết do hai phe kình chống nhau.
Lấy thí dụ 4 lần Pháp nạn của Phật giáo mà nói thì lần thứ nhất đời Thái Võ Đế (446) do đạo sĩ Khấu Thiên Chi xúi giục, nho sĩ Thôi Hạo có một phần.
Lần thứ nhì, Võ Đế, Bắc Chu năm 561 do đạo sĩ Trương Tân.
Lần thứ ba, Hội Xướng pháp nạn đời Võ Tôn (năm 842) do đạo sĩ Phó Tụy.
Lần thứ tư Thế Tôn nhà Hậu Chu thì pháp nạn gây nên phần lớn không vì sự va chạm ý hệ nhưng do vấn đề kinh tế, có lúc đến ¾ ruộng đất đứng tên nhà chùa được miễn thuế: chính quyền chỉ còn thâu thuế trên ¼ đất ruộng, đã vậy tiền thuế thu được còn phải dùng đến 1/5 để nuôi hơn 20 vạn sư ni.
Lần pháp nạn thứ năm là do Hồng Tú Toàn (1850) chịu ảnh hưởng độc chiếm của ngoại lai, thì đả phá tất cả Tam giáo, chưa không riêng chi Lão Thích mà thôi.
Xét trong năm lần pháp nạn, chỉ có lần đầu tiên có một nho gia, còn tất cả do đạo sĩ. Nhưng do nho sĩ hay đạo sĩ thì đó cũng chỉ là hạng thấp chứ không phải việc của Nho học, Đạo học. Chúng tôi chỉ có ý nói lên sự thong dong không những dành cho sự học “bách gia chư tử” nhưng còn cả cho những hình thái biến thể của các đạo giáo đó nữa: tất cả đều được sống mạnh, mạnh đủ để chửi nhau, đánh nhau huỳnh huỵch rộn ràng qua hai ngàn năm chứ có bị đàn áp đâu?
Sở dĩ phải nói hơi dài đến chuyện này vì thống nhất rất quan trọng cho vận mạng nước nhà đang lúc cần phải mạnh mà thực tế lại quá phân hóa, nên muốn sống còn chúng ta phải tìm phương thế thống nhất lại, nay nếu vì một hai e ngại không đủ nền móng mà không thiết lập nổi thì Tổ quốc chúng ta trở nên miếng đất trống mặc sức cho triết thuyết nào đi lại thao túng tuỳ ý, kể cả những triết thuyết tiền hô cho cộng sản.
1.- Lý do CS ngự trị Viễn Đông
Sở dĩ cộng sản đã ngự trị cõi Viễn Đông này được là vì nền thống nhất cũ đã bị tan rã do sự hiểu lầm của những người như Hồ Thích, Phùng Hữu Lan và các trí thức chịu ảnh hưởng của họ. Những người này đã hốt hoảng không nhận ra đâu là lý do đích thực của sự thua kém để đến nỗi xúi nhau đả phá cho đến tan hoang một nền văn học có sự thống nhất vĩ đại hơn hết bởi vì uyển chuyển sống động và giàu khả năng hơn hết trong việc sáng tạo ra được những tổng hợp cho mỗi giai đoạn lịch sử. Chính nhờ đó mà nền văn hóa Viễn Đông vẫn còn trường tồn cho tới ngày nay trước sự sụp đổ của bao nền văn minh đồng thời với Nho giáo như Mésopotamie, Babylon, Assyrie, Egypte, Hy Lạp, La Mã.
Và nếu đã không bị lũ con cháu bật rễ từ bỏ thì cộng sản đâu có đặt nổi nền đô hộ trên các dân tộc Viễn Đông. Chúng ta cần hiểu rằng thống nhất văn hóa không là chi khác hơn là một thứ kỷ luật tinh thần, thiếu nó không thể có văn hóa hùng mạnh được.
2.-Nội dung thống nhất
Để xác định thêm nội dung thống nhất chúng ta nên phân ra văn hóa hiểu gọn vào chương trình của ba cấp tiểu học trung học và đại học.
Nếu nhận Nho học làm nền thống nhất thì sẽ cho học Nho giáo trong cả ba cấp- còn văn hóa hiểu là cái học bên ngoài trường ốc, bên ngoài chương trình thi cử, và kéo dài cả đời thì đó là phần dành cho đa phương tức là cho mọi triết thuyết.
Có thể và nên đưa đa phương (pluralisme) vào cấp đại học, còn trung tiểu học thì phải có thống nhất, vì nếu đưa đa phương vào chỉ làm loạn tâm trí học trò mà thôi. Một nền văn học quốc gia cần được quan niệm theo khả năng của đa số. Vậy đa số phải học.
a.- Các kiến thức phổ thông.
b. Rồi học lấy một nghề sinh sống, hoặc sửa soạn cho một ngành chuyên môn.
Vì thế chỉ còn ít giờ cho đạo lý. Vậy đòi đưa vào chương trình trung học cả mọi học thuyết thì một là không đếm kể đến khả năng của đại đa số học sinh, hay là cứ đưa vào, thì đó không là đạo lý mà chỉ là bản tóm các ý kiến của đủ loại triết học. Cái học phiến diện như thế không thể nào gây nên được một chủ hướng sống, một lòng thành khẩn hăng say mà chỉ là một tri thức tẻ lạnh tan nát sẽ chỉ tạo ra những con người chong chóng.
Chính vì muốn tránh cái nạn “đa thư loạn tâm “đó, nên tiền nhân đã đưa ra thứ tự “ kinh, sử, tử, truyện ”.
Có học sử (tức đa phương) nhưng dành cho các lớp cao, và cho văn hóa hậu trường. Chính vì lý do đó chúng ta nên tránh đa phương cũng như nên tránh cả chương trình tam giáo ở cấp trung học.
Cái học đời Trần đời Lý có đủ thời giờ học cả tam giáo, còn nay chúng ta chỉ có thể dành cho đạo lý một phần nhỏ thì giờ không thể theo xưa được. Cho nên phải chọn một trong ba.
Lão Trang là cái học cao siêu không hợp cho tâm trí trẻ con, xin dành lại cho những người lớn tuổi và những người nhiều khả năng triết lý, và dành cho Đại học.
Về Phật giáo vì đã có một giáo hội, một đại học và cả một hệ thống truyền bá rồi, một nền giáo dục tự trọng không thể làm một việc trùng hợp thừa thãi. Huống chi đã đưa Phật giáo vào chương trình là tạo dịp cho các tôn giáo khác đòi hỏi, và nếu phải thỏa mãn tất cả tôn giáo thì chương trình giáo dục sẽ trở thành món salát quét chợ. Và bộ giáo dục sẽ đóng góp nhiều nhất cho việc phân hóa li tán quốc gia. Tôn giáo là nhân tố chia rẽ mạnh nhất trong lịch sử thì đó là điều sơ đẳng ai cũng phải nhận ra được.
Trái lại Nho giáo không bị mấy bất tiện trên. Nho giáo không chỉ có phần cao như Lão Trang mà còn có phần dễ hiểu.
Nho giáo cũng không là một tôn giáo, không có giáo hội nên cũng không có nhóm nào nhờ đó mà trục lợi để gây phen bì; ngay chính quyền cũng không nhờ được gì. Sở dĩ xưa chính quyền đã lợi dụng Nho giáo để củng cố óc chuyên chế của mình thì tại đó là Hán nho; còn Nho Nguyên thuỷ trái lại là một sự kiểm soát (thanh nghị) chính quyền. Và trên hết Nho giáo có được hai đức tính trước hết là mềm dẻo và thứ đến là đã chứa sẵn trong mầm mống những cái hay của Lão, Thích (Phùng Hữu Lan cũng nhận thấy được điều này trong “Trung Quốc triết học sử” xem bản dịch của Nguyễn Hữu Ái tr.283).
Chính hai đức tính đó làm cho Nho giáo nắm được lèo lái con thuyền Văn học và Văn hóa Viễn Đông, chứ không phải vì mánh khoé đàn áp kiểu đồng nhất.
Ngược lại chính khi Nho giáo bị đàn áp như đời Tần và đầu nhà Hán thì cũng vẫn truyền bá trong dân chúng (xem Cửa Khổng, chương hai).
Bởi thế một là cứ để chương trình giáo dục như nay thì sẽ vô hướng, vô hồn và không phải là giáo dục mà chỉ là học vấn. Còn muốn cho giáo dục xứng danh, cho học vấn có phương hướng, có sứ điệp thì nên đưa Nho giáo vào.
III.Thuật nhi tác
1.- Ba cách đưa Nho vào chương trình Giáo dục
Nhưng đưa Nho giáo vào cũng có ba bảy đường.
Đưa vào bằng lối lắp lại y nguyên như tiền nhân thì tức là tiếp tục chương trình Hán Nho, đó là lối giết Nho giáo hiệu nghiệm hơn hết.
Hoặc đưa Nho vào để “làm giàu tiếng Việt”, thì là lấy tuỳ làm chính. Đó cũng lại là giết Nho giáo nữa.
Phải đưa Nho vào như một Đạo lý, một Chủ đạo cho đời sống. Điểm này chúng tôi sẽ bàn rộng vào dịp khác. Ở đây chỉ xin nói một khía cạnh hình thức mà nhiều người cho là quan trọng. Đại để có ba lối đưa Nho giáo vào:
*Một là học y nguyên như các cụ xưa.
*Hai là phóng tác theo tinh thần nhưng không đả động chi đến một câu chữ Nho nào,
*Ba là lấy “thuật làm tác” == “dĩ thuật vi tác”.
2.- Đưa Nho vào theo lối “ Thuật nhi tác “
Muốn thành công phải đi lối “thuật nhi tác”. Cả hai chữ cần được xác định lại nội dung. Khi nói đến thuật nhi thì không phải là lặp lại như người ta quen hiểu, nhưng phải nghĩ đến việc truyền lại được cái hồn, cái linh lực, nghĩa là làm cho tinh tuý Nho giáo phục hoạt trở lại, hầu thổi lên được một luồng hào hứng ngay trong đám tân học, trong đám trẻ.
Đó mới là “thuật nhi” kiểu Khổng Tử. Thuật nhi như thế khó hơn sáng tác theo nghĩa sáng tác văn nghệ, như viết một truyện ngắn, truyện dài, một bài thơ hay bất cứ một bài văn nào mà không trưng dẫn kinh điển.
3.- Triết lý “ Thuật nhi tác “
Đó là ý nghĩa sáng tác kiểu văn nghệ và chỉ có nghĩa này là được thông dụng hiện nay, nhưng còn một nghĩa sáng tác sâu hơn của Triết lý có thể gọi là “thuật nhi tác” và phải có hai yếu tố là sáng soi chủ đạo giữa những lộn xộn hỗn mang, lại vừa phải tác động nổi tinh thần ít ra một số người thông minh có năng lực truyền bá hệ thức, chứ không thể thưởng thức suông như đối với văn nghệ. Chính vì thế “thuật nhi tác” khó hơn sáng tác văn nghệ có cả trăm lần.
Chỉ cần nhìn qua số lượng văn phẩm thì nhận ra ngay. Mỗi năm trong thế giới thấy xuất hiện cả trăm ngàn bài thơ, ngàn vạn truyện ngắn truyện dài, nhưng từ gần hai trăm năm trong nhân loại chưa hẳn nảy sinh được một tay nào đáng gọi là “thuật nhi tác” (creating by transmitting). Không cứ gì Nho giáo mà bất cứ đạo giáo nào cũng thế, cũng chỉ trong vòng lập lại hay là sáng tác kiểu văn nghệ. Đó cũng là một hình thái lặp lại nhưng được che đậy khéo. Bởi vậy những tác phẩm kia chỉ là sáng tác có hình thái, nghĩa là dùng lối văn tự thuật mà không dùng lối tuyển lục. Lối tự thuật dễ gây nhiều ảo tưởng là tân tạo vì hầu hết người ta chỉ dừng lại nơi ngôn ngữ, nơi cốt truyện. Nhưng truyện đưa đến đâu theo những nguyên lý nào thì mấy ai nhìn nhận ra nổi. Bởi vậy thấy văn hay, cốt truyện hấp dẫn thì cho là sáng tác, trái lại lối tuyển lục dễ bị đồng hóa với lập lại hay góp nhặt. Đó là xét theo hình thái nhưng sáng tác chân thực không lệ thuộc vào lối văn, nó có thể đi theo lối tự thuật hay lối tuyển lục. Nó không chịu nô lệ cho quy luật nào kể cả quy luật không trích dẫn. Nhất định không chịu trưng dẫn một ai nhưng luôn luôn đi theo lối tự thuật thì đấy cũng là một hình thái nô lệ. Sáng tác không lệ thuộc vào bất cứ hình thức trình bày nào.
Sáng tác chân thực nằm trong nguyên lý cao hơn. Nằm trong bình diện khác trước hầu có thể mở rộng chân trời để bao lấy các dữ kiện cũ trong một tổng hợp mới rộng hơn, với những phát kiến mới hơn, giàu khả năng định hướng cho chặng đường mới, gây nên một luồng sinh khí mới. Làm được như thế mới thật là “thuật nhi tác” và khi có được như vậy, thì dẫu dùng lối trình bày nào cũng vẫn là sáng tác.
Khổng Tử tuy nói chỉ “thuật nhi bất tác” nhưng hiện nay hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận là ông đã “thuật nhi tác”. Vì khi xét nội dung người ta có thể nhận ra được sáu điểm sau.
4.- Nội dung “ Thuật nhi tác “ của Khổng Tử
*Ông đã chọn trong cái cổ học những điều quan trọng nhất theo tiêu chuẩn Nhân bản.
*Tinh lọc khỏi những mê tín của thời vu nghiễn, bái vật.
*Rồi trình bày cho hợp cảm quan thời ấy.
*Thêm văn sức bằng “Lễ” đã được xã hội hóa nghĩa là bỏ tính chất tôn giáo để áp dụng vào Nhân bản.
*Đưa đến tận cùng bằng “Nhạc”.
- Hiện thực bằng Thể chế đã được nội dung Nhân bản thay cho nội dung Bái vật vu nghiễn. Đó là đại để mấy nét biểu lộ tính chất sáng tác của ông.
5.- Cách “ Thuật nhi tác “ của chúng ta
Đến lượt chúng ta cũng phải “thuật nhi tác” và chỉ thành công theo lối đó. Thực ra sáng tác là cái chi linh động, uyển chuyển không thể quy định được đường lối, nhưng chúng ta có thể theo mấy nét chính của Khổng vừa nêu ra ở trên để ước lượng phần nào “thuật nhi tác”.
*Trước hết là chọn một số câu quan trọng trong tứ thư Ngũ kinh; càng chọn ít càng hay (chọn nhiều sẽ đi đến việc lắp lại và việc đưa kinh sách ra toàn bích nó tố cáo sự thiếu óc sáng tạo),
*Thứ đến là chọn lựa theo lối tinh luyện khỏi cáu bụi thời gian như gạt bỏ Hán Nho, Đường, Tống, Minh, Thanh nho.
*Thứ ba làm phồng lên bằng Nội dung Nhân bản, bằng thích ứng với cảm quan thời đại theo lối lý giải.
*Sau đó có thể đi xa hơn bằng đề ra Chiến lược, những giải pháp minh bạch tức là phần việc của các học giả muốn ra tham chính.
Đại để đó là những việc phải làm để có thể gọi được là “thuật nhi tác” đặng đưa Nho giáo trở lại chương trình học vấn nước nhà. Sở dĩ xác định mấy điều trên vì nếu là Văn hóa thì dùng lối văn nào cũng được, nhưng nếu là Văn học thì nên dùng lối tuyển lục mới có thể trao lại cho con cháu những lời của Tiên Tổ, đã trở thành di sản thiêng liêng ai cũng cần biết tới. Nhưng không phải hễ là truyền lại lời xưa, hễ là Văn học thì không phải sáng tạo.
Đành rằng thì vài thế kỷ nay chỉ có “thuật nhi bất tác”, nhưng cả “sáng tác” bên văn nghệ cũng thế, cũng chẳng có chi đáng gọi là sáng tác chân thực ngoại trừ hình thức văn vẻ với một ít tiểu xảo nhỏ nhặt mà thôi.
Cho nên nếu thiếu luồng Sinh khí lớn rộng, thiếu Chủ đạo hướng dẫn thì tại chính nguồn sáng tạo đã cạn và chưa có người khai thác ra được nguồn mới mà thôi.
Vì thế Văn học phải gắng “lấy thuật làm tác”. Thực ra đó là việc làm khó khăn gấp bội sự theo Tây như nay, hay việc đưa Hán học vào, cho nên đòi hỏi nhiều cố gắng thông minh, kiên chí, trong ít ra dăm ba năm của một nhóm người. Tuy là đường khó khăn nhất nhưng là lối nhiều bảo đảm hơn cả và cái may mắn cho nước Việt Nam là chúng ta đã hé nhìn ra được con đường để đi. Có lẽ 20 năm máu lửa vừa qua đã giúp chúng ta nhìn thấy và có khả năng hiện thực. Biết đâu 20 năm khói lửa hoang tàn, đổ nát, chết chóc, điêu linh đã là giá người Việt Nam phải trả để mua khả năng chu toàn sứ mạng Văn hóa đó trong vận hội mới?
Sứ mạng đó là thiết lập nền Văn hóa nhân bản cho những thế hệ đang lên bằng lối “thuật nhi tác”.
Nếu chu toàn được Sứ mạng đó tức cũng là “Định hướng được Văn học” cho một nhân loại đang lạc hướng.
Và chúng ta sẽ sáng tác bằng thuật lại nền Nhân bản Tâm linh vốn là di sản của liên bang Bách Việt, mà hiện nay chỉ còn có Việt Nam là giữ cái tên Việt đó.
Mang tên Việt tất nhiên cũng là nhận trách nhiệm làm phục hoạt lại cái di sản thiêng liêng của Bách Việt là nên Nhân bản tinh tuyền nhất có thể tìm ra được trong lịch sử loài người.
Đấy là một sứ mạng rất cao cả, nên cần phải trả một giá rất đắt để chứng tỏ khả năng chu toàn nổi sứ mạng. Dân tộc ta đã bắt đầu trả giá ấy kể từ một phần tư thế kỷ nay, và việc khởi đầu trả giá đã trùng hợp với thời chúng ta giũ bỏ tên cũ là An Nam để lấy lại cái tên nguồn gốc là Việt Nam.
Giũ bỏ danh hiệu là bước đầu, bước thứ hai phải là đổi tinh thần cho danh tính tương hợp. Nếu thế hệ trước đã giũ bỏ danh từ của nước là An Nam thì đến thế hệ này phải cố giũ bỏ Tính lý đó là cái óc Hán học từ chương chật hẹp cũng như các thứ óc duy ngã nhị nguyên từ ngoại lai truyền vào; tất cả đều đầy ắp Nô lệ tính cần phải giũ bỏ hầu trở lại với “Đạo làm người chân thực” được gói ghém trong Nho giáo nguyên thủy cũng gọi là Việt Nho. Tất cả hướng của Văn học là ở đấy.”
( Kim Định )
Việt Nhân
III.- VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
( Vấn đề Giáo dục. Kim Định )
I. Ít nét về nền Giáo dục hiện tại
“ Khi xét về nền giáo dục hiên tại, có lẽ hầu hết mọi người đều đồng ý là nó thất bại, cần phải được sửa lại, nhưng sửa cách nào thì chưa tìm ra được sự đồng ý nào. Nguyên nhân hẳn có nhiều, nhưng có hai điểm cần chú ý:
1 .- Không phân biệt được sự Thành Công và Thành Nhân.
2 .- Thiếu Kinh Điển.
Căn nguyên đầu không quan trọng bằng cái sau, tuy các triết gia đã đề cập tới, nhưng chưa được nhận thức ở cấp điều hành, trong thực tế có một số nước đã sửa đổi chương trình thiên trọng về thành công và đã gặt hái được nhiều thành quả mỹ mạn, nhưng sự thành công trong văn minh kỹ thuật không kéo theo sự thành công trong văn hoá giáo dục.
Căn do chính là sự thất bại của triết học:
Ai cũng biết sứ mạng của triết học là điều lý và điều hợp mọi năng khiếu con người quy về một hướng, một lý tưởng, thế mà triết học cổ điển chỉ có một chiều kích tức là Duy Lý thì làm thế nào để thống nhất các cơ năng khác như Cảm Xúc và Tâm Linh, như vậy là đánh mất Nữ Tính của triết học, mà chính Nữ Tính mới là yếu tố thống nhất.
Nói theo Kinh Dịch thì triết Tây chỉ có “ Dương ” mà thiếu “ Âm ”, mới có “ Lumen ”, mà chưa có “ Numen ”.
Nói theo Mạnh Tử thì mới có “ Tiểu Thể ”, mà chưa có “ Đại Thể:
Tiểu Thể là “ Đời sống con Người cá nhân hạn cục trong xác thân ” của mỗi người, và một số liên hệ với lân nhân, với xã hội.
Trái lại, “ Đời sống Đại Thể là đời tinh thần không hạn cục trong xác thân hay trong những mối giao liên xã hội nhưng còn toả ra đến cùng Trời Đất, có tầm vóc vũ trụ.
Phải gồm Tiểu Thể và Đại Thể, mới làm nên con Người Lưỡng Thê, và chỉ có quan niệm Lưỡng Thê đó về con người mới có tính cách toàn diện, và mới đem lại cho giáo dục một nền tảng cân xứng
Vì muốn cho giáo dục trở nên trung thực thì phải lo tới sự Thăng tiến Toàn diện con Người, chứ không riêng một năng khiếu nào. Thế mà triết lý chỉ chăm lo có Lý trí thì không sao vượt khỏi được sự hữu hạn, mà thiếu Thiêng liêng thực thụ phải là thứ vô biên.
Vì thế, muốn Triết lý có được một Nội dung Tâm linh trung thực thì nó phải trở thành đa kích: không những Suy tư nhưng còn Cảm xúc và Sống thật.
Để có một nền triết lý toàn vẹn như vậy, cần nó phải móc nối với những sách bàn về Cứu cánh chân thực của tất cả đời sống con Người, không phải Cứu cánh phải đến sau khi chết như các Tiên tri biết trước, nhưng là biết Ở Đây và Bây giờ, biết về Cứu cánh của con Người đang sống Hiện tại trong gầm trời này: cần biết và nhận thức nó trong mọi Động tác. Những sách như thế được gọi là Kinh Điển hay sách Minh triết.
II.- Cổ điển, Kinh Thánh và Kinh điển
Sách Kinh điển khác với sách Cổ điển và Kinh Thánh:
Cổ điển chỉ là những tác phẩm bất hủ về Nghệ thuật và Văn chương chứ không là Triết lý hay Minh triết như Kinh Điển.
Còn Kinh Thánh và Kinh Điển giống nhau ở chỗ nói về Linh thiêng siêu nhiên, nói đến những cái gì siêu việt u linh. Tuy nhiên có một sự dị biệt căn bản là Kinh Thánh là Nền tảng tối hậu, không phải quy chiếu vào cấp nào trên nữa, đang khi Kinh Điển quy chiếu vào con Người, nên Kinh Điển chỉ là những bảng chỉ đường đưa đến Tâm linh.
Với Kinh Thánh chỉ phải chấp nhận tin theo, không được cãi lại, với Kinh Điển thì không thế, mà chỉ sợ không đủ sức cãi lại, nghĩa là Kinh Điển không cản trở còn giúp phát triển thêm óc phê phán minh biện nữa.
Vì thế dựa trên Kinh Điển để suy luận thì ta có Triết lý căn cứ vào kinh nghiệm và lý chứng với sự kiện, còn khi dựa trên Kinh Thánh để suy luận thì có Thần học dựa trên quyền uy ( autorité ).
Ta có thể nói rằng: Triết học chỉ đào tạo được những Người tài biện luận ( dialecticien ), cổ điển chỉ đào tạo ra những Văn hào, Kinh Thánh đào tạo ra những Người sùng bái, chỉ có Kinh Điển dào tạo ra Hiền triết ( Wisemen ), tức là những người có mọi năng khiếu được phát huy đến cao độ và quân bình như nhau.
Biết thế chúng ta có thể ước đoán không mấy sai lầm: Chương trình giáo dục ngày nay đang đào tạo ra những hạng người nào.
( Ðây là nhận định của Triết gia Kim Ðịnh về nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam cộng hoà, cũng như các nền giáo dục khác . Còn nền giáo dục trong chế độ Cộng sản hiện nay, chắc chúng ta chẳng cần phải bình luận gì, chỉ theo dõi các lời thú nhận về nền ” giáo dục tụt hậu “ của những người có trách nhiệm giáo dục thì rõ.Những nhận định trên đây vẫn còn đúng cho tình tạng giáo dục hiện tại của thế giới )
III.- Các yếu tố của Kinh điển
Một sách được gọi là Kinh Điển phải gồm mấy yếu tố sau đây: Nhân bản, Dân gian, Giải phóng và Tâm linh.
1.- Nhân bản
Những sách bàn đến những vấn đề liên hệ mật thiết đến những Nhu yếu thâm sâu của con Người và lấy chính sự thoả mãn những nhu yếu làm tiêu chuẩn xét đoán, vì một khi đã tìm tiêu chuẩn bên ngoài con người thì không còn là Nhân bản và không giúp nó khai triển hết mọi khả năng cách quân bình và cùng cực, hay nói một cách khác là sách y cứ trên Tính lý đại đồng, mà bất cứ ai và đời nào cũng suy cứu ngay nơi lòng mình, khỏi cần quy chiếu vào đâu hết.
2.- Dân gian
Ai cũng có thể tham dự vào, không những trong một nước, mà còn cả nhân loại không kể Đông Tây hay Kim Cổ, khi hiểu được đúng nội dung Kinh Điển đều thấy lòng rung động.
Hết mọi người, hễ đã là Người thì đều có nền tảng làm nên con Người, nên cũng rung động trước những câu nói liên hệ tới những nhu yếu nền móng đó, như sự Tu thân theo nghĩa làm triển nở hết mọi năng khiếu trong con người, không những Ý, mà còn Tình và Chí, không những trong việc tu thân, mà còn trong những mối liên hệ là gia đình, quốc gia, quốc tế, mà Nho giáo quen tóm vào trong 4 chữ : Tu , Tề , Trị , Bình.
3.- Giải phóng
Yếu tố này luôn giúp con người tiến lên thêm mãi vào sự nhận chân và hiện thực Nhân tính của Người để đưa ra con Người tới chỗ thoát ly khỏi lòi trói của mọi Ý hệ và Thuyết lý. Muốn được như thế Kinh Điển phải xây trên quan điểm Biến hoá, vì chỉ có Biến hoá mới giải phóng được con Người. Dấu hiệu cụ thể của biến hoá chân thực là không những đã không cản trở nhưng còn giúp vào việc dung nạp được hết những khám phá mới xuất hiện theo đà tiến.
Bởi vì dấu hiệu giải phóng là Sống mạnh, mà sống mạnh là Tiến hoá mạnh. Sự tiến hoá gia tăng theo hàm số của khả năng thâu hoá; càng thâu hoá được nhiều những khám phá mới càng tỏ ra có tính cách giải phóng. Muốn như thế Kinh Điển phải dừng lại ở đợt Minh triết uyên nguyên ( sagesse principielle ), mà không đi vào những Quy định xác suất, thường chỉ hợp cho một Nơi, một Thời, nên cùng lắm chỉ hợp cho Triết lý trong một giai đoạn. Triết lý hầu hết đi vào quyết định nên không thể là Kinh Điển.
4.- Tâm Linh
Tâm Linh là cái gì phổ biến theo nghĩa Chữ “ Thần ” trong Kinh Dịch là: “ Thần vô phương ”, thần không ở phương nào, không Đông không Tây, nhưng không đâu không ở, nghĩa là rất linh nghiệm. Ý nghĩa đó bao la khó dịch, chúng ta có thể tạm dùng chữ Numen ( trong sách Le sacré của Otto ) để định nghĩa Tâm linh là Tremendum et fascinans; huyền bí đáng sợ nhưng lại có sức lôi cuốn. Đáng sợ vì không thấy bờ bến đâu cả, nhưng lại lôi kéo lòng người cách huyền bí sâu xa, thì chúng ta có thể suy đoán theo luật Đồng tính ( affinité : similis similem quaerit ): nếu con người ưa cái gì bao la man mác thì hiểu được rằng trong bản chất con người có cái chi man mác vô biên. Do đó mà có dấu hiệu cụ thể cuả Tâm linh là lối văn u linh lờ mờ, một thứ lờ mờ thú vị vô cùng: délicieusement vague, và thường là đơn giản mộc mạc, đến nỗi các nhà sử văn học cho là vụng về. Nhưng đó là thứ “ vụng về siêu tuyệt ” chỉ có những bậc thánh triết mới đạt, vì cái mộc mạc đó được tu luyện, được nâng lên bậc một quẻ trong Kinh Dịch gọi là quẻ “ Vi Tế ”, có thể xem như một hạt nhân còn tàng chứa đầy nhựa sống, đầy sức triển nở có khả năng mở đầu cho một chu kỳ phát triển mới khác, một thứ “ Chưa xong ” của bình minh sơ nguyên hãy còn dính liền với trùng dương vô thức nên giàu vô biên chất minh triết. Và quả thực đó là nguồn suối cho bao cuộc phục hoạt mỗi khi Người ta biết trở về cách trung thực với cái mộc mạc vụng về của Kinh Điển.
IV.- Từ Cổ điển tới Trục vật
Kinh Điển là những sách dạy về Cứu cánh con người, vế các mối Nhân luân căn bản không những giữa Người với Người, mà còn cả giữa Trời Đất Quỷ Thần nữa. Chính vì sự bao la như thế, nên nó có tính cách Trường cửu, vượt Không và Thời gian, và ám hợp cho nguyện vọng sâu xa nhất của con Người không kể đến Đông, Tây, Kim, Cổ. Bất cứ một nền văn hoá nào muốn xứng danh cũng phải có Kinh Điển. Nền văn hoá Tây Âu thiếu Kinh Điển, mà chỉ có Cổ điển và Kinh Thánh.
Như trên đã nói:
Cổ điển chỉ chứa những áng văn bất hủ mà thiếu triết tức là thiếu tinh thần chủ đạo.
Còn Kinh Thánh thì toàn lo về việc nước Trời, còn việc xác, việc trần gian con người phải tự liệu lấy.
Thế rối khi Khoa học thực nghiệm ra đời, tất cả mọi người sung sướng tưng bừng chào đón khoa học, coi như bà chúa vạn năng sẽ giải quyết mọi vấn đề kể cả Kinh điển.
Thế nhưng sau những say sưa ban đầu hạ xuống dần dần, người ta nhận ra sự giới hạn của khoa học. Khoa học không lấp nổi lỗ hổng Văn hoá. Tệ hơn nữa, khoa học đã đẩy cho đà vong thân trục vật đi xa hơn bao giờ hết. Tất nhìên lỗi không phải tại khoa học, nhưng tại con người đã ước lượng sai khả năng khoa học khi gán cho khoa học thẩm quyền trên những điạ hạt không thuộc khoa học, nên đã biến văn hoá giáo dục trở thành cuộc lao mình đuổi theo sự vật để quên trọn chính bản thân.
“ Văn hoá đâu phải là một cái vốn mà mỗi người gây lấy cho mình tự con số không. Một nền văn hoá sâu sắc phải có tính chất di truyền, mỗi đời thêm một ít sở đắc, nhưng không được động chạm tới nền móng, không thì mất cả. Đó là một cuộc tiến triển có cơ thể, có liên tục ” (Études , 1957 ? )
VI .- Huấn linh và Bác vấn
Để được xứng danh là một nền giáo dục phải có hai phần huấn linh và bác vấn :
1.- Huấn linh ( Chỉ sự đào luyện: formation )
Muốn đào luyện phải có Cơ sở tinh thần để y cứ và để tài bồi vun tưới trở lại rồi trở đi mãi mãi, có thế mới là Huấn, mới là Luyện. Chữ luyện nói lên sự đi lại nhiều lần mãi mãi cho tới độ đạt thuần thục và tinh ba, nên cũng gọi là Thần là Linh, gọi tắt là Huấn linh .
2.- Bác vấn ( Chỉ sự Quảng vấn: information )
Song song với Huấn linh như Hồn, thì cần phải có Bác vấn như Xác, tức là Các học Quảng vấn ( information ).
Bác học là chiều rộng, còn Huấn linh là chiều sâu.
Chiều rộng càng lớn thì giúp cho chiều sâu vào sâu hơn nữa. Hiện nay các nền giáo dục hầu hết đều rộng quá rộng, đến độ để cho Bác vấn lấn át Huấn linh, khiến cho giáo dục thiếu mối Quán nhất Nội tại. Thực ra sự biết rộng ( bác vấn ) là một điều hay dành cho một số nhỏ có khả năng bách khoa mà không hợp cho phần đông chỉ cần một tầm học vấn thông thường, cùng lắm là hai ngành chuyên môn mà thôi. Nhờ có óc thiết thực, mà Mỹ Anh Nga đã dám làm cuộc Cách mạng giáo dục.
Chương trình trung học mà nặng về Bác vấn mà bỏ qua Huấn linh là nền giáo dục bì phu, bỏ gốc ôm ngọn, như thế thì làm sao gây nên nhựng cán bộ văn hoá, tạo được niềm tin tưởng để gắn bó người trong nước thành một mặt trận Tinh thần.
VI.- Sách Dân tộc
Những yếu tố làm nên Dân tộc như Đất đai, Giòng máu, Tiếng nói tuy quan trọng, nhưng một Cơ sở Tinh thần làm cho Dân tộc được vững mạnh và trường tồn lại quan yếu hơn.
Sứ mạng của nền giáo dục Quốc gia chính là gây dựng vun tưới cho Cơ sở Tinh thần nói trên. Nó làm cốt tuỷ cho cái gọi là Huấn linh, tức là huấn luyện cho dân nước có một cái Hướng sống lý tưởng. Để chu toàn Sứ mạng trên, điều cần trước hết là phải có Bộ Sách Dân Tộc. Mà đã là sách Dân tộc thì phải có Kinh Điển.
Sách Kinh điển phải hội đủ các điều kiện sau: Nhân bản, Tâm linh, Giải phóng, Bình dân và Trường tồn ( lâu đời ), như đã bàn ở trên.
Triết lý là những sách bàn về Đạo lý hàm chứa trong Kinh Điển, bằng đua ra một số khía cạnh nào đó, bàn cho xác đáng và có lý giải, vì thế Triết lý không đáp ứng đủ năm điều kiện trên kia, thí dụ lối Văn có luận chứng gãy gọn, hệ thống, chứ không là lối Văn âm u hàm hồ của Kinh Điển.
Triết lý thường xuất hiện về sau, không bao gồm được những thế hệ xa xưa như Kinh Điển. Vì thế, Kinh điển chỉ có một mà Triết lý thì có nhiều: mỗi giai đoạn cần một triết lý mới, Viễn Đông đã có những nền triết lý của Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư đời Hán, rồi Chu Trình đời Tống và Vương Dương Minh v. v. . .
Khi Triết lý không y cứ trên Kinh Điển, thì thường bàn tùm lum những vấn đề ngoài Thân Tâm con người và ta sẽ gọi là Triết học, thí dụ Triết học duy niệm của Tây Âu.
Sau triết lý là Văn chương như Thơ, Phú, Tiểu thuyết, Tuồng, Kịch . . , nó có nhiệm vụ nhắc nhở đến Đạo lý cho người đã học và đang bận những việc khác không còn thì giờ rảnh rổi để học, đúng hơn đã học về căn bản rồi, nay cần học hỏi để phát triển thêm.
Văn chương thuộc Văn hoá hậu trường, nên phải viết một cách nghệ thuật, nghĩa là dùng những câu nói khéo, những ý tưởng đẹp và lôi cuốn, để cho người ta dễ nghe ,dễ chấp nhận. Cũng vì thế mà Văn nghệ phải thay đổi dạng thức luôn luôn, nên Văn nghệ năng thay đổi hơn Triết.
Văn nghệ đổi mười, Triết chỉ đổi một hai, còn Kinh Điển không bao giờ thay đổi. Vì thế mà Kinh Điển là sợi giây nối kết các thế hệ khác xa nhau rất nhiều .Sự phân biệt trên giúp ta giải quyết những thắc mắc giữa Tiến hoá và Truyền thống.
Về phía trung thành với Truyền thống đã có Kinh, còn phía Tiến hoá theo thời đã có Truyện tức là Triết lý và Văn nghệ. Tiền nhân chúng ta đã phân ra : Kinh , Sử , Tử , Truyện hay cách khác là Kinh, Triết, Sử, Văn.
1.- Kinh
Kinh tức là Kinh Ðiển ( canon ) gồm những sách nền tảng nhất đóng vai trò của Thánh Kinh trong các Tôn giáo. Chúng ta không có Thánh Kinh thì phải có Kinh Ðiển theo nghĩa sách bao gồm các “ Kinh ” nghiệm sống của người xưa, tàng chứa những chân lý sâu xa mà chúng ta phải coi như điển chương, như mẫu mực, phần mà ai cũng học hay ít ra phải đọc, phải có trong gia đình để một nơi đáng kính. Những sách thuộc về Kinh Điển Việt Nam, ta có thể kể :
a.- Một số truyền kỳ thuộc thời Hồng Bàng như : “ Lĩnh Nam chích quái ” Việt Điện u linh “, Truyền kỳ mạn lục ” . . .
b.- Một số sách Nho giáo là của chung của dân tộc Viễn Đông, mà Bách Việt đã đóng góp một phần quan trọng, đó là di sản cố cựu quen thuộc và đáp ứng được tất cả năm tiêu chuẩn của sách Kinh, những sách do các Thánh nhân viết thì gọi là Kinh, các hiền giả thuật lại lời Thánh nhân thì gọi là Truyện ( Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả trứ thuật viết truyện ) Đó là các quyển như Tam Tự kinh, Minh Tâm bảo giám, Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, ngũ Kinh như Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Phật giáo, Đạo Đức Kinh & Nam Hoa Kinh .. .
c.- Một số Ca dao, Tục ngữ, Ngạn ngữ , một số bài Thơ, bài Hát được truyền tụng nhiều.
2.-Triết
Triết là sách giải nghĩa Kinh Ðiển cho hợp với cảm quan thời đại. Nó sẽ là con thoi đi từ Kinh Ðiển vào đời sống cũng như vào Sử Văn, giúp cho tất cả thêm phần ý thức sâu xa về Đạo, về Đời. Nó cũng đóng vai trò Hiện đại hoá kinh sách như Văn, nhưng khác ở chỗ đi tận nền và cách bao quát, có hệ thống . Thiếu triết thì Kinh trở nên mớ chữ chết khô.
Nói tóm lại, ta có thể khai thác trong các Kinh Điển, trong các truyện trên để tìm ra những điểm chính về Nhân sinh quan và Vũ trụ quan của Tổ tiên ta.
3.- Sử
Nói đến đây là muốn Sử chỉ một bản tóm lược, thường là bản văn dùng làm “ khung lịch sử ” chung cho mọi người trong nước hầu như thuộc lòng, bất ký ai dù thất học cũng phải đọc qua. Vì thế nó phải có địa vị trong bộ sách dân tộc. Quyển sử này không thay thế những sách Sử Địa từ Trung cấp trở lên đến Đại học và các pho Sử bác học. Những loại này thuộc văn học sẽ tuỳ thời, tuỳ tài giáo khoa hay những khám phá mới mà thay đổi .
Sử nói ở đây chỉ là bản tóm nên cần vắn tắt, kiểu như Tam Tự Kinh, hay “ Ðại Nam quốc sử diễn ca hoặc một phần quyển “ Thiên Nam ngữ lục ” hoặc làm ra một quyển bằng văn vần, ngũ ngôn chẳng hạn.
Một khi được chấp nhận thì không nên đổi nữa, để giữa đồng bào có thêm “ mối tình giáo khoa ”, vì ai cũng học theo đó, lấy đó làm khung ( để chấp nhận hay tranh luận ) làm tiêu điểm .
Ta chỉ cần viết lên những mốc biến chuyển lớn của lịch sử để ta thấy được những nét chính của sinh hoạt Dân tộc ta. Nếu ta có được một cuốn Việt Sử ca gọn gàng cho dễ học và dễ nhớ hầu ai cũng thích đọc và học thì quý lắm .
4.-Văn
Cũng là một lối mở rộng Kinh vào đời sống như Triết nhưng không theo lối lý luận chặt chẽ như triết mà đi theo lối Nghệ thuật như thi Ca, Tiểu thuyết, Tuồng kịch, hoặc nghiên cứu kiểu Văn học. Như vậy văn ở đây hiểu theo hai nghĩa :
Trước hết là những áng văn kiệt tác, trong dĩ vãng gọi là Nhân văn cổ điển ( classics ), thí dụ truyện Kiều. Phần này một khi được vào sổ bộ, thì cũng bất biến, nhưng không buộc mọi người đọc ít ra tất cả, vì thế có nhiều cổ điển, không hạn chế số .
Hai là những động tác Văn học, Văn hoá Văn nghệ đi sát thời cuộc, cũng như đi mạnh vào chi tiết, vào từng khía cạnh. Phần này biến chuyển luôn, thí dụ từ Nam Phong rồi đến Tự Lực Văn Ðoàn cho đến ngày nay, ít ra có ba giai đoạn văn học.
Văn theo nghĩa này thì chúng ta không thiếu, ngay cả trong cảnh tỵ nạn cũng được gọi là khá phong phú; chỉ cần duy trì và gia tăng phẩm chất. Tóm lại theo nghĩa hai thì đã và đang có rất nhiều và hay biến đổi.
Về sau, mỗi giai đoạn chỉ để một vài đại biểu để trở thành Cổ điển .
Triết cũng thay đổi nhưng tới hạn lâu hơn nhiều, mỗi giai đoạn có thể bao gồm nhiều trăm năm, thí dụ bên Tàu sau Tuân Tử, Mạnh Tử đời Chiến Quốc, thì đến Ðổng Trọng Thư đời Hán, rồi Chu Trình đời Tống, tiếp đến đổi mới ngày nay . . . “
Đây là một công trình to lớn và khó khăn, cần phải có sự đóng góp của nhiều người, cần phải có thời gian và nhiều công sức, nhất là phải có một tổ chức như Bộ Giáo dục để quy tụ những người có khả năng và tâm huyết, và phải có đủ tài chánh mới thực hiện đuợc. Một số điều kiện này ở trong nước đã có, nhưng chưa có một Chủ đạo rõ ràng để khởi công. Còn ở hải ngoại, nếu chúng ta tìm được số người có một học vấn uyên thâm và quảng bác nâng đỡ chúng ta, để cho chúng ta thỉnh ý, giúp cho những bài viết của chúng ta bớt sai lầm đi. Nhưng trong thực tế hiện nay ở đây, chúng ta chưa có cái may mắn đó .
Vậy thì chúng ta cứ bắt đầu theo khả năng khiêm tốn của chúng ta, chẳng thà chúng ta cứ bắt đầu mà không nên việc, còn hơn là chúng ta cầu toàn ngồi mà đợi, đợi cái không bao giờ sao!
Chúng tôi mạo muội, viết một số tài liệu cho các trẻ em ở cấp tiểu học trung học, may ra có giúp được chút gì cho thầy cô dạy Việt và chữ Nho, nhất là quý vị đang định cư các nước trên thế giới. Chúng tôi trích ra một số Kinh Điển làm tài liệu cho các thầy cô, rối thu gọn lại cho các trẻ em, và góp vài ý kiến chính như là phần triết được rút ra từ các tài liệu được trích. Phần lựa chọn bài học cũng như chương trình học là do sự sắp xếp của Thầy Cô.
Khi đã có Bộ sách Dân tộc rồi thì ta sẽ hết lúng túng khi bảo con cháu tránh nạn vong bản, vì ta biết “ Bản ” đó nằm ở sách nào, có thể đưa cho chúng đọc để chúng không bị lúng túng trước rừng sách vở ( chắc người Việt tỵ nạn khắp nơi cảm thấy sâu xa về sự cần thiết có một bộ sách Dân tộc hơn bao giờ hết ). Làm thế sẽ tránh được cho chúng khỏi mất nhiều thỉ giờ đọc những sách không mấy giá trị vừa uổng công vừa mất tin tưởng vào Dân tộc. Trái lại khi đã có Bộ sách Dân tộc thì ta biết liền đâu là chỗ y cứ, đâu là sợi giây tinh thần để tâm hồn được ràng buộc với các nhóm Lạc Việt sống rải rác khắp năm châu bốn biển .”’
VẤN ĐỀ TRIẾT LÝ
Theo Đông phương ta có định nghĩa về Triết như sau: “ Triết: Triệt dã: Triết phải đi cho đến chỗ toàn triệt của Vần đề, nghĩa là phãi triệt Hạ và Triệt Thượng, và quan trọng hơn là làm sao cho cặp đối cực triệt Hạ và triệt Thượng giao hoà, mà Tục ngữ bảo : “ Mẹ Tròn , Con Vuông “.
Đặc biệt Triết bàn về Triết lý Nhân sinh của nền Văn hoá, chứ không giống như triết Tây phương, là chiêm niệm các ý tưởng rất trừu tượng, xa vời với con Người và Dân tộc. Để cho dễ hiểu ta lấy ví dụ nền Văn hoá của chúng ta giống như cái Cây, có đủ Gốc Rễ, Thân cành và Hoa Trái:
Triệt Hạ là phải nghiên cứu cho Tận Gốc Rễ của Cây cùng với những nhu yếu của cây như Nhựa Sống từ lòng Đất.
Triệt Thượng là phải thông hiểu được sự vận chuyển của Nhựa Sống đi lên Lá, từ đó nhờ sự Quang hoá để biến nhựa Sống thành Nhựa luyện, rồi Nhựa Luyện được chuyển xuống qua Cành Thân đế Gốc Rễ để nuôi toàn cây và sinh Hoa kết Trái.
Còn Triệt Thượng và Triệt Hạ giao hòa là tìm cho ra sự luân lưu của hai dòng Nhựa Lên Xuống được điều hòa giúp cho cây được tồn tại và phát triển toàn diện.
Dòng Nhựa Lên Xuống của cây cũng tương tự như cặp đối cực Tâm linh và Thế sự của nền Văn hoá là mạch Sống của Dân tộc có được luận lưu trong mạch sống thì mới giúp cho Dân tộc có Nội lực mà Dựng nước và Giữ nước.
Về Giáo dục cũng vậy, Triết cũng phải bàn cho thông suốt cặp đối cực Thượng và Hạ: Thượng là Hiến chương Giáo dục, Hạ là phần Lập pháp của Giáo dục. Bước đầu là Triệt Thượng phải đi cho đến tận Gốc của phần Hiến chương, phần Chủ Đạo tức là Hướng đi chung của Giáo dục, và phải triệt Hạ để đi đến phần Ngọn tức là phần Lập pháp hay là phần soạn thảo Bộ sách Dân tộc và chương trình giáo dục cho cả ba cấp Tiểu, Trung và Đại học,cho phù hợp với tình trạng của con Người và Xã hội, nhất là phải làm cho Triết Thượng Hạ giao thoa tức là làm sao cho Thượng Hạ hài hoà để giúp cho việc đảo tạo Con Người được thành công, giúp Dân tộc quy về một Mối, hầu cùng nhau thiết lập các Cơ chế Xã hội mà mưu phúc lợi chung cho toàn dân.
Việc xây dựng con Người là kế trăm năm, phải đào tạo sao cho con Người được thành Thành Nhân cũng như thành Thân hay thành Công.
Về Dân tộc thì phải có Chủ đạo Hòa của dân tộc để mọi người kết thành một khối , tất cả đều chung Lòng, chung Trí, góp Công vào việc Xây dựng và bảo vệ Đất Nước.
Về các Cơ chế xã hội phải Tổ chức và điều hành sao cho các cặp đối cực trong mỗi cơ chế vừa tiến bộ vừa được điều hoà để mưu phúc lợi chung.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về triết lý, xin trích mấy giòng trong Lời Tựa cuốn “ Tâm Tư hay Khoa Siêu Lý của Viễn Đông “ của TG Kim Định.
“ Đã một dạo chúng ta quen nghe nói rằng Viễn Đông không có khoa Danh Lý. Đó là câu nói chỉ thật có lớp Ngoài, mà sai lớp Trong.
Nhìn bao trùm đường vận hành của tư tưởng Nhân loại, chúng ta có thể phân ra ba lối suy luận:
*Lối thứ nhất là có Danh Lý của triết học Tây Âu, xây trên những lý lẽ rút ra từ sự kiện hay những ý niệm của sự vật.
*Lối thứ hai là triết lý Ấn Độ gọi là Vô Lý hay Phản Lý: tuyệt đối quay lưng lại với lý lẽ suy luận.
*Viễn Đông không Hữu Lý hay Phản Lý, nhưng là Hàm Lý, nghĩa là Lý luận chỉ đóng vai trò tương đối và nắm khuất lấp trong Tình cảm, làm nên có một lối lý luận riêng biệt, vận chuyển qua ba đợt : Ý, Tình, Chí:
Tận cùng của Lý lẽ là Lý luận Biện chứng
Tận cùng của Tình là Cảm nghiệm, là Nghệ thuật.
Tận cùng của Chí là Thể nghiệm, là ngộ Đạo, tức nhận thức ra chiều kích Vũ trụ nơi Mình. Ta gọi đó là An Tư hay Tâm Tư. “
. . .
Theo Nho giáo thì : “ Tình trạng bi đát trong triết học là do sự quên mất chữ “ Phản “ nghĩa là “ Suy đi “ mà quên “ Nghĩ lại “ Vì thế mới trở thành Lưu Liên:
“ Tùng lưu Hạ nhi vong Phản vị chi Lưu
Tùng Lưu Thượng nhi vong Phản vị chi Liên “
( Mạnh Ib,4 )
Theo đường đi Xuống quên Trở lại gọi là Lưu
Theo đưòng đi Lên quên Trở lại gọi là Liên .
Cả hai đều là vong bản, quên gốc của mình, trở thành “ Du đảng “ , không nơi cư ngụ. Một điều khinh hoàng được Heidegger phát giác là con người chưa có suy tư, hay có suy tư một cách ký cục. ( L’homme a penseé maid d’une manière étrange. V.A. 155 ). Con người đã làm quá nhiều mà suy tư quá ít, mãi từ bao thế kỷ đã như vậy. Heidegger. W.D. 22.
“ Vũ trụ trở nên hoang tàn, vì chẳng có một suy nghĩ trong tâm can “ Kinh Thánh.
Tử viết: “ Vị chi tư dã : Chưa có suy tư, bởi suy tư chân thực phải là quy tư, tức tưởng niệm Lời Vô ngôn đấy tính cách viên dung quán nhất. Cái tư đó còn thiếu.
L’homme a trop sagi et trop peu pensé depuid des siècles. W.D.22
La frequentation de la Philosophie peut nous donner l’illusion tenace que nous pensons puisque après tout sans relace nous philosophons.
. Ai cũng tưởng rằng hễ học triết lý là suy tư đấy, là mối huyễn hoặc kinh niên. Và do lẽ hiện nay một khuynh hướng hạ bệ khoa Danh lý đang được nhóm khởi, nghĩa là ở mấy tay anh chị tiền phong. Còn trong các trường ốc hàn lâm thi cử vẫn chểm chệ nghồi ghế danh dự. Nhưng đó chỉ là việc tất nhiên “ Tiên chiếm giả đắc “. Còn truyuện danh lý có mang lại ơn ích cho triết lý chăng hay còn gây nên trở ngại là truyện câầ phải xét. Heidegger viết : “ Khi Lời Vô ngôn phải uốn mình trở thành một khí cụ, thì đó là lúc danh lý ra đời, khiến cho triết học gia chạy theo sự vật, mà quên mình, theo sự thực hiển nhiên của tai mắt , mà quên mất Nhân tính” . Heidegger kể lại rằng: “ Từ Aristiote, danh lý đã không thể lùi lại một bước , và đến nay nó cũng không thể tiến thêm bước nào, và như thế xem chiều nó đã bế mạc và xong hẳn “ . Và ông thêm “ Thực ra không phải xem ra như thế, mà chính là “ như thế rồi “. Và mặc dù những cố gắng của Kant, của Hégel nhưng xét về yếu tính và uyên nguyên thì đã không tiến thêm được được dù một bước. Nên bước duy nhất còn lại là hạ bệ nó xuống, hạ từ nền móng. L’unique pas encore possible consiste à la détrôner et cela à partir de son fondement même ( F. 211 ).
Ông viết tiếp: “ Cứ sự lịch sử tư tưởng Tây Âu không khởi đầu suy tư điều đáng suy tư, nhưng lại để nó trong quên lảng. Như thế là tư tưởng Tây Âu đã khởi đầu bằng một sự biếng trễ, nếu không phải chính là một sự sa đọa . En fait l’histoire de la pensée occidentale ne commence pas par ceci qu’elle pense ce que donne le plus à penser, mais par ceci qu’elle le laisse dans l’oubli. La pensée occidentale commence donc par une negligence, sinon même par une défaillance. W.D. 154. “.
( Tâm tư . I. Khởi bất nhĩ tư. Kim Định )
B.- Triết Lý Giáo Dục
( Triết lý Giáo dục. Kim Định )
“ Vấn đề giáo dục và văn hóa khỏi nói ai cũng nhận là quan trọng. Vì vậy ngoài bộ Quốc gia giáo dục còn có nhiều hội nghị giáo dục cũng nhóm họp để tìm giải đáp cho những vấn đề liên hệ.
Triết lý nhân sinh làm sao có thể hờ hững trước những vấn đề quan thiết đến sự sống còn của con người và vận mạng quốc gia như thế được. Bởi vậy chúng tôi không ngần ngại đưa vào làm đề tài học hỏi suy luận cho các lớp triết. Vấn đề trọng đại này phải chia ra hai phần là Lập pháp và Hiến chương.
I.- Lập pháp là phần thuộc về bộ chúng tôi không bàn tới.
II.- Hiến chương là nền tảng căn cơ của giáo dục và văn hóa.. Trong phạm vi giáo dục và văn hóa có đến trăm ngàn đường lối nhưng tất cả phải dẫn đến một trung tâm. Tìm ra và xác định được cái điểm trọng tâm ấy, đó là việc của Triết lý. Và đó là việc làm dài hơi cần phải dành cho một loạt tiểu luận. Ở đây mới là mấy bài khai mạc.
1.- Sứ mạng Đại học tức cũng là thử xác định sứ mạng của văn hóa và giáo dục.
2.- Nhận định Tình hình thế giới. Về điểm này thấy rằng tất cả đang trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần rất trầm trọng.
3.- Khuynh hướng truyền thống là hội được nhiều tay cự phách nhất, nên bàn qua cho biết.
4.- Tam giáo: tiếp tục Truyền Thống nhưng thu gọn vào phía Đông Phương với nhan đề Tam giáo
5.- Từ Triết lý tới Đạo học.
6.- Một số quan niệm sai lầm về văn hóa Đông Phương.
Có một điều xin lưu ý các bạn trẻ, đừng thấy bài dài mà đọc rảo qua. Tuy là dài nhưng thực ra đã gạn lọc từ một xấp tài liệu đầy đủ cho một cảo luận. Vậy mà chỉ đúc kết lại có vài ba chục trang giấy nên đây chỉ là những bài làm cốt tuỷ cho sự giảng huấn hoặc suy tư. Vậy nếu đọc rảo qua như tiểu thuyết mà không có đọc lại hoặc hồi niệm thì có cả oan cho tác giả và uổng cho người đọc.
I. Trước Thềm Đại học
- Ý thức việc làm
“Tout seuil est une sacrée chose” (Porphyre) : Thềm nào cũng là một sự linh thiêng trọng đại, phương chi là thềm Đại học, nó càng linh thiêng vì trùng hợp với lứa tuổi thành Nhân của những người bước qua, nó đòi ở họ những đóng góp quan trọng hơn vào việc kiến thiết tương lai cho mình cũng như cho xứ sở. Đó là nhiệm vụ đang đón chờ các bạn hôm nay đầu tiên bước qua thềm Đại học.
Để ghi bước vượt qua thềm trọng đại đó từ nay các bạn được bỏ tên học sinh để khoác lên mình một danh hiệu mới: Sinh viên. Chữ sinh viên nghe hách hơn chữ học sinh nhiều lắm, nó gợi ngay ra sự kính nể mà người đời thường dành cho những chức trách đi kèm với chữ viên: quan viên, viên chức, viên ông, viên bà… Do sự kính nể đó mà các vòng kiểm soát được nới rộng ra, tự do gia tăng gấp hai ba lần. Kể ra đó là phần thưởng đích đáng cho các cô cậu đỗ tú tài hai.
2.- Tự do và Trách nhiệm
Tuy nhiên cái công lệ ở đời là hễ thêm Tự do thì phải thêm Trách nhiệm mà một trong những bó buộc của Trách nhiệm là phải Ý thức.
Ý thức rộng hơn Tri thức nhiều. Dưới trung học mới là Tri thức, lên Đại học phải thêm Ý thức nghĩa là tuy cũng học bài như dưới Trung học thật nhưng không còn thụ động nhận lấy mà phải Ý thức, phải cố tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện, cả đến cử chỉ hành vi đều mang thêm một ý nghĩa, đến cả bước chân của sinh viên coi như cũng vương vấn suy tư. Sinh viên ưa phê bình, thích đặt hết mọi vấn đề, đó là dấu hiệu tiến bộ cần được khuyến khích. Vậy chúng ta sẽ đặt lại vấn đề về lối làm việc sau đó đến mục phiêu của Đại học sao cho xứng danh Đại hoc (theo danh lý thì xét mục phiêu trước hợp lý hơn, nhưng theo lối giáo khoa bàn về lề lối làm việc là điều cần còn mục phiêu vì không ở cả trong quyền chúng ta nên đặt sau.)
3.- Sự khác biệt của Trung và Đại học
Ai cũng biết rằng Trung học là cấp bậc thâu nhận những kiến thức phổ thông có tính cách bách khoa, ngược lại Đại học đi và chuyên môn một ngành để có thể đào sâu. Từ sự khác biệt căn bản đó mà đường lối làm việc cũng phải khác nhau.
Ở Trung học việc chính là thâu thái các kiến thức của nhân loại đã sở đắc, người ta không có quyền chờ đợi ở cấp Trung học những khám phá mới. Sự tìm tòi cố gắng tuy có rất nhiều nhưng là hướng vào việc tìm biết (s’informer) nhằm Bác học và Quảng văn.
Còn Cao đẳng cũng mới là bước sửa soạn vào Đại học, nên là gạch nối giữa Trung học và Đại học, khác ở chỗ Cao đẳng tuy cũng thâu nhận kiến thức nhưng đẩy đến mức độ hoàn bị có thể hiện thực được, chẳng hạn như kỹ sư, sư phạm.
Bước lên Đại học thì vai trò đổi mới, ngoài việc chuyển đạt kiến thức mà nhà trường vẫn tiếp tục và đẩy đến mức độ cao nhất, thì Đại học phải đảm nhiệm thêm một trọng trách khác: đó là khám phá, phát minh, sáng tạo thêm cái mới. Sứ mệnh Đại học là bằng cách này hay cách khác làm gia tăng di sản tinh thần của một dân nước, của cả nhân loại.
Nếu mục phiêu Trung học là truyền bá, bảo tồn, duy trì và Cao đẳng là thực hiện, thì Đại học phải tìm kiếm thêm những tri thức mới, phát kiến ra những năng lực còn tiềm ẩn trong con người hay sự vật, phải cố gắng nới rộng mãi vòng chân trời của tri thức, làm phong phú thêm di sản của con người và nhất là làm cho chúng trở nên sống động nhịp theo thời đại.
Đó là một sự phân công thường bị quên đi, nên cần rút ra một hai hệ luận.
Trước nhất vì Trung học là bảo tồn, là truyền bá thì sự trung thành với chương trình là điều bó buộc. Ngược lại ở Đại học giáo sư lại được dành cho rất nhiều tự do để quy định nội dung chương trình của những bài ông giảng huấn; có khi giáo sư phải đi ngược hẳn lại khi nhận ra đấy là điều kiện thiết yếu cho những bước tiến vượt bậc như phản lực cơ với phi cơ cánh quạt. Nếu bắt giáo sư phải mãi mãi trung thành với cánh quạt thì làm sao có được phản lực cơ? Đành rằng như vậy là mở cửa cho phiêu lưu, cho lầm lạc, nhưng miễn là có phương pháp thì những phiêu lưu ấy mới gây cho Đại học bầu khí sinh động tự cường giàu óc mạo hiểm. Nên nhớ là giáo sự Đại học không phải chỉ có chuyển giao tri thức đắc thủ là hết việc: nhưng còn phải đi tìm những phương trời mới mẻ. Đã gọi là tân kỳ thứ thiệt, thì giả thiết là chưa ai thấy mặt mũi, bộ dạng nó ra sao, vậy thì so với cái chi mà bảo là “lầm lạc”. Cái gọi là lầm lạc có thể chỉ là những giả thuyết làm việc, nên những lầm lạc đó giàu tính chất màu mỡ (fertile) biểu thị một tình trạng hăng say trong Đại học, cái đó mới đáng quý và có giá trị vượt xa lòng trung thành với chướng trình ngồi ôm mớ lý thuyết của người xưa. Còn tránh những phiêu lưu vô lối là chuyện thuộc nhân sự. Đó là việc chọn người có khả năng thì đấy là trách nhiệm thuộc nhà hữu trách chứ không trong phạm vi triết lý. Nếu ở Trung học người ta quen đánh giá ông thầy qua tài giáo khoa chứ không qua nội dung chương trình vì đã do bộ định đoạt và do thủ bản trình bày sẵn: ông có thay đổi cũng là trong vòng sắp xếp nào đó cho sáng sủa theo ý nghĩ của ông. Ngược lại với giáo sư Đại học không nên áp dụng tiêu chuẩn đó nữa, tuy tài giáo khoa cũng vẫn quan trọng nhưng so với nội dung chương trình giảng dạy của ông thì chỉ đáng 1, 2 phần, đang khi nội dung chiếm đến 8, 9 phần. Giáo sư ở Trung học có hay cũng là hay cho học sinh của ông, hay trong phương pháp, ngược lại giáo sư Đại học nếu hay thật thì phải xét về nội dung: do đó ảnh hưởng của ông có thể vượt trường ốc để lan rộng xa ra ngoài, có khi qua nhiều thế hệ, như trường hợp Khổng Tử được tôn là vạn thế sư biểu chẳng hạn.
Đôi khi ta nghe sinh viên khen giáo sư nọ kia vì nói gì sinh viên cũng hiểu được. Đành rồi vậy là hay, nhưng nếu cái hay chỉ có bấy nhiêu thì còn chi nữa là lý tưởng Đại học. Hiểu được mới quan trọng một phần, còn chính cái hiểu được có hướng đi đâu và liên hệ thế nào với nhân tâm thế đạo, vũ trụ nhân sinh, tiền đồ đất nước…… mới quan trọng gấp 8, 9 lần. Lý tưởng Đại học nằm trong đó, chứ không trong chỗ hiểu được hay không hiểu được. Ngoài chợ Cầu Muối ồn ào như ong vỡ tổ mà trăm vạn lời nói ra cho người cần nghe đều được hiểu hết. Nếu chỉ đánh giá theo hiểu được thì chợ Cầu Muối dám cao hơn Đại học lắm đó. Vậy thì hiểu được quan trọng 1, 2 lần mà nội dung cái hiểu được mới quan trọng 8, 9 lần. Học sinh không buộc biết nhưng sinh viên phải ý thức điều đó.
4.- Tính chất của Đại học
Nói lên mấy nhận xét này để sinh viên tập nhận thức ra tính chất của Đại học, nghĩa là không còn coi mình như một người thụ động chỉ việc theo lớp ghi cho đúng, nhưng phải coi mình như người học giả đi tìm tòi, đi khảo cứu dưới sự hướng dẫn của giáo sư. Phải đặt lại vấn đề, phải biết nghi ngờ cả ông thầy, tuy hầu hết chưa thể hơn ông thầy hoặc tìm ra được cái gì mới mẻ, nhưng đó chưa phải là điều quan trọng, điều quan trọng là phải biết nghi ngờ, vì đấy là bước đầu để trở nên người phát minh (“Le douteur est le vrai savant”. Cl. Bernard).
Vậy giáo sư cũng như sinh viên phải bỏ lại ngoài ngưỡng cửa Đại học lòng sùng tín chấp nhận vô điều kiện để thay vào đó một bộ óc thắc mắc, một sự khó tính yêu sách và chỉ chấp nhận khi có bằng chứng xác đáng, minh bạch. Vì thế điều phải tránh trước tiên là lối học tủ, ghi âm cho trúng để thi cho được. Không ai cấm việc muốn thi được, nhưng nên tìm điều đó qua lối học tự sáng tạo, tự tìm tòi, cố gắng để trở nên một người có khả năng đóng góp vào di sản tinh thần của Tổ quốc. Vì vậy một kết luận cụ thể là nên cố gắng đi nghe giáo sư mới dễ hiểu rõ tinh thần. Cours in ra đã mất đi bao nhiêu phần sống động tế vi, là những cái chỉ biểu lộ phần nào qua giọng nói dáng điệu, nhất là môn triết. Vì triết học có hai điều khó, trước nhất là nó đề cập nhiều vấn đề vượt quá tầm tuổi của sinh viên, nó đòi một mức độ đứng tuổi nào đó, kèm thêm một kinh nghiệm về nhân sinh ấm lạnh kha khá cao. Vì hoàn cảnh không cho phép làm khác, nên sinh viên phải bù lại bằng chăm chỉ đi nghe ông thầy.
Một khó khăn phụ trội gây ra cho triết là do khúc quanh của lịch sử: các giá trị cũ đang sụp đổ tơi bời. Tư tưởng nhân loại đang biến đổi mau lẹ, nên có những người tốt nghiệp với mảnh bằng còn chưa ráo mực chữ ký của viện trưởng mà tư tưởng đã có chỗ cũ rồi. Vậy chính nhờ lúc nghe giảng mới hiểu ra dần lập trường các tác giả được trưng dẫn, và mới xác định nổi vị trí từng vấn đề. Đặt vị trí một vấn đề hợp theo hoàn cảnh của mỗi luồng tư tưởng là cái khó nhất nhưng nếu không vượt qua điểm này được thì hy vọng gì đóng góp vào việc gia tăng di sản tinh thần. Đành rằng triết không phải như bác học nên đọc sách triết ít khi thấy ghi xuất xứ, là vì đã bay bổng vào suy tư. Tuy nhiên trước khi bay bổng cần có một nền tảng khoa học, một phương pháp làm việc giống với nhà bác học, nói cụ thể là cần phải tìm lấy một hệ thống fiche nào mình ưng hơn cả để ghi xuất xứ sách vở tư tưởng và ý nghĩ. Triết học thường vượt qua phương pháp. Nhưng muốn vượt qua phải biết trước đã, nếu không sẽ lộn xộn. (Nên đọc qua một vài quyển như Travail intellectuel de Sertillange, hoặc Education de la Volonté của Payot nói tỉ mỉ về phưong pháp làm việc. Quyển “ Cửa Khổng” cũng theo phần lớn lối khoa học có ý giúp sinh viên tập quen phương pháp làm việc có xác thiết, có mạch lạc).
Mấy điều trên đây cần nhắc nhở cho sinh viên ngay từ lúc bước qua thềm Đại học để tránh rơi vào một tai họa mà các bậc thức giả đang than phiền và họ gọi là “journalisme”, tức thứ kiến thức bì phu phiến diện kiểu chuồn chuồn điểm nước, kéo dài mãi mãi trình độ phổ thông Trung học. Nhiều giáo chức Đại học bên Tây Phương lẫn lộn cả bình đẳng có tính cách xã hội, chính trị với bình đẳng tri thức. Mà thực ra trong phạm vi tri thức làm gì có bình đẳng. Nay nếu muốn bình đẳng hóa cả Đại học tức là đắp ụ trên đường tiến bộ mất rồi “But democracy is a social and political not an intellectual possibility”, lẫn việc phổ biến với nội dung của phổ biến. Phổ biến là việc của Trung học, tìm ra nội dung để phổ biến đó mới là việc của Đại học.
Trở lên là ít điểm thuộc về lề lối làm việc ở Đại học. Bây giờ chúng ta bàn đến điểm thứ hai là mục phiêu của Đại học.
5.- Mục phiêu của Đại học
Đại học là gì? Thưa là cái học to, tiếng Tây kêu là Université có nghĩa là hướng về (vers) một mối (unité). Kiểu nói là hai mà ý nghĩa là một: khi nhiều cái quy tụ lại một, cái một ấy tất phải to, phải đại. Vậy đại là gì, to là gì?
Thưa đại đây không có ý nói đến đại số lượng hay to thân to xác, to đống to mớ. Đại ở đây có ý chỉ về phẩm giá, sự tự lập: nghĩa là khỏi cần phải quy chiều vào cái khác nhưng tìm được lý do tồn tại ngay trong bản thân, từ trong nội tại, hơn thế nữa còn có thể cấp lý do tồn tại cho nhiều cái khác. Vậy cái gì là đại theo nghĩa đầy đủ như thế? Mục phiêu của Đại học chính là tìm ra mối đại nền gốc đó để cho các kiến thức khác quy tụ chung quanh. Nhiệm vụ của Đại học là thiết lập ra mối nhất thống nội tại bằng cách xác định đâu là gốc là đại và nhấn mạnh trên đó đểm làm trung điểm cho các cái học chu vi có nơi quy chiếu. Sứ mạng của Đại học là tìm ra và phát triển đến sung mãn cái điểm xét ra là đại để nó chiếu tỏa vào các ngành tri thức và thông cho tất cả nguồn sinh lực và tia sáng dẫn đạo. Nói cụ thể là Đại học sẽ chu toàn sứ mạng ngày nào mà những người xuất thân ở Đại học phần lớn trở nên trung tâm điểm ban phát ra những lời hướng dẫn cuộc đời, gây tươi vui trong cõi nhân luân, làm rung động những sợi dây lòng để hướng lên cõi siêu linh, để đem lại cho đời một ý nghĩa, để đem lại cho lân nhân lòng mộ mến những mối tình cao cả của nhân hậu, dũng cảm, vị tha, nồng nhiệt… Nói theo kiểu tiên Nho thì Đại học là để đào luyện ra đại nhân, đào luyện nên những kẻ sĩ nghĩa là những người ý thức được sâu xa cái trách nhiệm nặng trên con đường Đạo thâm viên; sứ mạng của kẻ sĩ về mặt hành động là tế thế an bang, về mặt tri thức là triệt thượng tới trí tri tâm linh và triệt hạ tới bậc cách vật tới chỗ nhất nghệ tinh. Ngược lại phải kể là Đại học sa đọa bao lâu chưa tìm ra cái mối đại đó khiến cho các tri thức chồng chất lại ngổn ngang vì thiếu nơi quy tụ, bao lâu những người xuất thân ở Đại học ra nếu không bị thác loạn tinh thần thì cũng chỉ thấy đời là phi lý, cuộc sống đáng nôn mửa. Cái học đó có gọi là Đại học, người xuất thân có gọi là nhà trí thức đi nữa cũng không làm cho tâm hồn họ thanh thản, vòng tay họ có mở ra hết cỡ cũng chi ôm nổi dăm ba cô với một vài đàn trẻ. Nói đến chuyện tế thế an bang là hão và chớ đợi ở họ những luồng tư tưởng sáng soi nồng nhiệt thường phát ra từ những tâm hồn đại độ bao la, và như thế là Đại học sa đọa.
6.- Sự sa đọa của Đại học
Sa đọa vì không tìm ra điểm đại, ngược lại thành công là tìm ra được để mà vun tưới cái điểm To, cái Đại bổn, cái Căn cơ. Mới hay tìm ra điểm Gốc quan trọng xiết bao. “ Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thuỷ. Tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỹ” (Đại học).
Câu sách cổ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị, nhưng ít khi được chú trọng vì thường thường ai cũng nghĩ rằng đã là Đại học thì cái chi chả là đại, nên không xét tới xem trong từng trăm môn dạy trên Đại học thì môn nào đáng làm Bổn, làm Gốc, làm Đại. Bởi thế chúng ta phải gắng công tìm hiểu. Để dễ tiến hành chúng ta nên phân ra hai loại Đại học: một là Đại học cấp bậc, hai là Đại học tự thân.
7.- Đại học Cấp bậc và Tự thân
Trước nhất ta cần biết thế nào là Đại học thuộc cấp bậc, và thế nào là Đại học tự thân (en soi). Đại học cấp bậc là cấp trên đối với cấp dưới, không có thành vấn đề: toán Đại học cao hơn toán trung học. Xét về cấp bậc thì môn nào cũng có đại có tiểu, nên ý nghĩ hễ đã lên đại học thì cái gì cũng đại cả là trúng ở phương diện này. Nhưng đó mới là chuyện thuộc cấp bậc độ số (degré) có tính cách tương đối: to là đối với nhỏ, chưa phải là to tự nội (en soi) nghĩa là trong bản thể (nature) đã mang theo tính chất quan trọng, đã có sẵn lý do của sự trọng đại, khỏi cần dựa vào tha vật. Phân biệt như thế rồi ta hỏi trong các môn dạy trên Đại học, môn nào xứng đáng làm gốc, làm bổn. Trả lời được câu này không những xác định được bản chất Đại học, mà luôn thể định hướng được cả nền triết lý giáo dục nữa. Vậy thì trung điểm đó là gì?
Xuyên qua lịch sử ta thấy có ba loại trung điểm mà cứ sự nó đã thay thế nhau giữ chức trung ương và ta có thể định tính vắn tắt là Lý giới, Nhiên giới và Nhơn giới.
Ba trung điểm đó thường đi đôi với Pháp trị, Cơ trị và Nhơn trị. Có thể thêm Siêu giới đi với Thần quyền (théocratie) nhưng đó là chuyện thuộc phạm vi tôn giáo bên ngoài chương trình triết lý.
Chỉ cần ghi rằng Âu châu thời Trung cổ đi lối Siêu giới.
Từ thời Phục Hưng Đạo Đời ly dị thì đến lượt Lý giới tức Pháp trị: quyền hành nằm trong tay các luật gia. Đây cũng là thời thuận lợi phần nào cho triết học.
Nhưng bước sang thế kỷ 20 thì quyền hành về tay Nhiên giới với chế độ Cơ trị (technocratie): kỹ sư nắm tay lái và gọi là thời nguyên tử, tức là dùng khí năng thuộc nhiên giới để định tính một giai đoạn lịch sử. Bầu khí giai đoạn này đang lan tỏa và tràn vào nước ta. Công hiệu ra sao? Chỉ cần xem một ca cụ thể để rồi suy rộng ra. Anh A yêu cô B quá xá, thế nhưng anh A không thể nào cưới được cô B nữa vì khi bà C hỏi anh học gì, anh tình thực thưa ngay là văn khoa. Một lúc sau hỏi tiếp môn gì? Dạ rằng triết. Cái môi của bà C tuy kín đáo nhưng đủ sức tống cổ anh C ra khỏi cổng. Than nỗi chi nữa? Ai bảo nhào vô triết học, sao không học dược hay y? Thời thế đổi rồi cu cậu ơi! Xưa thì cáng anh đi trước võng nàng theo sau. Nay thì xe hơi chàng chay trước, xe đạp chàng theo sau! Thời thế, thế thì phải thế. Đời cơ trị rồi mà! Văn khoa, triết học còn có nghĩa chi đâu? Nhất là triết học lẽ ra đi với nhân trị, nhưng bên trời Âu chưa bao giờ triết nắm được quyền hành đó, phương chi đến thời cơ trị lại càng xuống giá. Thế là cơ trị nắm chính quyền và đó là thời đại của ta khi cứ sự mà nói. Và nếu xuôi chuyện thì cứ lý khỏi đặt lại vấn đề nhưng chuyện không xuôi nên mới lại có vấn đề tìm ra điểm đại cho Đại học, nghĩa là chúng ta phải tìm xem “cơ trị” đã phải là đại chưa? Nó đã là cái gì tuyệt đối có lý do tồn hữu nội tại của nó hay nó chỉ có ý nghĩa vì một cái khác thí dụ con người? Và nếu nó không phải là đại tự thân, thì nhất định là không tạo nổi mối nhất quán nội tại (cohérence interne) giữa các phân khoa mà đó mới là hồn Đại học, hồn văn hóa, hồn cho tinh thần đất nước. Và nếu đó không phải là linh hồn thì tất nhiên nó sẽ dẫn tới tình trạng tan nát ngổn ngang.
Do đó vấn đề hiện đại là nên cơ giới hóa con nguời hay là nhân bản hóa cơ giới và hiện các nhà giáo dục đàn anh đang bù đầu trước một vấn đề liên hệ mật thiết với câu hỏi trên tức là trong hai giải pháp một là chuyên môn, hai là toàn diện phải chọn đàng nào?
Theo giải pháp chuyên môn thì nhiệm vụ khẩn cấp của Đại học cũng như của nhà giáo dục là phải gắng sức tìm ra càng sớm càng hay cái năng khiếu nổi nhất trong mỗi học trò để mà trau dồi vun tưới cho tài năng đó phát triển tới mức tối đa. Giải pháp này có cái lợi là sản xuất được nhiều nhà chuyên viên cho mọi ngành hoạt động nên được chấp nhận nhiều bên các nước có óc thực tế như Anh, Mỹ và nhất là Nga. Nhớ lại năm nào bộ trưởng kỹ thuật Pháp kêu cứu (S.O.S) vì nạn khan hiếm kỹ sư, bởi mức sản xuất kỹ sư kém Nga bốn lần. Lý do?
Vì Pháp chọn lối toàn diện. Lối này chủ trương nhằm nhân bản hóa kỹ thuật, từ đó trọng tâm Đại học cũng như giáo dục hướng vào chỗ cốt làm phát triển đồng đều mọi khả năng trong con người; đưa tất cả mọi tiềm lực đến một sự nảy nở bằng nhau để tạo nên tâm trạng quân bình. Vì coi con người trọng hơn kỹ thuật và đó là lý do bênh vực hữu hiệu cho giải pháp toàn diện này. Lý thuyết thì rất hay nhưng vì thiếu giải pháp hữu lý nên kết quả rất tệ.
8.- Chuyên môn và Toàn diện
Đây là đại lược: chương trình giáo dục toàn diện sẽ đẩy thực xa trình độ kiến thức phổ thông. Với giải pháp chuyên môn thì kiến thức phổ thông thường dừng lại ở đệ tứ xuýt xoát, đàng này đưa tới tú tài II. Giải pháp này có tính tham lam, chương trình chất thật nặng, càng biết nhiều, văn hóa càng cao và bằng càng có giá trị. Những nước mới thoát nô lệ bị mặc cảm giữ giá cho mảnh bằng theo kịp bắc metro thì còn nặng thêm nữa. Óc “toàn diện” còn cố leo lên đến Đại học ở năm thứ nhất gọi là dự bị dùng để trọn vẹn hóa trình độ văn học: vài ngoại ngữ, vài ba môn sử địa, văn chương, thêm tí cổ ngữ. Đến khi vào chứng chỉ, chừng năm sáu môn với chừng ấy giáo sư. Sinh viên cũng theo đà tham lam mỗi năm ít nhất theo hai chứng chỉ, vị chi là 12 môn với 12 giáo sư. Kết quả: Đại học là nơi thâu thập tri thức, sinh viên trở thành những đánh-đống-viên: đống của ai lớn người ấy có văn hóa cao. Kết quả là sản ra những con người rách nát (écartelé, nói theo chuyên môn là schizophrénie thác loạn tinh thần vì thiếu hướng) với một mớ tri thức nửa chừng không làm nên trò trống gì có thể gọi là triệt thượng triệt hạ. “Toàn diện” trở thành “ngoại diện” (d’une encyclopédie lamentablement superficielle) duy trì mãi trình độ “nhật báo” ở Đại học, và trở thành kém cả những người theo giải pháp chuyên môn. Giải pháp này ít ra cũng giúp nắm vững cái cần câu cơm. Có thực rồi vực dần dần đạo cũng phải lòi ra. Và như thế là giải pháp chuyên môn hiện lên như một cám dỗ đầy hứa hẹn.
Tuy nhiên chúng ta không thể theo giải pháp chuyên môn được, ít ra như hiện nay đang được thi hành vì càng ngày người ta càng ý thức sâu sắc về những ác quả của giải pháp đó, và đây là một hai lý do: trước nhất chuyên môn từ trong bản chất là chuyên biệt nên càng rút hẹp giới hạn bao nhiêu càng hữu hiệu bấy nhiêu: học chung về thuốc không thể hữu hiệu bằng chuyên về mắt, về răng, về tim v.v… Đấy là luật tất định, nếu muốn hữu hiệu thì phải tuân theo, không thể làm khác được. Nhưng đó chỉ là luật của nhiên giới đem áp dụng vào nhơn giới thì hậu quả là cơ giới hóa con người, biến nó thành những người máy (robot), những khí cụ. Con người khuôn theo nó trở thành những quái vật một mắt ti hí, hết nhìn được những vấn đề bao la toàn diện. Vì đã bị chi phối bởi luật chiếu giãi (loi de projection) theo đó, khi một người để hết tâm trí vào một giá trị nào, thì sẽ chỉ còn thấy có giá trị đó và sẽ nhìn mọi vật qua lăng kính duy nhất ấy. Freud nhìn tất cả qua tính dục. Rousseau thấy tất cả qua tình cảm, qua thiên nhiên. Platon thấy chỉ có ý niệm mới là giá trị. Hegel thì tôn vinh biện chứng làm chủ tể v.v… Người xưa đã gửi nhận xét đó vào những câu chuyện như Bá Nhạc học xem tướng ngựa, trông cái gì cũng là ngựa cả. Bào Đinh nước Tống học mổ trâu ba năm không thấy con trâu sống nào, trông con nào cũng là trâu chết cả. Bác sĩ Knoch xem ai cũng là bệnh nhân và đã biến một thị xã thành những con bệnh tưởng tượng. Kết quả là các khoa học chuyên biệt thay vì là một phương tiện, đã được tôn lên bậc cùng đích nội tại (fin en soi). Thế là có bao nhiêu khoa học là có bấy nhiêu mục phiêu tuyệt đối càng ngày càng xa nhau làm đứt hết mọi mối liên hệ nằm ngầm. Đại học cũng như văn hóa hoạt động tứ tung ngũ hoành, biểu lộ một sự nghèo nàn trong đường hướng, không còn chút sinh động gì trong tâm hồn, biến con người thành những bộ phận, những dịch vụ (fonction) trong bộ máy vô hồn, lù lù quay như bất cứ bộ máy nào. “Personne ne peut nier que la conscience moderne est déseperément disloquée entre ces “fin-en-soi” et ainsi les hommes ne cultivent plus que des qualités spécialisées: ils deviennent eux-mêmes des instruments” (Jung Moderne 123). Tâm thức con người căng trên những môn chuyên biệt được phong làm cùng đích và hạ mình xuống làm dụng cụ, chữ nho gọi là khí (quân tử bất khí). Con người không muốn làm chủ thể nữa rồi nên nhường lại ghế đó cho nhiên giới để đi hạ mình xuống làm phương tiện, làm khí cụ và trở nên một thứ man rợ, thượng lưu. Thượng lưu cũng có mà man rợ lại càng đậm màu (xem chẳng hạn quyển La barbarie des élites của Rostenne edit, Desclé) và như thế là giải pháp chuyên môn cũng tai hại một cách sâu độc, nó cho một điểm quy tụ nhưng là điểm quy tụ chúi đầu xuống cái lỗ nhỏ hẹp, có bao nhiêu ngành là có bấy nhiêu mối quy tụ, bấy nhiêu đáy giếng. Và như thế thiếu xương sống trở thành vật vờ trôi giạt, vì thế nó vẫn không thắng nổi giải pháp toàn diện dẫu giải pháp này chỉ là ngoại diện. Do đó mà các nhà giáo dục cứ còn bù đầu như con lừa Buridan tránh hùm phải hạm: cả hai giải pháp cũng có lý, nhưng chỉ ở một phương diện, nếu nắm lấy cái lý đó mà giay thì trở thành thiên lệch và kết quả là cả hai giải pháp cùng làm cho sinh viên chơ vơ trong trường học, để rồi chơ vơ trong trường đời nghĩa là sẽ bị thả vào những ngó ngách của cuộc đời chưa được sửa soạn, chưa được nghe nói tới bao giờ. Đó là trạng thái bi đát trong khắp các đại học trên thế giới hiện đại và ngoại trừ một hai tia sáng le lói đó đây nghĩa là ngoại trừ những giải pháp chỉ hay có một chiều kiểu toàn diện ngoại diện nói trên thì chưa đâu tìm ra lối thoát, nghĩa là tìm ra cái điểm gọi được là ĐẠI là LỚN khả dĩ đáng làm trung tâm quy tụ cho mọi ngành và các nhà hữu tâm vẫn cứ đành dùng giải pháp vá víu tô trát trước những làn sóng phá hoại của cơn khủng hoảng.
Sở dĩ tôi gạch dưới 3 chữ trên thế giới là để nhấn mạnh tính chất phổ quát vả tỉ xích quốc tế của vấn đề chứ tuyệt nhiên không có ý chỉ trích Đại học nước ta. Nói về Đại học nước nhà cứ kể chung ra cũng là bình thường nghĩa là trừ một số khuyết điểm không thể nào tránh nổi ở bước đầu và sẽ lần lượt cải thiện theo đà tiến của nền độc lập quê nước thì đại để ta theo giải pháp toàn diện. Cái đó có những bất lợi như đã nói trên, nhưng nên nhớ bất lợi cũng như nhiều nước trên thế giới, trong đó tất nhiên Pháp là một đại biểu nổi nang (1). Vậy Đại học ta có kém thì cũng là kém một cách quốc tế chứ không phải do sự bất lực của bộ quốc gia giáo dục nước nhà. Trong thâm tâm các nhà dìu dắt nền Đại học cũng như giáo dục nước ta đang sôi lên nguyện vọng thiết tha tìm một giải pháp nào vừa thâu hóa được cái lợi của hai giải pháp đồng thời tránh được cái bất lợi của cả hai bên. Tuy nhiên đó là chuyện dài hơi, không phải một lúc mà làm hiện hình ngay lên được, muốn đi mau là hỏng việc. Trong ý hướng đi tìm đó chúng tôi thử phác họa với sinh viên một giả thuyết làm việc mà tôi xin gọi là giải pháp mẹ tròn con vuông.
(1) Những khuyết điểm đó được giáo sư Gusdorf mổ xẻ trong quyển Université en question. Payot)
9.- Giải pháp Mẹ tròn Con vuông
Theo biểu tượng Kinh Dịch ta sẽ gọi là vuông tất cả các môn chuyên biệt, vì chuyên biệt nên có giới hạn nhỏ hẹp, Kinh Dịch chỉ thị bằng hình vuông có góc cạnh, giới mốc đóng khung. Còn vòng tròn ta dùng để chỉ Đạo lý Tâm linh, nói nôm na là Đạo làm người cái lý tưởng then chốt của đời sống con người toàn diện. Đạo này hiện nay chưa có và đó sẽ là việc chúng ta phải tìm lấy bằng cách mượn dữ kiện của cổ kim Đông Tây. Người xưa đã có nhưng nay ta không thể xài ít ra y nguyên được nữa. Tuy vậy ta có thể gỡ lấy chiều kích Tâm linh của Đạo xưa để làm Trung điểm cho một tổng hợp thâu hóa mới. Vì tất cả sự cổ kính nhưng cũng rất mới mẻ nằm trong hai chữ Tâm linh, nó có thể giúp ta phương thế để tìm lối thoát.
Sở dĩ giải pháp “toàn diện” rất hay trong chủ trương nhưng thất bại trong thực hiện chẳng qua vì thiếu chiều kích này. Do đó thay vì Tổng hợp (synthèse) thì chỉ làm được có Tổng cộng (syncrétisme) nghĩa là không có yếu tố khác tính mà chỉ là cộng vào, chất đống lại các yếu tố cùng trình độ, cùng lượng chất. Nhưng cộng bao nhiêu cái có góc lại cũng không làm nên được một cái vòng tròn. Học 10 môn chuyên biệt, không làm nảy thêm được bản chất của sự toàn diện vì thiếu chất tổng hợp là cái chỉ tìm được nơi dòng sống Tâm linh đang chảy trong thâm tâm nơi sâu thẳm. Chỉ ở đó mới tìm ra chiều kích siêu việt để bao trùm lấy các ngành ngọn.
Chỉ có yếu tố Tâm linh mới đáng làm căn bản, làm cái đại để các môn khác quy tụ. Ta sẽ biểu thị nó bằng Vòng tròn và theo tinh thần Đông phương ta thấy Vòng tròn bao bọc lấy Vuông. Và nôm na ta gọi là “ Mẹ tròn Con vuông”: theo nghĩa Mẹ đại Con tiểu. Tâm linh cao hơn các khoa vật học. Hoặc muốn nói rõ lên sự quân bình thì là “hợp Ngoại Nội chi đạo dã”. Ngoại Vuông hợp với Nội Tròn. Nếu Tài là Vuông, còn Đức là Tròn thì Tài Đức phải cố gắng kiêm toàn nhưng bởi Vuông hay lấn át nên ta nhấn mạnh trên Tròn và nói: “Đức chi bổn dã. Tài chi mạt dã”, Đức là gốc, Tài là ngọn.
Tiền nhân ta xưa đã ghi ý nghĩa đó vào đồng tiền hình tròn lỗ vuông. Lỗ vuông đâu có tiện xỏ bằng lỗ tròn, nhưng nếu không tiện lắm cho việc xỏ thì lại tiện để biểu thị được ý hướng đặt Tình Người lên trên Tài Vật. Tinh thần phải mạnh phải lớn đủ để bao trùm lấy con Tài. Đạo nhân sinh phải thấu nhập được các chuyên khoa để cho tinh thần linh nhuận cõi nhiên cơ. Đành rằng thời đại này chúng ta phải mở rộng Vuông tức phạm vi chuyên môn rất nhiều, nhưng đừng để cho bốn góc vươn ra ngoài, vì nó sẽ ngãng trở không cho bánh xe lăn được trên đường tiến hóa toàn diện.
Nếu đồng tiền Tổ tiên ( hình vẽ ? )
Còn đồng tiền hiện đại ( hình vẽ ? )
Hoặc là (hình vẽ), tức là chuyên môn choán gần hết chỗ của tinh thần, thì đồng tiền của Việt Nam mai ngày sẽ phải là (hình vẽ)
Như vậy là đúng câu: “ tiên lập hồ kỳ đại giả kỳ tiểu giả bất năng đoạt giả” (Mạnh V. b.15). Trước hết thiết lập cái bản cốt, cái tâm đạo cho cái tiểu khỏi lấn át cái đại, nghĩa là đừng bao giờ để cho chuyên khoa trùm lên đạo người. Đạo người thuộc thành nhân, chuyên khoa thuộc thành công. Thành nhân chỉ có một và cần cho hết mọi người, xét cả về mặt là người tư nhân. Thành công có nhiều ngành và chỉ cần chung cho xã hội, mà không cần hết thảy cho tư nhân. Là tư nhân chỉ cần học một nghề đã đủ, đã chọn nghề này thì thôi nghề kia, nhưng đạo làm người ai ai cũng phải biết phải học, đạo ấy không còn riêng của phân khoa nào cả. Các phân khoa sẽ nhận thêm rất nhiều sinh viên, số người học văn khoa sẽ rút xuống từ năm ngàn còn một hai để gia tăng số chuyên viên. Nhưng về mặt chuyên viên thì chỉ nên học một ngành. Nên nhờ khoa hướng nghiệp chọn cho khá hợp khuynh hướng rồi hãy đẩy đến cùng cực, để có thể khám phá thêm, hầu đóng góp vào đà tiến triển của khoa học. Muốn như thế không thể theo nhiều ngành một trật: đào hai giếng sâu 5 thước, nước đã ít lại đục, nên đào một giếng 10 thước, nước vừa nhiều vừa trong. Cái tài con người ta thành ở chuyên hỏng ở tạp. Vậy hãy dồn hết năng lực vào một khoa mới mong đạt độ tinh thông. Đạt tới cái thú vui khám phá và đóng góp mà cái học lưng chừng không sao không sao có được. Thành công đã nắm vững, mưu sinh bảo đảm, riêng về phía xây đắp quê xứ số chuyên viên tăng lên mau lẹ sẽ kịp cung cấp cho một cuộc kỹ nghệ hóa gấp rút. Thế là ta nắm được cái lợi của giải pháp chuyên môn. Mặt khác chúng ta cố tránh ác quả của giải pháp đó bằng học thêm đạo làm người. Ta có thể theo lời khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc dành ra mỗi tuần ít giờ (từ 10 đến 20%) để học đạo người, mà vẫn không thiệt đến chuyên khoa. Trái lại là khác vì đạo làm người nếu được học cách đích đáng, sẽ làm gia tăng nghị lực tinh thần đến độ phi thường, như trường hợp Oppeinheimer nếu không tìm ra đạo học thì đã bỏ dở cuộc nghiên cứu nguyên tử năng. Đàng khác nếu sửa đổi theo đó thì chương trình sẽ nhẹ xuống ít gì một phần ba so với hiện đại, hơn thế nữa chuyên môn sẽ khởi đầu cách nghiêm nghị ngay từ đệ ngũ hoặc đệ tứ thì dành ra ít giờ đặng học đạo sống thật không ngãng trở sự theo đuổi việc học chuyên khoa mà còn đưa lại cho đời sinh viên một ý nghĩa sâu xa hướng theo lý tưởng cao trọng của nhân sinh.
Anh muốn học luật? Được lắm nhưng thiếu đạo làm người thì thay vì tìm hòa giải anh sẽ gây thêm và kéo dài các vụ tố tụng để cho đục nước béo cò. Anh tính làm bác sĩ, dược sĩ? Càng tốt, nhưng nếu thiếu đạo làm ngừơi mai ngày chỉ gõ vào lưng người ta anh đã lấy mấy trăm bạc dầu đó là người ngheo cực và dù một ngày anh gõ hai ba trăm lần. Anh thích học ngoại giao? Tốt lắm nhưng thiếu đạo làm người thì khi đi làm đại sứ thay vì tìm thị trường cho nước, anh chỉ lo sao trong cái vali ngoại giao còn có chỗ để dollar và hột xoàn… Anh thích học sư phạm? Được rồi nhưng thiếu đạo làm người anh sẽ đào luyện trẻ em theo cái mô phạm cái dạng thức nào đây? Nếu theo dạng thức người thì phải tri nhơn. Mà tri nhơn thì học ở đâu ngoài đạo làm người? Các ngành chuyên biệt khác cũng thế có lấy đạo làm người làm mối hội thông mới có mối liên hệ sinh động và cố kết lấy nhau và từ đó văn hóa mới thêm linh hoạt và xã hội con người mới mong thấm nhuần nhân hậu và khoan dung. Và có thế sinh viên mới đáng là sinh viên vì có đạo nhân sinh thấm nhuần cái học chuyên biệt để bao quanh bằng một vòng đai tinh thần nhân ái. Thế mới đúng nghĩa sinh viên nghĩa là sống cái tròn nếu không thì chỉ là sinh vuông vì dồn hết sinh lực vào những cái chuyên biệt cục hạn có góc vuông thuộc mưu sinh mà chưa là nhân sinh lý tưởng. Cho được là nhân sinh phải thêm cái vòng tròn tinh thần. Muốn thêm cái vòng tròn thì phải học thêm, học mãi, không học làm sao biết được đạo làm người. Để làm một cơ khí, kiến trúc một cái nhà hay biết những món chuyên khoa hướng đến cuộc sống thông thường còn phải chuyên chú cả đời. Huống chi cái lý uyên nguyên của cuộc sống nhân sinh toàn diện luôn luôn biến diễn trên con đường mỗi ngày mỗi mở vào sâu thẳm thì không học làm sao mà biết. Đã không biết thì đời sống trở thành phi lý và triết học chỉ còn có một việc khẩn thiết là vấn đề nên tự tử hay không? Sao lại đặt vấn đề thế: lẽ ra phải hỏi tôi có đáng sống chăng vì nếu sống thừa thãi (de trop) trong cái vô tri nhầy nhụa thì chết là phải rồi cần chi phải đặt vấn đề nữa? Rõ thua cả thế nhân họ không đặt vấn đề mà chỉ có việc tự vẫn và sát nhân. Tỉ số sát nhân, tự vẫn và loạn óc gia tăng theo hàm số tiến bộ của mực sống và tiện nghi, như những nước có mức sống cao nhất (Mỹ, Thuỵ Điển…) chứng tỏ điều đó trước sự kinh hoàng của các nhà xã hội học. “Seulement voilà ces hommes suédois ne sont pas heureux. Champions du confort et de la productivité, ils sont aussi champions du suicide et du divorce, de l’aliénation mentale, de l’alcoolisme et de la délinquence juvénile… Le Suédois ont découvert une nouvelle misère impossible à guérir par les moyens mêmes qui l’ont engendrées. On ne peut pas fonder une civilisation par la méconnaissance de la réalité humaine (Introd. Sc.h.p.473). Trạng huống bi khổ gây nên do nghèo nàn có thể chữa bằng nâng cao mức sống, nhưng khi nỗi bi khổ lại thoát thai từ mức sống cao thì không thể chữa bằng nâng cao mức sống. Vì có trường hợp những nhà cự phú không tìm ra lẽ sống lên máy bay tự lái đâm vào núi để chấm hết một sự sâu xé trong tâm hồn. Không thể xây đắp một nền văn minh chân thật trên sự thiếu hiểu biết về con người. Do đó muốn tiến bộ trung thực phải biết đạo người.
Đành rằng không phải cứ học đạo là mọi người trở nên tốt. Nhưng không lẽ vì thế mà Đại học buông xuôi trách nhiệm dạy đạo làm người. Đành rằng hiện thời trong các Đại học không phải không có dạy đạo đó nhưng rất thiếu sót và tản mát, nên tuy trong số những nhà trí thức xuất thân trong những Đại học hiện đại vẫn có những tâm hồn cao thượng của con người chân nhân, bất kỳ ở đâu và bao giờ cũng có những con người như thế, nhưng họ phải tự lực học thêm quá nhiều. Họ là những bản lãnh cao cường đủ sức chống lại các ảnh hưởng ly tán của trường ốc, nên khi tốt nghiệp học cũng còn giữ được khả năng tốt người, nghĩa là còn bảo toàn được ít nhiều đức tính làm người để rồi tự tài bồi vun tưới cho đến độ làm người toàn diện chân thực. Tuy nhiên số đó hiếm hoi. Nay nếu nhà trường đi theo lối thống nhất “hợp ngoại nội chi đạo” thì số đó sẽ gia tăng có thể lên tới năm sáu mươi phần trăm. Nhưng dù gia tăng bằng nào đi nữa (cái đó còn tuy nhiều hoàn cảnh) Đại học cũng đã chu toàn sứ mệnh cao cả của mình, đó mới là điểm quan trọng.
Trở lên là sự phác họa sơ sài ít nét một giải pháp hợp tinh thần dân tộc, nó khác với những giải pháp hiện hành. Những giải pháp này khi thì mẹ Vuông con Tròn; có khi mẹ đã vuông lại còn đánh trụt thai nên đứa con tròn chỉ còn là bèo bọ của hạ tầng cơ sở… Tất cả đó là tinh thần ngoại lai đang tàn phá chút di sản nhân bản tâm linh của dân tộc còn sót lại. Đừng ai tưởng rằng tinh thần đó hủ bại, mà ngược lại nó đang được các nhà trí thức thượng đẳng cổ võ và hiện nay đã có những ánh vừng đông huy hoàng ở hai khoa vi thể và thâm-tâm-y (psychosomatique) là hai khoa dẫn đầu trong việc tiến vào sâu thẳm và cũng là hai khoa giàu chất tổng hợp Đông Tây, Đạo đức và Khoa học. Hơn thế nữa đã có những mẫu người tổng hợp đó. Họ là một Jung, một Einstein, một Oppeinheimer. Tôi chỉ trưng lời một người trong họ tức nhà toán học trứ danh Schrodinger, đại để ông viết: càng ngày chúng ta càng nhận thức rằng chuyên môn không phải là một đức tính mà chỉ là một sự khốn khổ không thể tránh được, và một sự nghiên cứu chuyên biệt chỉ có giá trị của nó khi đã được hòa hợp vào cái biết toàn thể. Ông có trưng một bài “Những Đại học của Đức quốc”, năm 1957 với một đề nghị cải tiến như sau: “Tout professeur d’université devrait se montrer capable de voir des limites de sa matière… qu’au delà de ces limites interviennent des forces qui ne sont plus entièrement rationnelles, mais jaillissent de la vie et de la société humaine elle-même, de montrer à propos de chaque sujet qui conduit au delà de ses propres limites étroites vers le chemin les horizons plus larges auxquelles il appartiennent… (Science et humanisme p.19-20). “Lẽ ra mọi giáo sư Đại học đều phải nhìn thấy giới hạn của khoa mình dạy để nhìn ra được những sức mạnh ngoại lý đang tràn lên tự đời sống, từ xã hội, để từ những giới mốc của khoa mình có thể chỉ trỏ cho sinh viên hướng đến những chân trời rộng lớn hơn. Tác giả thêm: “Gardez le contact avec la vie, non pas tant avec la vie pratique qu’avec la fond idéal de la vie qui est toujours plus important” “Cần phải tiếp cận với đời sống, không phải đời sống ăn làm nhưng là với cái nền tảng lý tưởng của dòng sống sinh linh là cái bao giờ cũng tối quan trọng”. Cái ông gọi là “căn cơ lý tuởng của đời sống” thì chúng ta gọi là tâm linh hoặc đạo làm người, là cái vòng tròn nhân ái khoan dung bao phủ lấy các tài năng kỹ thuật tột bực. Những người đó Jung, Einstein xứng đáng làm thầy chúng ta vì nơi họ tài ba kỹ thuật Tây Phương được lồng vào tâm hồn kẻ sĩ Đông phương: nhân hậu, bao dung, quảng đại. Hiện nay ảnh hưởng họ đang lan tỏa và đã gây tiếng vang nơi cơ quan “Văn hóa Liên Hiệp Quốc” (xem Education et humanisme. UNESCO 1951). Trong một phiên họp của cơ quan này có lời khuyến cáo nồng nhiệt nên cho sinh viên các khoa khác nhất là khoa học nghe thêm ít giờ triết lý. Đó là dấu hiệu báo trước lối thoát kiểu mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên đó mới là lời khuyên. Vì một số điều kiện chưa hội đủ nên chưa mấy được thực thi. Do đó hiện tại bầu khí cơ trị vẫn tiếp tục bao trùm con người. Triết lý vẫn bị khinh khi là “kính nhi viễn chi”. Tại sao? Đó là điều chúng ta cần bàn tới.
10.- Triết lý với Đại học
Chúng ta nghĩ gì về chuyện triết học bị khinh? Thưa đấy là một thảm trạng. Thảm trạng vì triết học bị khinh thì ít, nhưng trầm trọng hơn là chính triết học cũng có chỗ đáng khinh. Lý do là vì triết học đã không chu toàn nổi sứ mệnh cao cả của mình tức cũng là sứ mệnh của Đại học, nghĩa là tìm ra và phát triển cái Đại học, tức cũng là Đạo học hay là triết lý Nhân sinh. Đàng này triết học đã hầu hết trở thành một Tiểu tri kiểu chuyên khoa, nghĩa là cũng khép mình vào những phương thức của khoa học: từ địa vị bà Chúa trụt xuống làm Tiểu tri làm con sen cho khoa học và xin khoa học ban cho một phép lành, một cái gật ưng chuẩn.
Triết học sa đọa từ đấy và hầu hết triết học gia chỉ còn là những nhà bác học và biến triết học thành những khoa chuyên môn với đặc tính của chuyên biệt tức là tự ly khai với các khoa học khác, hay nếu có đề cập đến thì lại đứng trên cùng bình diện hiện tượng như các khoa thì từ lúc ấy đã trở thành vô tích sự, chẳng hạn khi triết muốn đề cập khoa học kiểu khoa học thì sẽ biến triết thành bản tổng kết các thứ khoa học.
Kết quả là khoa học không ra khoa học, triết học chẳng ra triết học và từ đó ly dị với đời sống Tâm linh, đi bàn những vấn đề xuất thế gian bằng những danh từ kỳ dị chẳng mấy ai hiểu được. Còn những vấn đề đang làm bù đầu óc loài người thì lại chẳng nhận được tia sáng nào từ triết học cả. Đó là lý do khiến người đời coi thường triết học, kể như một đồ xa xỉ thừa thãi. Đấy là một trong những lý do khiến Cơ giới cứ phải tạm giữ tay lái con thuyền đời sống mặc dầu không thấy phương hướng đâu cả, vì khoa học có phải thiết lập ra để theo đuổi chuyện đó đâu?
Nó thuộc về tổng hợp còn khoa học thuộc về phân tích kia mà.
Ngày nay các bậc trí thức chân chính nhất trong nhân loại đều tin rằng: cái thiếu cho con người hiện đại không còn phải là khoa học nữa nhưng là một triết lý Nhân sinh, một đạo làm người. Lối thoát cho nhân loại phải tìm về phía này. Vậy điều quan trọng cần thiết hiện nay là làm thế nào cho triết lý trở thành Đạo làm người. Điều đó chưa có, nên ở trên tôi chỉ nói đạo làm người mà không nói tới triết.
Vì triết có hai loại, một thuộc Hàn lâm trường ốc thì có đã từ lâu rồi; còn triết lý Nhân sinh thuộc loại hai thì mới khởi lên từ Schopenhauer và Nietzche, truyền qua Jaspers và Heidegger… nhưng đó mới là những cố gắng rời rạc còn lẫn nhiều yếu tố hàn lâm, chưa đủ trở thành một nền triết lý nhân sinh có đầy đủ uy tín. Cũng vì thế mà các điều bàn luận trên đây chỉ là tìm hướng cho công việc nghiên cứu của chúng ta chứ chưa dám coi là một đề nghị với quốc dân hay chính quyền chi cả. Trước khi nghĩ đến chuyện đó chúng ta còn phải gắng sức làm việc nhiều lắm, cố làm sao cho triết học chu toàn được sứ mệnh của mình là tìm ra cái mối Quán thông, tìm ra cái Bổn cái Đại, tìm ra cái toàn diện, cái Bao dung thể. Vì khi tìm ra được nó sẽ trở nên bà chúa đôn đốc các khoa học khác. Nếu sánh nền Đại học của một nước như Thái dương hệ mà mỗi Hành tinh là một Phân khoa hướng dẫn cho một ngành hoạt động thì triết lý phải là định tinh ở trung tâm: nó phải nóng hơn, sáng hơn để tung toé ra chung quanh nguồn nghị lực để nuôi dưỡng và sưởi ấm tất cả mọi Hành tinh, ràng buộc trong hệ thống để Thái dương hệ khỏi tan loãng trong Thiên Cầu vô tận.
Để kết luận chúng ta có thể nói như sau. Theo tinh thần cố hữu của dân tộc Việt Nam thì sự vật bé hơn con người. Con người Tiểu ngã nhỏ hơn con người Đại ngã tâm linh. Vậy nếu sứ mệnh đại học là đi tìm một Trung điểm làm mối Hội thông bao quát được mọi khoa để điều lý và linh động hóa tất cả thì cần lấy nhân bản Tâm linh làm căn bản cho mọi ngành tri thức. Ngành nào không quy chiếu vào con người không thể gọi là Đại học tự thân, người nào không sống đạo làm người không phải là Đại nhân, dẫu là một Thiên tài đi nữa, nhưng họ chỉ là một chuyên viên với một mớ tri thức về sự vật. Biết Vật bé hơn biết nNười. Đại học chính tông phải lấy Tri Nhơn làm hướng học tập, lấy Nhơn trị làm phương châm tác hành. Cần đào luyện sao cho chuyên viên vẫn còn là người, không để cho nhân cách của chuyên viên bị trầm diệt dưới những đống tri thức cứng lạnh để cho “sự méo mó nghề nghiệp” rút hẹp nhãn giới lại quá đáng đến nỗi lấy tiểu làm đại. Sứ mệnh Đại học Việt Nam mai ngày là phải làm thế nào để vận mạng quốc gia không bị đặt vào tay những kỹ sư, bác sĩ, luật sư, công chức, giáo chức v.v… vì đó là những thứ mắt đã trở thành cận thị và lòng đã se cứng trước tình nhân loại chỉ còn biết thâu quén cho đầy túi tham, đào sâu thêm mãi cái hố phân ly đang há hốc miệng giữa bình dân và trí thức, giữa bần cùng và giài sang, tức là con đường hữu hiệu nhất để dẫn quê nước tới hố bại vong. Vì đó Đại học phải làm thế nào để vận nước được trao vào tay những Người-kỹ-sư, Người-luật-sư, Người-công-chức, Người-giáo-chức… Nghĩa là những người có lòng nhân hậu có Tình người bao trùm lấy những tri thức chuyên môn. Tuy là bác học gia, khoa học gia mà lòng vẫn còn biết rung cảm trước những đau khổ của tha nhân, chí vẫn biết thành khẩn lo lắng cho tiền đồ quê xứ và trong đáy lòng vẫn âm vang tiếng vọng siêu linh. Nếu muốn như thế thì cái đại sẽ không còn phải là tu Văn, tu Lý, tu Cơ hay tu bất cứ cái chi chi khác nhưng là tu Thân.
Đừng hiểu tu thân theo nghĩa nhăn nhó co ro của những thứ kiểm tục hương nguyện nhưng phải hiểu theo nghĩa uyên nguyên cao cả của nó thì tu thân chính là dùng văn hóa chân thực làm cho phát triển đến cùng cực tất cả mọi cơ năng thuộc thân cũng như tâm. Nói khác tu thân là con đường hữu hiệu nhất để đưa đến Thiên Địa chi Tâm, chính là nền tri thức Quán thông Thiên Địa của những chơn Nhơn, tức là cái biết cao sâu nhất, vĩ đại nhất: là Đại học trên các Đại học. Nếu hiểu tu Thân theo nghĩa trung thực đó thì chúng ta dám mượn nguyên lý của sách Đại học để chấm hết rằng: “tự các thứ công tử dễ kiếm tiền: y khoa, dược khoa, cơ khí, điện năng… dĩ chí ư các thứ kiếm khó hơn một chút như luật khoa, hành chánh, quân sự, thương mại, báo chí huống chi là văn khoa… nhất thị giải dĩ tu Thân vi bổn (1).
“Kỳ bổn loạn nhi mạt trị giả phủ hỹ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu dã”, gốc loạn mà ngọn trị không thể có. Cái đáng phải thâm hậu lại phớt nhẹ, để nhấn mạnh trên cái chỉ cần lướt nhẹ, làm như thế mà mong được việc thì chưa hề có bao giờ vậy.”
(1) Chú thích: chính câu sách đại học như sau: “tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bổn.”
IV.-VẤN ĐỀ HUYỀN SỬ TRONG GIÁO DỤC
( Dành cho lớp Tiểu học & Trung học )
A.- Vấn đề Huyền thoại
“ Sử mệnh nói lên sứ mệnh của một dân tộc nhất định phải thi hành trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Sử mệnh vì thế đã được thích nghi với hoàn cảnh, với khu vực và thường được các bậc hiền triết của một dân tộc thấy trực thị rồi diễn đạt qua những trang Huyền sử. Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rộng hơn nhiều vì bao cả Dĩ vãng lẫn Tương lai, nên có tính cách siêu thới gian. Vì thế những trang Huyền sử là quý nhất trong cái Di sản thiêng liêng của một nước. Nhưng chính vì chỗ thiêng liêng, vì chỗ bao la phi thời gian đó, nên mông lung như ẩn như hiện, dễ bị con cháu để phai mờ mất ý thức.
Do vị trí nằm trong nền văn hoá Viễn Đông của Bách Việt, nên sử mệnh Việt Nam có thêm hai đặc điểm:
1.- Được phổ vào những chuyện thơ mộng, mà lại rất tinh khiết.
2 .- Được chắt lọc để kết tinh vào một nền Minh triết siêu tuyệt và rất gọn ghẽ để ghi lại cho con cháu vạn đại như bức di chúc Tinh thần.
Nhưng một điều không may đã xảy đến cho mọi dân tộc là đã quên đi mất ý nghĩa của những trang sử mệnh đó, vì thế nhân loại đang bước đến bờ vực thẳm.
Vì thế chúng ta cần đọc trở lại, cung kính lần từng trang huyền sử nói lên cái sứ mạng cao cả của dân tộc , hầu tìm ra chủ đạo dẫn đường cho dân nước trong giai đoạn nguy nan này . . . “ (Kim Định: lời tựa của Dịch Kinh linh thể )
Các huyền thoại về thời Hùng vương được xem như phần Kinh Ðiển rất quý của Dân tộc Việt, triết gia Kim Ðịnh mệnh danh là Kinh Hùng khải triết.
B.- Giáo dục các em ở bậc tiểu học
( Kim Định : Hiến chương giáo dục )
I.- Bốn đợt của Suy luận
Ta đã biết 4 đợt suy luận của con người là:
1 .- Trí nhớ ( pensée mémoire ) ở tuổi trẻ .
2.- Óc suy tư ( pensée réfléchie ) ờ tuổi trung học.
3.- Óc tìm kiếm ( pensée inventive ) ở Đại học .
4 .- Óc sáng tác ( pensée créatrice ) ở hậu trường.
Đời sống trẻ con như mới thoát khỏi ra trạng thái đồng nhiên sơ khởi chưa kịp đi sâu vào thế giới hiện tượng chia rẽ phân ly, nên lòng đang ngập những gì thuộc đại đồng bao la. Đây là tuổi thuận lợi nhất cho các em học những bài học về tâm linh tức những cái gì không có phân định bờ cõi rõ rệt kiểu tóan, lý hoá, vạn vật. Dạy những môn trên cho trẻ em là gây nguy hại, làm khô cằn đời sống tâm linh của chúng sau này.
Phải dành thời gian đầy mơ mộng này cho những bài học cần ghi nhớ suốt đời, càng đi sâu vào đời càng cần trở lại những bài học lúc niên thiếu để suy gẫm. Cho các em học hay kể cho các em nghe những chuyện thần tiên, nhất là những huyền thoại làm cho các em phát triển óc tưởng tượng và mơ mộng và đồng thời cũng ghì sâu vào tâm khảm các em những tư tưởng nòng cốt về con người cuộc đời.
II.- Tại sao lại cho trẻ em học sách thần tiên ?
Câu hỏi đặt ra là do óc duy trí của thời đại. Nhiều khi không đặt ra minh nhiên, thì thái độ cũng là thế. Nhiều giáo viên khi bó buộc phải kể một câu truyện tiên hay thần thoại cho trẻ thì bao giờ cũng dặn dò trước rằng không có như thế đâu, đấy chỉ là truyện vui. Sự cẩn thận này phát xuất từ thời đại duy lý tôn thờ khoa học, sợ các em sẽ mê tín dị đoan, tin theo những truyện ma quái vô bằng . Đó là một trong những cái cận thị của giai đoạn duy trí, duy trí đến nỗi lấy tâm trí người lớn bao trùm lên trẻ con, và lập chương trình cho trẻ con theo đà tiến của người lớn, làm hại rất nhiều cho chúng. Thế hệ này đâu đâu cũng thiếu trưởng ( chef ) thiếu những tâm hồn mạnh mẽ dám nhận lãnh trách nhiệm. . . , thì truy căn ra tại giáo dục duy trí mà ra.
Con người trở nên lớn nhỏ là tại nó có tạo dựng nổi cái cơ sở tinh thần hay chăng.
Sự tạo dựng này phần lớn do ba yếu tố:
1.- Hoàn cảnh
2.- Năng khiếu
3.- Nền giáo dục
Và thường xẩy ra trước 10 tuổi, chia ra hai giai đoạn:
a.- Giai đoạn tiền giáo dục hay giáo dục gia đình.
b.- Giai đoạn sau thường từ 5 đến 10 tuổi.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc thành nhơn, lớn nhỏ tuỳ theo khả năng biết sống trên bình diện hình ảnh, chính hình ảnh định hướng đời sống của mỗi người: nếu khả năng tạo hình và sống hình ảnh này kém quá thì con người trở nên yếu đuối, vật vờ. Vậy muốn cho trẻ con có cơ hội phát triển khả năng tạo hình thì cần vun tưới óc tưởng tượng. Óc tưởng tượng mạnh mẽ làm cho con người có nó trở nên vĩ nhân, trở nên nhà phát minh khoa học, sáng chế, văn hào . . . Vì tất cả đều là những người giàu óc tưởng tượng. Phương thế phát triển óc tưởng tượng là các truyện thần tiên, phiêu lưu vì trong đó nhân vật không bị trói buộc vào những điều kiện hạn cục của không thời gian, muốn bay lên mây hay lặn xuống biển đều được cả. Vừa ở bên Đông chỉ việc đằng vân là bay sang Tây mà không hề hấn gì. Khi bị nạn vẫn mãi mãi sống, và có đầy những phép thần thông, hô phong hoán vũ . . . Đó toàn là những nét của cõi tiên bồng biểu thị cõi u linh man mác, là quê hương của con người đại ngã. Con người bị đuổi ra khỏi quê hương thần tiên đó là lúc sợi dây rốn bị cắt đứt không cho sống đồng hoá với mẹ để một mình đi vào cõi hiện tượng hạn hẹp. Đó là một bước bị tống cổ ra khỏi cõi thiên thai, nên nhiều trẻ bị mang thương tích trong thần kinh ( traumatisme ), vì thế thiên nhiên cũng phải chia quá trình phân hoá con khỏi mẹ thành nhiều chặng.
Chặng đầu là lúc cắt rốn ( cordon ombilical ) , chặng hai là lúc trẻ không được bú nữa.
Đấy là những bước đầy đau thương đưa trẻ con vào đường xuất tiến ( evolution ) ngược với đợt phản hồi ( involution ) sau này ở tuổi già trở lại Tâm linh đại đồng.
Đợt xuất tiến xẩy ra ở quảng từ 5 đến 10 tuổi khi trẻ con chưa đủ sức đi sâu vào thế giới hiện tượng với những thực tế phụ phàng của nó, nên tâm hồn các em cần được nuôi dưỡng bằng những truyện thần tiên. Đó là lý do sâu xa tại sao các em thích nghe truyện truyền kỳ.
Đối với nền nhân bản toàn vẹn thì khiếu năng nào cũng được coi trọng và được chăm nom phát triển theo đà đi lên của tuổi.
Phải dùng Tiểu học cho trí nhớ và óc tưởng tượng, Trung học cho sự suy luận, nhận xét, Đại học cho sự sáng kiến phát minh.
Nếu phân chia như thế ta sẽ thấy chưa vội gì bắt trẻ đi vào thực tế quá sớm, chưa đến lúc đó. Với các em, truyện chưa cần đúng với thực tế, chỉ cần đầy phiêu lưu kỳ ảo. Sự thích thú của các em khi nghe truyện biểu lộ một nhu cầu thâm sâu là nuôi dưỡng vun trồng ớc tưởng tượng. Đấy là điều óc duy trí không nhận ra, nên rút khỏi chương trình tất cả những truyện truyền kỳ, vội đem những chuyện quá thực tế lý sự nhét vào đầu óc của trẻ là làm hại chúng mất dịp sống sung mãn giai đoạn thần tiên cần thiết cho sự phát triển đều đặn, và nuôi dưỡng cơ sở tinh thần.
Đem lý luận phân tích đặt trước sự học thuộc lòng và tưởng tượng là gây cảnh tan nát quay cuồng trong đầu óc trẻ con sau này. Ngược lại cho học thuộc lòng, cho trẻ nghe chuyện thần tiên, rồi sau này đến Trung học và Đại học mới tập phân tích thì cơ sở tinh thần mạnh và óc phân tích được vun tưới đúng lúc. Nền giáo dục hiện tại y cứ trọn vẹn trên hai cơ năng là Lý trí và Y chí ( volonté ) , nên chỉ sản ra được những người lý trí què quặt, tâm tư vật vờ, thiếu hẳn trụ cột Tâm linh.
Con người theo giáo dục lý trí chỉ là con người có óc suy luận nghĩa là mãi mãi vẫn khuôn mình vào trong vỏ cá nhân ly cách, chứ không biết được chiều kích vũ trụ bao la của con người nguyên vẹn đã được phát triển hết mọi cơ năng tuỳ theo với lứa tuổi. Đấy là thiếu sót căn bản mà nền giáo dục hiện đại phải sửa chữa.
Cần phải đưa vào sách học vở lòng một số truyện thần tiên kỳ ảo. Đối với nước ta, đó sẽ là những truyện về đời Hùng vương, Âu Cơ, Loa thành, Sơn Tinh, Thuỷ tinh, Phù đổng . . , làm thành một sách cho trẻ học .
Có thề đặt thành thơ rồi phổ nhạc cho ca vũ càng tốt.
Lúc kể truyện tuyệt nhiên không được nói là truyện tạo. Cứ kể một cách say sưa cho trẻ tham dự toàn vẹn vào câu truyện, giúp cho chúng nó nảy nở óc tưởng tượng. Sau này lớn lên cở 12, 13, tuổi lúc trẻ bắt đầu phát triển óc suy luận thực tế, thì chúng sẽ nhận ra điều đó chỉ là truyện ẩn dụ, Huyền sử, không cần và cũng không nên giải thích sớm làm gì.
Mỗi giai đoạn giáo dục sẽ nhằm phát triển một vài tài năng: Ở tuổi niên thiếu là óc tưởng tương và trí nhớ, chưa vội xác định là cột chặt tâm trí vào thực tế, điều đó có thể gây hại cho sự triển nở óc tưởng tượng. Cũng vì thế mà cũng không nên cho học toán quá sớm, ( đến lớp nhì lớp nhất hãy bắt đầu ).
TAM GIÁC NGỮ
( Kim Định : Chung quanh vấn đề Quốc học )
A.- Đại cương
“ Nếu nhận chủ trương chữ Việt Nho thì bó buộc phải học chữ Nho, một việc có thể coi là phiền toái. Tuy nhiên, nếu xét bao trùm thì đấy là một sự may mắn, vì chữ Nho đáp ứng cho ba nhu yếu nền tảng của con Người, mà ta có thể chỉ thị bằng ba tiếng: Thiên, Địa, Nhân.
I.- Thiên
Chỉ nhu yếu con người thích bay bổng để nhìn bao quát, thường biểu lộ qua óc tưởng tượng, sự ham thích những chuyện thần tiên, những gì mơ mộng, tự do phóng khoáng.
II.- Địa
Chỉ nhu yếu thiết thực, cần phải xác định, róc đường viền, biên giới minh bạch như đếm đo cân lường, thường biểu lộ bằng óc toán, óc khoa học thực nghiệm, óc pháp độ đâu ra đó.
Chỉ Nhu yếu tổng hợp hay dàn hoà giữa hai nhu yếu trái ngược trên kia, và ta gọi là Tình Ý tương tham, trong đó “ Tương tham “ chính là nhu yếu tổng hợp này, và con người lý tưởng là con người tổng hợp đúng mức hai yếu tố trái ngược nhau như Tình và Lý, như hồn thơ với khoa học, như Thiên với Địa . . . Trong câu Tình Lý tương tham, thì Tình chỉ Thiên, Lý chỉ Địa, Tương Tham chỉ Người.
Đó là ba nhu yếu nền tảng của con người mà Tiên Nho đã hé nhìn thấy và nói lên trong câu : “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức ” , Người là cái đức của Thiên và Địa , hoặc nói khác đi cái nhu yếu căn bản của con người là hoà hợp cả hai nhu yếu trái ngược: vừa muốn vươn lên mây như thi sĩ lãng mãn, vừa muốn thăm dò đo đếm tường tận sự vật như nhà khoa học . . .
Trong các triết gia hiện đại có Whitehead đã nhìn thấy ba nhu yếu đó và ông gọi là : Romance, Précision, Généralisation, và đưa ra làm ba nhịp chính cho nền giáo dục mà ông đề nghị:
1.-Romance
Có thể dịch cách rộng là lãng mãn tính, ưa mở rộng, đi với lối biết tổng quan, cần nhiều yếu tố mới lạ, mà chưa cần đi tới những tiềm năng của mỗi sự kiện. Ta có thể có thể gọi là giai đoạn “ Hưng ư Thi ” , hay là thời phát triển trí nhớ và óc tưởng tượng.
2.-Précision
Là giai đoạn khởi đầu phân tích, xác định và cố biểu lộ bằng những công thức cách cặn kẽ kiểu khoa học, có thể ví với “ Lập ư Lễ ”.
3.-Généralisation
Là giai đoạn kiểm điểm lại những tri thức thâu lượm ở giai đoạn I, cộng thêm những chi tiết đã phân tích ở giai đoạn II để khám phá ra mối liên hệ chung, những luật tắc ràng buộc các vật, các sự kiện lẻ tẻ. Đó là việc giai đoạn III.
Trở lên có thể coi là giai đoạn đi được với ba nấc : Tiểu và Trung, Đại học, với ba quan năng được chú ý đặc biệt để phát triển:
1.- Hợp với tuổi là trí nhớ và óc tưởng tượng ở Tiểu học.
2.- Lý trí suy luận phân tích ở Trung học.
3.-Và phát minh sáng chế ở Đại học.
Chỉ cần nhấn mạnh đây là những nét lớn với ba cõi nhập nhằng sồi sụt, nhất là với cá nhân đặc biệt vượt xa khỏi luật chung đó. Tuy nhiên đấy là luật chung có thể hướng dẫn chúng ta và cần phải dùng mọi phương thế để phát triển cả ba nhu yếu đó.
B.- Tam giác ngữ của Mỹ
( Anh, Pháp, La Tinh )
Trong các phương thế bén nhạy phải kể tới tiếng Nói. Vì thế một nền Quốc học hoàn bị ngoài việc theo ba nhịp của giáo dục, thì cũng nên có ba loại ngôn ngữ ám hợp với ba nhu yếu kia.
Ông Whitehead đã đề nghị cho nước Mỹ một tam giác ngữ gồm: Anh, Pháp và La tinh.
Trong đó hai tiếng Anh Pháp biểu lộ tâm trạng đời mới, còn tiếng La tinh là để móc nối ngược lên đến nguốn gốc văn minh Điạ Trung hải:
“ In English , French And Latin, we posses a triangle, such that one pair of vertices English and French exhibits a pair of diverse expressions of two chief types of modern mentality, and the relation of these vertices to the third exhibit alternative posseses of derivation from Mediteranean cililisation of the past ( The aim of education , page 67 ) .
Tiếng Anh là Thông Ngữ đáp ứng nhu cầu tổng hợp hay là Nhân, Pháp là Sinh Ngữ biểu thị Thiên, La tinh Tử ngữ biểu thị Địa.
Ông cho rằng là tiếng thiết yếu phổ biến không thể dùng nó để khóc, còn cười thì chưa chắc: It can not laugh, it can hardly cry. Bấy giờ cần một tiếng chỉ Thiên, lẽ ra là tiếng Hy lạp chơi vai trò đó ( The languages of Heaven will be Chinese, Greek, French, German ). Vì ngôn ngữ đại diện cho Thiên phải biểu lộ được những nét phổ biến như Nho, Hy Lạp, Pháp, Đức . . . , như vậy lẽ ra phải học tiếng Hy Lạp, nhưng nếu học Hy Lạp thì hoá ra hai Tử ngữ.Vậy đã học La tinh thì phải bỏ Hy Lạp và thay vào bằng tiếng Pháp để có một Sinh Ngữ mới đủ sức làm cho Tam giác ngữ sống động. Nhìn xem tam giác ngữ trên, ta thấy sự nông cạn, vì bỏ mất tiếng Hy Lạp, còn sâu hơn tiếng La tinh nhiều. Thế nhưng hoàn cảnh không cho phép làm khác được.
C.-Tam giác ngữ Việt Nam
I.- Chữ Nho
Về nước ta, thì không gặp khó khăn với hai Tử Ngữ trên đây, nên không gì ngăn cản chúng ta đưa chữ Nho vào chương trình để thoả mãn nhu yếu Thiên: tức là lòng ưa gì thâm sâu phổ biến, tức cũng là những đức tính Minh triết, và về điểm này không một ai dám tranh thủ với chữ Nho, ngay như ông Whitehead dù không biết đến chữ Nho cũng phải kể đến chữ Nho trước hết trong bảng các tiếng chỉ Thiên, sau đó mới đến Greek, French, German. . . ( Aim of education , page 68 ). Sở dĩ như vậy vì chữ Nho là thứ chữ tổng hợp hơn hết trên thế giới này nhờ lối viết tượng hình của nó, nên vượt xa các chữ Nêm của cổ Egypt, vì cũng còn có chữ Nho là duy nhất xứng danh là Linh Tự.
Bởi thế, với tam giác chữ: Nho, Việt, Anh ( hay Pháp ) nền Quốc học của chúng ta sẽ đứng vào hạng nhất trên thế giới để khỏi nói nhất trong việc đáp ứng ba nhu yếu thâm sâu của con người. Chính vì thế ta mới hiểu được sức lôi cuốn kỳ lạ của chữ Nho trên cả những học giả Tây phương. Hễ ai đã học chữ Nho sâu đều công nhận sức thôi miên ma thuật của nó. Nếu có chữ nào trên thế giới so sánh được với chữ Nho phần nào chăng thì chỉ là chữ Tàu, nhưng Thông Tự của sự học lại khó quá và khả năng diễn tả những phân tích xác thiết lại kém Quốc ngữ của ta. Vì thế mà phải đưa Nho làm gốc cho Thiên trong Tam giác ngữ của nền Quốc học ta, chỉ phiền là khó nhớ, nhưng nếu được học từ nhỏ, thì không thành vấn đề. Khó nhớ là đối với người lớn khi đã hết giai đoạn trí nhớ mà thôi. Còn Anh Văn thì cho Ðịa và Việt ngữ cho Nhân.
II.- Kinh Điển Chữ Nho
“ Bây giờ mà còn nói đến việc học chữ Nho, có nhiều người cho là chuyện điên rồ, vì lối học tầm chương trích cú cùng với việc chú sở của Hán Nho đã làm cho nhiều người nhất là tân học có ý nghĩ Nho giáo được gắn liền với quê mùa và lạc hậu. Thứ đến ta nói đến đây là Nho giáo hay Nguyên Nho, khác với Hán Nho thứ mà đã làm cho nước ta bị chia lìa với gốc Tổ.
“ Nho giáo vốn gắn liền với văn hoá nước nhà, cho nên bỏ Nho là toàn bộ lâu đài văn hoá Việt Nam sẽ sụp đổ. Lúc đó có vun tưới Việt văn đến đâu cũng chỉ là trò chơi vụn. Thế nên không thể không nói tới mối liên hệ giữa Nho và Việt. Hãy khởi đầu ngay ở từ ngữ.
Chỉ cần phân tích sơ qua đã thấy được liền điều đó. Hầu như không mấy câu nói mà không có chữ Nho nằm trong, cho nên ngay ở văn chương, nếu không có Nho thì đã thiếu đi một phần rất quan trọng rồi. Ðó là phần ngữ căn, (radical) tức là phần sâu sắc nhất, nền tảng hơn hết. Ta có thể thấy điều đó trong việc đặt danh hiệu, là phần tối hệ trọng, mà phần lớn là chữ Nho. Nội việc đó đã chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa chữ Nho và nước ta. Lý do thâm sâu là vì mối liên hệ đó nằm mãi ở phần đạo lý, thì phải đào sâu tới đợt cơ cấu uyên nguyên, lúc ấy sẽ thấy Nho giáo với Ta là một, từ tên các địa danh, tới vật Tổ, vật biểu không đâu thoát ra ngoài cơ cấu Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành . . .
Tên nước là Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ, toàn là đi đôi.
Vật Tổ là Tiên Rồng cũng lại lưỡng nghi.
Vật biểu là điểu long, sông núi, Ðịa danh là Thăng Long, Hoành Sơn, Hà nội, Hà Nam, Cửu Long . . . đều biểu lỗ cơ cấu lưỡng diễn của Nho giáo .
Ðến nỗi có một số nguời cố tình chối bỏ Nho, rồi dùng vài ba yếu tố khác dựng nên một “ chủ thuyết Việt Nam ” thì chắc chắn là nông cạn, mà cũng không sao thoát khỏi được cơ cấu của Việt Nho.
Sở dĩ có chuyện mỉa mai như vậy là vì ngay từ ngày lập quốc Tổ Tiên ta đã nhận Nho giáo làm Văn hoá của giống nòi.
Tôi ( triết gia Kim Ðịnh ) rất ghét hai chữ Khổng Mạnh dùng thay cho đạo Nho, ghép thế là gieo hoả mù vào nguồn gốc Nho giáo, có hại cho văn hoá nước nhà. Ngay việc Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo cũng đã là điều sai lầm rồi, vì không một yếu tố văn bản nào nơi Không Tử không tìm thấy nơi những người trước ( Creel 346 ) . Muốn nói thật chính xác, thì mấy hằng số của Nho giáo đều phát xuất từ Viêm Việt, chỉ xin kể hai thí dụ: một là Lễ Gia Tiên, hai là Lưỡng Nhất tính.
Lễ Gia Tiên là đợt phát triển cao độ nhất của nền Nhân chủ tính ( do đó có tự do, bình đẳng . . . ) thì phát xuất do tục thờ cúng Tổ tiên. Thế mà tục này đích thị của Viêm Việt.
Còn Lưỡng nhất tính trong văn hoá là nét quý nhất hiện nay ( vì cần thiết cho nền văn hoá nhân loại ) thì phát xuất từ Trống Quân. Mà Trống Quân cũng là ca Viêm Việt, cùng lắm là có chung với Tàu. Vì ta thấy các bà mẹ nhà Thương, nhà Chu đều sinh con theo lối “ dã hợp ” của Viêm Việt cả . Bà Hoa Lư cũng như bà Thái Khương có mang, nhân khi đạp vào vết chân người to lớn, bà Giản Ðịch, tổ nhà Thương thì nhằm lúc nuốt trứng chim . . . Vậy thì, một là tục kia có bên Tàu ngay tự đầu, nếu thế là của chung, hai nữa là các bà đó đi theo chiều hướng Viêm Việt, thì đã chịu ảnh hưởng văn hoá phương Nam. Lối giải nghĩa này có lý hơn, vì về sau Hán tộc chống đối lối dã hợp . Ngược lại Viêm Việt thì cố duy trì, cho mãi đến nay nhiều nhóm còn giữ. Còn Hán tộc tuy chống đối ở gốc rễ của chất gia, nhưng phần tinh hoa của Văn gia thì vẫn bảo trì như Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành . . . đều phát xuất từ Lễ Hội Mùa Xuân.
Nẻo nào thì ta cũng thấy Nho giáo với Văn hoá Việt Nam cùng có chung những nền móng căn để mà tôi gọi là Hằng số, là Tố Nguyên. Khác chăng là ở Nho giáo thì những hằng số đã được thăng hoa, được tế vi hoá và được tổ hợp thành hệ thống khác. Vì thế khi đã nghiên cứu đến tận nguồn ngọn thì sẽ nhận ra Nho giáo là báu vật trên hết của tiền nhân giối lại, muốn làm người Việt Nam trung thực, cách sâu xa, thì không thể bỏ Nho.
Hơn thế nữa, trong hiện tình Văn hoá nhân loại, chưa có một nền Văn hoá nào đạt được một Cơ cấu vừa sâu xa vừa đầy đủ tính uyển chuyển linh động cho bằng đến nỗi tới nay vẫn đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thời đại . ”
( Kim Ðịnh: Tinh hoa ngũ điển : Vấn đề học Nho )
Như vậy học chữ Nho là để nối lại với Nguồn gốc, với Mạch sống của cha ông, lại nữa chữ Nho ( Nguyên Nho hay Việt Nho ) cũng có phần đóng góp không nhỏ của Tổ tiên Việt. Quan trọng hơn nữa, chữ Nho la một Linh tự, Linh ngữ, giúp ta đi vào cõi Tâm linh, là miền mà nay cả nhân loại đang còn tìm cách đi vào để cho đời sống được quân bình.
Học Nho cũng có năm bảy đường . Nếu học Nho theo kiểu “ Tầm chương trích cú “ thì sẽ không nhìn ra được Cơ cấu, tức là phần Tinh hoa nhất, vì đã để cho những chú sớ bác học trùm lấp mất cái Nền tảng. Hoặc học Nho mà đọc các sách cổ điển như những sách ngày nay, nghĩa là chạy ruổi thì sẽ không thấy gì, vì các sách này đã đi vào giai đoạn minh giải rất rộng rất dài, đọc không cần suy, nên đọc nhiều mà hoá ít, và đọc xong là hết ngay không có hậu. Ngược lại kinh điển Nho giáo lại quan trọng nhất ở phần hậu, phần tác động chậm, thấm lần vào Tiềm thức. Chứ như phần trình bày, lại rất đơn giản đến độ mộc mạc. Tuy nhiên không mấy ai ( nhất là trong thời đại hiện nay ) nhận ra được đó là thứ mộc mạc của Uyên nguyên, phác thực, nên rất dễ gây ảnh hưởng sâu đậm, vì bao giờ cũng giàu chất sáng tạo. Và đó là lý do tại sao Kinh điển có một uy tín lâu dài được rất nhiều người tin theo như Kinh Thánh, nên nó vươn lên vòm trời Văn hoá, oai nghi như mặt Trời, lấn át mọi tia sáng của các vì Sao khác.
Vì thế mỗi câu của nó có sức nặng ngàn cân, vượt xa bất cứ quyển sách nào đời nay, dầu có hay đến đâu cũng chỉ được chú ý một thời, giữa bao nhiêu sách khác. Ngược lại Kinh điển đã trải qua hơn hai ngàn năm được tôn thờ và tùng phục cách tôn kính, nên đã để lại ấn tích sâu đậm trong Tiềm thức dân tộc. Chính vì thế mà Kinh điển vẫn phải được coi trọng hơn bất cứ sách nào khác. Sự coi trọng đó sẽ được thể hiện bằng cách đưa vào chương trình học từ thuở Thơ ấu để được nó in sâu vào Tiềm thức, cũng như được bao trùm bằng quầng sáng bình minh mát dịu, làm bằng hồn nhiên tươi đẹp của tuổi thơ ngây. Ðiều này sẽ được bù lại phần nào sự ồn ào tràn ngập sách vở ngày nay.
Sau đó là cần phải tiếp nối việc học theo cách Việt Nho, thì mới mong làm cho sự học Kinh điển trở nên ích lợi, và gây được hứng thú ngay cho tâm trạng thời đại.Vì vậy nếu ở bậc Tiểu học chỉ cần học thuộc lòng thì đến bậc Trung học lại phải giải nghĩa, theo chiều hướng Việt Nho, có thể quy ra ba yếu tố:
1.- Tìm về nguồn gốc Việt Nho khác với Hán Nho, để trích lọc tinh hoa.
2.- Rồi đối chiếu với trào lưu tư tưởng thế giới.
3.- Sau đó đi sâu vào Cơ cấu, tức là phần uyên nguyên Minh triết, Triết lý để rút ra những kết luận hợp với cảm quan thời đại.
Yếu tố thứ nhất nhằm giúp chúng ta nhớ lại phần đóng góp Tổ tiên xa xưa của Việt tộc, và nhất là giúp nhận diện được bản chất Nho giáo. Tiền nhân ta thiếu phần này, nên ký tụng nhiều điều mâu thuẩn mà không hay biết, do đấy thiếu một ý thức rõ rệt, được luận giải minh nhiên về Nho, nên không đủ mạnh để đương đầu với sức tấn công của các tư trào ngoại lai, được minh – nhiên – hoá một cách có hệ thống.
Yếu tố thứ hai chính là bầu khí của thời đại này, một thời đại gặp gỡ, đối thoại giao thoa trên hết mọi lãnh vực, kể cả Văn hoá mà có thể nói nhất là Văn hoá . Sự đối chiếu vừa làm cho chúng ta nhận được cách sâu xa những giá trị cần phát huy, cũng như những nhược điểm lỗi thời cần phải bỏ, giúp sự học trở nên ích lợi cho đời sống.
Yếu tố thứ ba là nhận ra tính chất phổ quát của nền Văn hoá nuớc nhà. Lúc ấy chúng ta sẽ nhận được một điều an ủi lạ lùng, là Việt Nho không những giúp ta làm con người muôn thuở “ vi nhân ”. Nói cách khác, Việt Nho chính là Đạo làm Người, thích hợp cho muôn nơi và muôn thuở.
Phần trích dưới đây là những tư tưởng chủ đạo của Tổ tiên Việt, để cho các em học ghi sâu vào lòng, đó là những mốc tư tưởng, tuy có nhiều câu các em chưa thể hiểu rõ được, nhưng sự học hỏi liên tiếp về sau sẽ ngày càng một sáng rõ hơn. Những câu chưa có thể giảng cho các em rõ được, thì chỉ nói khi các em học thêm sẽ hiểu lần.
Thiết tưởng ta cần nói thêm một ít nữa về chữ Nho để chúng ta xác tín rẳng học chữ Nho là cần thiết và rất có ích cho công việc thành thân và nhất là thành nhân.
III.- Tính chất đa năng đa hiệu của chữ Nho
1.- Cấu tạo tượng ý
Ta cần biết chữ Nho có những đặc điểm nào mà trên thế giới này không đâu có cả ? Thưa là vỉ chữ Tượng ý.
Ví dụ: Chữ Nhân gồm bên trái chữ Nhân đứng ( người ), bên phải chữ nhị có hai nét ngang, nét trên chỉ Trời, nét duới chỉ Ðất. ( 仁 = 人 + 二 )
Ý đầu tiên là con người là một Nhân chủ được đứng ngang hàng cùng Trời Ðất trong công việc sáng tạo ( thuyết Tam tài ), hai nữa chữ Nhân viết ở bên trái, đó là đạc tính chuộng bên trái của việt tộc ( tứ Di Tả nhậm ). Ðó cũng là đặc điểm của Viêm Việt, thế mà nét đó là nền tảng, nên Việt Hoa đều có một đất đứng chung rất quan trọng. Chính chữ tượng ý đem lại cho Văn minh Việt Hoa đức tính bền vững nhất trong nhân loại như sẽ bàn dưới. Có được chữ Tượng ý là nhờ tiếng độc âm. Ðiểm này giúp cho chữ Tượng ý đạt mọi cái hay của chữ là bất biến, khách quan, gọn và phổ biến. Ðó là những đức tính gắn liền với nhau, thiếu một là thiếu cả: Ví dụ, thiếu Bất biến thì rồi cũng thiếu Phổ -biến -tính, mà thiếu Phổ – biến – tính là một sự khiếm khuyết trầm trọng về Minh triết và Triết lý.
Vậy mà các tiếng trên thế giới đều Tượng thanh, mà thanh là yếu tố biến đổi rất nhiều cả trong thời gian ( cứ trong vòng ba bốn thế kỷ là biến đổi ) lẫn không gian : cùng là tiếng Anh, mà Mỹ nói khác giọng Anh. Sự biến đổi âm kéo theo biến đổi chữ viết, càng ngày giọng đọc càng xa chữ viết nên càng trở thành vô ích.
Ðang khi trẻ em Trung Hoa không mất thì giờ hơn để nhận mặt chữ, bắt phải đặt nặng việc ám tả, mất ba bốn năm mà viết chưa xuôi mà không được ơn ích khác như đọc các cổ thư. Và cứ thế ít thế kỷ phải đổi chữ viết để theo kịp đà biến đổi của âm thanh ( évolution phonétique ). Càng đổi nhiều càng thêm rắc rối rồi dễ lẫn lộn, nên càng phải thêm xác định bằng giống số, số của danh từ, ngôi vị của động từ . . . Những cái vô ích đó ông Margoulies kể ra như sau:
a.- Rậm lời hơn chữ Việt Hoa ba bốn lần, vì Việt Hoa không phải chú ý về cú pháp, nên chú tâm vào việc làm giàu từ, nên từ giàu gấp năm.
Thí dụ nói vác thì Pháp nói mang trên vai, còn gánh thì lại nói mang trên vai bằng một đoạn tre hai đầu có treo thúng.
b.- Cùng với lối ấn loát gọn, một quyển sách Tàu nhỏ hơn được 10 lần, nên một sách Tàu lớn thì bằng cả một tủ sách Tây.
c.- Sự đọc của người trí thức trung bình Tây phương ít hơn nhiều và nhất là xoay quanh toàn tác giả mới, bỏ mất quá nhiều những tác giả sâu xa hơn . Ðiều trầm trọng hơn cả cho các tiếng kiểu Tây là nay không còn văn tự ( langue écrite ) nên còn gì liên kết với xưa nữa, thành ra sự tan rã càng đi mạnh. Ở Trung cổ có văn tự La tinh tuy không tượng ý, nhưng còn là chữ trừu tượng giữ cho mắt, nay La tinh mất thì không cón lối giải quyết ( xem Margoulies p . 254 ), về vấn đề thế giới ngữ gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng sự bất lợi không chỉ có thế, mà còn trầm trọng hơn nhiều, đó là dẫn đến sự thất bại của Triết học.
Theo ông Margoulies đó là do ngôn ngữ văn tự bị chi phối hay điều kiện hoá , nên mất hẳn Phổ – biến – tính. Thí dụ cũng là từ tôi ( I ) nhưng tiếng Mỹ phải mặc một hình thức nhất định, nếu là chủ từ thì I , nếu là túc tứ thi Me, nếu là số nhiều thì We, Us . . . , chữ nào cũng bị đặc thù hoá, nghĩa là mất tình chất Bất dịch và Phổ biến.
Trái lại chữ Nho vì là tượng ý, nên Tàu, Nhật, Việt đọc khác nhau mà hiểu như nhau y như đối với thế giới viết số 5 ai cũng hiểu, mặc dầu có trăm ngàn lối đọc . Vậy tất cả chữ Nho là Tượng ý cả, đang khi Tây Âu chỉ có được 10 con số là tượng ý, ngoại giả toàn là Tượng thanh nên đều bị điều kiện hoá, và thế là vô tình dẫn đến việc suy tưởng hỏng, bởi suy tư chân thực thì phải đạt được cái gì phổ biến. Ðã có nhiều người nhận ra, đã cố công phát triển mạnh toán học, vì toán suy luận bằng những ký hiệu không bị tư riêng hóa, bao giờ 3 cũng là 3, nên sẽ giúp đạt Phổ – biến – tính, là cái không thể tìm được trong ngôn ngữ, nhưng vì Toán học không liên hệ được với cụ thể nên không giúp Triết đạt được mục tiêu . . . Ngược lại vì chữ Nho Tượng ý không hề có thay đổi do cú pháp hay âm thanh, nên đã trở thành thứ văn tự ( langue écrite ) với danh từ bất biến và Cú pháp cực đơn giản, vì căn cứ trên ngữ vị và một số nhỏ hư tự để xác định cú pháp : tất cả đều bất biến nên cũng chở theo những nguyên lý phổ biến thực sự như Âm Dương, Tam tài, Ngũ hành . . . Chúng ta cần đào sâu thêm để tìm hiểu tại sao chữ Tượng ý lại có khả năng như vậy ? Trong khi tìm chúng ta sẽ nhận thấy có hai tầng ý mà phải đặt tầng ý sâu mới bền vững, còn ý tầng ngoài như Toán học cũng như dùng Ký hiệu tượng ý, nhưng chỉ gây nên được sự đồng nhất Toán học thuộc lý trí không đủ sức gây nên thống nhất tâm tình. Vì con người phức tạp, cần phải có ý sâu đầy tính chất phổ biến. Thế mà để nói cụ thể thì Phổ- biến –tính chính là hợp hết với mọi người trong mọi không thời gian.
Ðể được như vậy phải là một thứ ý căn cứ trên “ con Người toàn diện “. Ðiều đó có nhiều nhất nơi Việt Nho Việt Nho, nền triết xây trên Nhân chủ tính nên phụng sự con người, hết mọi người. Vì nó đã tạo được những thành tích mà không một nền văn hoá nào làm nổi, tức về văn hoá thì Thống nhất chữ viết, về đàng xã hội thì là Kinh tế bình sản, Khai trí bình đẳng . . .
Ngoài ra còn nhiều cái lợi khác, trước hết là nó liên hệ với Hoạ, nên viết cũng là vẽ, nhưng vì vẽ ý, nên lại liên hệ với thuyết giảng, tuy không đánh mạnh vào tai, nhưng lại dai dằng thuyết phục bằng nằm dài lại đó trên tường, trên cột, trên bình sứ . . .
Cũng như liên hệ với Nhạc,vì là chữ đa thinh, nên bài thơ viết trên tranh cũng chơi vai trò như bản nhạc, một thứ tĩnh nhạc. Chính vì tính chất đa năng trên, nên chữ Nho toả ra một sức chinh phục huyền bí như có ma lực, ví nó tham dự vào cả hội hoạ, cả biện thuyết cả âm nhạc và nhất là triết lý, nên rất xứng là Linh tự, Linh ngữ, với nghĩa chư linh là phổ biến, là tác động với toàn thể các cơ năng. Ðiều này còn được biểu lộ ngay trong lối viết đặc biệt của chữ Nho bao gồm cả ngang dọc, tả hữu. Trong nhân loại chỉ có lối viết hàng ngang hầu hết từ Tả qua Hữu, hoặc tự Hữu qua Tả như Séurite. Riêng có Nho thì kiêm cả hai: từng chữ thì từ Tả qua Hữu, từng dòng thì từ Hữu qua Tả. Nếu nói Việt tộc có phần đóng góp nào vào đây thì rõ rệt là lối: “ Tả nhậm ” này.
Người Tàu cũng quý trọng bên Chiêu ( Tả ) lắm, nhưng là thâu hoá về sau kiểu mái nhà cong, chứ còn ban đầu đời Thương, Chu, Tần đều thờ bên Mục ( Hữu ). Nhưng dầu vấn đề nguồn gốc có sao đi nữa, thì tả nhậm vẫn được kể là nét đặc thù của Viêm Việt. Và nếu viết tự hữu sang tả nếu không là con dấu của Lạc Việt thí ít nhất cũng là con dấu của của Liên bang Việt Nho. Vì thế, nói Nho là của riêng Tàu đúng có ngoài mặt, còn sai bề trong, mà cái trong lại mạnh kiểu ngấm ngầm, nên gây ảnh hưởng vào lối viết từng chữ không còn hẳn là hàng ngang và từ tả qua hữu, nhưng toàn diện ( en surface ) theo lối nhận xét của ông Margoulies. Và như thế nói lên rõ rệt phần đóng góp của Viêm Việt vào sự thành lập chữ Nho.” ( Nguồn gốc văn hoá Việt Nam : Kim Ðịnh )
2.- Khả năng Diễn tả và tính chất Hài hước
( Cảm nghĩ về chữ Nho của Bá tước Keyserling )
“ Chữ Tượng ý đẹp tạo cho người học óc thẩm mỹ, dù người đó không để ý đến, vì người viết chữ xấu bị xem như ít học. Thứ đến cần phân biệt những nét chấm nét phẩy nhỏ tí luyện cho mắt cái nhìn được sâu sắc. Hậu quả của lối chữ Tượng ý này là luyện tập cho người Tàu có được cảm quan về hình thái cực kỳ phát triển, khiến họ không thể sản xuất cái gì xấu. Tôi còn thán phục trình độ trí thức của họ. Vì với chữ Nho người ta chỉ nói bằng Biểu tượng, nên không thể đọc mà không suy nghĩ, nhờ đó họ có tài điều hợp.
Thứ đến là chữ Tượng ý nói lên được nhiều tư tưởng hơn hẳn chữ Tượng thanh. Chỉ có những người không hề nghĩ ra được một tư tưởng thâm sâu mới cả gan cho rằng có thể nói ra hết những điều mình nghĩ. Vì đó là một phép lạ không một ngôn ngữ nào có thể làm được hết, bởi mỗi ngôn ngữ hơn thế nữa mỗi thời đại đều có những giới hạn của mình mà không một thiên tài nào vượt qua nổi, cũng không mong gì sáng tạo được một ngôn ngữ có khả năng đó, vì hướng tiến hoá là đi tới minh – nhiên –hoá tức là đi đến sự nghèo –nàn –hoá ngôn ngữ.
Tiếng Pháp không thể nói lên được nhiều bằng tiếng Ðức, tiếng Anh hiện nay nói lên được ít hơn tiếng Anh thời đại Elisabeth. Ðây là mới xét về những cái có thể giải nghĩa, huống hồ những cái vượt mọi khả năng bày tỏ nhưng lại rất thật, như những thực thể thuộc Siêu hình, Tôn giáo. Những cái đó không thể bày tỏ trong ngôn ngữ ta, nhưng có thể với chữ Nho: chỉ cần đặt biểu tượng này bên biểu tượng kia là chúng bao trùm và định tính được cái vô biên, y như một góc mở định tính được không gian vô tế vậy.
Người có học xem những chữ ấy biết được ngay người ta định nói gì, mà nếu chưa biết trước, thì sẽ được học biết nhiều hơn so với sự giải nghĩa dài giòng. Thí dụ Toàn thể Nho giáo có thể biểu thị trong 3 chữ:
Chí Trung Hoà.
Chí biểu thị sự tập trung
Trung biểu thị trung điểm ( nội ).
Hoà nói lên sự hoà hợp với bên ngoài ( ngoại )
Chỉ ba chữ đó không những nói lên hết những gì đã viết trong Tứ Thư, mà còn cả những điều hàm ngụ trong đó, mà chính ngay Khổng Tử cũng không biết.
À ! Nếu mà tôi viết được chữ Nho, tôi sẽ vui lòng hy sinh mọi lối phát biểu khác . Vì khi mọi lời nói đã vắng lặng rồi thì những tâm hồn tĩnh mịch vẫn nhìn được chân lý trước mắt qua chữ Nho. Ðành rằng đó không phải là lối phát biểu khách quan, mà chì là gợi ý, nên người đọc phải có cảm tình y như đối với lối nói bóng gió, vì thế có những bất tiện trong nhiều trường hợp cần xác định chẳng hạn về áp phe, về khoa học hay cả Triết học nữa.
Về phương diện này những thi sĩ hay văn hào muốn nói kiểu gợi ý thua xa những tác giả ưa nói kiểu minh nhiên: chẳng hạn như Mallarmé kém Beaudelaire. Thế nhưng đem lời trách móc bóng gió kiểu đàn bà và Mallarmé mà gán cho chữ Nho là lầm,vì nó là phương tiện biểu lộ khác hẳn với ngôn ngữ và văn tự của ta nên so với những công thức toán thì hơn, và phải là người ngây thơ lắm mới dám chê Toán không thể định nghiã được thực thể mà nó chỉ nói lên luật tắc, vì thực ra nó bao hàm nhiều hơn cũng như xác thực hơn bất cứ ngôn ngữ nào. Vậy mà đó cũng là tính chất của chữ Nho, nên về phương diện chữ Nho không kém mà còn hơn hẳn chữ Tây, chính vì nó giống Toán học ở khả năng biểu lộ trực tiếp những liên hệ mà không một ngôn ngữ nào đạt nổi. Vì thế mà mọi tư tưởng của Hiền triết đều có vẻ nghịch lý. Cái đó là điều dĩ nhiên, vì bất cừ chân lý nào cũng bắt buộc phải mang vẻ nghịch lý đối với người không biết, nhất là những chân lý sâu xa thì chỉ nổi bật lên được khi đặt bên cạnh một nghịch điểm. Nhưng tính chất nghịch lý trong Nho giáo đặc biệt ở chỗ mang sắc thái Hí hước; tôi chưa thấy châm ngôn nào của Nho mà không làm tôi cười thoả thích khi trong mình mạnh khỏe, nếu phải tìm ra nguyên uỷ của sự việc thì vì tôi đã tìm thấy trong những châm ngôn đó hương vị của cuộc sống mạnh mẽ hoà hợp với vũ trụ. Hí hước là một cái gì rất sâu xa. Và chỉ có những người có thiện tâm thanh thản, có khả năng cảm nghiệm sâu xa đến độ có thể biểu lộ ra một sự đối nghịch, mới có được hí hước. L‘humuor est chose profonde: a de l’humuor celui qui sait exprimer un con traste profondément senti du point de vue d‘un esprit bienveillant et serein . ( 1 )
( 1 ) : Câu này vì tác giả nói một cách ngoắt nghéo nên có phần khó hiểu, và nay căn tính của Hí hước cũng còn có nhiều người chưa biết, như đã được chứng tỏ trong việc phiên âm chữ l’humuor của Anh thành u mặc. Tiếng Pháp thì mượn luôn cả mà không dám dịch, vì không tìm ra từ nào ám hợp mà nói lên tính chất của hí hước .
Có Hí hước khi nào nhìn thấy sự trái ngược trong một sự vụ nhưng lại đủ lòng khoan hoà để chấp nhận sự vụ, mà còn biểu lộ được sự trái khoáy cách khoan hoà, nghĩa là không làm thiệt đến ai “ Thiện hí hước hề. Bất vi ngược hề .” là vậy. Nói không để châm chọc ai như kiểu châm biếm, mà chỉ để chơi ( hí ) và cười đùa ( hước ). Vậy cũng có thể dịch là hài hước. Như vậy ta thấy muốn hí hước phải cần đến hai đức tính là lòng khoan hoà và sự hiểu sâu. Có thể nói cả hai là một, vì khi hiểu thục sâu thì nhận ra chõ hội thông của những câu trái ngược, nên chấp nhận cách an nhiên. Bá tước Keyserling nhận xét rằng Nho giáo sản xuất ra nhiều tay hí hước hơn hết các nền văn hoá , mà cao viễn đến độ có thể hí hước cách lạnh lùng kiểu như Bồ Tùng Linh ( Journal C.P. 59 ) .
Tôi cho rằng nhận xét của keyserling rất đúng và thêm rằng sở dĩ được như vậy là vì Nho giáo đã tạo đủ điều kiện thuận lợi: trước hết đối nghịch thì không đâu phổ quát bằng Âm Dương, còn về sâu xa để có thể cùng chấp nhận thì cũng không thể hơn nguyên lý “Âm trung hữu Dương căn ”, tài năng cá nhân thì đâu cũng có, nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho hí hước nẩy nở trọn vẹn thì quả không đâu bằng Nho vậy . . . .
( Kim Ðịnh: Tinh hoa ngũ điển )
3.- Nho giáo gắn liền với đời sống dân tộc Việt
( Lối chân minh triết: Tinh hoa ngũ điển. Kim Ðịnh )
Bà mẹ Việt Nam quả là hình bóng của nền Minh triết Lạc Việt; người không đi trên những đại lộ huy hoàng xán lạn, nhưng âm thầm lặng lẽ hoặc bước trên những lối mòn, những ngỏ ngách quê hương tầm thường, xem ra chẳng mấy quan trọng. Cũng như thế nền Minh triết Việt Nho luôn đặt trên các nẻo đường mòn của dân tộc, thoạt xem tưởng không có gỉ sâu sắc, có cũng được mà không cũng chẳng sao. Vì thế từ lúc tiếp xúc với nền văn minh xán lạn Thái Tây, nhiều người Á Ðông đã giả từ những nẻo đường xưa cũ để tiến bước theo lối ngoại nhân. Nhưng rồi từ đó hết theo bên này lại ngả sang bên kia với muôn vàn đổ vỡ, khiến phải dần dần hồi tâm mà nhìn lại . . .
Ðể rồi mới nhận ra những cái tầm thường bấy lâu không hẳn chỉ có thế, mà còn tiềm tàng một cái gì phi thường. Và lại nhận ra không nơi đâu có được cái lối bình thường của chúng ta, theo lời nhận xét của Bá tước Keyserling thì không một nơi nào trên thế giới lại có sự lạ lùng này: nền Minh triết ý thức lại lấy ngay đời sống bình thường của dân gian làm mẫu mực. Không nơi nào lối sống thông thường theo bản năng lại trở thành tiêu biểu hoà hợp cho một nền tư tưởng phong phú. Và cũng không nơi nào đời sống lại được tổ chức theo Đạo lý cao và sâu hơn, đến nỗi ánh Đạo soi thấu những hiện tượng mà bình thường ta không thấy có liên hệ chi cả ( Journal II .87 ).Tại sao lại có việc kỳ lạ đó ? Ðể trả lời chúng ta thử xét xem ít nhiều sự kiện:
a.- Sự Thờ cúng Tổ tiên
Ðây là một Cổ tục của dân gian nên đâu đâu cũng có, kể cả các xã hội La Hi. Tục đó thường mang ý nghĩa Bái vật: cúng giỗ Ông Bà để con cháu được giúp đỡ, làm ăn phát đạt . . .
Một niềm tin như thế bao hàm nhiều điều kiện: như tin sau khi chết linh hồn con người vẫn tồn tại, và có khả năng bảo vệ hay sửa phạt con cháu . . . Ðó chỉ là những niềm tin thiếu tính chất khách quan, vì thế đã bị trí thức khước từ.
Trái lại Việt Nho lại dựa vào đó để biến thành Lễ Gia Tiên, với nhiều ý nghĩa như Luân lý tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, hoặc với ý nghĩa Tâm linh, trở lại hội thông với mọi Tổ, tức với Bản tính đồng nhiên của con Người. ( Xem Căn Bản, chương II )
b.- Lễ Hội mùa Xuân
Trong Lễ hội nàu Trai Gái họp nhau chia ra hai phe Nam Nữ cùng nhau hát Đối, rồi những cặp nào thuận nhau thì Hợp thân ngay trong rừng hoặc trên mặt ruộng, nên cũng gọi là “ Dã hợp ”, người Hán gọi là Bôn, thường thêm tiếng Dâm vào thanh Dâm Bôn, để tỏ ý chê trách . . Nhưng trong tâm trạng của dân gian thì Dã Hợp chính là lễ cầu cho được mùa màng, mà năm nào bỏ thì thất mùa. Ðó là niềm tin thuộc tôn giáo Phong nhiêu của khối dân Viêm Việt, nó phảng phất tính chất Bái vật Vu nghiễn nên rất dễ bị trí thức coi khinh. Thế nhưng Việt Nho lại biến việc đó thành tác phong giúp Trời Đất trong việc nuôi dưỡng dân: “ Tán thiên địa chi hoá dục ”. Và cũng từ những mầm mống song đôi: như hai bè Nam Nữ, trước Sông và Núi, giữa Ðất Trời . . . , mà thiết lập nên Triết lý có Lưỡng nghi tính cực kỳ phong phú, với vô số cặp đôi đủ mọi phương diện:
Siêu hình như Âm / Dương.
Tôn giáo như tế Trời / tế Ðất ( Nam giao ).
Chính trị như Vua / Tôi, Cha / Con Làng / Nước ( Xuân tế Ðế, Thu tế Thường )
Luân lý như: Nhân / Nghĩa, Cương / Nhu, Tình / Lý . . .
Tóm lại, trên nền tảng hát đối của thôn dân, Việt Nho đã kiến tạo nên nét Lưỡng nhất tính phổ quát, mà chúng ta không thể nào gặp được ở nơi khác. Vì vậy, ngày nay Triết học các nơi chỉ có một chiều, thì ở đây lại Lưỡng hành với ba chiều kích.
c.- Sau Âm Dương thì đến Tam Tài
Ban đầu cũng chỉ là một niềm tin của dân Viêm Việt, nói lên niềm tin con Người đồng nhất thể với Thiên Địa. Ðó là niềm tin có tính cách Đồng cốt đi với cái nồi Ba biên, với những lời lên đồng kiểu :“ Phụ đồng phụ chổi, thổi lổi mà lên, ba bề bốn bên, sôi lên cho chóng ” Thế nhưng đã được văn gia tiếp và rút ra từ đó thuyết Nhân chủ: con người là một Vua trong Tam Tài: nếu Thiên là hoàng, Ðịa là hoàng thì Nhân cũng là hoàng. Rồi từ Nhân chủ đi tới nền Dân chủ cách cụ thể, được biểu lộ bằng “ phần Điền “, cũng như được hưởng mọi “ Tự do “ trong biên cương của đời sống Công thể: nói vắn tắt là “ được Ăn được Nói “, tức là hai thứ quyền mà dân gian thuộc các nền văn hoá khác xưa kia không được hưởng.
d.- Ngũ hành
Ngũ hành cũng là một niềm tin có tính chất tai dị, đã đẻ ra những thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Phong thuỷ . . . , nhưng rồi cũng được văn gia dựa vào đó để tạo thành thuyết tiến hoá “ Nhân giả Ngũ hành chi đoan dã ”, đem lại cho Triết lý nét động đích rất đặc trưng không nơi nào cá cả, vì theo đó con Người phải đóng góp phần quan trọng vào mọi việc để đẩy đến chỗ chí cực, nên gọi là “ Ngũ hoàng cực ”. Ngũ chỉ cái gì toàn thể, tức là muôn việc đều quy vào một mối làm nên một mối cơ thể, cũng gọi là “ Thiên Địa chi Tâm ”. Còn Hoàng là Vua, tức không lệ thuộc bên ngoài nữa nhưng tìm tiêu chuẩn hay sự trọn hảo ngay nơi lòng mình, khi được như vậy thì gọi là đến “ chỗ chí cực ” . Nên có thể nói “ Người không làm nữa, mà là tế tự ”, ( il ne s’agit pas, il officie ) .Cũng là Ngũ hành, Âm Dương nhưng nếu ở đợt Bái vật thì con người sẽ làm một số điệu bộ cử chỉ Tôn giáo như khấn vái lâm râm, hương nhang nghi ngút, trái lại nơi người đạt Tâm thì là làm mọi việc tới chỗ Chí cực “ Quân tử vô sở bất dụng kỳ cực ” tức phải đưa vào việc cả Tình, Ý, Chí. Việc nào cũng làm đến chỗ chí cực, thế gọi là “ Ngũ hoàng cực ”, tức đừng tìm cao cả bên ngoài con người, nhưng ngay trong con Người, ngay trong những việc bổn phận hàng ngày. Ðó là đường đi tự Ngũ hành đến Ngũ hoàng cực.
e.-Lễ
Ai cũng biết Lễ là nét đặc trưng trùm lên Nho giáo. Vì Lễ bao gồm cả Chính trị, Kinh tế, cả Vũ trụ quan, Nhân sinh quan . . . Thế mà xét tới nguyên uỷ thì chỉ là Tục lệ của dân gian, nên Lễ chỉ là Lệ được thăng hoa. Mà Lễ quan trọng nhất của dân gian là chia cho đều mọi cái mà trong đó Tài sản là nền tảng. Vậy Lễ cũng chính là biết Quân phân tài sản, quân phân Tự do, Kinh nể . . . nhưng làm cách trang trọng để văn sức những mối Giao liên của con Người. Lâu ngày người ta quên Nội dung ban đầu của nó, để rồi phát triển quá mức phần nghi thức có lợi cho nhà Vua, cho người trên, đâm ra lưu trễ sính lễ, tức là cái bệnh rút ruột trát ra ngoài.
g.- Thiên siêu ngôi
Ðây là một chuyển hoá khác, tế vi hơn, nên khó nhận ra, đó là Thượng đế Nhân hình lên đến Thiên Siêu ngôi, để cuối cùng chỉ còn là Lý phổ biến, cũng gọi là Thiên lý: “ Thiên lý tại nhân tâm ”. Ngoài ra còn có một số chuyển hoá khác nữa, nhưng ít quan trọng hơn. Trở lên là một số chứng tích nói lên sự liên tục từ thôn dân, cũng gọi là Chất gia, hay nói chung là từ Bái vật đi lên Tâm linh, là lối đi vừa tiến bộ mà đồng thời vẫn hợp với “ Trời ”, tức vẫn bảo trì được nền Thống nhất giữa dân gian và kẻ sĩ. Hai đàng chỉ khác nhau về bình diện Tâm thức, nhưng vấn đề thì vẫn là một, và đó là đường đi của Việt Nho: không đi trên những Đại lộ huy hoàng mà trong những nẻo Đường mòn.
Bây giờ ta thử rút ra vài nhận xét, mà điều trước tiên là: Thoạt mới nhìn người ta tưởng là chẳng có chi cao cả, mà chỉ là những gì sà sà mặt đất. Phải nói ngay rằng nhận xét đó đúng, nhưng đấy mới chỉ là phần của Chất gia, có thể bao gồm cả Bái vật, cả những kinh nghiệm thông thưởng gọi là Thường nghiệm, và đó là chỗ sách Trung Dung nói: “ Quân tử chi đạo phí nhi ẩn; phu phụ chi ngu khả dĩ tri yên ” Nhưng không chỉ có thế, mà còn có Hình nhi thượng của Văn gia, và lúc đó thì dù thánh nhân cũng không thể biết hết . Thí dụ: Lễ hội Trống quân thì với Dân gian chỉ là việc “ Vợ Chồng”, nhưng với Văn gia lại là “ Thiên Ðịa Nam giao ”. Cả hai cùng một đường đi, nên nói: “ Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ Phu Phụ ”, cực kỳ chí giả, sát hồ thiên địa ”. Chính vì thế mà nét đặc trưng của Nho là: Có mà như không . Thoạt trông như không có Triết, nhưng nhìn kỹ thì lại thấy không những có Triết, mà còn là nền Triết sâu rộng nhất, ích lợi nhất trên đời, đến nỗi trở thành nền Minh triết .
ANH NGỮ
Trong thế giới khoa học ngày nay, Anh ngữ đã trở thành tiếng nói thông dụng nhất thế giới, và nhất là về phương diện Khoa học, tiếng Anh đã có một gia tài từ ngữ đồ sộ rất chính xác. Không ngôn ngữ nào có thế qua mặt được về phương diện đại diện cho Ðịa.
Excerpt from The Tiding ( 06/04/04 ): In praise of English. by George Weigel, senior fellow of the Ethnic & Public policy center in W.D.C.
“ It’s frequenly said that English has become the world language, because of it plascity, its ability to create and absorb new words as the technological revolution roars ahead at full throttle. I’d argue that what give English its unique strength is not so much its flexibility as its subtlety ”
QUỐC NGỮ: TIẾNG VIỆT
I.-Ba Phương diện của Tiếng Việt
“ Quốc ngữ của ta có thể bay bổng cung mây, mà cũng có thể xác định như Khoa học rất tinh mật, nên nhiều người muốn dùng ngay Quốc ngữ làm Linh Tự Linh Ngữ. Nhưng không thể được, vì khi quá Thông dụng thì mất tính chất U linh. Tiếng Việt là một thứ tiếng khá tiến bộ. Muốn biết một ngôn ngữ có phải là thứ tiếng tiến bộ không, ta phải xét về 3 phương diện: Thuật ngữ, Âm thanh và Ngữ pháp.
1.- Thuật ngữ
Thuật ngữ : Tiếng nào giàu thuật ngữ ( technical terms ) là tiếng phát triển.
Thuật ngữ gồm hai loại:
a .- Những danh từ khoa học kỹ thuật mới đặt ra gần đây. Tây phương phát triển khoa học kỹ thuật, các dân tộc khác mượn lại của họ. Chúng ta phải mượn họ bằng hai cách, hoặc bằng cách phiên âm, hoặc một số ta mượn của Tàu, hoặc bằng cách dùng thẳng tiếng của họ, vì chúng ta đã chọn Anh văn làm Tam giác ngữ.
b .- Trong tiếng nói hàng ngày, tiếng Việt vô cùng phong phú, so với tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong các mối liên hệ phức tạp hàng ngày cũng như các cách thức làm việc, tiếng Việt đã tỏ ra có một cách diễn tả vô cùng phong phú so ngay với tiếng Anh, và tiếng Pháp. Ví dụ: Trong khi Pháp chỉ có chữ Porter, Anh chữ carry, thì tiếng Việt nào: Mang, ôm, vác, gánh, khiêng, đội, bồng, bế, khiêng, ẳm, đeo, xách . . . Tiếng Pháp chỉ có chữ oncle, tiếng Anh uncle, thì tiếng Việt lại có: Chú, Bác, Cậu, Dượng. Chữ Tante ( Pháp ) , chữ aunt ( Anh ) thì là có thể là: Cô, Dì, Thím, Bác –gái, Mợ. Chữ belle-soeur ( Pháp ), sister-in law ( Anh ) thì là : Em-chồng , Chị -chồng, Em-vợ, Chị -vợ, Em-dâu , Chị-dâu.
Ngoài danh từ chung, tiếng Việt lại ghép với chữ khác để tạo nên vô số danh từ kép khác. Với chữ Tiếng, ta có thể ghép thành: tiếng động, tiếng hét, tiếng kêu, tiếng ồn, tiếng đồn, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng than, tiếng gõ cữa, tiếng hát, tiếng thơm, tiếng xấu, tiếng đồn, mang tiếng, nổi tiếng, khét tiếng.
Trong khi tiếng Pháp chỉ có Je , tu , tiếng Anh có I , you , tiếng Tàu với Ngộ, Nị , được dùng chỉ chung cho mọi người, đàng này tiếng Việt lại có từng tiếng để chỉ cho từng người để tỏ thứ bực cũng như quan hệ thân sơ, ví dụ : ông, bà, cô, bác, dì, dượng, cậu, mợ, anh em, cháu chắt . . . .
Những tiếng này không những để chỉ những ngưồi thân trong gia tộc, mà còn được áp dụng cho những người trong nước, để tỏ mối tình Đồng bào: những ai hơn tuổi Cha mình thì gọi bằng Bác, kem tuổi cha mình thì gọi bằng Chú . . . . , những người nhỏ tuổi như con mình, cháu mình thì gọi bằng Con , bằng Cháu . . . “
2.- Âm thanh
( Lê Văn Siêu: Nguồn gốc văn học Việt Nam, trang 129 – 137 )
“ Tiếng Việt là một thứ tiếng rất giàu âm thanh, nhưng ngoài tính chất tính chất Tượng thanh như những tiếng khác, còn có tính chất Tượng hình, có thể tổ tiên chúng ta đã có phần đóng góp không ít cho tiếng tượng hình của chữ Nho. Một đàng dùng hình để diễn tả, đang khác dùng âm thanh để diễn tả hình.
a.- Âm Í chỉ những gì nhỏ nhít : con chí, bé tí, chuột chí, mắt tí hí . . .
b .- Âm U chỉ những gì đang bằng phẳng mà vồng lên: mu rùa, khóc chu lên, nhu nhú, ngồi du dú, khóc hu hu, lụ khụ, ủ rủ . . .
c .- Âm Ơ chỉ trạng thái tâm lý lạ lùng như: bơ vơ, ngơ ngác, ngờ ngợ, dớ dẩn, đờ đẩn, phờ phạc, vớ vẩn, lơ mơ . . .
d.- Âm Ị chỉ những gì nặng nề, béo mập: béo phị, mặt sị xuống, ì ạch, cái bị . . .
e.- Âm Ọ chỉ những gì đen đủi, xấu, người xấu nết: Mặt nhọ, chơi nhọ ( chơi xấu ), con bọ (ăn bám đáng khinh ), con vọ ( chim ăn đêm , làm hại nhà nông ) quạu cọ ( cáu kỉnh , bẳn gắt ) . . .
g .- Âm Ò lấy tiếng cò làm gốc Tả con vật khẳng khiu, hay đi lò dò bờ ao để mò tôm tép: dò ý, dò đường, thò tay mà mò ( nghe ngóng ý tứ , vì chưa chắc ) . .
h .- Âm Ấp diễn tả một việc làm từ trtên cao xuống dưới thấp : Gà ấp ( gà nằm trên ), ngả sấp, lấp đất, nấp ( cúi xuống để ẩn mình ) vấp (đụng phải vật dưới thấp có thể té xuống ) . . .
i .- Âm Ập cũng diễn tả việc làm từ cao xuống, nhưng nhanh hơn: lưỗi dao phập xuống, run lập cập ( không ngăn nổi ), dập tất ngọn lửa, đập đá, ngập nước, đổ sập . . .
k.- Âm Ót diễn tả việc từdưới thấp lên cao: cao chót vót, nhót ( thò tay xuống lấy nhanh và khẻ vật gì ), thót lên mình ngựa, vót ( lấy dao gọt dần cho dưới to trên nhỏ ), tót vời ( cao quá, không gì sánh nổi ) trót dại ( lỡ dại với người trên ), xót thương ( tình thương của người trên đối với kẻ dưới ) . . .
l.- Âm Út cũng diễn tả những vật từ to đến nhỏ và từ thấp lên cao:
Sút cân ( lớn thành ốm ) con út ( con sau cùng ) cái bút ( ngòi nhỏ và nhọn ) hút nước (hút nước từ thấp lên cao ) , mút, cút ( đuổi đi cho xa ), đút đầu, thút thít ( khóc nho nhỏ ), trông ngút ngàn ( trông thấy xa và rộng ) .
m.- Âm Ong tả hình dáng những vật cong: Con ong, cai nong, trái bòng bong, cái vòng, cái lọng . . .
o.- Âm Oằn tả sự cong vòng nhiều lần: Tóc quăn, Xoăn xoe ( Cứ quanh quẩn hoài bên mình ), băn khuăn, quằn quại, loanh quanh, ngoằn nghèo. . .
p .- Âm Oay tả thể động theo đường cong nhiều lần: Xoay, con quay, khoáy nước, loay hoay, ngoắy, viết ngoắy, quấy . . .
q.- Âm Om tả việc ở trên ngó xuống một hang sâu: Lom khom, nom ( nhìn chăm chú ), lửa lom nhom, ( lửa mới bén vào củi ) , nhóm lửa, cái đóm . . .
r.- Âm Op: chỉ những vật đang bị to bị lảm nhọ lại hay đương tròn bị làm méo đi bằng cách ép lại, sự ép ấy gọi là bóp: vật bị méo đi một góc gọi là móp, Tóp (đang lớn bị bóp nhỏ lại gọi là tóp, hóp ( cây tre nhỏ ), chóp nón, cái thóp ( trên đầu ), thở thoi thóp.
s .- Âm Uột chỉ vật đang ở trong tay mà nó trốn chạy mất: buột tay hay tuột tay, vuốt, chuốt ( dũa cho tròn và nhẵn ), tuốt ( tuốt xương lột da ), trắng muốt ( không còn chỗ nào là không trắng nữa ), lạnh buốt ( làm mất cảm giác ), con chuột ( rất nhanh, nắm trong tay dễ bị tuột ) .
t.- Âm Ua để tả sự vui : Sao tua rua ( những sao dìu dất với nhau ở trên trời ), đua ( tranh đua vui chơi ), khua ( phá tan sự im lặng ) . . ”
3.-Tính âm thanh trong tiếng Việt
( Hoàng Văn Chí : Duy văn sử quan , trang 128 – 129 )
“ Ðể nêu rõ sự tiến bộ của tiếng Việt, chúng tôi xin uốn lưỡi nói được trên 12 ngàn âm khác nhau, trong các nước khác chỉ nói được phần nhỏ số âm ấy.
Phương trình đại cương ( có thể thiếu sót một ít ):
Tổng số âm : ( A1 . G ) + ( B . A1 . G ) + ( B . C. G ) + ( B .D . ) + ( A1 .E . G ) + ( B . A2 .E . G )
+( A2 . F .H ) + ( B . I .G ) + ( B . I .H )
A1 = 9 nguyên âm : a, e , ê , i , o , ô , ơ , u , ư
A2 = 11 nguyên âm : a , ă , â , e , ê , I , o , ô , u , ư
B = 24 p hụ âm : B , C , Ch , D , Ð , G , Gh , Gi , H , Kh , L M , N , Ng , Nh , P , Ph , R , S , T , Th , Tr , V , X .
C = 18 nhị trùng âm : ai , ay , áy , ao , au , âu , eo , êu , oi , ôi , ơi , ua , ưa , uê , ui , uy , ưi , ưu.
D = 8 tam trúng âm : oai , oay , uây , iêu , uôi , ươi , ươu , uyê.
E = 4 phụ âm cuối : m , n, ng , nh , ( có 6 thanh điệu )
F = 4 phụ âm cuối : c , ch , p , t . ( có 2 thanh điệu )
G = 6 thanh điệu : bằng , sắc , huyền , hỏi , ngã , nặng.
H = 2 thanh điệu : sắc , nặng .
A1 . G = 9 .6 = 54 âm
B . A1 . G = 24 . 9 . 6 = 1296
B .C .G = 24 . 18 . 6 = 2592
B . D . G = 24 . 8 .6 = 1152
A1 . E . G = 9 . 4 . 6 = 216
B . A2 . E . G = 24 . 11 . 4 . 6 = 6336
A2 . E . G = 11 . 4 . 6 = 264
A2 .F . H = 11 . 4 . 2 = 88
Vần oong = B .I .G = 24 .1 .6 = 144
+B .1 . H = 24 .1 . 2 = 48
Tổng số : 12.190 âm khác nhau
Tiếng Quan thoại ít nguyên âm, phụ âm hơn, và chỉ có 4 thanh điệu, cũng không có 4 phụ âm ( c , ch , p , t ) ở cuối chữ, nên tổng số âm có lẽ không quá 3.000.
Tiếng Pháp còn nghèo nguyên âm và phụ âm hơn,và chẳng có dấu nào cả, nên có lẽ chỉ vào khoảng 1.000 . ”
4.- Ngữ pháp
“ Trong khi Âm thanh phát triển từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. Ngữ pháp lại phát triền từ phức tạp đến đơn giản. Trong khi các ngôn ngữ khác như Pháp Anh thì có văn phạm rất phức tạp, nào vô số cách ( mode ) và vô số thì ( temps ), thì tiếng Việt chì có những chữ đã, đang, sẽ.
Về địa vị của tiếng Việt trong gia đình ngôn ngữ thế giới, chúng ta có thể nói : Tiếng Việt có nhiều âm thanh nhất, có Ngữ pháp giản dị tới mức tối đa, có nhiều danh từ cá biệt trong tiếng nói hàng ngày. Như vậy tiếng Việt phải là tiếng tiến bộ và rất phát triển.
Cái ưu điểm của tiếng Việt lại còn có liên hệ mật thiết đến chữ Nho là nguồn cội tư tưởng của Tiên nhân, ngày nay chúng ta đã có vô số danh từ Hán Việt ( Nho Việt ), con đường thuận lợi dẫn tới đời sống Tâm linh, mặt khác là chuyển ngữ từ tiếng La tinh, nên cũng rất thuận lợi để du nhập thêm các danh từ khoa học của Anh và Pháp ngữ. Quả thật tiếng Việt xứng đáng Ðại diện cho Nhân để nối kết vối chữ Nho đại diện cho Thiên và Anh ngữ đại diện cho Ðịa. “ ( Kim Định )
II.- Nói: Tính thể siêu linh của tiếng Việt Xét qua cơ cấu Vài Ba
“ Tiếng nói là một phát minh rất sớm của con người. Có thể vì đó mà Hy Lạp “ nói đầu trước hết có Lời “. Vì sớm sủa nên rất quan trọng nó mang theo những đức tính của nền văn hóa mà nó chuyên chở.
1.- Tiếng Noí bày tỏ Tính thể con Người
Bởi vậy nghiên cứu tiếng nói của một dân chính là xử dụng một chìa khóa đa năng mở vào nhiều kho tàng ẩn náu của nền văn hóa ấy, thí dụ nhạc tính trong tiếng Việt tạo nên do Âm, Thanh, Vần, Nhịp và đủ đề tài không những cho Ngữ học là điếu tất nhiên, mà luôn cho Văn chương và cả Tư tưởng nữa.
Hôm nay, chúng tôi thử bàn về điểm cuối cùng, tức về liên hệ giữa cơ cấu tiếng Việt và Việt lý xem hai đàng ăn chịu với nhau đến đâu.
Trong các cơ năng hiển hiện của con người, Tiếng nói bày tỏ Tính thể con người nhiều hơn hết. Con người được định nghĩa là nơi Giao hội của đức Trời đức Đất, Tiếng nói cũng vậy nó đứng giữa vật chất và tinh thần, vì thế nó chỉ còn có Thanh âm mà Thanh âm là cái đã thoát khỏi hình hài khí chất, nó là nhịp cầu nối thể chất ở đợt tinh vi cùng cực (thanh âm) với cái vô hình là Ý niệm và Tư tưởng. Chính do chỗ đó mà ta có thể xét xem ngôn ngữ của một dân có tinh thần nhiều hay ít. Hãy nhớ lại câu định nghĩa Thần trong Kinh Dịch là Thần vô phương. Thần không ở nơi nào nhất định, thế có nghĩa là Thần có tính cách uyển chuyển, biến động và thấu triệt.
Vật nào càng giàu thể tính năng động và thẩm thấu thì càng giàu siêu linh tinh thần.
2.- Hai loại tiếng Nói: Cơ cấu và Ngữ luật
Theo tiêu chuẩn đó ta có thể chia tiếng nói của loài người ra hai loại: một loại đi theo cơ cấu, một loại vâng theo ngữ luật.
Theo Cơ cấu thì uyển chuyển và giàu khả năng thẩm thấu. Theo Ngữ luật thì bị ràng buộc bằng cả một hệ thống mẹo luật gọi là Ngữ luật gồm động tự, danh từ, quán từ (article), giống, số, cách v.v
thì hợp tác nhau đóng khung câu nói xuống theo một cấu trúc ngữ pháp nghiêm nhặt cột chặt các tiếng vào một ý nghĩa không thể hoán vị, hễ hoán vị là trật ngữ luật và trở nên vô nghĩa. Có thể nói chung đó là các tiếng Âu Tây. Loại hai đi theo Cơ cấu thì không có những thứ như trên, không Thì, không Cách, không Số, không Quán tự, Trạng tự hoặc nếu có thì cũng đứng rời không ảnh hưởng nhau để dễ bề hoán vị mà Cơ cấu chỉ định đặng mang theo ý nghĩa khác nhau tuỳ theo vị trí. Thí dụ “ vào được ” khác với “ được vào “. Đó là tiếng Tàu và tiếng Việt. Ông Burton Watson (1) nhận xét rằng Ngữ luật tiếng Tàu rất đơn giản chỉ gồm có Thực tự và Hư tự (full words and empty words) (chi, hồ, giả, dã). Hư tự thường dùng như Quán tự để nối kết hoặc giải nghĩa, nhưng cũng thường bỏ luôn. Phương chi tiếng Việt với cơ cấu rõ hơn và Hư tự giàu hơn.
(1) Early Chinese Literature, Columbia Univ, Press N.Y.1962 p.146-170.
Về cơ cấu chỉ việc xem thí dụ với 5 tiếng dưới đây: hễ hoán vị một chữ là có ý mới.
Sao không bảo nó đến
Nó đến sao không bảo
Không bảo nó đến sao
Sao bảo nó không đến
Sao nó bảo không đến
Không bảo sao nó đến
Sao nó đến không bảo
Không sao bảo nó (cứ) đến
Nó không đến bảo sao
(Tôi nhớ láng máng xưa kia đã đọc thí dụ này đâu đó, có lẽ của L.M Lê Văn Lý thì phải và với nhiều xếp đặt hơn)
3.- Cơ cấu tiếng Việt
Quả là một sự uyển chuyển và năng động vô địch chứng tỏ trình độ cao cấp mà Việt ngữ đạt được trong việc đi đến cơ cấu. Lấy về đàng số mà nó thì cơ cấu thượng thặng phải gồm ba bộ số: 2, 3 và 5.
a.- Năng động tính
Số 2 nói lên tính chất năng động căn bản. Muốn động phải có hai hạn từ: động bao hàm sự di chuyển từ A đến B, bước chuyển động cùng cực là từ Vô tới Hữu, từ Có tới Không, nên số 2 nền tảng phải là từ Có tới Không.
b.- Nhân chủ tính
Số 3 nói lên Nhân chủ tính. Vì Nhân chủ nên đứng ở giữa, không hề lệ thuộc vào hai thái cực nhưng độc lập như một chủ nhân ông. Số 2 là số căn bản có đầy trong Trời Đất giữa Sáng Tối, Đất Trời, Đực Cái, Cứng Mềm. Thế nhưng duy trì được số 2 trong văn hóa phải có một nền Nhân chủ mới đủ mạnh để duy trì, và sự duy trì được biểu lộ bằng số 3, nên số 3 là số Nhân chủ, là số chỉ được đề cao trong văn hóa có Nhân chủ tính. Chứ như trong duy Vật hay duy Tâm thì không có số 3 vì con người thuộc vào một trong hai bên, vào Trời hay Đất, duy Vật hay duy Tâm, và chỉ có Một tức nguyên lý Đồng nhất được đề cao rất mực. Còn số 3 bị gảy bỏ. Pháp gọi là tiers exclu = triệt tam. Tertium non datur.
c.- Tâm linh
Số 5 là số ngũ hành thành bởi 2+3 cũng gọi là “Vài Ba “ hay “ Tham Lưỡng “ tức nói lên tác động cùng cực của con người. Muốn làm được tác động cùng cực thì phải là con người Nhân chủ (số 3) còn tác động cùng cực là nhảy từ Có tới Không, phải hiểu là cõi không u linh đầy tràn diệu hữu gọi là Tâm linh. Chính vì thế mà để tóm tắt thì quen nói số 5 là số Tâm linh, hay là số Thẩm thấu cùng cực. Tóm lại sự uyển chuyển (do cơ cấu) nói lên sự thẩm thấu cùng cực, thẩm thấu biểu lộ tình chất Tâm linh (số 5). Tâm linh biểu lộ bằng số 2 (từ Có đến Không) và tính chất nhân chủ số 3. Chi tiết hóa như vậy rồi bây giờ chúng ta thử đi vào phân tích tiếng Việt.
III- Tóm lược tinh tuý
Đó là tóm lược tinh tuý của bộ cơ cấu “ vài ba tham lưỡng “ .
1.- Số 2
Số 2 quan trọng như nền tảng được bàn trong bài Nét Song trùng (Kinh Hùng). Đây là nền tảng tối quan trọng nên Văn hóa nào thiếu nó thì sẽ gieo tai họa. Hiện nước ta đang phải rên xiết dưới ách độc tài chuyên chế phi nhân của cộng sản thì cũng vì cộng sản thiếu nét song trùng. Bởi cộng sản là duy Vật.
a.-Tại họa đánh mất số 2 trở nên Duy Lý một chiều
Chữ ấy nói lên sự thiếu nét Song trùng một cách công khai lộ liễu, nên sự hiểm độc, đi đến thái thậm. Chính cái độ thái thậm nọ làm cho nhân loại giật mình mới nhìn nhận ra căn nguyên tai hại, chứ trong thực tế thì văn hóa Tây Âu đã đánh mất nét Song trùng từ khuya. Heidegger kêu là đánh mất nét gấp đôi (the twofoldness). Chính sự đánh mất này là nguyên uỷ sâu xa tại sao văn hóa Tây Âu trải qua 25 thế kỷ không sao kiến tạo nổi một nền triết lý Hòa giải, như chúng tôi đã mình chứng điều đó trong quyển sách mang tựa đề như trên và đề nghị ra một nền triết lý Hòa giải đặt nền trên Việt lý (rất tiếc bản thảo quyển này đã bị mất vào dịp tị nạn năm 75) là vì cuối cùng chúng tôi khám phá ra trong triết Việt có nét Song trùng nọ, nó hiện hình vào cùng khắp những gì quan trọng như vật biểu là Tiên Rồng, cai trị nước được biểu thị bằng bánh Trời bánh Đất, quê nước được kêu là Sông Núi v.v
cái gì cũng đi cặp đôi như thế.
Vậy sự đi cặp đôi nọ cũng thấy nhan nhản trong tiếng Việt một tiếng nói gọi là độc âm, nhưng lại ưa đi đôi theo lối nhị âm một cách tràn ngập: chợ búa, chăn màn, giường phản, làm lụng, ngổn ngang, hồ hởi, lè phè
(Theo môn Việt Ngữ Lý (1) thì ban đầu tiếng ta đi đôi. Về sau chịu ảnh hưởng Tàu nên mới đi vào hướng một).
(1) Mỗi khi nói tới Việt Ngữ Lý là tôi quy chiếu tới cụ Mai Ngọc Liệu người đã mở ra một trường phái riêng về ngữ lý học đặc biệt Việt Nam. Tôi đã được đọc một vài bài thấy các khám phá của cụ có nền tảng nghiêm túc. Xin chờ đọc cụ Mai Liệu để biết thêm về ngữ lý của ta.
b.-Thực tự và Hư tự
Thường thì không mấy người để ý đến lối đi cặp đôi đó vì tiếng nào trên thế giới chẳng có, thí dụ blanket, table thiếu chi. Nhưng khi nhìn lại liền nhận ra đó là tiếng đa âm nên cần cả hai âm mới đủ nghĩa, nói mar không đủ, phải thêm ket vào mới có nghĩa là chợ. Còn tiếng Việt nói chợ là đủ, âm búa không cần cho ý nghĩa, thêm vào có thể coi là thừa, là Hư tự, có người cho là vô ích. Kỳ thực thì nó không còn nằm trên cấp vô ích với hữu ích, nhưng đã vươn vào vòng Trong.
Trong bộ triết lý An vi tôi hay dùng chữ vòng Trong thay cho siêu hình, là vì vòng Trong tàng ẩn ngay trong sự vật, khác siêu hình đi luôn vào cõi ý niệm, kêu là lý giới như của Plato. Còn “ vòng Trong “ là cái gì vẫn nằm trong sự vật làm nên cái hồn, cái ý nhị của sự thể và như thế là diễn tả nét song trùng cách thẩm thấu, nên ta còn nhận thấy tính chất thẩm thấu đó ngay trong chữ cặp đôi được bày tỏ bằng nhiều lối.
c.- Liên hệ ý nghĩa
Liên hệ ý nghĩa như nâng lên, hạ xuống, mở ra, đóng vào, chợ búa, tập tễnh mon men.
d.-Liên hệ lân cận
Liên hệ về lân cận, về liên tưởng như chăn màn, bát đĩa, giường chiếu, mâm bàn, nồi niêu, xoong chảo, viết lách, nói năng, ăn ở, điệu bộ.
e.-Lặp lại Nguyên âm
Có khi bằng nguyên âm như ngâm nga, ngân nga, nết na (nguyên âm N), lập loè (L), đủng đỉnh (Đ), kêu ka (K).
g.-Lặp lại Chủ âm
Có khi bằng chủ âm như lỉnh kỉnh (ỉnh), khoác lác (ác), lảo đảo (ảo).
Có trường hợp đặc biệt về chủ âm iếc như học hiếc, thi thiếc, làm quan làm kiếc, láo liếc, ho hiếc, ốm iếc, phải đi xin eo phe eo phiếc, phút tem phút tiếc.
Trên đây chỉ kể sơ qua một cách ngẫu hữu (cách hệ thống dành lại cho ngữ lý học) vừa đủ để chứng tỏ đó là một sáng tạo không phải là vô ích như có người tưởng, mà là tối quan trọng để diễn đạt nét song trùng của Việt Lý, hai mà một, một mà hai.
2.- Số 3
a.-Nền Nhân sinh quan Nhân chủ hùng tráng
Bây giờ xin hỏi hậu quả nét song trùng là chi? Xin thưa đó là số 3 chỉ nền Nhân chủ tức một nền Nhân sinh quan hùng tráng cùng cực đến độ Trời cao Đất thấp mà cũng có thể nắm giữ cùng một trật để làm nên “ cõi người ta “ ở giữa Trời cùng Đất. Nếu là thứ nhân sinh quan yếu hèn thụ động thì chỉ nắm nổi một bên: đánh mất nét song trùng và trở nên một chiều kích, một duy nào đó: vì chọn một bỏ một, chọn lý bỏ tình là duy lý, chọn trời bỏ đất là duy tâm, chọn Tư sản bỏ Vô sản là Tư bản, chọn Vô sản bỏ Tư bản là Cộng sản.
Cứ thế mà giằng co chống đối, đấu tranh, được bên nọ mất bên kia, nên gieo tai họa cho con người vốn là một vật lưỡng thê (sống ở hai cấp bậc).
b.-Khác biệt giữa Tây ngữ và Việt ngữ ( Le La và con cái. . .)
Văn hóa con người chia ra được hai loại lớn một bên có nhân sinh quan hùng mạnh thì sẽ Nhân bản hóa vũ trụ còn bên có nhân sinh quan yếu ớt thụ động thì tất sẽ bị Vật hóa, như triết học bàn về con người theo cung cách bàn về sự vật tức đứng cùng một bộ định đề và nguyên lý của sự vật nên người bị vật hóa, Mỹ kêu là “ man reified ”, như đã được nhắc tới trong tiếng người homme do tiếng humus là đất bùn: cả hai tiếng cùng một gốc đất. Sau đây là mấy thí dụ nền tảng. Tây Âu gọi Trời là the Sky, Đất là the Earth, còn Việt Nam thì kêu là Ông Trời, Ông Địa. Thế là ta đã thấy khuynh hướng nhân bản hóa vạn vật ló dạng trong chữ ông đặt cho Trời cho Đất. Hãy đi đến vài thiên thể lớn nhất là mặt trời mặt trăng, hai chữ mặt nói lên bóng dáng con người chiếu dọi tới trong chữ mặt: mặt trời, còn mặt trăng không những là mặt trăng mà còn có cả cưới xin nữa tức nhân bản hóa trọn vẹn. Trẻ con hát: “Ông Trăng mà lấy bà Trời “ .
Câu này chở theo bầu khí sơ nguyên của thời mẫu hệ lúc mặt trăng còn nắm chính quyền kêu là ông trăng, về sau đến thời phụ hệ thì ông trăng trở nên bà nguyệt. Như vậy kể có phần mất mát nên dân gian an ủi bằng cách rút tuổi đi và kêu là cô Hằng, đã vậy còn yêu cô ra rĩ.
Tôi yêu cô Hằng
Đêm xưa xuống trần
Mình ơi tình ơi.
Nhưng thôi yêu em anh để trong lòng để anh xét tới các vật khác. Vậy khi xét tới cách kêu tên các vật ta thấy sự khác biệt lơn giữa Tây ngữ và Việt ngữ. Ta thì kêu là cái là con, cái bàn, cái bút, cái nhà con gà, con cá, con trâu. Tây thì lại chú ý đến đực cái trừu tượng: le monde, la table v.v, sự khác biệt này nói lên nhiều nét đặc biệt, mà điểm đầu tiên là tiếng Âu Tây quá ước định, thí dụ nói la table giống cái thì căn cứ vào chi mà bảo cái với đực. Thứ đến là vụ giống cái thì tiếng Pháp phải thêm “ e câm “ (e muet). Nếu theo cụ thể thì e câm phải cho vào giống đực. Các bà nói nhiều thì e nói chứ sao e câm? Hay là có ý bảo các bà phải “ câm đi “ theo cung cách duy dương độc chiếm, đàn áp đàn bà?
c.-Thứ tiếng sống Hiện và sống Ẩn tạo nên mối liên hệ Vạn vật nhất thể
Ngược lại tiếng Việt thì có nền tảng đàng hoàng vì căn cứ trên sự sống hiện và sống ẩn. Sống hiện kêu là con: con gà, con vịt, con chim; sống ẩn kêu là cái: cái nhà, cái bút, cái bàn. Đây mới là nét xét vòng ngoài chứ vòng trong còn lắm điều hay kinh khủng. Trước hết nên nhớ chữ Cái xưa kia có nghĩa là Mẹ như câu Con dại thì Cái mang (tội). Như vậy hai tiếng Con Cái nói lên mối tình thắm thiết nhất trong loài người được đem dùng cho sự vật. Đó là tang chứng không những Nhân bản hóa vạn vật mà còn đem đặt vào đó mối liên hệ bao là và sâu thẳm nhất, nên vạn vật được ràng buộc với nhau như một thân thể, mà nho kêu là “ thiên địa vạn vật nhất thể “. Chính quan niệm nhất thể này gây nên môi sinh tinh thần công thể (espirit communautaire) mênh mông không những bao trùm nhân loại không phân biệt Chủ Nô, mà còn tỏa ra khắp vũ trụ đến nỗi Nguyễn Công Trứ đã nói được “ vũ trụ nội mạc phi nhân sự “ = trong vũ trụ không có chi không phải là phận sự của ta. Nó khác biết bao với cá nhân chủ nghĩa, mọi cái rời rạc xa lạ như
Albert Camus đã nói đâu đó rằng: tôi cảm thấy tôi xa lạ với vũ trụ, với Thượng Đế, với tha nhân và hỡi ôi với chính tôi nữa. Điểm hai nó dính dáng đến lịch sử, lúc Mẫu hệ nhường quyền cho Phụ hệ. Ở thời mẫu hệ thì Cái chỉ vật sống hiện như câu:
Cái cò cái hạc ( vạc ) cai nông.
Sao mày nhổ lúa ruộng ông hỡi cò?
Nhưng đổi sang phụ hệ thì cái lui vào hậu trường để chỉ những gì có cái sống ẩn tàng. Huyền sử nước ta chỉ thời quá độ bằng truyện 50 con theo Mẹ lên núi lập ra nước Văn Lang và chia nhau cai trị thay Mẹ. Còn Mẹ rút vào trong nắm lấy cái “ cồng bà “ với chức nội tướng và từ đấy thì vật sống ngầm kêu là cái: cái bút, cái chén, cái nhà, còn vật sống hiện thì kêu là con “ con cò bay lả bay la “.
d.- Liên hệ giữa Tư tưởng và Ngôn ngữ
Trên đây chỉ là cái nhìn thoáng của triết, vừa đủ để đặt ra nhiều vấn đề bàn luận để gây sinh động trong lãnh vực văn hóa, cũng như để nhận ra mối liên hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ: cả hai cùng một nét song trùng y hệt. Nếu tư tưởng là Tiên Rồng, Sông Núi, Đất Trời, Mẹ Cha, thì ngôn ngữ cũng thích đi cặp đôi: chăn chiếu, ngân nga, lê phê, ve vãn. Nếu tư tưởng là Nhân chủ thì tiếng nói cũng thế, từ ông Trời, qua cô Hằng cho đến cái cò, con tôm, cái nồi, cái chảo đều mang ấn tích con người. Đó là hai bước song trùng và nhân chủ hay là nhịp vài ba 2-3 hoặc tham lưỡng : 3-2.
3.- Số 5
a.- Con số “ Thiệp đại xuyên
Bây giờ xin bàn đến số 5 hay hành ngũ, nó bao trùm tiếng ta bằng 5 dấu: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Tại sao tiếng ta lại được tràn hợp bởi số 5?
Ý nghĩa sâu xa nằm ẩn trong hai chữ hành ngũ. Hành là hành động vì đây là đợt cơ cấu nên phải nói tới hành căn để, vậy hành đó là bước vào cung ngũ mà theo cơ cấu là “ hành vô hành “ , “ địa vô địa “ tức là An vi = theo nghĩa không còn đối tượng, đi đến chỗ “ vô thanh vô xú “ . Cái bước quan trọng đó Kinh Dịch kêu là “ thiệp đại xuyên” sang qua sông lớn, nhà Phật kêu là “ đáo bỉ ngạn “ vì thế cần thuyền bát nhã, mà trong Trống đồng là thuyền Rồng là thứ “ thuyền tình bể ái “ cùng cực để nối Trời với Đất.
b.- Ngũ hành ( 5 ) với Linh cổ ( 3 – 4 )
Vì thế xa xưa trống Linh Cổ có 6 mặt và có cái cả 8 mặt. 8 mặt chỉ Trời (8 gió của Kinh Dịch) 6 mặt chỉ Đất (lục phương). (1) Thứ trống này gọi là Linh Cổ được nói đến trong sách Mục Thiên Tử truyện, chương 5. Linh Cổ có 6 mặt nhưng cũng được trình bày như trống kép 3 (6 mặt) và được dùng để tế thần Đất (nhờ Thổ Bá có ba con mắt). Còn trống 8 mặt cũng gọi là trống Sấm để tế Trời. Lẽ ra 6 Trời 8 Đất hay 3 Trời 4 Đất chứ sao lại 8 Trời 6 Đất. Thưa ở đây theo luật Giao chỉ là theo Dụng mà không theo Thể (Thể viên Dụng phương, thể Âm dụng Dương) 3 trời Dương nhưng Dụng 4 Vuông. 4 Đất Âm nhưng Dụng Dương. Vì luật giao chỉ đó mà Phục Hy Dương lại cầm cái Củ Vuông, bà Nữ Oa Âm lại bồng cái Quy Tròn (diễn nôm là ông giò miếng chả, bà giả miếng nem, nem Thủ Đức gói khá tròn!). Còn nhiều rắc rối khác nên không lạ con cháu mất trọn ý thức về bộ cơ cấu uy linh của mình. Chúng tôi đã cố tìm lại dấu vết trong hai quyển Kinh Hùng Khải Triết và Sứ Điệp Trống Đồng. Nhưng xin hỏi 6-8 liên hệ với Ngũ hành chỗ nào? Thưa đó là liên hệ ngầm có đầy trong các số cơ cấu là loại số cũng đầy uyển chuyển linh động. Vậy 6-8 cũng là 3-4 (cặp đôi) mà 3-4 cũng chính là 3-2 mà 3-2 là số 5, số 5 kép bởi 3 trời 2 đất. Hai Đất cũng có thể là 4 Đất, hai số có thể dùng thay nhau: 2 hay 4 cũng được. Nói 3 + 2 (vài ba) hay 3-4 cũng là một. Nhà Phật nói “ tam tế tứ đại “ = 3 cái tế vi chỉ Trời, chỉ cái gì vô hình siêu linh, tứ đại là 4 cái thô đại chỉ Đất. Đó là liên hệ ngầm giữa 6-8 (ra 3-4) với Ngũ hành. Ngũ hành thành bởi 3-2. 3 chỉ Nhân chủ, 2 chỉ bước lưỡng hành: hành trong cõi hiện tượng lẫn hành trong cõi vô hình: có vậy mới ra lưỡng thê = amphibious gồm cả cái sống của Phàm ngã lẫn Siêu ngã.
Ta thấy tính chất ghê sợ của hành Ngũ cũng biểu thị bằng số vài ba, 3-4 hay 6-8 sâu xa dường nào, thẩm thấu tới tận Trời cùng Đất. Có ngày chúng ta sẽ tham luận về tính chất thiên biến vạn hóa của hình thái song trùng kép này.
4.- Bộ số Vài Ba ( nhịp kép Hai ) nhập vào Ngữ lý
Hôm nay chỉ xin áp dụng bộ số vài ba vào ngữ lý. Ta biết Song trùng là nhịp Đầu, Nhân chủ là nhịp kép Một, vài ba là nhịp kép Hai. Ta đã thấy tiếng Việt phản chiếu hai nhịp đầu (Song trùng và Nhân chủ). Bây giờ đến nhịp Vài Ba nó cũng phản chiếu cách kỳ diệu trong thể thơ lục bát (6 là 3 cặp, 8 là 4 cặp). Hãy mở truyện Kiều ra đọc những câu lục bát tuyệt vời:
Trăm năm / trong cõi / người ta.
Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau.
(Đánh dấu phân để thấy câu đầu có 3 cặp, câu sau có 4 cặp)
Cơ cấu Nói bằng số “ Vài Ba” hay nói bằng “ hình Tròn Vuông giao hợp “, hoặc cụ thể cùng cực là làm hai chiếc “ bánh Dầy bánh Chưng “, hoặc muốn “ Xổ Nho “ thì “ Thiên viên Địa phương “ đều cũng một cơ cấu. Vậy cơ cấu đã hiện thân cách kỳ diệu vào ngôn ngữ qua thể thơ lục bát trong cách gieo “ yêu vận “ tức câu trên không gieo vận vào cuối câu mà lại gieo vào lưng vào lòng câu sau:
Trăm năm trong cõi người ta/
Chữ tài chữ mệnh khéo là / ghét nhau.
Vậy mới là tình thâm chứ! Đọc lên như thầm bảo yêu em anh để trong lòng (trong mà) mà không để ngoài da đâu! Em đừng có ngại! Thật là bất ngờ, thảo nào thể lục bát được nhìn nhận là thể thơ độc nhất nói lên đức tính An vi ở chỗ gieo toàn vần bằng: dấu hiệu của an lạc siêu linh.
5.- Bè 6 – 8 được thể hiện trong trống Đồng Ngọc Lũ
Xem ra thể thơ này cũng có trong nhiều chi của đại chủng Việt vì thấy hiện diện trong nhiều chi khác và có thể ngờ là đã được phản chiếu vào trống đồng Ngọc Lũ nơi vòng hoa văn giữa gồm 14 con chim chia hai bè: một bè 6, bè kia 8. Phải chăng chúng đang ngâm thơ lục bát. Ít ra lục bát đang manh nha? Vì thế mà chúng có thái độ siêu thoát trần tục để đi về miền thái cực linh thiêng. Dầu sao mặc lòng, tức dầu 6-8 con chim có phản chiếu lối thơ lục bát hay không, nhưng không ai chối cãi rằng đó là thể thơ đặc trưng của Việt tộc, gói ghém cả hai bộ số 2 và 3 cũng như cơ cấu kép vài ba. Có thể lối đó đã manh nha từ buổi bình minh với nhịp Trống quân khai quốc. Câu sáu có thể chỉ bè Nam (3 cặp từ) câu 8 bè Nữ (4 cặp từ) tức là đã từ lâu đời lắm.
IV.-Tiếng Nói theo Cơ cấu tràn đầy Nhân chủ tính và Tâm linh
Chính vì vậy mà lòng ta nao nao ngây ngất khi đọc những câu lục bát trong Kiều nhất là khi gặp những chữ đi đôi như nao nao, nho nhỏ, sè sè.
Mỗi cặp đôi xuất hiện như nhịp cầu 2 mối: một mối bắc bên Có mối kia cắm vào hư Không làm cho ta như chạm vào cõi u linh bát ngát.
Nao nao dòng nước uốn quanh.
Nhịp cầu nho nhỏ dưới ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường.
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Xem thế đủ biết tiếng ta thuộc loại ngôn ngữ đầy tràn Nhân chủ tính cũng như Tâm linh tính tức nghiêng về nghệ thuật và triết lý: đề cao cái tổng quát trên cái tư riêng, tránh rõ rệt, ưa âm u nên dùng rất nhiều hư tự.
1.- Cái Thừa và thiếu của tiếng Nói theo Ngữ luật
Ngược với tiếng của Âu Mỹ có tính cách khoa học ưa khúc chiết khi đến độ không cần, thí dụ bắt cả mọi cái phải là đực hay cái, số nhiều, ít phân biệt chi li. Ta nói “ ba cái hoa này đó “, chỉ một chữ ba đủ chơi vai trò số nhiều, các từ khác không bị phiền hà chi cả. Mỹ thì “ these three flowers are red “ . Đã có three rồi còn bắt these flowers cũng phải thêm chữ s, this phải đổi ra these, verb phải đổi ngôi và số is ra are. Tiếng Pháp còn phải đổi đỏ ra đỏs (rouges). Đó là một thí dụ về sự tôn thờ ý niệm mà tiếng nói là dấu hiệu. So với tiếng Việt thì vừa thừa mà lại thiếu, thừa vì đã có 2 chữ s, verb còn phải đổi ra số nhiều; thiếu vì chữ ba không đủ bao quát toàn bộ, đấy là điểm một, còn điểm nữa là cú pháp mạch lạc mà cơ cấu yếu: ta nói ăn được, được ăn, chỉ cần đổi vị trí của từ. Còn Mỹ phải dùng hai verb can và may. Đấy là lý do ngữ luật trở nên bề bộn và được quan trọng hóa rất mực. Ở La Hy xưa trẻ mới khai tâm phải học ngữ luật chứ không học về luân lý, sử ký.
2.- Tính chất đơn sơ và hàm súc của tiếng Nói theo Cơ cấu
Tiếng ta trái lại rất đơn sơ nên có sức hàm súc nhiều. Trong quyển Man and People ông Ortega Y Grasset nhận xét rằng tiếng Tàu giàu nhất thế giới về khả năng hàm súc (comprehension) do cơ cấu mạnh với sự dùng nhiều hư tự, vì hư tự chơi vai trò âm u với toàn bích. Ta có thể nói về tiếng Việt như vậy mà còn hơn nữa vì về hư tự thì tiếng Việt giàu hơn tiếng Tàu.
Hư tự của ta là những chữ kép vào không cần thiết thí dụ nói chợ, nết, ngân đủ rồi không thêm chợ búa, nết na, ngân nga như ta quen dùng: đó chỉ là hư tự không cần mà lại cần: không cần cho nghĩa từng chữ nhưng lại rất cần để móc nối với âm u toàn thể. Đó là nét biểu lộ nhiều tính chất triết lý của dân tộc Chủ nhân Trống đồng, trống là hư, là không, hư không làm nền tảng cho triết Việt do thế mà ngôn ngữ của ta tràn ngập hư tự tức là tiếng đầy triết lý nhân sinh vậy.
Có lẽ đây là lý do của một kinh nghiệm bản thân tôi. Số là nhiều người đọc sách tôi mà không hiểu, có người đề nghị cần sửa đổi dăm ba từ ngữ thí dụ không nên viết “ cần suy nghĩ lại “, “ đã bàn rồi “, “ xin nhắc lại “ mà nên viết cần chúng ta suy nghĩ lại, chúng tôi đã bàn rồi, chúng tôi xin nhắc lại.
Tôi bằng lòng sửa lại vì với tôi từ ngữ chẳng qua chỉ là để hiểu đạo, nói chúng ta cần suy nghĩ lại là đặt nổi chủ từ như Tây Âu cũng chẳng sao, y như hiện nay trong việc viết tên ta phải đặt cá nhân trước dòng họ, thay vì Lý Ông Trọng thì phải viết Trọng Lý Ông, thôi thì vào xứ cá nhân ta cũng phải đành đi một đường cá nhân vậy. Nhưng nhượng bộ rồi tôi cứ cảm thấy một cái gì ray rứt tạm gọi là khổ tâm như phải đi xa khỏi việc coi trọng gia tộc hơn bản thân, coi trọng lối giương mặt cá nhân (tôi, chúng tôi) hơn là ẩn náu để nhường chỗ cho đạo lý, nhưng gặp thời thế thế thì phải thế. Phải thế nhưng vẫn suy đi nghĩ lại về khía cạnh triết lý của tiếng Việt và ghi lại một ít trong bài này để mở chân trời cho những suy nghĩ về sau. “