
Tôn Phi
Ông Đặng Đăng Phước, người gốc Huế, giảng viên trường Cao đẳng sư phạm mầm non Đăk Lăk cho biết trong một bài viết trên Facebook: “Thời phong kiến đã có luật Hồi tỵ, người ta tránh để quan lại làm việc tại quê hương hoặc nơi sinh sống quá lâu, buộc phải đổi đi địa phương khác. Đó là để tránh việc tạo dựng bè cánh, người nhà, đồng hương vào bộ máy chính quyền.”
Tiến sĩ văn chương Đoàn Lê Giang ở đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sài Gòn cũng cho biết điều đó. Triều đình, từ thời nhà Lê, ban hành luật hồi tỵ. Loạn thần tặc tử không thể nảy mầm được.
Luật hồi tỵ là một sản phẩm sáng tạo của văn minh Việt Nam. Các nền văn minh khác không có. Các nền văn minh như Mỹ, Pháp áp dụng luật hồi tỵ sau này. Có thể họ tự nghĩ ra, hoặc cũng có thể sao chép từ văn minh Việt Nam. Trường đại học Mỹ Harvard, khoa luật, dành hẳn mấy tín chỉ để nghiên cứu luật Hồng Đức của thời nhà Lê bên Việt Nam.
Đọc trong tiểu thuyết Hai số phận của nhà văn Mỹ Jeffrey, chúng ta cũng thấy, ông chủ hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Chicago luân chuyển nhân viên mỗi 6 tháng một lần, để không có nhân viên nào kéo bè kết đảng, ăn cắp ngân quỹ của tập đoàn được.
Tôi sinh ra ở vùng này, đến vùng khác làm quan, ở nơi xứ lạ, tôi phải đối xử tử tế với dân chúng, vì khi tôi làm sai thì sẽ không có bà con, thân thích nào bênh vực được. Luật hồi tỵ là biểu hiện của một chính quyền tốt.
Bài viết đã được đem vào sách Chính trị học đại cương của tác giả Tôn Phi.
Viết tại Sài Gòn, ngày 13 tháng Mười Hai năm 2021.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: doanh@dslextreme.com
Chúng tôi muốn được nghe ý kiến từ bạn.