“Nếu các con chăm chỉ nghe lời mẹ thì khi ngủ cũng có bánh mà ăn.”

Hàn Quốc 1960. Ảnh tư liệu.

Tôi tên là Kang-Bê, gia đình tôi là chủ nhà máy sản xuất kim chi đầu tiên cuả Hàn Quốc.

Bối cảnh Hàn Quốc năm 1960. Tôi năm đó 14 tuổi, em trai thứ 5 tuổi, em gái út 3 tuổi. Mỹ nhận người Hàn sang làm công nhân rất nhiều. Bố tôi cũng khăn gói đi sang Mỹ để làm thuê. Hàn Quốc chúng tôi thời đó nghèo hơn Việt Nam các bạn. Sau chiến tranh 1953, Hàn Quốc kiệt quệ, khổ đau.


Trước khi đi, bố tôi để lại lời nhắn với chúng tôi: “Nếu các con chăm chỉ nghe lời mẹ, thì khi ngủ cũng có bánh mà ăn.”


Rồi bố chúng tôi qua đời trong một tai nạn lao động.

Tôi đến gặp trưởng làng. Tôi lễ phép nói với ông, rằng, cả gia đình chú bác tôi sẽ lên Seoul. Trưởng làng cho tôi một số tiền để mở nhà máy sản xuất kim chi. Lúc tiễn tôi ra khỏi nhà lên Seoul, ông dặn:

  • Lên đến Seoul mới mở phong thư này ra.

Tôi đi lên Seoul. Lúc đặt chân đến nhà ga Seoul, tôi mở bì thư ra, nét chữ ông trưởng làng:

“Đừng sợ hãi.”


Anh chị em chúng tôi nghe lời mẹ. Vì thế, của cải trong gia đình ngày một nhiều thêm. Tôi lập tập đoàn Vosa, chế biến thực phẩm bán khắp châu Phi. Em gái tôi mở tập đoàn may…Thế hệ sinh năm 1948 của chúng tôi là một thế hệ anh hùng. Bạn trong ngôi làng của tôi, có 4 đứa mở 4 cái tập đoàn chaebol to nhất Hàn Quốc.


Riêng thằng em áp út không nghe lời mẹ, quậy phá, nên giờ vẫn làm công nhân.


Hàn Quốc chúng tôi dạo đó còn rất nghèo. Gia đình tôi có chú đi lính sang Việt Nam Cộng Hòa. Một mình chú đi lính, nuôi được 4 gia đình. Chú đưa gạo sang nhà tôi, trong các bì gạo còn ghi chữ “Made in Viet Nam”.


Chú của chúng tôi mất.


Bố của chúng tôi cũng mất.


Hai gia đình chú bác rơi vào khó khăn. Tôi là anh cả, phải nghĩ ra cách nuôi bầy em. Mẹ tôi làm món kim chi bán ở chợ rất chạy. Gia đình tôi mở được một cửa hàng làm món kim chi ở thủ đô Seoul.

Đúng là, trong lúc ngủ cũng có bánh mà ăn. Người Mỹ và người Hàn đặt mua kim chi của gia đình tôi vô số. Mẹ tôi mở thêm 4 cửa hàng, thuê một trăm nhân viên, bán không kịp. Mỹ và người Hàn đặt mua kim chi của gia đình tôi vô số. Mẹ tôi mở thêm 4 cửa hàng, thuê một trăm nhân viên, bán không kịp.


Đến thời tôi, tôi đầu tư sang Việt Nam, trả ơn cho Việt Nam. Ngày đó, chúng tôi vượt qua cơn đói, là nhờ những bao gạo made in Vietnam. Riêng tôi, vì mở nhà xuất bản đầu tiên của Hàn Quốc, được triệu tập tới nhà xanh để diện kiến tổng thống Park Chung Hy. Tổng thống tạo điều kiện để chúng tôi làm ăn tại Hàn Quốc mà không phải chạy chọt quan chức.

Chúng tôi giàu có ở thủ đô Seoul. Nhưng càng giàu có thì càng khổ đau. Một tết nguyên đán nọ, tôi đưa con trai con gái về thăm quê. Ngày hôm sau, tôi đi bộ đến nhà ông trưởng làng.

Lúc tôi về làng để trả lại số tiền năm xưa ông trưởng làng cho, thì ông đã mất. Lúc tôi đến nhà, vợ và con ông còn sống hỏi tôi:

  • Anh Kang-Bê phải không?
  • Dạ. Cháu là Kang-Bê.
  • Ông nhà tôi biết anh sẽ quay lại, nên ông để lại cho anh một bì thư.

Tôi mở bì thư đó ra đọc, có ghi:

“Đừng hối tiếc.”


Ảnh là em gái út của tôi. Mẹ tôi nở nụ cười hiền hòa. Chú đi lính, gửi tiền về, bố đi làm thợ đá, gửi tiền về, góp cho em mua được cái áo mới. Cả xóm mỗi em gái tôi có áo đẹp. Nó đem đi khoe khắp các bạn cùng xóm rồi cho mỗi đứa mặc thử một lần. Cái áo bị sứt một lỗ. Khi tập đoàn may của nó ổn định, nó sao chép lại mẫu áo, in thành một triệu bản, phát không cho trẻ em Hàn Quốc.

Bố mất, chú mất, rồi vợ của chú mất, cuối cùng mẹ mất. Chúng tôi hóa ra trẻ mồ côi giữa thành phố Seoul. Nhờ chăm chỉ làm theo từng lời dạy của bố mẹ lúc còn sống, chúng tôi trở thành nhóm tư bản đầu tiên của Hàn Quốc. Tôi và ba người bạn gởi tiền về quê nuôi các em trong làng, xây trường, xây thư viện, xây siêu thị. Làng chúng tôi đẹp như khu cổ tích.
Hằng đêm, tôi chong đèn rất khuya. Lời bố vẫn văng vẳng bên tai:
“Nếu các con chăm chỉ nghe lời mẹ, thì khi ngủ cũng có bánh mà ăn.”


Em gái tôi, mỗi lần lấy cái áo ra xem, là khóc. Nó nói rằng, nó nhìn cái áo này là nghĩ ra hàng trăm, hàng ngàn mẫu áo. “Ngày trước, em không được đem áo cho bạn mặc, làm rách mất áo bố mua cho em.”

Đó là lần cuối cùng nó được gặp bố.

Thời đại của lứa trẻ Hàn Quốc sinh năm 1950 chúng tôi là thời đại hoàng kim. Nay, thời đại đó đã qua, một đi không trở lại.

Mỗi lần, có phóng viên đến trụ sở tập đoàn hỏi về bí quyết thành công, tôi lại nhớ về ông trưởng làng. Ông này con địa chủ. Nhờ câu nói của ông mà tôi tồn tại được.
“Đừng sợ hãi, và đừng hối tiếc.”

Một truyện ngắn của nhà văn Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Điện thoại: 0344331741

Ủng hộ tác giả với Paypal: tonphi93@icloud.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s