
Đây là bà bạn tôi, bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm, bên Đức. Tôi quen bà trong thời gian đi lánh nạn ở Đà Lạt.
Bên Đức, ở trường y khoa, có sinh viên chép hệt trong sách. (Sinh viên Việt Nam thuộc lòng rất giỏi). Giáo sư Đức hỏi: “Tôi có bảo chị chép đâu?” Nghĩa là, ngay tại môi trường y khoa, người Đức cũng yêu cầu sinh viên phải sáng tạo. Người ta không thích loại người nạp vào đầu dễ dàng kiến thức chưa qua kiểm chứng. Vì vậy, Đức có nobel y học. Việt Nam không có, văn hóa đào tạo Việt Nam rất khó có Nobel. Nobel không đòi hỏi tài năng xuất chúng, nhưng đòi hỏi tinh thần sáng tạo, làm việc dài hơi, vừa làm vừa nghỉ nhưng cho ra kết quả. Môi trường khuyến khích sáng tạo, bạn hãy đến với môi trường đó.
Với sự tiến bộ của công nghệ ngày nay, chúng ta có thể sáng tạo, ngay lúc này, ngay tại đây, ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Cuộc đời tôi chỉ là một ví dụ.
Cô bảo vệ làm chỗ tôi, tôi hay gọi là chị, nhưng đáng tuổi mẹ, nói rằng: “Tao là không được đi học đại học. Tao mà được đi học đại học, tao cũng sẽ có bằng phát minh.”
Rõ ràng, thời tụng niệm qua rồi. Ngày nay, giỏi hay dốt, đo ở bằng sáng chế, đo ở tác phẩm, đo ở sáng kiến. Những người chăm chỉ cày bừa cũng tốt, nhưng những người đó chỉ là văn phòng, công chức thôi. Người giỏi thật sự sẽ lăn lộn vào đời sống. Bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm hay sinh viên Tôn Phi và hàng loạt người khác đã đi lên từ khó khăn nhất.
Sách Ha-ba-cúc chỉ có 3 trang thôi, cũng được coi là sáng tạo rồi, vì nó mới. Đừng nghĩ sáng tạo là cái gì cao siêu, lạ lẫm. Sáng tạo, đơn giản, chỉ là cải tiến những gì đang có. Bạn học giỏi, bất kỳ ngành nào, chỉ một đêm, viết ra một sản phẩm sáng tạo, Tôn Phi sẽ mua cho bạn.
Năm 2020 là năm nguy hiểm nhất của cuộc đời tôi. Bà bác sỹ Mỹ Lâm biết chuyện và định làm hồ sơ cho tôi sang Đức. Nhưng ngày đó tôi không có hộ chiếu, và giả sử, nếu có, tôi cũng không đi. Nay, thấy tôi thành công trên Amazon, mở được nhà xuất bản, mở được tập đoàn, bà rất vui. Từ nước Đức xa xôi, bà bác sỹ gửi thư về chúc mừng. Bà cũng nói rằng triết lý rất quan trọng, nhất là trong thời này.
Chúng ta đã thành công, ít ra là trên nguyên lý. Xin cám ơn sự động viên của bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm, những ngày gian khó.
Xin chúc bác sỹ Mỹ Lâm tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc.
Thân mến,
Việt Nam, ngày 04 tháng Một năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Tuyet voi qua. Uoc gi e cung co sang che nhu a. Chuc a cang thanh cong va hanh phuc
ThíchThích