Vì sao thầy bói nói trúng?

Viết bởi nhà văn Tôn Phi

Bên Do Thái, đấng tiên tri Si-mê-on đứng trước cửa đền thờ nói rằng, tôi sẽ được trông thấy Đấng Cứu Thế rồi mới chết. Qủa thật, ông đã được bồng trên tay Chúa Giê-su. Đấng tiên tri Si-mê-on còn nói thêm với bà Ma-ri, mẹ đẻ phần xác của hài nhi Giê-su rằng: “Gươm sắc sẽ đâm thấu lòng bà.” Qủa thật, vào khoảng năm 48 tuổi, bà Ma-ri ôm xác con bị đóng đinh chết trên cây thập tự.

Trong xã hội Việt Nam, Trung Quốc, có một nghề gọi là nghề thầy bói (bói toán, bói khoa, bói Kiều, bói cỏ thi…). Không ai biết là nó đúng hay không và nếu đúng hay sai thì căn cứ trên cơ sở nào.

Vào thế kỷ XVII, nhà toán học, triết học Phổ tên là Leibnitz đã lấy Kinh Dịch của văn minh Trung Hoa làm thành thuật toán nhị phân. Thuật toán nhị phân là cơ sở hình thành của khoa điện toán. Dường như ngày nay, không ngành nào là không cần đến máy tính, máy in, máy fax. Bởi tính ứng dụng siêu cấp của Kinh Dịch hiện rõ như vậy, cho nên, rất khó nói Kinh Dịch là mê tín.

Cuốn Kinh Dịch, nói về 64 trạng thái của một sự vật, hiện tượng. 64 là 2 mũ 8. Không một hiện tượng nào có thể nằm ngoài 64 hiện tượng được đề cập đến trong Kinh Dịch. Lưu ý Kinh Dịch không có chữ. Về sau, người ta thêm chữ vào đó để minh họa nó, gọi là “hệ từ” (từ treo vào để làm rõ hệ).

Mỗi con người đều có dữ kiện đầu vào. Nhà thuật số căn cứ vào đó, lắp ghép các dữ liệu đầu vào vào một chiếc máy tính (Kinh Dịch) và cho ra lời bói gọi là bói toán. Vì vậy, thầy bói thường bói trúng. Lưu ý, chúng tôi dùng chữ “thường) (often) chứ không dùng chữ “luôn luôn” (always) vì thầy bói cũng có thể sai.

Vì sao người ta tìm đến bói toán? Thưa, vì giáo dục kém, và ít sáng tạo. Con người sáng tạo thì tìm cách sáng tạo. Con người không thích sáng tạo, lười suy tư, thì thường nghĩ đến khoa bói toán. Kể cả những người giáo dục cao, đã tốt nghiệp đại học, song vẫn tin vào bói toán, và trăn trở về nó. Tất nhiên, chúng ta không gọi họ là mê tín vì bản thân chúng ta cũng chưa chắc đã suy nghĩ có khoa học.

Chúng ta cần phân biệt hai loại hình:

Một là hình thức hỏi ma quỷ để biết trước tương lai. (Từ hay gọi họ là “bói khoa?”)

Hai là bói khoa, dựa vào dữ liệu đầu vào để dự đoán trước tương lai.

Ở quê tôi, Hà Tĩnh, người làm bói khoa nhiều. Kể cả tướng tá quân đội cũng nô nức đi xem bói. Nguyên nhân: Cuộc sống bất an, lắm kẻ thù, phải đi hỏi thầy đê biết kẻ thù sắp đi những bước nào và mình phải đi những bước nào. Người làm nghề bói khoa, hỏi ý kiến của một con ma, hoặc một con quỷ, và trả lời cho khách biết chính xác ngày mai số đề về bao nhiêu, cổ phiếu tăng bao nhiêu.

Vì sao ma quỷ có thể nhìn thấy trước tương lai của một người? Rất dễ. Một người lao xe từ trên đỉnh dốc xuống chân dốc. Khi xe còn ở lưng chừng dốc thì ta sẽ biết: Chiếc xe sẽ lao xuống chân dốc. Trừ khi có một sự thay đổi thì người đi xe đạp phanh gấp và vác xe ngược lên đỉnh dốc. Thượng Đế thấy trước tương lai của một người, ma quỷ cũng thấy trước tương lai của một người, song, ma quỷ chỉ nhìn thấy trước tương lai hữu hạn của một người, còn Thượng Đế nhìn thấy và hoạch định tương lai dài hạn cho người đó.

Thầy bói chân chính chỉ thờ Thượng Đế, chứ không thờ ai khác (Samuel, Daniel). Nho giáo nguyên thủy là tín ngưỡng thờ Trời. Bên Tàu, ở sông Dương Tử, có nghề bói toán chân chính. Người ta tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề. Xong, người ta đốt cỏ thi trên mu rùa. Mu rùa cho ra chữ gì thì thầy bói toán phân tích cho khách nghe chữ đó, thể hiện những diễn biến sắp tới. Cách làm này, người ta hỏi ý kiến từ thiên nhiên, cho nên ít bị coi là mê tín dị đoan. Còn hầu đồng, hầu bà, thì chắc chắn là mê tín dị đoan, vì đã để cho âm hồn của kẻ khác nhập vào cơ thể của đồng cô, bóng cậu. Điều này lý giải tại sao những đồng cô, bóng cậu hay chết yểu, không được sống đủ tuổi thọ của Trời.

Ở Việt Nam, người theo Phật giáo, hoặc người không theo đạo nào (hay gọi là bên lương) thường đi xem bói. Ông thầy chùa thông thạo về tử vi tướng số. Ở mỗi làng quê lại có một bà làm nghề này, thường không lấy được chồng. (Vì họ xem thấy ma quỷ nên cuộc sống trăm ngàn khổ sở). Người theo đạo Cơ-đốc tuyệt đói không đi xem bói. Song, nhiều Cơ-đốc nhân vẫn đi xem tướng. Người ta hay nói “tướng tại tâm”. Điều này dễ hiểu thôi, sinh năng có hai nhánh là vật chất và tinh thần. Tinh thần của bạn thế nào thì sinh năng thế nấy, và sinh năng lại quy định lại vật chất. Vì vậy tinh thần của một người na ná giống vật chất của người đó. Người hay vui cười thì sinh năng tốt, sinh năng tốt gây ra hình hài dễ thương. Đây là cơ sở của tướng pháp, hoàn toàn đúng chiếu theo khoa học lượng tử.

Thầy bói thời nay tinh vi hơn thời trước, vì thời nay, thầy bói có bằng đại học, thậm chí có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, nói gì dân cũng tin. Người nghe, thường vì tò mò hoặc vì lo lắng, bất an trong cuộc sống nên phải tìm đến thầy bói. Thầy bói đánh rất trúng tâm lý của người nghe, đó là:

Một, mong muốn một sự đổi đời, khỏi phải làm việc nặng, làm việc nhẹ hơn lương cao. Những người nghiện chơi đề là khách hàng thân thiết của thầy bói. Song, con ma, mà họ hỏi ý kiến, chỉ cho khách chơi trúng nhỏ giọt, để khách chơi cúng cho con ma cả đời không thoát ra được.

Hai là, người xem bói muốn được nghe rằng mình quan trọng đối với đời. Như là, “Chị là người hay giúp người khác”, “Chị có quý nhân phù trợ”, vân vân và vân vân. Nghe đến đó thì ai cũng sướng. Có người, nghe thầy bói nói rằng mình sẽ được làm vua, thế là đi giết vua để được làm vua. Loại người này, ở Việt Nam, từ thời nhà Đinh đã có.


Phụ nữ hay đi xem bói hơn đàn ông vì phụ nữ cô đơn.

Thầy bói nổi tiếng nhất Việt Nam là Ngô Hùng Diễn. Thầy này có học trò là Trần Quang Quyến, vừa là giáo sư toán học, làm cho World Bank, vừa là nhà tướng số. Thầy bói nói trúng, nhưng đừng để ý. Việc của bạn, bạn cứ làm. Đừng để ý đến lời ong tiếng ve của những người xung quanh. Thủ tướng Anh, thống chế quân đội hoàng gia Anh Winston Churchill có câu nói bất hủ: “Bạn không thể đi đến đích nếu để ý đến tiếng sủa của mỗi con chó bên đường.”

Để thoát khỏi thầy bói, chúng ta cần có bằng sáng chế. Công ty thật, tổ chức thật, trường học thật sẽ có sáng kiến, phát minh. Như đã nói, người giỏi sẽ có phát minh. Người có phát minh thì không sợ số phận.

Có một người duy nhất có thể vén tấm màn cho muôn dân.

Sài Gòn, ngày 04 tháng Một năm 2022.

Tôn Phi (nhà khoa học, triết gia Lê Minh Tôn)

tonphi2021@gmail.com

Advertisement

4 bình luận về “Vì sao thầy bói nói trúng?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s