Mặt trận ngôn từ – Đỗ Văn Phúc viết, Tôn Phi hiệu đính.

Ngôn từ là di sản văn hoá chúng ta thụ hưởng từ  tiền nhân từ hàng ngàn năm qua, sau khi đã gạn lọc, thêm thắt qua tiến trình sinh hoạt, giao tiếp với thế giới bên ngoài.


Chỉ có vấn đề sử dụng ngôn từ một cách trong sáng, đúng đắn, hợp lý hay không mà thôi.

Ngôn 言 là nói, từ 詞 là lời nói, tiếng nói, là phương tiện giao tiếp, truyền thông đầu tiên trong đời sống của con người, cũng như của xã hội loài người vào thời hoang sơ. Thời sơ khai, người chỉ biết đến hình ảnh cụ thể quanh mình (núi, sông, hang động, thú vật…), những động tác (ăn, nói, đi, đứng, làm…), từ từ tiến lên hiện tượng (mưa, bão, ), cảm xúc (vui, buồn, giận…), và cao hơn là ý thức về triết học, chính trị, khoa học kỹ thuật. Thoạt đầu người ta dùng lời nói (Ngôn) để diễn đạt, rồi tiến lên phát minh ra chữ viết (Tự 字) như là những biểu tượng để sự truyền đạt có thể đi xa hơn về không gian và thời gian.

Sinh ngữ là ngôn ngữ sống vẫn còn được dùng, khác với tử ngữ là ngôn ngữ đã không còn ai dùng tới. Ngôn ngữ Việt Nam là một sinh ngữ có từ nhiều nguồn: tiếng Việt nguyên gốc (nước nhà, khoảng cách, người lính…), tiếng Trung hoa đọc theo âm Việt (quốc gia, cự ly, quân nhân…), tiếng Tây phương được Việt hoá (bom, cà phê, mô tô, vi la…); các thuật ngữ quân sự, kỹ thuật mới được đặt chữ Việt Nam tương ứng nhưng chưa phổ cập (phần mềm (software), phần cứng (hardware), nét (internet)…).  Sau khi những “ngôn” và “từ” này được sử dụng quen thuộc và được đại đa số chấp nhận, nó trở thành tiếng Việt chính thức. và người ta soạn ra Văn phạm là thứ luật để hướng dẫn mọi người biết cách dùng cho đúng và hợp lý để khi nói hay viết ra, ai ai cũng phải hiểu môt cách đồng nhất. Văn phạm được dạy cho học sinh từ những năm tiểu học cho đến đại học. Tuy vậy, Việt Nam chưa có một hàn lâm viện về ngôn ngữ, nên vẫn còn nhiều trở ngại khi muốn cập nhật, điều chỉnh, hay xác định sự chính xác của cách dùng chữ.

Ngôn, Từ, Tự, Văn phạm là do con người sáng tạo, nên cũng có thể do con người thay đổi do sự thay đổi môi trường sống và sự tiến hoá chung. Sự đúng sai trong cách dùng chỉ có tính cách tương đối và chủ quan. Ví dụ: trước 1975, mười bảy triệu người miền Nam dùng hai chữ “đơn giản” nghe quen thuộc; thì mười chín triệu người miền Bắc lại dùng chữ “giản đơn” và họ cũng cho rằng xuôi tai. Gạt qua một bên tình cảm chính trị mà có thể làm sự đánh giá của chúng ta sai lệch đi, thì ai? cơ quan nào?  là người có thẩm quyền phân xử chữ nào đúng, chữ nào sai?

Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt”. Nghe mà dựng tóc gáy.

Các chữ Hán Việt như “cự ly” (khoảng cách = distance), “cách ly” (cô lập = isolate), “tiếp cận” (sát cạnh = next to) ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp. Nó không thể dùng thay thế chữ tiếp xúc (contact) hay đến gần (approach). Cự li dùng trong quân sự. Khi nói về những chuyện thông thường, người ta nói: “Khoảng cách giữa các xe…”;  “anh B. bị bạn bè cô lập….”; “Việt Nam tiếp xúc với nền văn minh Tây phương”;”anh A. đến gần cô B.” Nghe nhẹ nhàng dễ hiểu hơn nhiều.

Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông). Nhưng người ta nói một tập thơ, một xấp ảnh, một hợp ca (tam ca, tứ ca, hay đồng ca). Thật là khó chấp nhận khi nghe hay đọc các chữ chùm thơ, chùm ảnh, tốp ca.

Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo chúng tôi đã đọc:

– “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn thị X. ‘thể hiện’”.

Đúng ra, phải dùng chữ “thưc hiện” hay đơn giản hơn dùng chữ  “làm”. Thể hiện có nghĩa là biểu lộ (express). Người ta nói “thể hiện sự ưu ái, thể hiện lòng ái quốc…

– “Ca sĩ X ăn mặc ‘ấn tượng’”.  Ấn tượng là danh từ (impression). Phải nói cách ăn mặc của ca sĩ X. gây một ấn tượng tốt.

– Điểm nhấn: “Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘ điểm nhấn’”. Ý tác giả muốn nói đến điểm nổi bật nhất (focus).

– Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ «bứt rứt», «ray rứt» (worry). Chính trong từ điển cũng không có chữ «bức xúc» này. Nhưng nhiều người Việt vẫn cứ dùng chữ «bức xúc» một cách ngô nghê.

– Thống nhất ý kiến. Một bác sĩ lớn tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết : “sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến, đề ra phương án… “ . Tại sao không viết « Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã đồng ý đưa ra phương cách… ». (Tham khảo : bài về Y Học của BS Nguyễn Ý Đức đăng trên tạp chí Sóng Thần Virginia).

….

FIle dài 47 trang, ai cần gọi cho các tác giả.

Viết bởi Đỗ Văn Phúc, chỉnh sửa bởi Tôn Phi

Liên lạc các tác giả, góp ý: tonphi2021@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s