“Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương…”.
Nhạc Sĩ Văn Giảng
Lạc Việt bây giờ mới biết Nhạc Sĩ Văn Giảng là tác giả của Bài Hát “…Ai có về bên bến Sông Tương…” mà bấy lâu nay tôi rất yêu thích.
Thật vậy, chỉ với hai câu hát mở đầu: Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương…”
Đúng như ông David H nói: sông Tương bên Tàu mơ tưởng làm gì…
Nhưng Sông Tương bên Tàu…mà không phải của Tàu. Sông Tương xuất phát từ Rặng Ngũ Lĩnh (Quảng Đông Quảng Tây hiện nay) chảy ngược lên phương Bắc và đổ vào Sông Dương Tử (sông Trường Giang ngày nay).
Thời Trưng Nữ Vương, Bà đã lãnh đạo khoảng 200 Nữ Tướng trên khắp lãnh địa bao la của các Tộc Bách Việt từ Bờ Nam sông Dương Tử xuôi Nam đến Ngũ Lĩnh sông Tương, tiếp tục xuôi Nam đến Sông Hồng vùng lên khởi nghĩa chống lại ách cai trị của Hán Vũ Đế từ năm 30 đến năm 40 đầu Công Nguyên.
Giặc Hán bại trận, Bà xưng vương năm 40. Các Nữ Tướng của các Tộc Bách Việt tôn Bà là “Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam” (để ngang hàng với Hán Vũ Đế) cai quản cả Vùng Đồng Đình Hồ (Hồ Bắc, Hồ Nam, Tam Hiệp ngày nay) Vùng Sông Tương Ngũ Lĩnh và đồng Bằng Sông Hồng cực Nam tới tận đèo Hải Vân.
Do hậu quả Hán Hóa 1000 năm của giặc Tàu sau thời Trưng Đại Đế, phần đông Người Việt đã quên lịch sử hào hùng của tiền nhân mà dần quên đi bao vùng Non Nước giặc Tàu đã ăn cướp của Tộc Việt.
Sông Tương gắn liền với lịch sử xuôi Nam của Tộc Việt trong tiến trình định cư định canh bám sát nguồn nước phát triển nền Văn Minh Lúa Nước rực rỡ.
Khoảng giữa thượng nguồn và hạ nguồn sông Tương có “cánh đồng sông Tương”. Tương truyền nơi đây Lạc Long Quân và Âu Cơ đã bịn rịn chia tay nhau dẫn các con đi khai hoang lập ấp. Âu Cơ giòng giống Tiên dẫn 50 con đi chinh phục các vùng núi non hiểm trở. Lạc Long Quân giòng giống Rồng dẫn 50 con đi chinh phục vùng đồng bằng và sông biển. Chính lý lẽ thâm thúy này mà dân việt gọi quê hương là “Đất Nước”.
Hai Ông Bà bịn rịn gạt nước mắt chia tay ra đi mở mang Non Sông Bờ Cõi với lời hẹn ước: “Nếu gặp nguy cơ hãy thông báo cho nhau để cùng tiếp ứng bảo vệ nhau…”
Cánh đồng sông Tương đã chứng kiến “Cuộc tình nước non” bi tráng này nên một khi có ai đó nhắc lại làm trái tim ta thổn thức bồi hồi…
Sông Tương, sông Dương Tử, Hồ Đồng Đình, Núi Thái Sơn lâu nay đã đi vào huyền sử. Ngày nào con cháu còn biết kể cho nhau nghe những trang huyền sử này thì còn biết tổ tiên ta là những con Đại Bàng chứ không phải là con chích chòe như Tàu Chệt muốn hình ảnh tổ tiên ta như vậy.
Thật may mắn những trang huyền sử Việt đã nối kết con cháu với tổ tiên và đóng vai trò của ký ức lịch sử hay ký ức quê hương:
Công Cha như Núi Thái Sơn
(núi Thái Sơn trên nam ngạn sông Hoàng Hà phía trên Bắc Kinh)
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Nước trong nguồn ờ vùng Đồng Đình Hồ – sông Dương Tử)
Hay qua bài hát
Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Đây có phải lời thì thầm nhớ thương của Lạc Long Quân nhớ Âu Cơ chăng?
Quả thực đây là lý do khi nghe bài hát này lòng tôi thổn thức vì mối tình bi tráng của hai cụ Tổ ở tuổi thanh xuân khi gác tình riêng mà chia tay ra đi mở mang bời cõi…
Trân trọng cám ơn nhạc sĩ Văn Giảng
Lạc Việt
Lac Viet <lacviet2109@gmail.com> |