Xu hướng dịch chuyển từ đạo Phật sang đạo Cơ-đốc ở Việt Nam.

Ảnh minh họa tư liệu: Hai cô sinh viên lên thành phố học, tại đây cải đạo theo đạo Cơ-đốc.

Bài của tôi thường được các tổ chức lấy làm báo cáo thường niên của họ.

Ở Việt Nam, đang có xu hướng dịch chuyển từ đạo Phật sang đạo Cơ-đốc ở Việt Nam.

Thực ra, đạo Cơ-đốc gần với truyền thống dân tộc Việt hơn là đạo Phật. Truyền thống của dân tộc Việt là thờ Trời (Thái Bình minh triết). Đạo Cơ-đốc thờ Đức Giê-su, được tin tưởng là con trai ông Trời, so với đạo Phật thờ thụ vật, rõ ràng đạo Cơ-đốc có triết lý khởi nguyên mạnh hơn.

Các nhà chùa đang rất lo lắng về việc mất tín đồ. Việc không có luật hội họp làm cho nhà chùa thất thu, đến độ có vị còn kêu gọi cúng dường online.

So sánh hai khái niệm thiên tử và Phật tử. Khái niệm thiên tử dễ tiếp thu hơn khái niệm Phật tử bởi ông Thích Ca không có kế thừa huyết thống với con người. Trong khi, Đức Giê-su trong văn minh Cơ-đốc tuyên bố một sự kế thừa huyết thống cho mọi người nào biết cách nắm lấy. Việc tha tội cũng gặp khó khăn đối với đạo Phật, khi ông Phật không phải là nguyên nhân đầu tiên. Đức Chúa Trời, khởi sinh ra trời đất và muôn vật, mới có quyền tha tội.

Việc ngăn cản con người tham gia đạo Cơ-đốc bằng các biện pháp cơ học lại cho kết quả ngược với ý chí của biện pháp cơ học. Khi bị đánh đập vì tin Chúa, người ta lại càng tin Chúa hơn. Làn sóng dịch chuyển từ đạo Phật sang đạo Cơ-đốc ở Việt Nam nhiều đến nỗi, có học giả Tây nói rằng, Việt Nam sẽ là nơi có số tín đồ đạo Cơ-đốc lớn nhất thế giới, tính trên số dân.

Dân Việt Nam vẫn chưa hiểu đạo Cơ-đốc là gì, ngay cả trong những người tự xưng là tin Chúa. Cơ-đốc dịch từ tên “Christ”. Cơ-đốc giáo là những người tin vào đấng Cứu Thế đến trong xác thịt, Đấng Christ. Khi tôi ship cuốn Kinh Thánh, cựu ước và tân ước về cho mẹ thì có người chửi tôi là tin lành. Tất nhiên là họ núp lùm chửi, mặc dù tôi đã để số phone và email để giải đáp ngay tại chỗ cho họ. Kinh Thánh mà tôi gửi về là bản gốc đầu tiên của Việt Nam, được Liên hiệp Kinh Thánh toàn cầu chứng nhận. Hơn nữa, nó có con dấu của nhà xuất bản Tôn Giáo, chất lượng chắc không đến nỗi tồi.

Vậy, ngoài xu hướng chuyển từ đạo Phật sang đạo Cơ-đốc, sẽ còn xu hướng chuyển từ đạo Cơ-đốc thấp cấp sang đạo Cơ-đốc cao cấp. Đây chính là vấn đề then chốt.

Thanh niên Việt Nam bây giờ học hành cao quá. Với một thiết bị kết nối internet, các em sẽ truy tìm vấn đề nguồn gốc linh hồn. Hoặc là vô thần, hoặc là làm con Thượng Đế, không ai dại gì đi làm con của một thần dưới Thượng Đế. Cũng như, khi nói chuyện công việc, thì sẽ nói với người lớn, không ai nói với người nhỏ.

Ở Việt Nam dường như không có người vô thần, chỉ có người theo các hình thức tô-tem giáo, tức là tín ngưỡng dân gian. Ngay cả những người đó khi được hỏi có tin vào thiên đàng và có muốn vào thiên đàng không thì ai nấy đều trả lời là có.

Trong xu hướng dịch chuyển từ đạo Phật sang đạo Cơ-đốc ở Việt Nam, có nhiều sự đổ vỡ xảy ra. Đổ vỡ trong gia đình, đổ vỡ ngoài xã hội. Điều này làm ứng nghiệm câu nói của Chúa Giê-su vào 2000 năm trước, Luca chương 14 câu 26: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta.”.

Văn hóa chính trị ở Việt Nam là văn hóa “ném đá giấu tay”. Có thể thấy tác giả các bài báo triệt hạ nhân cách người khác không có ký tên và không đề số điện thoại, khác với văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo Anh, Pháp, người ta một chọi một. Khi văn minh tin lành, cùng các tập đoàn tư bản tin lành, như Amazon, Barclays,…sắp sửa vào Việt Nam thì văn hóa chính trị ở Việt Nam cũng buộc phải chuyển sang văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo. Văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo là gì, bạn đọc có thể đọc truyện Đông-Ki-sốt, chàng hiệp sĩ xứ Man-cha để hình dung rõ ràng.

Ai được lợi khi đất nước chuyển sang văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo? Thưa, đó là các nhà khoa học. Họ sẽ được hưởng một mức lương rất cao, khi nền kinh tế của đất nước thực thụ là nền kinh tế tri thức.

Quận 7, Sài Gòn, ngày 05 tháng Một năm 2022.

Tôn Phi

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s