
Trong làng văn chương Mỹ, người ta tính văn hào cho những Mark Twain, Henmingway, Jack London. Những tác phẩm dài, tính bằng tạ, đọc mỏi mắt, mà chưa chắc người khen đã đọc bao giờ. Còn có một tác giả rất đặc biệt khác trong văn học Mỹ, đó là ông O.Henry. Ông có một câu chuyện vô cùng xúc động, dường như ai cũng nhớ, là truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
Bệnh viêm phổi khi đó rất khó chữa. Người bị viêm phổi chủ yếu hai loại, một loại là do hút thuốc quá nhiều (thuốc lá, thuốc lào), loại thứ hai là do thể trạng yếu, hễ trời rét là bị viêm phổi. (Tôn Phi hồi bé bị viêm phế quản, đến nay vẫn chưa lành, ra ngoài trời lạnh là viêm phổi). Bệnh viêm phổi rất giống với ho cảm, ho gió thông thường, nên khi bệnh nhân biết mình bị viêm phổi thì đã muộn.
Cô họa sĩ Giôn-xi bị viêm phổi. Nàng suy kiệt sức khỏe, và suy kiệt tinh thần. Nàng ước ao được chết.
“- Chị Xiu-đi ơi, muốn chết là một tội, phải không?”
Hai cô họa sĩ ở với nhau, nghèo quá. Nghèo làm sao giữ được đạo? Hồi đó, lương của họa sĩ vẽ hình minh họa cho các báo rất thấp. Ngày nay, Tôn Phi thuê một cô họa sĩ vẽ hình minh họa cho bìa sách “Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư Bản”, phải trả 2 triệu đồng. Nếu hai cô họa sĩ Giôn-xi và Xiu-đi sống vào thời đại này thì hai cô là đại gia, nhưng vào hồi đó, hai cô như người sắp chết đói.
Cụ Bơ-men, một cụ già, tuổi cao, vẽ bức tranh chiếc lá, treo ngoài cửa sổ. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ, thấy chiếc lá còn, thế là, cô cố gắng trụ thêm một chút. Qua ngày hôm sau, cô thấy khỏe hơn, và được sống.
Nhưng cụ Bơ-men, con chó già giữ nhà cho hai cô họa sĩ, đã chết. Cái chết vô cùng đáng giá. Một cái chết như muôn vàn sự sống.
Vụ án cô họa sĩ Giôn-xi, dù chỉ là truyện bịa, nhưng nó rất thật. Thật đến nỗi, chính phủ Mỹ phải trợ cấp xã hội phổ biến cho mọi người. Cô Tôn Nữ Thóc Nâu bên Hoa Kỳ gọi điện về cho tác giả, nói rằng, mỗi tháng lãnh 1000 usd (23 triệu Việt Nam đồng) tiền trợ cấp. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O.Henry không phải là chuyện chơi, cả xã hội Mỹ được nhờ từ câu chuyện đó. Tinh thần Mỹ “In God we trust”, “Chúng tôi tin vào Chúa”, thúc giục người Mỹ phải làm giàu để giúp đỡ nhau. Kể tự đó, không có cô họa sĩ nào chết vì nghèo như Giôn-xi. Nền văn hiến Mỹ thật tuyệt vời. Từ những mảnh đời thất bại, đau thương nhất, đã gây dựng được nước Mỹ mà cả dân hữu thần lẫn dân vô thần đều vượt biên sang để sống.
Nội hàm ý nghĩa câu “Make America Great Again” của cựu tổng thống Donald Trump nhằm thúc giục thế hệ thanh niên Mỹ gây dựng lại quốc gia, từ bỏ lối sống hưởng thụ. Bên Ba-lan, có hai bố con nọ ở với nhau. Người bố rất giàu, con gái hỏi bố:
- Bố ơi. Nhà mình giàu như vậy rồi, còn làm bánh làm gì nữa?
Người bố trả lời:
- Chúng ta làm cho những người chưa có bánh ăn con à.
(Huy Kim đến nhà, kể câu chuyện bố và con gái cho tôi nghe. Tôi viết thành truyện).
Tinh thần bất diệt, vươn lên được trong mọi hoàn cảnh. Có những kẻ phá hoại nhân tâm, gây khó khăn cho con người, thì cũng có những bậc anh hùng đi giúp đời. Có những kẻ phá hoại mà không biết mình phá hoại. Lần này, dưới sự giúp đỡ của Internet, một sản phẩm của văn minh tin lành, bao nhiêu sự lừa đảo, chó má lòi ra cả. Bản thân nhà văn O.Henry có cái chết khá nghiệt ngã. Ông đã hy sinh cho một lý tưởng cao quý.
Hai cô gái, dân nghệ thuật, không chồng, cùng thích kiểu áo rộng tay và uống cà phê, với một ông già. Chỉ từng đó chi tiết thôi, với trí tưởng tượng vô cùng phong phú, O.Henry đã kể lại thành một câu chuyện chan chứa tình nhân văn. Đừng tụng niệm, thưa quý vị, hãy vừa tụng niệm, vừa hành động. Tinh thần Mỹ là như vậy.
Tên tuổi của O.Henry trong văn học Mỹ là bất diệt. Nó giống như tên tuổi của Thâm Tâm bên Việt Nam, với bài thơ Tống Biệt Hành. Chỉ cần một truyện ngắn cực kỳ đơn giản, không bút pháp nghệ thuật như Chiếc lá cuối cùng thôi, O.Henry đã đi vào lịch sử văn chương thế giới.

Mỗi lần nhớ lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng là tôi khóc trong lòng.
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Mỹ của nhà văn Tôn Phi. Sách được Amazon và Google bảo quản vô thời hạn.
Mời các bạn mua để ủng hộ Tôn Phi, giá chỉ 400 000 ĐỒNG/CUỐN.