Thằng cuội, tên “lừa đảo” dễ thương trong văn hóa Việt Nam.

Trong văn hóa Việt Nam, có một thằng tên là thằng Cuội. Về niên đại, thằng Cuội có khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên.

Cuội lừa đảo quan lang như sau: Quan lang cỡi lừa đi qua, thấy Cuội đang ngồi bên bờ hồ. Quan lang hỏi, Cuội đang làm gì đó. Cuội thưa, đang chuẩn bị lùa vịt về. Đàn vịt trắng trẻo, béo tốt. Quan lang nổi máu tham, dụ Cuội bán rẻ số vịt. Cuội bán ngay. Quan lang trao tiền xong, Cuội về. Lúc quan lang xuống hồ để đưa vịt về thì hỡi ôi, đàn vịt tung cánh bay đi mất, đó là đàn vịt trời. Quan lang bị Cuội lừa, nhìn xung quanh thì chẳng thấy Cuội đâu nữa.

Thằng Cuội không hề lừa ai cái gì cả. Chỉ là người ta hiểu nhầm ý nó mà thôi. Cuội lừa ai? Cuội chỉ lừa bọn nhà giàu, chúng ta đọc, không thấy Cuội lừa bọn nhà nghèo bao giờ. Với lại, cái lừa của Cuội là vô lại, không làm hại gì ai. Cuội lừa quan lang nhưng quan lang cũng không làm gì được Cuội, vì quan có bắt được đàn vịt trời để hỏi đàn vịt ấy có thuộc về Cuội hay chăng. Dân gian Việt Nam lan truyền câu chuyện về chàng Cuội thông minh đã 24 thế kỷ, vẫn chưa lỗi thời.

Bên Lào, cũng có truyện Xiêng Miệng lừa quan lang, lừa phú ông, giống với Việt Nam. Xiêng Miệng của Lào lừa cho phú ông không có áo mặc để về. Nhưng thời đó người ta không trả thù nhau. Với lại, thằng Cuội không bao giờ sở hữu bất động sản.

Văn hóa Việt Nam rất dễ thương. Cuội lừa được quan lang, nhưng quan lang không trả thù. Bạn biết quan lang là con của ai không? Con của Hùng Vương. Tức là, Cuội lừa được hoàng tử con vua, nhưng hoàng tử con vua không làm hại Cuội. Bên châu Âu, nông dân dám lừa lãnh chúa lâu đài, hiệp sĩ của lâu đài sẽ xử tử nông dân đó. Bên Việt Nam không có nuôi thuyết sát nhân nào như vậy. Văn hóa Việt Nam, người thấp trong xã hội như Cuội cũng bình đẳng như người cao nhất trong xã hội (quan lang).

Một bận khác, Cuội lừa phú ông như sau. Phú ông thấy Cuội có cái quạt làm bằng mo cau rất đẹp, phú ông muốn cướp.

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi cục xôi, Bờm cười.

Thằng Bơm và thằng Cuội là một thằng hay hai thằng không quan trọng. Chúng giống nhau về văn hóa. Thằng Cuội rất thông minh. Phú ông nói sẽ đổi cho nó ba bòn chín trâu để lấy quạt mo, Bờm không chịu. Phú ông nói sẽ đổi cho nó ao sâu, cá mè để lấy quạt mo, nó cũng không chịu. Bờm và Cuội trong xã hội Việt Nam thừa biết, phú ông không dại gì đổi những gia sản đó để lấy một cái quạt mo. Chẳng qua phú ông muốn cướp không cái quạt mo của Cuội, lúc lấy quạt rồi sẽ đuổi Cuội đi. Cuội rất thông minh, tương kế tựu kế, chỉ đổi lấy một cục xôi. Vì sao là một cục xôi? Vì một cục xôi ngang giá với một cái mo cau. Tên này cực kỳ thông minh. Các bạn dạy văn học dân gian phải phân tích chuẩn về thằng Cuội.

Chú Cuội Đỗ Hồng Quân quá đẳng cấp. Sau vai diễn ấy, Đỗ Hồng Quân được phong danh hiệu nghệ sỹ ưu tú. Câu chuyện thằng Cuội, nếu hiểu đúng, có tác dụng rất lớn trong cuộc đời con trẻ. Nhưng, đa số, người thời nay hiểu nhầm câu chuyện thằng Cuội. Bởi vậy, có vô số thằng Cuội mới sinh, lừa lấy đất, lấy nhà của người khác. Rõ ràng, thằng Cuội trong truyện cổ tích đẳng cấp hơn những thằng Cuội thời nay.

Thuở trước, thằng Cuội còn lừa được cả vua, vua đổi ngôi báu cho thằng Cuội. Nhưng Cuội biết mình không có chân mệnh thiên tử để làm vua, nên, chỉ sau 1 tháng là trả lại ngôi vua cho vua, rồi mình lại về làm nông dân như cũ. Phim thằng Cuội kết thúc bằng cảnh chú Cuội và người chú ruột của mình tắm mát trên dòng sông thanh bình, trong vắt. Một triết lý cực kỳ cao siêu của nhà làm phim.


Người yêu của Cuội bị nạp làm phi, chết trong cung. Sau khi biết cô chết, Cuội chán tất cả, bỏ về quê, rồi lại lừa phú ông, lừa quan lang cho vui tiếp. Cuội không lừa để làm giàu, Cuội lừa chỉ để cho vui.

Thằng Cuội quả là một câu chuyện hay, khi lên phim cũng là một bộ phim hay.

Quận 7, Sài Gòn, ngày 09 tháng Một năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

2 bình luận về “Thằng cuội, tên “lừa đảo” dễ thương trong văn hóa Việt Nam.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s