
Đây là ảnh chụp một gia đình Mỹ vào năm 1997. Cả gia đình hớn hở khi có mạng Internet. Bố, mẹ và bốn đứa con xúm lại bên chiếc bàn vi tính, khi đó còn là máy thùng, to bằng cái máy phô-tô-cop-py. Hồi đó, với người Mỹ, gia đình nào có Internet là đại gia.
Bây giờ, nhà nào ở Việt Nam cũng có Internet. Mỗi gia đình có 3-4 cái laptop. Internet đã giăng quá sâu vào nước Việt Nam.
Sĩ quan tình báo Lê Phú Hào, tiến cháu tại sân bay Pháp Charles De Gaulle năm 2000, nói: “Cháu à. Internet sẽ thay đổi đất nước Việt Nam.”
Qủa thực, áp lực của Internet quá ghê gớm. Những người chịu áp lực ấy, muộn nhất là tối nay, đã đọc được bài viết này của tác giả Tôn Phi. Đáng lẽ Việt Nam đã không có Internet, như Triều Tiên. Nhưng, nước cờ quá cao siêu của người Mỹ, Internet vẫn vào được Việt Nam.
Có những việc ngang nhiên tồn tại thời không có Internet, sang đến thời nay phải ngưng. Tôi lấy hai ví dụ sau đây:
Ví dụ một, cô giáo trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đạo văn của giáo sư Úc. Nếu là thời trước, không ai biết. Thời nay, các nhà quản lý DRM đưa phát minh của giáo sư Úc vào máy tra, chỉ 15 phút sau biết cô giáo ở Việt Nam sao chép. Văn minh tin lành quá là khủng khiếp.
Ví dụ 2, nhà trường ở Đăk Lăk ép giáo viên đóng 1 ngày công để làm từ thiện. Nếu là thời trước Internet thì mọi giáo viên đều phải cam chịu. Sang thời nay, thầy giáo kêu khổ trên Internet, 15 phút sau ông giám đốc sở giáo dục phải rút lại văn bản cưỡng ép đóng phí tình nguyện. Áp lực của Internet dường như vô hình nhưng phủ lên đầu tất cả mọi người, thúc đẩy mọi ngành trong xã hội phải thay đổi văn hóa.
Tất nhiên, có những ngành không chịu thay đổi văn hóa. Song, khi văn hóa Anh-Mỹ đã phổ cập, thì không muốn chạy theo văn hóa Anh-Mỹ cũng không được. Vấn đề chỉ là thời gian. Cần có thời gian để văn hóa tiến bộ. “Một nền văn hóa thấp hơn sẽ bị một nền văn hóa cao hơn thâu hóa.”- Tôn Phi.
Internet gây ra áp lực phải thay đổi đất nước. Trước kia, Trung Quốc lập mạng China net thay cho Internet. Song bây giờ, Trung Quốc cũng đã mở cửa cho Internet vào. Nếu không mở cửa, Trung Quốc sẽ bị thâm hụt thương mại. Do đó, Trung Quốc phải mở cửa. Trung Quốc mở thì sớm muộn Triều Tiên cũng phải mở theo. Độc tài như Kim Jong Un cũng không còn lựa chọn. Một là đi theo quỹ đạo Do Thái, hai là diệt vong, mặc dù không ai làm gì mình. Nếu mở cửa cho Internet, Triều Tiên có thể sẽ được quay trở lại thời kỳ sung túc của Kim Nhật Thành, hoặc xa hơn nữa, thống nhất hai bán đảo Triều Tiên mà không cần một cuộc chiến tranh. Hiện tại, Hàn Quốc muốn đánh Triều Tiên dễ như đứng ở trên trời rọi xuống. Kỹ nghệ của Hàn Quốc đã tiến đến mức khó có thể tưởng tượng.
Internet do quân đội Mỹ nghĩ ra. Để liên lạc quân sự, những người lính nêu ý tưởng về một cái mạng nhện mà tin tức như giọt nước truyền từ đầu này sang đầu kia. Một tiến sĩ cơ học lượng tử Mỹ, đang làm dự án đường truyền, nhận nhiệm vụ thiết kế một mạng như vậy cho quân đội Mỹ. Thấy khả quan, quân đội Mỹ mở rộng mạng nội bộ này và trở thành mạng toàn cầu. Inter nghĩa là toàn cầu, net là mạng lưới, Internet nghĩa là mạng lưới toàn cầu. Chúng ta đang sống trong thời đại chính phủ toàn cầu.
God bless you. God bless America.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 10 tháng Một năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Đọc sách Cơ học lượng tử và mạng Internet miễn phí trên Amazon của tác giả Tôn Phi tại Cửa hàng sách, máy tính Charlie Sài Gòn.