Vì sao tuổi trẻ bỏ đi khỏi quê hương?

Kính thưa quý vị,

Những năm gần đây, tuổi trẻ bỏ đi nhiều khỏi quê hương. Nguyên nhân làm sao và cách nào để khắc phục.

Chúng tôi nêu ra các nguyên nhân sau đây:

Một, thiếu trang bị kinh điển dân tộc. Một dân tộc trên không chằng, dưới không rễ, chắc chắn, những thế hệ trẻ của dân tộc đó phải bỏ nước ra đi.

Hai, người trẻ có nhiều kiến thức, nhưng không biết sử dụng kiến thức đó như thế nào.

Ba là, trong xã hội, không có các nhà tư bản lỗi lạc tổ chức đời sống kinh tế, cung cấp việc làm cho tuổi trẻ.

Bốn là, chính phủ không có trợ cấp xã hội phổ biến cho giới trẻ.

Năm là, bản thân người trẻ đó không có sáng tạo.

Sáu là, văn hóa thấp.

Bây giờ, tôi đi phân tích từng mục.

Mục 1, thiếu kinh điển dân tộc. Qủa thật, sống trong một môi trường nào, ta phải am hiểu môi trường đó. Sống trong đất nước thời toàn cầu hóa, mà bạn vừa không có kiến thức về toàn cầu hóa, vừa không có kiến thức về dân tộc mình trong suốt dòng lịch sử, đương nhiên bạn sẽ thấy bơ vơ lạc lõng.

Mục 2, kiến thức quá nhiều mà không biết dùng. Tôi lấy ví dụ, làm tăm tre đem gói thành hộp rồi đem bán thì ai cũng biết làm, nhưng không ai biết dùng. Có người chỉ làm tăm tre thôi cũng giàu, kiến thức họ không cao quá. Đó là ví dụ, còn nhiều ví dụ nữa, có nhiều ngành sản xuất không cần kỹ nghệ cao, mà người ta cũng không làm, mặc dù có dư thừa kiến thức. Học hành bây giờ đã là quá cao.

Mục 3 rất quan trọng. Hàn Quốc có các chủ tập đoàn Chaebol. Các chaebol tổ chức công ăn việc làm cho dân. Việt Nam không có. Không có người tổ chức công ăn việc làm, đương nhiên, người trẻ phải bỏ nước ra đi.

Mục 4, chính phủ không có trợ cấp xã hội. Mục này tôi không muốn nói thêm.

Mục 5, bản thân người trẻ không sáng tạo. Có cô bạn, làm công nhân may, nhưng vẽ mẫu, tự may, tự đem bán, cuối cùng mở được nhà máy riêng. Bản thân cô có sáng tạo thì cô sẽ giàu. Ai không sáng tạo thì sẽ nghèo, hoặc chỉ bình bình, nếu có giàu được cũng chỉ là may mắn.

Mục 6, rất quan trọng, văn hóa thấp. Khi tuyển dụng, người tuyển dụng chọn nhân viên có văn hóa cao. Đó là nhân viên nói năng lễ phép, trang phục lịch sự, dáng đi nhẹ nhàng, biết nghe lời. Văn hóa cao thì không thể nghèo được.

Các bạn ạ, không việc gì phải bỏ đi khỏi quê hương.

Quận 7, Sài Gòn, ngày 10 tháng Một năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s