
Ở Anh, ngành pháp đình có văn hóa rất cao.
Mấy người đi chui từ Việt Nam sang Anh kể, sang đó, họ không khảo cung. Họ hỏi, bạn mấy tuổi. Bạn 40 tuổi mà bạn nói 14 tuổi, họ cũng không hỏi tiếp, họ ghi vào sổ là, năm nay bạn 14 tuổi. Văn hóa ngành cảnh sát của Anh là không ép cung, vì họ là hiệp sĩ Cơ-đốc giáo.
Nhờ có văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo, văn hóa pháp đình Anh-Mỹ hay hệ thống luật Anh-Mỹ trở thành mẫu mực của hệ thống luật học toàn cầu.
Hệ thống luật Anh-Mỹ là hệ thống luật xây dựng trên luật 10 điều răn của Môi-se. Bạn đọc có thể đọc luật 10 điều răn, 2 trang ngắn gọn, ở trong sách Xuất Ê-dip-tô ký (sách Xuất Hành) chương 20.
Một nước có nền luật học phát triển là nước Đức. Ở Đức, gần như không có án oan. Trình độ thẩm phán ở Đức thuộc loại đỉnh cấp thế giới. Người dốt nát không thể leo lên ghế thẩm phán Đức.
Đức giờ đây miễn phí 100% học phí đại học cho sinh viên. Người người, nhà nhà sang Đức du học. Khi những sinh viên này đi du học về, hoặc ít hoặc nhiều, sẽ bơm dòng máu mới vào văn hóa pháp đình của Việt Nam.
Có thể nói văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo là một văn hóa tuyệt vời. Người người, nhà nhà khi được tự do trong tĩnh lặng đều sẽ chọn văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo. “Tin Lành nầy về nước Ðức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” (Ma-thi-ơ chương 24 câu 14).
Áo thụng, tóc giả xuất phát từ văn hóa pháp đình của văn minh Cơ-đốc giáo. Bạn thử suy nghĩ và trả lời cho tác giả, tại sao họ lại phải đeo tóc và mặc áo như vậy? Có phải để cho đẹp chăng?
Quận 7, Sài Gòn, ngày 13 tháng Một năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Phone, Whatsapp, Signal, Telegram: +84344331741