Trận đầm Thị Nại 1801: Vì sao nhà Tây Sơn đánh thua nhà Nguyễn?

(Viết tặng chú Hiệp Phạm cựu sinh viên Văn Khoa Sài Gòn, chung trương với Tôn Phi, hiện đang sống ở Úc.)

Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, trận đánh ngang ngửa và hùng hồn nhất là trận đầm Thị Nại, 1801, giữa hai nhà Tây Sơn ở phía Bắc và nhà Nguyễn ở phía Nam.

Trận Đầm Thị Nại là trận chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Việt Nam. Sau đó và trước đó các cuộc chiến tranh đều không cân sức, hoặc có yếu tố khủng bố tinh thần. Trận đầm Thị Nại, cả hai bên đều bước vào đánh đấm với tinh thần hiệp sĩ, hẹn nhau ra chiến trường chơi một phát chứ không đánh lén (đánh du kích) đối phương.


Trước khi trận này xảy ra, nhiều nhà trí thức đã biết là Tây Sơn thua. Nếu nhà Tây Sơn không thua thì cũng chỉ là cầm quyền gắng gượng. Quang Trung quá dốt nát, vẽ một lá cờ giống hệt lá cờ Tàu, nên sĩ phu Việt Nam đương nhiên không đời nào chấp nhận. Không biết thầy bói ba Tàu nào đã bày cho ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) vẽ một lá cờ ngu như vậy, cờ đó không phải là cờ của nước Việt Nam. Đại thi hào Nguyễn Du biết vậy nên bỏ trốn vào trong nam theo chúa Nguyễn Ánh, chứng tỏ sự bất tuân của dân Bắc đã lên đến tột cùng. Ở một xứ văn hiến chi bang, dốt văn là thua cả trận chiến.

Đầm Thị Nại ở Bình Định, cửa ngõ từ biển vào nội địa Việt Nam. Đầm Thị Nại có vai trò như sông Xích Bích thời Đông Ngô. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo thắng trận Xích Bích là sẽ lấy được Đông Ngô. Chỉ vì Lượng-Du quá giỏi, lại được Trời giúp, nên Tháo đành ngậm ngùi ra về. Đầm Thị Nại bên Việt Nam cũng vậy. Qua được đầm Thị Nại là chúa Nguyễn Ánh sẽ có thể tiến quân ra Bắc.


Trận đầm Thị Nại, nhà Tây Sơn thua, vì nhà Nguyễn quá mạnh. Chúa Nguyễn Ánh ký được hợp đồng bảo trợ quân sự từ khối Tây phương. Các tướng Pháp nhập “quốc tịch” Đàng Trong và phục vụ chúa Nguyễn đánh Quang Trung. Vua Quang Trung, chiến thuyền nhập ít ỏi, và khoa học quân sự cũ kỹ từ văn hóa Trung Quốc, tất nhiên không thể đánh lại văn minh Pháp đang ở buổi hoàng kim.


Trong trận đầm Thị Nại, có chi tiết, một đoàn thuyền của tướng Đàng Trong lọt qua được khe cửa, nhân lúc trời trở gió, phóng hỏa đốt thuyền của Đàng Ngoài. Người ta nói, trong chiến tranh hiện đại, bên nào có hỏa lực, bên đó thắng trận. Việc Triều Tiên tuyên bố thắng Mỹ chỉ là nói điêu, vì với hỏa lực của Mỹ chỉ cần một quả bom nhè nhẹ là thổi bay cả dân tộc Triều Tiên. Mỹ không bao giờ làm điều đó. Trận đầm Thị Nại, hỏa lực nhà Nguyễn vượt về kỹ nghệ, lại được gió nam thổi, cho nên, quân dân miền Bắc không thể nào đỡ được.


Người ta nói, trận gió thổi ngược vào đêm không trăng ấy là nguyên nhân thắng trận của chúa Nguyễn, người sau này sẽ lên ngôi hoàng đế Gia Long. Hỏi, nếu không có trận gió ấy, chúa Nguyễn có thắng được không? Thưa, không thể thắng được.
Cho nên, thi hào Nguyễn Du mới viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời”. (trích Truyện Kiều)
Trời làm cho trận gió, nhà Tây Sơn từ thắng thành thua.


Sau thất bại ở đầm Thị Nại năm 1801, nhà Tây Sơn mất luôn cả kinh thành Phú Xuân-Huế, vốn là của cha con chúa Nguyễn. Từ Phú Xuân, chúa Nguyễn Ánh từ từ chỉ đạo, lấy luôn từng tỉnh miền Bắc. Đến khi Quang Trung chết, Nguyễn Ánh vẫn không tha, cho voi giày mả Quang Trung để rửa hận năm xưa Quang Trung giết chết cả nhà Nguyễn Ánh, còn mỗi Nguyễn Ánh trốn thoát được.


Cuộc đời Nguyễn Ánh thần kỳ. Vua đáng lẽ chết nhiều lần. Nguyễn Ánh quá đỏ, quá may mắn, khi Quang Trung tự diệt. Quang Trung cho người sang Trung Quốc thay mình quỳ trước vua Càn Long. Hành động đó làm nhục quốc sỉ hết sức. Cho nên, Quang Trung không được lòng sĩ phu Bắc Hà. Mặc dù đã duy trì chế độ hà khắc, Quang Trung vẫn không thể giữ được Bắc Hà lâu. Ông chết khi còn rất trẻ, độ 33 tuổi.


Sau chiến tranh, Nguyễn Ánh có đi những nước cờ rất khá. Đáng tiếc là con cháu sau này làm sai. Trầm trọng nhất là cha con Bảo Đại dời đô ra Thăng Long. Nếu họ để đô ở Phú Xuân thì có lẽ Việt Nam bây giờ là một nước quân chủ lập hiến, tựa như Thái Lan và tránh được hai cuộc chiến tranh.


Quận 7, Sài Gòn, ngày 14 tháng Một năm 2022.
Tôn Phi (Triết gia Lê Minh Tôn)
Hậu tạ chú Hiệp Phạm vì chậm trễ giao phát sách.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

P/S: Tác giả xin lỗi và đính chính: Pháp dời đô ra Thăng Long chứ không phải cha con Bảo Đại dời.

Hoành Sơn nhất đái

Vạn đại dung thân (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm).

15 bình luận về “Trận đầm Thị Nại 1801: Vì sao nhà Tây Sơn đánh thua nhà Nguyễn?

    1. Cả 2 bên đều mua vũ khí phương Tây, Trong khi Nguyễn ánh dùng lính đánh thuê phương Tây thì Nguyễn Huệ dùng bọn cướp biển tàu và đông Nam Á làm quân tướng cho đến con cờ cuối cùng. Vì vậy khẳng định như vậy là thiếu cơ sở. Trong các tướng của nhà TS có một tướng người tàu, người này bắt và hãm hiếp em gái Nguyễn Ánh.

      Thích

  1. Quang Trung chết bệnh trước khi có trận chiến Đầm Thị Nại (thời điểm này là Quang Toản con vua Quang Trung nắm quyền), còn vua Quang Trung thì Nguyễn Ánh làm gì có cửa thắng nhà Tây Sơn.

    Thích

    1. Ngô Minh chính xác. Quang Trung trong lịch sử thế giới chưa bao giờ bại trận. Quang Trung chết 10 năm sau Nguyễn Ánh mới đánh bại nhà Tây Sơn để lên ngôi.

      Thích

  2. NHuê ngoài việc tàn sát hoàng thất của Chúa Nguyễn mà sau đó Ông còn đào mả của cha NA và các đời Chúa trước đó để gọi là triệt long mạch , hành động vô nhân .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s