Phân tích bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt đánh Tống. Tranh minh họa tư liệu.

Bài giảng văn/ Tôn Phi.

Lời bài thơ Nam quốc sơn hà:


Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Chữ Hán:

 




Bài thơ phải do một cá thể người Việt sáng tác, bởi lời bài thơ rất bất lợi cho quân Hán.

Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Có cả thảy 4 câu, mỗi câu là 7 chữ, nên gọi là thất ngôn tứ tuyệt.

Đây được coi như tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu bài thơ được vang lên. Trước đó, vào thời Lê Hoàn đánh Tàu, người Việt đã sử dụng bài thơ này, làm cho quân Tàu kinh hồn bạt mạng.

Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, một sách viết bằng chữ Hán, kể lại các câu chuyện cổ tích ( u linh) của người Việt.

Phiên âm Hán Việt của bài thơ:

Phiên âm Hán –Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Khi đọc những lời này, bằng âm Việt, thì quân Hán cũng hiểu được, bởi vì, thời đó, vận âm của Việt và Hán tương đối giống nhau.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Tri Tài:

Sông núi nước Nam, vua nước Nam ở,
Phân vị rạch ròi đã ghi trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược đến xâm phạm,
Chúng bây rồi xem, sẽ chuốc lấy thất tại tan tành.


Bản dịch nghĩa của Nguyễn Hùng Vĩ:

Sông núi nước Nam, Nam đế quản trị
Hiển nhiên đã định phận tại thiên thư
Cớ sao bọn giặc ngỗ ngược đến xâm phạm
Mà chúng bay, xem ra, lại chịu bại ư?

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết triều Tống đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”


Đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống. Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu ở huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh ngày nay) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều lần cố vượt sống nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ thêm viện binh. Đang đêm, trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, có giọng đọc bài thơ vang lên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt tổ chức cho quân vượt sông, đánh thẳng vào trại giặc. Thấy sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống hoảng loạn, bỏ chạy, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt cho chúng một cách giữ thể diện, vua nhà Lý cho người sang Tàu nghị hòa. Quân Tống rút quân về nước trong trật tự. Bờ cõi nước Đại Việt được giữ gìn.

Sông Như Nguyệt ngày nay. Ảnh tư liệu.

Bản dịch của thủ tướng Trần Trọng Kim là bản được nhiều người biết đến nhất vì có vần điệu dễ nhớ, được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trong cả 3 bản dịch, bản dịch của Nguyễn Tri Tài là đúng nhất về mặt văn bản. , chữ đế () chứ không phải chữ vương-王- (vua). Bằng cách này, tác giả đã khẳng định, Đại Việt là một đế quốc, độc lập với đế quốc Tàu, xứng danh là một bản tuyên ngôn độc lập.

Viết từ Sài Gòn, ngày 17 tháng Một năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Bài đã được đưa vào Giáo trình văn học cổ điển Việt Nam I của nhà văn Tôn Phi đã phát hành trên Amazon. Mời quý vị và các bạn đón xem.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s