Liên Xô và Đức Quốc Xã có giống nhau không?

Tác giả: Nguyễn Tự Quyết Thắng.

Liên lạc tác giả: thago1487@gmail.com

Chịu trách nhiệm xuất bản: Tôn Phi.

(trích Cuộc phỏng vấn giữa J. STALIN và ROY HOWARD, 1 tháng Ba 1936 – Đức Anh dịch)


Howard: Phải thừa nhận rằng vẫn chưa đạt được chủ nghĩa cộng sản ở Nga. Thay vào đó chủ nghĩa xã hội nhà nước đã được xây dựng. Nhưng chẳng phải chủ nghĩa phát xít ở Ý và chủ nghĩa Quốc gia – Xã hội ở Đức cũng tuyên bố rằng họ đã đạt được các kết quả tương tự sao? Chẳng phải cả hai quốc gia đó đều đạt được thành quả với cái giá là sự tư hữu và tự do cá nhân hy sinh vì lợi ích nhà nước đó sao?


Stalin: Thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội nhà nước” là không chính xác. Nhiều người coi thuật ngữ này có nghĩa là hệ thống mà một phần của cải nhất định, đôi khi khá đáng kể, chuyển vào tay nhà nước hoặc nằm dưới sự kiểm soát của nó, trong khi phần lớn các thứ khác như các công xưởng, nhà máy và đất đai vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Đây là định nghĩa mà nhiều người gán cho “chủ nghĩa xã hội nhà nước”. Đôi khi thuật ngữ này còn bao hàm một hệ thống mà theo đó nhà nước tư bản, để chuẩn bị cho chiến tranh hoặc tiến hành chiến tranh, phải điều hành một số doanh nghiệp tư nhân nhất định thông qua việc tiêu chí của mình. Song xã hội mà chúng tôi đã xây dựng không thể nào gọi là “chủ nghĩa xã hội nhà nước” được. Xã hội Xô Viết chúng tôi là xã hội xã hội chủ nghĩa bởi vì quyền sở hữu tư nhân đối với nhà máy, công xưởng, đất đai, ngân hàng và hệ thống vận tải đã bị xóa bỏ, thay vào đó là quyền sở hữu công cộng. Tổ chức xã hội mà chúng tôi tạo ra có thể được gọi là tổ chức xã hội chủ nghĩa kiểu Xô Viết, tuy chưa hoàn toàn hoàn chỉnh nhưng về cơ bản là một tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa. Nền tảng của xã hội này là sự công hữu gồm sở hữu nhà nước – tức sở hữu quốc gia, cũng như sở hữu nông trang tập thể, sở hữu hợp tác xã. Cả chủ nghĩa phát xít Ý lẫn chủ nghĩa Quốc gia – “Xã hội” Đức đều không có điểm chung nào với một xã hội như vậy. Điều khác biệt này chủ yếu là do quyền sở hữu tư nhân đối với các nhà máy, công xưởng, đất đai, ngân hàng, phương tiện vận tải, v.v., không bị đụng chạm đến và vì thế, chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại ở Đức lẫn Ý với đầy đủ sức mạnh của mình.


Vâng, ngài nói đúng, chúng tôi chưa xây dựng được xã hội cộng sản chủ nghĩa. Không dễ để xây dựng một xã hội như vậy. Ngài có lẽ nhận thức được sự khác biệt giữa xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, những bất bình đẳng nhất định về tài sản vẫn tồn tại. Tuy nhiên trong xã hội xã hội chủ nghĩa không còn nạn thất nghiệp, không còn sự bóc lột, không còn việc áp bức các dân tộc. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, mọi người đều có nghĩa vụ lao động dù đổi lại sự lao động của một người thì không căn cứ theo nhu cầu của người đó, mà căn cứ theo khối lượng và chất lượng công việc người đó thực hiện. Đó là lý do tại sao mà tiền lương, hơn nữa còn là loại tiền lương thiếu bình đẳng và đầy khác biệt vẫn tồn tại. Chỉ khi nào chúng tôi thành công trong việc tạo nên một hệ thống nơi con người, sau khi trao đổi lao động của mình, nhận được thành quả từ xã hội theo nhu cầu chứ không phải theo khối lượng và chất lượng lao động mình thực hiện thì khi ấy mới có thể tuyên bố chúng tôi đã xây dựng được xã hội cộng sản chủ nghĩa.


Ngài nói để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thì chúng tôi đã phải hy sinh quyền tự do cá nhân và chịu đựng cảnh thiếu thốn. Câu hỏi của ngài đưa ra ý kiến rằng xã hội xã hội chủ nghĩa phủ nhận quyền tự do cá nhân. Điều đó không đúng. Tất nhiên, để xây dựng một cái gì đó mới thì người ta phải tiết kiệm, tích lũy tài nguyên, giảm việc tiêu thụ trong thời gian ngắn và vay mượn từ người khác. Nếu người ta muốn xây một ngôi nhà, người ta sẽ tiết kiệm tiền, cắt giảm tiêu dùng trong một thời gian, còn không thì ngôi nhà sẽ không bao giờ được xây dựng. Vậy điều này chính xác hơn được bao nhiêu khi vấn đề biến thành xây dựng một xã hội loài người mới? Chúng tôi đã phải cắt giảm phần nào mức tiêu thụ trong một thời gian, thu thập các nguồn lực cần thiết và nỗ lực rất nhiều. Đây chính xác là những gì chúng tôi làm và chúng tôi đã xây dựng nên một xã hội xã hội chủ nghĩa.


Nhưng chúng tôi không xây dựng xã hội này để hạn chế quyền tự do cá nhân, chúng tôi xây dựng nó để cá nhân con người có thể cảm thấy thực sự tự do. Chúng tôi xây dựng nó vì sự tự do cá nhân thực sự, sự tự do không nằm trong dấu ngoặc kép. Đối với tôi, thật khó tưởng tượng được chuyện một người thất nghiệp sẽ hưởng “tự do cá nhân” như thế nào khi bản thân luôn đói khát và không tìm được việc làm. Tự do thực sự chỉ có thể tồn tại ở nơi sự bóc lột đã bị xóa bỏ, nơi không có sự áp bức của nhóm người này với nhóm người khác, nơi không có thất nghiệp và nghèo đói, nơi con người không bị ám ảnh bởi nỗi sợ ngày mai bị tước mất việc làm, nhà cửa và bánh mì. Quyền tự do cá nhân lẫn mọi quyền tự do khác chỉ có thể tồn tại trong một xã hội như vậy trên thực tế, chứ không phải trong một xã hội như vậy trên sách vở.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s