2 lần đốt sách, báo của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.

Bài do chị Huệ Việt Nam gửi đến. Liên lạc chị Huệ:
Hue Vn
 <huevn1948@yahoo.com>

Đặc biệt cho quý vị không có mặt ở miền Nam VN ngay sau 4-75.

  Và quý vị nào từng sống ở miến Nam trước 1975 thì không nhiều thì ít cũng từng biết đến và đọc những tác phẩm của những tác giả nầy.

              Đồng thời chuyển đến bác (triết gia Tôn Phi sinh năm 1993, vừa mới tốt nghiệp) xem vì biết Bác là : Giám đốc Trung tâm Văn Bút Việt Nam.  Chủ tập đoàn sách-máy tính Charlie Sài Gòn.  Tổng thư ký Liên đoàn ký giả Á Châu.  Chủ nhiệm quỹ học bổng tôn vinh triết gia Lương Kim Định – Nhà xuất bản Sống Mới. Nếu bác chứng kiến vụ việc nầy chắc bác xót xa lắm.


Inline image


325374c9-ae96-4acf-aa69-7b3386a6c99e.png
 “Năm nay đào lại nở
Không thấy sách báo xưa
Ngọn lửa nào năm cũ
Lạc về đâu bây giờ?!”
ĐỐT SÁCH!!!Nguyễn-Ngọc-Chính
  
 Bài đọc suy gẫm: 
Tác giả Nguyễn Ngọc Chính viết về “ĐỐT  SÁCH” sau tháng Tư năm 1975 khi Cộng Sản chiếm được miền nam Việt Nam. Ông góp nhặt và đúc kết lại nhiều chuyện trong thời mà ông gọi là “THỜI ĐIÊU-LINH” của đất nước, dân tộc dưới ách độc tài toàn trị. Đây cũng là một sử liệu giá trị mà tác giả đóng góp cho giai đoạn này.     
Góp nhặt buồn vui thời điêu linh:
Đốt sách   “NƠI NÀO NGƯỜI TA ĐỐT SÁCH THÌ HỌ SẼ KẾT THÚC BẰNG VIỆC ĐỐT SINH-MẠNG CON NGƯỜI”!

Theo Sử ký Tư-Mã-Thiên, sau khi Tần-Thủy-Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý-Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý-Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘SỰ DỐI TRÁ’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

       Chủ-Trương ĐỐT SÁCH, CHÔN NHO, (Phần thư, Khanh nho) của Tần-Thủy-Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công-Nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý-Tư) đều bị đốt sạch. Lý-Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần! Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác-Sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng! Lý-Tư tấu: “Thần xin rằng sử sách không phải do Tần ghi chép đều bị đem đốt. Ngoại trừ quan chức không phải là tiến sĩ thì trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư, sách của Bách gia, tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay thì giết cả họ. Quan lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Nay lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành”.


Năm 212 trước Công Nguyên, Tần-Thuỷ-Hoàng phát hiện ở Hàm-Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt để thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người khác. Tần-Thuỷ-Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm-Dương. ĐỐT SÁCH, CHÔN NHO là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất của Tần-Thủy-Hoàng. Đó cũng là tội danh hàng ngàn năm sau vẫn còn ghi nhớ. Không riêng gì người Hán mà cả nhân loại lên án!Trong thâm tâm, Tần-Thủy-Hoàng cũng như Lý Tư đều biết rất rõ, lệnh ĐỐT SÁCH không thể nào xóa sạch những tư tưởng trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách ‘khó đốt’ nhất là nằm trong tinh thần con người! Như vậy, việc ĐỐT SÁCH thực tế chỉ là một thủ đoạn chứ không tạo được tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa-chính trị như mong muốn!


                                                                                                            ***

Việt-Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít! Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc CÁCH-MẠNG VĂN-HÓA tại Trung-Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử! Việt-Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị!Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà-Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt! Thế cho nên, việc đốt sácg tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954!

Hồi-Ký của Một người Hà-Nội ghi lại sự kiện ĐỐT SÁCH năm 1954 khi Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa tiếp quản miền Bắc: “Chơi-Vơi trong Hà-Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam! Tôi phải học năm cuối cùng, Tú-Tài 2, cùng một số ‘LỚP CHÍN HẬU-PHƯƠNG’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘HỆ MƯỜI NĂM’. Số Học-Sinh ‘LỚP CHÍN’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘TỔ-CHỨC HỘI ĐOÀN’, nhận ‘CHỈ-THỊ CỦA THÀNH-ĐOÀN’ rồi ‘PHÁT-ĐỘNG PHONG-TRÀO CHỐNG VĂN-HÓA NÔ-DỊCH!’. Họ Truy-Lùng… ĐỐT SÁCH!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu-Đoàn ‘KIỂM-TRA’, Lục-Lọi, từ quyển vở chép Thơ, Nhạc, đến Tiểu-Thuyết và Sách Quý, mang ‘TẬP-TRUNG tại Thư-Viện Phố Tràng-Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘PHẤN-KHỞI’, lời hô Khẩu-Hiệu ‘QUYẾT-TÂM’, và ‘PHÁT-BIỂU CỦA BÍ-THƯ THÀNH-ĐOÀN’: Tiểu-Thuyết của Tự-Lực Văn-Đoàn là… ‘CỰC KỲ PHẢN-ĐỘNG!’. Vào lớp học với những ‘PHÊ-BÌNH, KIẺM-THẢO… CẢNH-GIÁC, LẬP-TRƯỜNG”.

                                                                                                          ***
Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc ĐỐT SÁCH được thể hiện qua Chiến-Dịch BÀI TRỪ VĂN-HÓA  ĐỒI-TRỤY/PHẢN-ĐỘNG Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 MỤC-ĐÍCH: (1) về Chính-Trị, Bài Trừ các luồng TƯ-TƯỞNG PHẢN-ĐỘNG CHỐNG-ĐỐI CHẾ-ĐỘ và (2) về Văn-Hóa, Xóa Bỏ Hình-Thức được coi là ‘ĐỒI-TRỤY THEO HÌNH-THỨC TƯ-BẢN’.Một trong những việc làm cấp thiết của chính quyền mới khi miền Nam sụp đổ là NIÊM-PHONG, TỊCH THU sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài-Gòn như Khai-Trí, Sống Mới, Độc-Lập, Đồng-Nai, Nam-Cường, Trí Đăng… đều bị NIÊM PHONG và CẤM LƯU-HÀNH! 


XUỐNG ĐƯỜNG BÀI-TRỪ VĂN-HÓA ĐỒI-TRỤY & PHẢN-ĐỘNG TRONG THỜI ĐIÊU-LINH!

Đội ngũ những người cầm bút miền Nam phải nói là rất đông và bao gồm nhiều lãnh vực. Về triết học phương Tây có Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan…    Triết Đông có Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Kim Định, Phần biên khảo có Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức, Lê Văn Lý, Trương Văn Chình, Đào Văn Tập, Phạm Thế Ngũ, Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tuyên, Đoàn Thêm, Hoàng Văn Chí, Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Sâm… Về thi ca có Nguyên Sa, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Du Tử Lê…. Phê bình văn học có Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh… Đông đảo nhất là văn chương với Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Bình Nguyên Lộc, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh Toàn bộ sách ấn hành tại miền Nam của những tác giả nêu trên (còn một số người nữa mà người viết bài này không thể nhớ hết) đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô dịch, phản động và đồi trụy.

Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện, thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa để hỏa thiêu.Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con người những cá nhân có liên quan. Tất nhiên, những người có sách bị đốt cũng có phản ứng quyết liệt. 

Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.


Nguyễn Thụy Long là cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long như Loan mắt nhungKinh nước đen cũng gian truân không kém cuộc đời của tác giả, chúng được xếp vào loại ‘văn hóa nô dịch’ nên phải lên giàn hỏa. Năm 1975, Duyên Anh (Vũ Mộng Long) bị chính quyền mới coi như ‘một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của miền Nam’ với hơn 50 tác phẩm văn chương, trong đó nổi bật có Luật hè phố, Dzũng Đakao, Điệu ru nước mắtVẻ buồn tỉnh lỵ, Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy. Chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung.       Vượt biển sang Pháp, Duyên Anh tiếp tục viết và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó có Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư Đại học Sorbonne, coi Duyên Anh là ‘nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia’.Đầu năm 1997, Duyên Anh từ trần tại Pháp. Dù muốn dù không, nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến tác giả của truyện ngắn đọc đến mủi lòng, có tựa đề là Con sáo của em tôi đăng trên Chỉ Đạo năm 1956. Những truyện ngắn, truyện dài thật trong sáng của tuổi ô mai như Dưới dàn hoa thiên lý hoặc du côn du đãng như Dzũng Dakao… Tất cả lần lượt được hóa kiếp bằng ngọn lửa.Trong cuốn Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa – tư tưởng xuất bản sau năm 1975 có đoạn viết:
“… Một số người như Duyên Anh, Nhã Ca… chấp nhận chủ nghĩa chống Cộng với một thái độ hoàn toàn tự nguyện. Nhưng nếu xét gốc rễ thái độ thù địch của họ đối với cách mạng, thái độ đó có nguyên nhân ở sự tác động của chủ nghĩa thực dân mới. Họ vừa là kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Nhưng nếu xét đến cùng họ cũng vừa là một nạn nhân của đường lối xâm lược tinh vi, xảo quyệt của Mỹ.     

  Dù xét dưới tác động nào, hoạt động chống Cộng bằng văn nghệ của đội ngũ những cây bút này cũng là những hoạt động có ý thức. Ý thức đó biểu hiệu trước hết trong thái độ chấp nhận trật tự xã hội thực dân mới, chống lại một cách điên cuồng chủ nghĩa Cộng Sản…Họ cho văn nghệ là sự chọn lựa một phạm vi hoạt động, một phương tiện để đạt mục đích và tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cho chế độ. Thái độ tự nguyện của họ cũng đã có nhiều người tự nói ra. Vũ Hoàng Chương tự ví mình là ‘viên gạch để xây bức tường thành ngăn sóng đỏ’, Doãn Quốc Sĩ coi mình như một ‘viên kim cương, răng Cộng Sản không sao nhá được’…”     

  Trong vụ án được mệnh danh là Nhũng tên Biệt kích Cầm bút năm 1986, một số nhà văn ra tòa tại Sài Gòn với tội ‘gián điệp’. Chính quyền mới muốn dựng một vụ án điển hình để đe dọa các nhà văn miền Nam nhưng bất thành vì áp lực từ bên ngoài. Theo kịch bản được dàn dựng, họ muốn xử Doãn Quốc Sĩ mức án tử hình hay chung thân, Hoàng Hải Thủy (từ chung thân đến 20 năm),  Dương Hùng Cường (18 năm), Lý Thụy Ý (15 năm), Nguyễn Thị Nhạn (12 năm), Hiếu Chân Nguyễn Hoạt (10 năm) và  Khuất Duy Trác cùng Trần Ngọc Tự(8 năm).      

   Tính ra Hoàng Hải Thủy (còn có bút danh Công tử Hà ĐôngCon trai bà Cả Đọi…) ngồi tù ngót nghét 10 năm sau đó tìm đường vượt biên sang Mỹ. Tác phẩm của ông gồm đủ thể loại: tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên các báo, truyện phóng tác, bình luận, phiếm luận… Bây giờ tuy đã già nhưng vẫn còn viết rất hăng ở Rừng Phong (Virginia) trên blog http://hoanghaithuy.wordpress.com/   
                         image.png 
                                         Hoàng Hải Thủy.
  
Những nhà văn như Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long thường sinh sống bằng nghề viết báo bên cạnh việc viết văn. Trong lãnh vực báo chí, Sài Gòn vẫn được coi là trung tâm của báo chí với những nhật báo lớn đã xuất hiện từ lâu như tờ Thần Chung (sau đổi thành Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai), Sài Gòn Mới của bà Bút Trà… Khi người Bắc di cư vào Nam có thêm tờ Tự Do, tiếp đến là Ngôn Luận. Đó là những nhật báo lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Hoạt động báo chí ở Saigòn càng ngày càng phát triển, theo Vũ Bằng, đến tháng 12/1963, ở Sài Gòn có tới 44 tờ báo ra hàng ngày.



Nhật báo TIẾNG CHUÔNG


Một đặc điểm của văn học miền Nam là việc hình thành các nhóm văn học. Nhóm Quan Điểm do Vũ Khắc Khoan thành lập với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ. Quan Điểm (cũng là tên nhà xuất bản do Mặc Đỗ điều hành) được người đương thời gọi là nhóm ‘trí thức tiểu tư sản’, bởi tác phẩm của họ, trong những ngày đầu chia cắt đất nước sau hiệp định Genève, thường có những nhân vật mang nỗi hoang mang, trăn trở của người trí thức tiểu tư sản trước ngã ba đường: theo bên này, bên kia, hay đứng ngoài thời cuộc? Theo Trần Thanh Hiệp, nhóm Sáng Tạo là một nhóm sinh viên hoạt động trong Tổng hội sinh viên Hà Nội, trước 1954, gồm bốn người: Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp. Di cư vào Sài Gòn, họ tiếp tục hoạt động văn nghệ với tuần báo Dân Chủ (do Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền phụ trách), rồi tờ Người Việt(tiền thân của tờ Sáng Tạo). Sau đó Mai Thảo gia nhập nhóm với truyện ngắn Đêm giã từ Hà Nội, rồi đến Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại. Trên tạp chí Sáng Tạo, ngoài những tên tuổi kể trên người ta còn thấy Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, họa sĩ Thái Tuấn. Sáng Tạo số đầu ra tháng 10/1956 và tạm ngưng ở số 27 (tháng 12/58). Sáng Tạo bộ mới chỉ đến số 7 (tháng 3/62).


Tạp-chí Sáng Tạo (1958 )

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s