Xu hướng dịch chuyển của văn hóa và văn minh Việt Nam.

Viết bởi Tôn Phi

Xu hướng dịch chuyển của văn hóa Việt Nam từ giữa thế kỷ XX sang giữa thế kỷ XXI là xu hướng tin lành hóa đất nước Việt Nam.

Từ năm 1945 đến nay là 2022, gần 80 năm, chưa đến 100 năm, người ta thấy đất nước Việt Nam đã thay đổi rõ rệt.

Đường phố Sài Gòn ngăn nắp, vuông vức hơn đường phố Hà Nội, do nơi đây thấm nhuần văn hóa Cơ-đốc giáo hơn. Nhìn hàng xe ngay hàng thẳng lối, chúng ta thấy điều đó:

Nhìn chung, người theo văn minh Cơ-đốc phòng ốc gọn gàng hơn người theo văn minh Phật giáo. Nhà cửa ngăn nắp hơn và nói năng mạch lạc, dễ đi vào lòng người hơn.

Vì sao người theo văn minh Cơ-đốc bố trí phòng ốc rất gọn gàng? Lý do nằm trong triết lý khởi nguyên.

Biểu tượng của văn hóa Cơ-đốc là con chim ưng. Đất nước tiêu biểu của văn minh Cơ-đốc là Hoa Kỳ, có chú chim ưng trên lá quốc kỳ. Cảnh sát Hàn Quốc cũng lấy biểu tượng là chú chim ưng. Đường bay của chim ưng là đường thẳng. Cho nên, văn hóa của Mỹ, Hàn là văn hóa đường thẳng, nhiều phát minh, sáng kiến. Xã hội công bằng, dân chủ.

Trái lại, các nước Phật giáo thường rất ngổn ngang. Biểu tượng của văn hóa Phật giáo là con rắn. Đường đi của con rắn là đường cong. Cho nên, thủ tục, giấy tờ ở các nước Phật giáo rất nhiêu khê, qua ngõ nào cũng phải hối lộ. Các gia đình theo Phật giáo, phòng ốc ngổn ngang, đồ đạc không biết cái nào ở chỗ nào.

Nhìn quanh khu chị thì chị thấy không có tương lai gì. Mọi người đều giàu có đề huề, không phải bận tâm nhiều. Họ chỉ cắm cúi làm thật nhiều để càng giàu hơn thôi. Song, nhìn kỹ thì thấy thay đổi, một số em có học hành cao và đưa văn hóa mới về trong gia đình.

Hàng loạt câu lạc bộ của các tín đồ Cơ-đốc giáo lập ra, họ nhóm nhau ngồi nghe lời Đức Chúa Trời. Đến nỗi công an dẹp không nổi, phải gọi cả báo chí, tuyên giáo vào giúp. Kể cả như vậy, tự do đã được ấn định trong tuyên ngôn độc lập 1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lưu ý chữ Tạo Hóa viết hoa cho thấy người đọc bản tuyên ngôn có niềm tin rất mạnh mẽ vào Đấng Tạo Hóa.

Ký ức về tết miền Nam xưa nay được tái hiện tại cả miền Bắc. Không có một nơi nào mà văn hóa cởi mở hơn cho bằng thành phố Sài Gòn. Nơi đây có cảng Sài Gòn, có biển Đông nằm ở ngã tư hàng hải thế giới, tự do giao thương, con người đủ mọi sắc tộc đến sống quây quần với nhau chan hòa, thân ái.

Quyền lực học thuật chủ yếu trên làng địa cầu hiện nay đang nằm trong khối nước Âu-Mỹ, tức là nằm trong bàn tay của khối nước theo văn minh Cơ-đốc giáo. Bên Đông còn nặng tư tưởng cúng bái, rất khó có thể cạnh tranh với Tây Âu đã tiến lên nền kinh tế tri thức từ hàng trăm năm. Bên Tây phát triển phong trào đòi nữ quyền và bên Đông cũng học theo. Việt Nam xưa từng có văn minh mẫu hệ. Giờ đây, vai trò của người phụ nữ càng được nâng cao trong cuộc sống:

Chợ hoa Nguyễn Huệ, thời nào, cũng luôn đông vui:

Việt Nam xưa, khi còn gọi là nước Đại Việt, là chủ của văn minh nông nghiệp. Lương thực ở nước ta luôn dư dật. Xem ảnh chợ dưa hấu:

Hải sản ở Việt Nam cũng rất nhiều. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ đất đai giáp biên trên tổng diện tích vào loại lớn nhất thế giới, chỉ sau có Hòa Lan:

Một chị sau khi đọc những phân tích trên của tôi, nói:

Giờ chị mới hiểu được đất nước mình được Đấng Tạo Hóa nhào nặn như thế nào😁. Những gì xảy ra với chúng ta đều có lý do. Trước kia không biết hay thắc mắc lắm rằng tại sao thế này tại sao thế kia😁.”

Sài Gòn, ngày 01 tháng Hai năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Trợ lý: tonthanck@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s