Giáo dục đại học Việt Nam có khuyến khích người ta phát minh?

Đụng đến phát minh là đụng đến cái gì ghê gớm.

Hiện tại, nền giáo dục nhất là bậc đại học ở Việt Nam chưa khuyến khích phát minh. Đại học mới chỉ chú trọng phân tích, một công việc đáng lẽ xảy ra ở bậc trung học. Một khi đã chậm là sẽ chậm muôn đời. Ví dụ, Vinfast đã chậm trong cuộc đua xe hơi chạy xăng và chậm muôn đời. Phạm Nhật Vượng thừa nhận thất bại và bỏ cuộc đua, đó là một thái độ rất đáng khen.

Vì không có phát minh nên ta vừa phải học nhiều mà lương thì thấp. Thế giới Tư Bản, có phát minh, nên họ học ít hơn mà lương lại cao hơn.

Bên Tây, văn hào Franz Kafka hay nhà vật lý Albert Eistein đều gặp gỡ bạn hằng ngày trong quán cà phê bánh mì buổi sáng trước khi vào công sở. Bên ta, không có thời gian cho những giờ thư giãn đó. Vì vậy ta không có phát minh.

Phát minh không phải là cái gì ghê gớm. Từ 0 hô biến lên 100 chỉ có bọn phù thủy. Từ 0 nên đi lên 1, rồi 2, rồi 97, 98, 99, cuối cùng, Trời sẽ giúp cho lên thành 100.

Thời sinh viên, một cử nhân văn chương xịn phải đọc hàng trăm cuốn sách. Sách dài dòng, mà kết tinh của sách thì lại ít. Khác với bên Tây, cần bao nhiêu, họ nói bấy nhiêu, không thừa không thiếu. Người Việt Nam mình đã bị làm cho bạc nhược. Tinh thần sĩ phu nước ta thua tinh thần sĩ phu Nhật, Hàn.

Chúng ta chứng kiến các trưởng khoa, hiểu trưởng học rộng nhưng không học sâu. Biết nhiều nhưng không quyết đoán. Giống hệt căn bệnh của giới sĩ phu Ấn Độc nói tràng giang đại hải nhưng rốt cuộc người nghe khi được hỏi thì không biết người nói đang nói chủ đề gì.

Nói như bạn lớp tôi, mộng khoa bảng trong dân chúng quá đỗi nặng nề. Mộng khoa bảng này sẽ kéo theo việc, người ta thành đạt rồi chờ nhà nước rót ngân sách ban ơn. Không ai nghĩ đến việc kêu gọi vốn từ dân chúng, từ những người lao động. Không ai nghĩ đến việc tạo ra một môi trường để cho dân chúng tham gia sản xuất văn hoá, thay vì để họ ngồi im thụ động hưởng thụ văn hoá như xưa nay. Có thể nói, đây là bầu văn hoá “ngu dân”. Mộng khoa bảng làm cho một người thành công ảo nhưng làm cho cả dân tộc thất bại thật. Nhìn những gia đình bị nhốt trong phòng thiếu thốn đồ ăn thức uống, phải trèo vượt ba-ri-e để chạy thoát ra ngoài là chúng ta biết nền giáo dục nay và nền kinh tế này thất bại hay thành công.

Nền giáo dục của Do Thái tốt vì nền nhân bản của họ tốt.

Việt Nam là nơi xảy ra va chạm mạnh nhất giữa văn hoá Đông phương và văn hoá Tây phương. Nhiều gia đình tan nát mà không biết vì sao tan nát. Cùng một cuốn Phạm Quỳnh đi Paris, thầy thì nói niêm phong lại, đừng tuồn ra bên ngoài, trò thì nói hãy mang ra cho đại chúng cùng đọc. Hỏi các bạn ai đúng ai sai? Đáp, trò đúng. Đề thi, đáp án cũng phải công bố hàng năm rồi đóng thành tập. Thay vì, tạo ra một bầu văn hoá gian lận.

Đừng đổ tại giai cấp thống trị, mặc dù có phần lớn của chúng. Sáng tạo hay không là do cá tính của từng người. Nếu một nhà giáo đưa sản phẩm của mình lên Amazon thì có nhà nước nào cấm? Khi tôi mở nhà xuất bản Sống Mới, có ai đến cấm đâu? Thậm chí, cục xuất bản ngoài Hà Nội còn gửi công văn vào chúc mừng, thư phải trao tận tay cho ông Tôn Phi.

Phải gặp gỡ nhau để cà phê vừa nói chuyện, tìm ra những con đường mới, những chương trình làm việc mới cho nhiều năm sau. Phải nói chuyện được với nhau thì mới tìm ra sự đồng thuận để tạo ra văn hoá đồng công (cùng làm, có lời cùng chia) như văn hoá Tây phương.

Quận 7, Sài Gòn, ngày 02 tháng Hai năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s