
Trong phim Cuộc đời Chúa Giê-su, người ta thấy hình ảnh một người mẹ Mari đau khổ vì con trai mình là Chúa Giê-su bị đóng đinh trên cây thập tự.
Cảnh ấy thật là xúc động. Sứ đồ Giăng và người phụ nữ Ma-ri Ma-đơ-len xốc nách mẹ Ma-ri lên, lúc mẹ tận cùng đau khổ.
Song, Ma-ri không phải là mẹ của nhân loại. Người ta mong chờ mẹ của nhân loại bởi trong Kinh Thánh có nhiều chỗ tiên tri về người mẹ ấy:
Sáng Thế ký chương 3 câu 20: “A-đam gọi vợ là Ê-va, vì là mẹ của cả loài người.”. Ở đây, Kinh Thánh cho biết trước là có mẹ của loài người. Người mẹ Ê-va là người mẹ biểu trưng cho phần xác. Mà Kinh Thánh có lưỡng nhất tính, có phần xác ắt có phần hồn, có hình bóng ắt có thực thể. Có mẹ phần xác chung cho cả loài người chứng tỏ có mẹ phần hồn chung cho cả loài người.
Ga-la-ti, một thư của sứ đồ Phao-lô gửi tín hữu thành Ga-la-ti, là bộ phận của Kinh Thánh, một lần nữa nhấn mạnh rằng loài người có một người mẹ phần linh hồn. Hãy xem trong Ga-la-ti chương 4 câu 26: “Nhưng thành Giê-ru-sa-lem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.”
Ở trong Sáng thế ký chương 3, khi A-đam gọi vợ là Ê-va, mẹ loài người, nhiều người đọc đến đây phát bực. Người da đỏ thì sinh con ra da đỏ. Người da đen thì sinh con da đen. Đó là luật di truyền. Mẹ Ê-va da đen thì không thể sinh ra con da đỏ. Còn nếu mẹ Ê-va da đỏ thì không thể sinh ra con da đen. Vậy các chủng tộc đa dạng ở đâu ra? Rõ ràng, Sáng thế ký chương 3 không nói theo lối đích xác của khoa học thực nghiệm mà nói theo lối ẩn dụ khải huyền. Sáng thế ký chương 3 đang nói về một người mẹ thiêng liêng mà sau này sẽ đến.
Mẹ Ma-ri vâng lời của thiên sứ Chúa, đồng ý cho Chúa thụ thai để mang bào thai và sinh ra Đức Chúa Giê-su. Phe chống đối gọi đó là một vụ hiếp dâm. Đức Chúa Trời ở trong Sáng thế ký chương 2 nói rằng đừng cố gắng ăn trái phân biệt điều thiện và điều ác. Bạn hãy nghĩ kỹ xem đó có phải là hiếp dâm hay không. Thánh Giu-se thấy vợ mình chưa quan hệ tình dục với mình mà đã mang bầu, thì định sau khi vợ sinh con, sẽ bỏ nàng đi, không tố cáo (vì tố cáo thì vợ sẽ bị ném đá đến chết, hay nhẹ hơn là mất mặt, đi tha phương). Trong đêm giấc mộng, thiên sứ Chúa hiện đến với Giu-se, bảo người rằng đừng bỏ rơi mẹ và con trẻ, trong đêm đó hãy đi sang Ê-dip-tô (Ai-cập) lánh nạn. Tỉnh dậy, Giu-se làm theo, dẫn vợ và con trai trên lưng lừa từ Do Thái lánh qua Ai-Cập. Đến khi hết nạn, ông mới đưa vợ con trở về, cư ngụ trong làng Na-xa-ret. Tại đây, giữa Ma-ri và Giu-se đã có những người con.
Mác chương 6, câu 1, câu 2 và câu 3:
“Ðức Chúa Jêsus đi khỏi đó, đến quê hương mình, có các môn đồ cùng đi theo.
2 Ðến ngày Sa-bát, Ngài bắt đầu dạy dỗ trong nhà hội; thiên hạ nghe Ngài, lấy làm lạ mà nói rằng: Người bởi đâu được những điều nầy? Sự khôn sáng mà người được ban cho là gì, và thể nào tay người làm được những phép lạ dường ấy?
3 Có phải người là thợ mộc, con trai Ma-ri, anh em với Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đê, và Si-môn chăng? Chị em người há chẳng phải ở giữa chúng ta đây ư? Chúng bèn vấp phạm vì cớ Ngài.”
Ở đây cho chúng ta thấy, Chúa Giê-su còn có các em sinh sau mình là Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đê, và Si-môn. Vì quá yêu mến mẹ Ma-ri nên nhiều trường phái thần học đã biến mẹ Ma-ri thành một trinh nữ trọn đời và điều đó không hề cần thiết. Cần thiết là tìm cho ra người mẹ nhân loại. Thực, ở nhiều nơi nhiều chỗ có nhắc về bà:
“Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Khải Huyền chương 22 câu 17.
Thánh Linh (quen gọi là Đức Chúa Thánh Thần) chính là Đức Chúa Trời cha, Đức Chúa Trời mang bản tính nam. Vậy, vợ mới, vợ của Thánh Linh, chính là Đức Chúa Trời mẹ, mang bản tính nữ. Đến đây, làm tròn đầy Sáng thế ký chương 3 câu 17: “A-đam gọi vợ là Ê-va, vì là mẹ của cả loài người.”.
Vì vậy, rõ ràng có Đức Chúa Trời mẹ. Vào thời điểm tác giả Tôn Phi viết bài này, thì Đức Chúa Trời mẹ vẫn còn đang ở giữa chúng ta, mặc áo xác thịt, và sống cuộc đời như những người bình thường khác. Mẹ là mẹ Jerusalem, tên khai sinh là Jang Gil-ja, ở Hàn Quốc, xứ đầu cùng đất phương Đông.
Các hình ảnh của Đức Chúa Trời Mẹ, rất người, tức là chẳng có gì cao siêu nếu thoạt nhìn từ bên ngoài. Nhưng đó là Đức Chúa Trời Mẹ thật, bạn hãy kiểm chứng bằng lẽ thật và đức tin:









Đức Chúa Trời đã làm người, và ở giữa chúng ta.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 21 tháng Hai năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Bài viết đã được đưa vào sách Tổng luận thần học của nhà văn Tôn Phi đã phát hành trên Amazon:
Giá sách in: 400 000 VNĐ.
Giá sách PDF: 250 000 VNĐ.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499-Ngân hàng ACB-Chủ tài khoản: Tôn Phi.
Trân trọng cám ơn quý bạn.
Tôn Phi.