
Tại Trung Quốc, muốn bán 1 héc-ta đất, đổi từ đất thịt nông nghiệp sang đất ở xây nhà phải có chữ ký của quốc hội. Điều này trái ngược ở Việt Nam, mua bán đất khá là tự do. Chỉ đó thôi cho chúng ta thấy, văn minh Trung Quốc hiện đã vượt văn minh Việt Nam.
Theo mô tả của một số bạn bè du học bên Trung Quốc về, hiện tại văn minh Trung Quốc đã tiến khá cao.
Bạn đọc không bao giờ biết được nước cờ cao siêu của Trung Quốc. Cũng như, không bao giờ biết tại sao giáo sư Ngô Bảo Châu lại chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân. Bài viết này sẽ lý giải những điều kể trên.
Người giỏi sẽ sống được tại Trung Quốc. Đấm đá nhau chỉ có mấy chính trị gia, còn người giỏi, có phát minh, được đãi ngộ rất cao tại Trung Quốc. Lương giáo sư Trung Quốc ngang bằng lương giáo sư Mỹ. Chất lượng cũng tương tự như nhau. Chúng ta có thể thấy ở Việt Nam có đại học cóc, nhưng ở Trung Quốc, Cam-pu-chia,…không có đại học cóc. Hoặc là không mở trường, hoặc là trường đàng hoàng. Đại học Trung Quốc học ít môn hơn, nhưng sâu sắc hơn, so với đại học Việt Nam.
Đây là điểm vượt trội của văn minh Trung Quốc so với văn minh Việt Nam.
Văn chương viết nhảm có ở Việt Nam chứ không có ở Trung Quốc. Bạn có xem thấy những tiểu thuyết của Trung Quốc không? Họ có kết cấu khá là khoa học, so với các tiểu thuyết Việt Nam thường quá dài trong khi thông điệp chuyền tải thường ngắn hơi.
Về pháp luật, Trung Quốc nhìn chung không có án oan. Việt Nam là văn minh làng xã, văn hóa cán bộ xã ấp, cho nên mới lọt ra những vụ án oan ngút trời như án oan Hồ Duy Hải. Trung Quốc không bao giờ có chuyện đó. Nếu có vụ Hồ Duy Hải tại Trung Quốc thì ngay lập tức Tập Cận Bình hay Hồ Cẩm Đào sẽ thả tự do cho Hồ Duy Hải. Văn hóa Trung Quốc, văn hóa hiệp sĩ quân tử Tàu, không bao giờ để xảy ra mấy vụ án lẹt phẹt như vậy. Chúng ta đọc trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung thì thấy, người Trung Quốc chỉ cãi nhau trong những vụ việc không rõ ràng, còn vụ việc rõ ràng thì họ không cãi nữa. Việt Nam đang có văn hóa cãi ngẳng, đến nỗi, không có phát minh.
Về môi trường, chính phủ Trung Quốc hiện đang mạnh tay cải tạo môi trường. Xả rác bị phạt cho chừa. Việt Nam vứt rác xả láng, rồi cũng chẳng làm được gì nhau. Môi trường Trung Quốc đang được cải tạo mấy năm gần đây. Song dường như tốc độ sa mạc hóa nhanh hơn, hậu quả để lại từ những năm phát triển bất chấp quy luật trong thập niên 90 của thế kỷ XX.
Vụ tuồn thức ăn độc sang Việt Nam thì chúng tôi xin thưa như sau: Hồi chúng tôi sống ở Đà Lạt, các nhà ở Đà Lạt rủ nhau sang Trung Quốc mua hàng lô về bán, sang cả phòng tôi để rủ góp vốn. Nghĩa là, người Việt mua hàng độc hại về cho người Việt ăn, chứ không phải Trung Quốc chủ động bán sang.
Dưới áp lực của văn minh Trung Quốc, văn minh Việt Nam cũng phải thay đổi. Sự thay đổi đó có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, tùy theo thời vận, và tùy theo mức độ tiến bộ của nhận thức con người.
Trung Quốc hiện đang rất mạnh về công nghệ thông tin ứng dụng. Đội ngũ tin học của Trung Quốc lập trình phần mềm thành thạo. Tuy vậy, họ vẫn chưa làm chủ công nghệ sản xuất máy móc. Những linh kiện tinh vi nhất dường như vẫn phải nhập. Hệ thống máy tính của cả nước Trung Quốc-hệ thống Clone Master, là do một kỹ sư người Việt thiết kế. (Tử Cấm Thành cũng là do một kỹ sư người Việt thiết kế, con trai của vua đảo chính Hồ Qúy Ly). Họ học rất nhanh. Vì học nhanh nên không kỹ. Trung Quốc sản xuất thép ào ạt nhưng chưa làm chủ được công nghệ luyện kim yêu cầu chính xác cao. Tàu sân bay Liêu Ninh, mà mua lại từ Liên Xô cũ, khi hỏng một vài bộ phận thì Trung Quốc không kiếm được phụ tùng để thay thế. (Hai tướng hải quân Mỹ bắt chân lên vô lăng cười khà khà nhìn tàu Trung Quốc chao đảo ngoài khơi mà không ai bắn.)
Nói chung, về khoa ứng dụng, Trung Quốc đã tiến quá cao. Về khoa học cơ bản, họ vẫn chưa thực sự có người giỏi. Vậy mà vẫn phát triển lên rất cao.
Một số xã hội tiến đến mức cao quá, rồi sẽ sụp đổ một cách rất ngớ ngẩn. Chẳng hạn đế quốc Babylon ở men sông Lưỡng Hà.
Như đã kể ở trên, văn minh Trung Quốc rất cao và họ bảo tồn nông nghiệp. Khác với ở Việt Nam, từng miếng đất bị thu gom, mà tiến trình phát triển luật pháp ở Việt Nam chạy theo không kịp. Viện sĩ viện hàn lâm sinh học nhận định rằng, với đà bán đất ăn hiện nay, vài năm nữa người Việt Nam sẽ mua và ăn toàn nông sản Trung Quốc. Không có ngành nào làm giàu nhanh như ngành bán đất ở Việt Nam, nhưng sau khi bán hết đất thì sẽ lấy gì để ăn? Điều này chưa có ai tính đến.
Văn minh Việt Nam còn thấp, văn minh Trung Quốc đã tiến lên cao. Văn minh tiến lên quá cao, song Trung Quốc chưa giải quyết được mâu thuẫn giàu nghèo. Ở bên kia đại dương, Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ đã tiến hành trợ cấp xã hội phổ biến từ lâu. Các nước thuộc khối Cơ-đốc giáo, quen gọi là khối Commonwealth (khối thịnh vượng Anh) cũng như vậy. Thỉnh thoảng ta thấy người vô gia cư ở Mỹ thì đó là người mới nhập cư, hoặc nhập cư lậu. Những người ở Mỹ ba bốn đời đều sẽ có nhà cửa, công việc đàng hoàng, đó là thành quả của nền văn minh Cơ-đốc. Trung Quốc loay hoay chưa tìm ra nguồn vốn để trợ cấp xã hội phổ biến cho đoàn dân đông đảo. Trong bất kỳ một xã hội hiện đại nào, mà nếu không có trợ cấp xã hội, thì bắt buộc phải cướp bóc lọc lừa nhau để sống. Thảm trạng nặng nề nhất tại Trung Quốc và Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia đỡ hơn vì còn là các nước thuần nông. Ấn Độ quá đau buồn vì chính phủ Ấn không tìm ra được giải pháp trợ cấp xã hội phổ biến. Mặc dù, khối Commonwealth nhiều lần đề nghị rót vốn cho Ấn Độ nhưng nền dân chủ lớn nhất thế giới này hoàn toàn không biết cách phân phối đồng tiền sao cho đồng đều.
Khi Trung Quốc còn loay hoay chưa tìm ra thì Việt Nam, một nước thuộc thiên triều Trung Hoa, cũng không thể tìm đâu ra nguồn vốn để trợ cấp xã hội phổ biến. Mâu thuẫn trong các xã hội ngày càng tăng cao khiến cho nhiều tệ nạn xã hội xảy ra. Cuộc đời là một cuộc tranh đấu (life is struggle) cho nên mạnh ai nấy sống, kiếm tiền, mua nhà phòng thân. Điều này dường như lại không xảy ra tại Do Thái, nơi con người không quá quan trọng đồng tiền và chỗ ở.
Đến đây, bạn đọc đã biết, tại sao giáo sư Ngô Bảo Châu sang Trung Quốc dạy học. Đừng gọi đó là bán nước, vì ông Châu chỉ thỉnh giảng, dạy xong ông lại đi dạy nơi khác. Giáo sư Châu chọn Trung Quốc làm một trạm dừng vì văn minh ở đây khá cao và có thể đáp ứng cho ông, không như trong nước.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 21 tháng Hai năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Bài viết đã được đưa vào sách Văn minh Trung Quốc của nhà văn Tôn Phi.
Gía sách: 400 000 VNĐ. Sách PDF: 250 000 VNĐ.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499-Ngân hàng ACB-Chủ tài khoản: Tôn Phi.
Email đặt sách: tonphi2021@gmail.com
Trân trọng cám ơn quý bạn.
Vụ pháp luật của nó thì e xem lại nhé. Nó đàn áp Pháp luân công, dân Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ vv k tính ah? Vụ vđv tennis mới nhất, vụ nước lụt Hà Nam làm ẩu khiến hàng nghìn ng chết ở ga tàu điện ngầm nó ỉm đi vv. Em nói pháp luật nó nghiêm và đúng theo tinh thần tam quyền phân lập ư? K có đâu
Những cái khác chị đồng ý
ThíchThích
Cũng có lý đó . biết thế mà nó vẫn làm càn chứ ko sợ ai cần thì nó thuê giang hồ
ThíchThích
VN chỉ bị ảnh hưởng nặng bởi văn hóa và chế độ tq chứ k phải lãnh thổ, còn cái văn hóa hay kinh tế sáng tạo của nó cũng rất kệch cỡm,chỗ thì quá cao chỗ quá thấp.nghe dân sang tq lao động chui nói dân nó ngoan hiền hơn dân vn. nó bị nhồi nhét đến mức k còn khả năng nhận thức đúng sai
ThíchThích
việc mà trung quốc là cường quốc thứ 2 thế giới ko phải ăn may, họ có thực lực thì mới như vậy, tuy vậy thì TQ vẫn có có những đường sách ko tốt cả trong và ngoài nước . Môi trường TQ tốt giáo sư làm ko có gì sai, học tập có thể sau này phát triển nước nhà thêm
ThíchThích
Khách quan và chính xác
Phải thấy sau 50 năm bắt tay với Mỹ và ph Tây, TQ đã tiến nhanh vượt bậc thế nào!
ThíchThích