Phân tích truyện ngắn Người trong bao của Chekov

Trong kho tàng văn học Nga, có nhà văn Chekhov, với truyện ngắn Người trong bao. Người trong bao kể về một nhân vật không, hoặc ngại, tiếp xúc với xã hội, tên là Belikov (Bê-li-cốp).

Người trong bao, tên tiếng Anh: “The Man in the Case”, tên tiếng Nga: Человек в футляре. Sáng tác trong thời gian văn hào Anton Chekhov đi dưỡng bệnh. Các nhà văn thường bị bệnh về tinh thần và sau đó kéo theo suy giảm sức khỏe thể xác.

Anton Chekov, khi khắc họa nhân vật Người trong bao, đã để lại biết bao ẩn ý. Đọc qua thì người ta thấy, tên Belikov, thầy giáo dạy tiếng Hy Lạp, sống tách biệt với đời, khác hẳn đồng nghiệp, nên chết trong lặng lẽ. Đọc kỹ câu chuyện, ẩn số là có thể những người xung quanh đã giết Belikov cũng nên. Khi người bạn, nàng Kovarenko đẩy Belikov từ cầu thang phía trên đẩy xuống, hắn ngã, rồi hắn đau hắn chết. Có thể mọi người đã chung tay vô tình giết Belikov. Đến đây, ý nghĩa câu chuyện hoàn toàn đổi khác.

Bìa sách Người trong bao xuất bản ở Nga.

Ồ, tiếng Hy Lạp nghe thật là tuyệt vời, êm tai. – Hắn ta nói với vẻ ngọt ngào. Và như để chứng minh cho lời nói của mình, hắn nheo mắt lại, giơ một ngón tay lên và thốt ra tiếng: – Anthrópos! Belikov đúng, khi đang nói rằng chỉ nên giữ lại các giá trị vĩnh cữu. Văn minh của loài người đáng lẽ chỉ nên dừng ở chiếc xe đạp, như Belikov thích mẫu người cổ điển, hay mẫu người quân tử trong Khổng giáo. Nhưng không, nền văn minh đã tiến lên quá cao và nhân loại trên bờ hủy diệt. Thế thì, chưa chắc Belikov đã sai, mà mọi người đang sai. Nhà văn Anton Chekhov, vẻ mặt đầy đau khổ, đeo kính gọng kiềng, đang nói đến nghịch lý này; thông qua câu chuyện có kết cấu đơn giản mà nội hàm ý nghĩa quá cao siêu.

Sê-khốp là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga cổ điển (nửa cuối thế kỉ XIX). Ông là nhà cách tân về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Đặc biệt ở thể loại truyện ngắn, Chekhov vô cùng xuất sắc, viết được những câu chuyện có dư vị, dư âm. Kể cả Nguyễn Tuân cũng có thể hiểu sai Chekhov.

Nhà văn Anton Chekhov

Người trong bao (1898), truyện ngắn nổi tiếng của Chekhov (đọc là Chê-khốp), được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-tam trên bán đảo Crưm, biển Đen. Bán đảo Crưm này, theo nhiều tư liệu, thuộc về Ukraine, chứ không phải thuộc Nga của Putin hiện nay. Putin muốn đảo Crưm độc lập, sau đó, theo chính sách vết dầu loang, Putin sẽ thu nạp bán đảo này vào liên bang Nga. Lộ trình là như vậy. Tạm gác chuyện chủ quyền tranh chấp, trên đảo Crưm năm nào đã có nhà văn vĩ đại Chekhov, ngồi viết truyện Người trong bao.

Đặc biệt, người ta thấy thấp thoáng Anton Chekhov trong hình tượng Người trong bao. Một gương mặt gầy gò khắc khổ. Cái may của Anton Chekhov là đã có bằng tốt nghiệp y khoa. Thể trạng của Chekov, trong thời gian dưỡng thương viết truyện, giống hệt thể trạng của nhân vật Belikov. Ở Việt Nam, người ta dạy học sinh rằng, Chekhov đã sử dụng hình ảnh Belikov để phê phán một bộ phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Nói vậy là chưa hiểu về nghệ thuật của Chekhov. Chekhov không chửi Belikov, cũng không chửi trí thức Nga. Chekhov đang nói về một sự va chạm giữa văn minh cũ và văn minh mới, mà Belikov là một nạn nhân của cú va chạm này. Văn hào như Nguyễn Tuân cũng hiểu sai Chekhov, và dẫn đến tất cả các giáo viên dạy văn ở Việt Nam dạy sai cho học sinh.

Tác giả chọn nhân vật Belikov, một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Dường như tác giả đang muốn nói đến sự va chạm của hai nền văn hóa. Một nền văn hóa Nga cũ (Chính giáo Đông phương chi phối) với nền văn hóa Tây Âu mới, mà các bạn đồng nghiệp trẻ trung của Belikov đang hưởng thụ, làm anh chóng mặt, không biết có đua nổi không. Ngay như tác giả Chekhov trong câu chuyện cũng không kết luận nên chọn nền văn minh nào.

Belikov cũng tình đến chuyện lấy vợ, đó là Varenka, chi gái, còn có cô em là Kovanlenko, cả nhóm đều là giáo viên trong trường. Trong buổi đi chơi vào chủ nhật, Belikov ngạc nhiên đến hốt hoảng khi đã thấy hai chị em Varenka phóng xe đạp vụt qua. Tối hôm đó, Belikov đã đến nhà Varenka để góp ý hai chị em họ, rằng như vậy chẳng nữ tính chút nào. Hai người họ cãi nhau, Belikov dọa sẽ báo cáo sự việc này với hiệu trưởng. Cô em Kovalenco đã túm áo và xô mạnh khiến anh rể hụt Belikov ngã nhào xuống cầu thang. (Rất có thể cú xô ngã đó đã làm cho Belikov chết). Khi Belikov qua đời, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, không lâu sau, cuộc sống lại diễn ra như cũ. Nhưng trong đêm vắng lặng, lúc uống cà phê bên ánh lửa, họ lại nói đến anh Belikov. Vậy là, Belikov đúng hay sai, mọi người đugns hay sai, đang là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nghệ thuật viết văn cao tay của Belikov là ở chỗ đó.

Ở Nga có hẳn một tượng Belikov trong bảo tàng Chekov:

Ảnh tư liệu.

Cô chị Varenka cười khoái chí sau cái ngã của Belikov. Song, nàng khoái chí được bao lâu? Nụ cười của Varenka giống hệt nụ cười của các tỷ phú, tài phiệt Nga ngày nay. Cuộc sống khủng hoảng và bế tắc, được ngụy trang rất kỹ bởi nụ cười. Riêng thầy giáo Belikov lại nhận ra được bế tắc, và thế là trở thành người trong bao. Lúc nào ông ta (Belikov) cũng “đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên”. Trí thức Nga chân chính bây giờ cũng vậy, nằm im. Vậy, câu chuyện Người trong bao của nhà văn Chekhov có tính tiên đoán thời đại, giống như truyện Kiều của Nguyễn Du tiên đoán về thời đại này của dân tộc Việt Nam, một thời đại với đầy những tên Mã Giám Sinh: “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.” Sống ở đời quá khó, lên tiếng thì bị trù dập, không lên tiếng thì bị ức chế, đó là Chekhov, đó là thầy giáo Belikov, và cho ai hay suy tư về lẽ sống ở đời.

Bối cảnh ra đời tác phẩm năm 1898. Bác sĩ Ivan, nghe câu chuyện kể lại về Belikov, nói trong đoạn cuối tác phẩm: “Không thể sống mãi thế này được.” Có thể không phải là bác sĩ Ivan chửi chế độ Sa Hoàng (các bác giáo sư văn Bắc Kỳ để nhuộm đỏ học sinh thì hay chửi chế độ Sa Hoàng, thực ra không phải vậy). Bác sĩ Ivan đang nói đến việc phải có một nền nhân bản mới, ứng hợp cho tất cả mọi người. Giáo viên kể chuyện, Burkin, cùng trường với Belikov, không đòi thay đổi, mà lại là ông bác sỹ Ivan đòi thay đổi. Ông bác sỹ ở đây cũng có thể là bác sỹ-nhà văn Chekhov. Các giá trị Hy Lạp, là các giá trị vĩnh cữu tại châu Âu và Nga lúc đó, bị đào thải, tượng trưng bởi cuộc sống trong bao và cái chết thầy giáo Belikov. Câu nói của Belikov lại vô tình đúng cho nửa sau thế kỷ XXI ngày nay:  “Nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao?“.

Ảnh: Cuộc đàm thoại giữa bác sĩ Ivan và thầy giáo Burkin.

Viết tại Quận 7, Sài Gòn, ngày 01 tháng Ba năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên lạc, góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Trợ lý: tonthanck@gmail.com; huonggiang@shop-charlie.com

Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Nga của nhà văn Tôn Phi, đã phát hành trên Amazon. Nội dung bài phân tích trên được đăng ký bản quyền ở Amazon và trên toàn cầu.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s