Tóm tắt tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của nhà văn Tào Tuyết Cần.

Figure 1. Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Ảnh tư liệu.

“Hồng Lâu Mộng” đã để lại lời nhắn nhủ cho người đời: Nhân sinh như mộng ảo, phú quý sinh sớm tàn, mà quê hương thiên thượng mới là thật.

Tào Tuyết Cần đề bài thơ rằng:

“Đầy trang những chuyện hoang đường
Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay
Đừng cho tác giả là ngây
Ai hay ý vị chứa đầy ở trong?”

Những tình huống thông thường  bày tỏ gián tiếp cách nhìn về nhân sinh.  Trong Hồng Lâu Mộng, tác giả tiểu thuyết lấy bản thân nhân vật để biểu hiện quan điểm nhân sinh.  Ngay trong hồi đầu tiên,  đã có hai nhân vật kể chuyện gặp nhau: Chân Sĩ Ẩn và Giả Vũ Thôn.

Chân Sĩ Ẩn và Giả Vũ Thôn – người phát ngôn hai mặt thật giả của đời người

Chân Sĩ Ẩn và Giả Vũ Thôn, hai nhân vật kể chuyện thay mặt tác giả vén mở chủ đề, đưa ra luận điểm, rồi lại nói rõ chân tướng (tượng) và giả tướng (bóng) của nhân sinh. Chân Sĩ Ẩn xuất hiện ở phần mở đầu, thay tác giả nói lên rằng nhân sinh tựa như mộng ảo, sau đó kể về cuộc đời của Giả Bảo Ngọc để diễn dịch.

Sau khi chứng thực luận điểm này, phần cuối câu chuyện Hồng Lâu Mộng lại được hai nhân vật kể chuyện bàn giao, vén mở và tổng kết. Nói cách khác, hồi thứ nhất đã mô tả luận điểm trong toàn bộ tiểu thuyết. Các phần ở giữa đã minh họa thêm xung quanh luận điểm chính kể trên.

Đây cũng là quá trình chứng thực luận điểm được Chân Sĩ Ẩn đưa ra trong hồi một. Hồi cuối là tổng kết. Chỗ hay chính là cách nhìn được đưa ra vô cùng sống động. Chỗ dở là quá nhiều chi tiết, để cho người đọc lạc vào trong đó.

Hồng Lâu Mộng như chuyện tình yêu bi kịch giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc.

Chân Sĩ Ẩn là hình ảnh thu nhỏ và chân tướng nhân sinh của Bảo Ngọc

Kỳ thật, “Chân Sĩ Ẩn” chính là “Chân Sự Ẩn” (sự tình thật sự được che đậy). Tào Tuyết Cần dùng nhân vật ấy để mô tả chân tướng nhân sinh. Câu chuyện vừa bắt đầu đã viết rằng, Chân Sĩ Ẩn sống ngay bên cạnh vùng đất phú quý hạng nhất nhì của thành Cô Tô, đồng thời cũng là thân hương thế hoạn đứng đầu trong vùng. Vinh hoa phú quý đủ khiến người ta ngưỡng mộ.

Chân Sĩ Ẩn, trong mơ đã nghe thấy người giảng về nhân duyên giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc:

Một bên bởi không có bản sự vá trời mà muốn chuyển sinh xuống nhân gian, một bên lại muốn hạ phàm cùng chàng, lấy phương thức hoàn trả nước mắt để trả hết ân tình tưới nước cam lồ khi cả hai còn ở nơi thượng giới. Thế rồi, vì để chấm dứt đoạn nhân duyên này, biết bao nhiêu oan gia phong lưu cũng theo đó sinh ra, ngày càng phức tạp hơn trước.

Trong nguyên văn, cây Giáng Châu tiên thảo (Đại Ngọc) ở bên bờ sông Linh Hà nói rằng: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới trả xong ân huệ này”.

Trong mộng, Chân Sĩ Ẩn nghe thấy chân tướng nhân sinh của Bảo Ngọc như vậy, rất lấy làm hiếu kỳ. Ông vốn dĩ xem nhẹ danh lợi, rất có căn cơ tu luyện, bèn thỉnh cầu thần tăng cho xem hòn đá thiêng sắp được họ đưa vào chốn hồng trần, đầu thai nơi làng quê phú quý ấy rốt cuộc diện mạo thế nào.

Figure 2. Chân Sĩ Ẩn khi biết chân tướng nhân sinh của Bảo Ngọc.

Cứ như vậy, tác phẩm đã hé lộ thân thế vọng tộc và nhân duyên của hòn đá thiêng có tên Bảo Ngọc, giáng phàm thành cậu ấm Bảo Ngọc.

Chân Sĩ Ẩn gợi ý về chân tướng của nhân sinh bị ẩn, sẽ được làm lộ ra. Sau khi nghe thấy đoạn nhân duyên lạ lùng giữa Đại Ngọc và Bảo Ngọc, ông đã liên tục gặp phải biến cố trắc trở ( mất đi con gái và gia sản, bị đời lạnh nhạt, một thân ốm đau bệnh tật). Đến khi gặp được vị người đàm luận về nhân duyên của Bảo Ngọc mà ông từng thấy trong mộng, nghe vị đạo nhân hát “Hảo liễu ca”, nhân vật kể chuyện mới hiểu ra.

Tác giả khắc họa thân thế vọng tộc và những trải nghiệm biến cố vô thường trong kiếp người, cuối cùng vỡ lẽ rằng trở về quê nhà nơi thiên thượng mới là mục đích cứu cánh của đời người.

 “Hảo liễu ca”, lời nhắn nhủ với thế nhân rằng, không nên mê đắm quá trong danh lợi tình, đành rằng cũng phải có danh lợi. Chân Sĩ Ẩn giải thích “Hảo liễu ca”:

“Hôm kia đầy những bạc vàng
Phút đâu hành khất bên đường là ai
Những tham số phận của người
Biết đâu mình đã sa nơi vũng lầy?

Thực là dại dại điên điên
Quê ai mà nhận là miền làng ta
Quay đầu giờ mới tỉnh ra
May quần áo cưới đều là vì ai!”

Một đời của Chân Sĩ Ẩn, mà bài thơ ngắn “Hảo liễu ca” tóm tắt khá đầy đủ, rằng hiểu rằng trở về quê nhà nơi thiên thượng (chốn paradis) mới là mục đích của nhân sinh.

Figure 3. Quê nhà nơi thiên thượng

Cuộc đời của Bảo Ngọc từ cảnh giàu sang êm ấm đến cảnh gia đình lụn bại, cuối cùng ngộ đạo rồi thành tiên. Bảo Ngọc ban đầu có cuộc sống phú quý ấm êm,  gặp nhiều biến cố cuộc đời. Anh giữ tấm lòng ngay thẳng, ngay đến cả bản tính cũng không trọng danh lợi, chỉ xem nặng tình cảm mà thôi.

Bảo Ngọc suýt chút nữa vì Đại Ngọc bệnh mất mà phát điên.

Bộ sách Hồng lâu mộng đã mất đi phần sau cùng. 40 hồi sau cùng của Hồng Lâu Mộng đã bị thất lạc, từng bước từng bước vén mở ra, giảng rõ ra một cách rõ ràng.

Tào Tuyết Cần kể câu chuyện Bảo Ngọc ngộ đạo, từ biệt cha lần cuối cùng, sau đó đi theo tiên nhân rồi biến mất. Tác giả buộc phải mượn hình thức này để người ta lý giải.

Kỳ thật nếu chúng ta để ý, sẽ phát hiện rằng không chỉ Bảo Ngọc, mà Liễu Tương Liên sau khi được tiên nhân dẫn đi thì cũng không thấy tung tích đâu nữa. Hơn nữa, phần mở đầu và kết thúc của bộ sách đều là Giả Vũ Thôn du ngoạn thiên hạ. Giả Vũ Thôn đại biểu cho giả tướng và chấp trước hư vọng của nhân sinh, vì theo đuổi danh lợi, vì lòng tham không đáy mà mất hết tất cả.

Giả Vũ Thôn đã lại cùng tương ngộ với Chân Sĩ Ẩn đã đắc Đạo.

Cuối cùng cuộc vấn đáp của hai người đã giải khai chân tướng của Bảo Ngọc, từ đó khái quát lên ý nghĩa cuộc đời. Thông điệp thực sự của ‘Hồng lâu mộng’: Nhân sinh như mộng ảo, phú quý sớm tàn, họa phúc sinh tử chủ yếu do Trời định.

Trên đây là tổng kết quan điểm của toàn bộ Hồng Lâu Mộng. Mời quý vị góp ý cùng tác giả.

Tonphi2021@gmail.com

Trợ lý: tonthanck@gmail.com

Trân trọng cám ơn quý vị.

Bài viết đã được thêm vào giáo trình văn học Trung Quốc của nhà văn Tôn Phi.

Đặt mua sách.

Giá sách: PDF: 230 000 VNĐ. Sách in: 400 000 VNĐ.

Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499- ACB-Tôn Phi.

Sau khi gởi tiền đặt sách, quý vị tải sách về đọc tại đây:

Mua sách trên Amazon:

Advertisement

1 bình luận về “Tóm tắt tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của nhà văn Tào Tuyết Cần.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s