Vì sao chúa Nguyễn Ánh diệt sạch hậu duệ nhà Tây Sơn?

Chúa Nguyễn Ánh. Tranh tư liệu.

Chuyện kể rằng, ba anh em Tây Sơn vào trong kinh thành Huế, lòng đầy thù hận. Tây Sơn quật mả, phá lăng các chúa Nguyễn (gọi là chúa vì chưa dám lên ngôi vua). Tây Sơn nhổ cỏ tận gốc, song, Trời thương cho sót lại cậu bé Nguyễn Ánh trốn được vào Nam, chờ ngày gây dựng đại nghiệp.

Nhà Tây Sơn đã tiến hành thảm sát người Hoa ở khu Đồng Nai. Do đó, trong các nhà người Hoa ở khu Đồng Nai và khu Chợ Lớn, ai nấy đều căm phẫn nhà Tây Sơn. Người miền Nam có câu ca dao:

Lạy Trời cho nổi gió nồm, để thuyền chúa Nguyễn căng buồm thẳng ra.

Chúa Nguyễn Ánh rước Pháp về đánh Tây Sơn, cũng như vua Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) rước Bồ Đào Nha về đánh nhà Lê. Trong chiến tranh, người ta dùng mọi cách để thắng, đừng nói yêu nước hay không yêu nước. Biết quân Tây Sơn rước giặc Bồ Đào Nha về Bắc, chúa Nguyễn đã chặn biển Đông. Thuyền bè Bồ Đào Nha không vào được, thế là nhà Tây Sơn không có viện trợ, như con chó bị nhốt trong chuồng.

Nguyễn Nhạc, anh cả của nhà Tây Sơn, đã vội vàng lên chức trung ương hoàng đế. Ở xứ văn hiến, lên ngôi hoàng đế phải làm lễ tế thiên. Nguyễn Nhạc chẳng tế thiên gì cả, ông là con buôn và làm sao lên ngôi nhanh nhất càng tốt. Người ta thường nói, bạo phát thì bạo tàn, Nguyễn Nhạc bị diệt.

Kỹ năng tuyên truyền của nhà Tây Sơn khá là vụng về. Họ là họ Hồ, song xưng là họ Nguyễn. Điều đó có thể châm chước được. Song, từ mục đích ban đầu, dẹp loạn đảng Trương Phúc Loan để phò chúa Nguyễn, cho đến mục đích về sau, đào lăng quật mả chúa Nguyễn, hai mục đích ấy là trái ngược nhau. Nói trắng ra, ba anh em nhà Tây Sơn mị dân. Một vết nhơ không thể gột rửa trong lịch sử dân tộc.
Trong tập đoàn Tây Sơn, có những người học hành rất cao. Đến nỗi, những sĩ phu như Nguyễn Du chỉ là hạng xoàng, không chen chân đượt vào hàng quan văn cực kỳ giỏi của nhà Tây Sơn. Song, văn hóa chung của nhà Tây Sơn thì quá thấp, văn hóa nông dân. Quân Quang Trung đi đâu là cướp giật đó. Người miền Bắc không ưa, không cống nạp cho Quang Trung. Đoàn quân Tây Sơn như đám lính bị bỏ đói ở kinh thành. Phía nam bị quân Gia Định vây hãm, số ngày dần dần cạn.

Ba anh em Tây Sơn làm một việc tày trời không ai dám làm, đó là soán ngôi nhà Lê. 200 năm chiến tranh Trịnh-Nguyễn, cả chúa Trịnh hùng hậu như vậy còn chưa dám soán ngôi vua Lê, huống hồ là đám thảo khấu từ vùng núi Bình Định, to gan đuổi vua Lê xong lên ngôi hoàng đế. Cướp một đất nước xem ra dễ như cướp một ly trà đá. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, đâu phải cứ mạnh được yếu thua. Ba anh em nhà Tây Sơn đã làm một chuyện phản khoa học. Đáng lẽ, họ chỉ cướp ngôi chúa thôi, đừng cướp ngôi vua, thì có thể vẫn còn. Không những vậy, Tây Sơn còn treo một lá cờ mà màu sắc của lá cờ đó đã tự nhận chúng thần phục giặc Tàu. Cờ của Nguyễn Ánh mới là cờ Việt, với màu vàng làm chủ đạo, có từ thời Hai Bà Trưng:

Đầu voi phất ngọn cờ vàng

Đạp con sóng dữ tan tành giặc Ngô.”

Chính vì vậy chúa Nguyễn Ánh diệt sạch dòng họ nhà Tây Sơn. Chúng ta dùng chữ “diệt sạch” ở đây vì quả thực không còn một mầm mống nào của Quang Trung, Quang Toản còn sống. Sĩ phu Bắc Kỳ, như Nguyễn Du, nô nức gia nhập đoàn quân Nguyễn Ánh. Cần phải diệt giặc Tây Sơn vì chúng đã làm một chuyện động trời: cướp ngôi vua nhà Lê. Trong khi, vua Lê đương thời không phải phường bạo ngược. Tập đoàn xuất bản Charlie chỉ coi quân Tây Sơn là một loài giặc cỏ.

Nhà Tây Sơn bị diệt. Nhà Lê cũng không còn. Ngôi vị đế vương bỏ trống. Tập đoàn quân sự Nguyễn Ánh thong thả lên ngôi vua. Họ không dám đặt kinh thành từ Phú Xuân ra Hà Nội, mà vẫn giữ kinh thành ở Phú Xuân.

Triều đình nhà Nguyễn giao lưu với văn hóa Tây phương khá mạnh. Họ tiếp nối và bồi đắp được một nền tảng văn hoá phong phú, đỉnh cao cho dân tộc. Vua Gia Long, cùng con cháu của ngài đã làm nên một Huế, một tuyệt tác văn hoá vật thể và phi vật thể để người Huế tự hào, hàng chục triệu khách muôn phương hội tụ chiêm ngưỡng.

Tập đoàn quân sự Nguyễn Ánh thực chất không thuê được viện trợ từ hoàng gia Pháp, mà chỉ thuê được đám lính đánh thuê. Nhiều viên thuyền trưởng người Pháp, dạng dân sự, đã đầu quân cho chúa Nguyễn, mang quốc tịch Việt Nam, trở thành đại thần sánh vai cùng các đại thần người Việt trong kinh thành Gia Định Sài Gòn, là kinh thành tạm, trước khi hoàn thành thống nhất đất nước. Nhiều sử liệu ghi quân Nguyễn Ánh là quân Gia Định, bởi Gia Định là đòn bẩy để Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc thảo phạt Tây Sơn.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 29 tháng 04 năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Bài viết đã được đưa vào sách Việt sử đại cương, và phát cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Giá sách: PDF: 250 000 VNĐ. Sách in: 400 000 VNĐ.

Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499, chủ tài khoản: Tôn Phi, mở tại ngân hàng ACB.

Trân trọng cám ơn quý bạn.

Mua sách trên Amazon:

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s