Nguyễn Ánh vây bắt Quang Trung tại Đầm Thị Nại như thế nào?

Nhà Tây Sơn mạnh về kỵ binh (quân cưỡi ngựa), không mạnh về thủy quân. Đây chính là điểm yếu của nhà Tây Sơn, được nhà Nguyễn khai thác. 

Đầm Thị Nại, vịnh biển ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Một phòng tuyến không sao vượt được dựng lên. 

Bên Tây Sơn có Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Nguyễn Quang Huy.

Bên Gia Định có Nguyễn Ánh, chúa nhà Nguyễn thân chinh, quân sư Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Trương. 

Đặc biệt quân Gia Định có Lê Văn Duyệt là một trường hợp hy hữu trong lịch sử Việt Nam, một tướng không sợ vua và nhiều lần cương quyết bảo vệ ý kiến của mình trước ý kiến của vua. Quân Gia Định còn có các kỹ sư Pháp như Philip Vannier và Jean Baptiste Chaigneu. Họ chế ra được tàu Long Phi hoàn toàn vượt trội so với tàu Tây Sơn. 

Quân Tây Sơn có 5 vạn quân. Giả sử Quang Trung còn sống thì cũng bài binh bố trận như vậy là cùng. Vào thời điểm này, lương thực của nhà Tây Sơn đã  gần cạn kiệt, sau những cuộc chiến điêu tàn. Nếu mất thành Quy Nhơn (Bình Định), nhà Tây Sơn sẽ mất thành Phú Xuân (Huế), kế đó mất luôn cả thành Thăng Long vất vả lắm mới cướp được. 

Chủ sự của quân Tây Sơn tại đầm Thị Nại là Trần Quang Diệu, nếu có nguy khốn sẽ gọi Võ Văn Dũng.   Họ có 90 đồn. Mặt biển là Võ Văn Dũng. Quân Tây Sơn, cũng như quân nhà Nguyễn, gọi viện binh Bồ Đào Nha. Viện binh Bồ Đào Nha định vào giúp nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh đã biết từ trước, giăng trận vẫy chào quân Bồ Đào Nha từ phía xa.

Quân Gia Định còn được vua Chân Lạp viện trợ 20 cặp voi. Trước khi ra Thị Nại, chúa Nguyễn đã lấy được thành Phú Yên trước. 

Một vạn quân vạn tượng Lào yểm trợ cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn ở bắc miền Trung. Nói chung trước trận này, quân Tây Sơn đã bị cô lập quốc tế. 

Thành Bình Định là yết hầu. Ai chiếm được sẽ thắng cả cuộc chiến. Quân Tây Sơn cũng biết vậy, nên đồn thủ tại đầm Thị Nại vô cùng chắc chắn. 

Giữa lúc đó, tình thế chúa Nguyễn cũng không xong. Con trai của ông tại Pháp ốm nặng.

Năm 1801, Nguyễn Ánh xúc tiến cuộc tấn công ra Bắc. Nhà Tây Sơn càng thêm siết chặt kỷ luật quân đội. 

Tại Thanh Hóa và Hưng Hóa, nhân dân nổi dậy, không chịu nổi ách thống trị của nhà Tây Sơn. 

Nguyễn Văn Trương lãnh đạo quân Gia Định tổng tấn công Đầm Thị Nại. Nhằm đúng ngày rằm tháng giêng 27 tháng 02 năm 1801, với vẻn vẹn 90 thuyền buồm. 

Nguyễn Văn Trương không dám vào sâu. May mắn cho Nguyễn Văn Trương, bắt được mấy tên lính Tây Sơn, khai ra hết cả địa đồ đầm Thị Nại. Quân Tây Sơn thực ra rất dễ bị xâm nhập. Đặc biệt, thuyền Nguyễn Ánh có vòi phun lửa. 

Nguyễn Ánh cho 1200 lính cầm súng trường đánh trước. Sau đó, nã đại bác sau. Trận địa pháo của Tây Sơn hóa ra vô dụng.Chiến thuyền Tây Sơn ra đánh 26 chiến thuyền Ga-lê, chẳng may bị quân Gia Định từ trên núi ném lửa xuống, cháy như cào cào trên ruộng bị đốt. Nhìn thấy cảnh tượng khủng khiếp, lính Tây Sơn ai nấy nhân lúc trời tối đen như mực thì bỏ chạy thoát thân. 

Bên Tây Sơn có Võ Di Nguy chết. Đạn bắn tứ phía. Lửa cháy và tiếng súng kinh hoàng không thể diễn tả nổi. Nguyễn Ánh định rút về Nam. Lê Văn Duyệt không chịu, sai quân đốt thuyền Tây Sơn. Trời cho Duyệt chiều gió, đốt hết thuyền bè Tây Sơn. Thế của quân Gia Định là thế gọng kìm, Võ Văn Dũng của nhà Tây Sơn như con nhện, nằm im trong gọng kìm, không ngọ nguậy được. 

Quân Tây Sơn bắt đầu hoang mang, hàng ngũ rối loạn. Chiến hạm Tây Sơn bốc cháy ngút trời. Người chết như rạ. Tiếng la hét, kêu khóc của lính Tây Sơn rền rĩ. Võ Văn Dũng từ xa, thấy thành Bình Định bốc cháy, biết là thua, không tới cứu nữa. Gió tiếp sức đốt cháy quân Tây Sơn. 

Một đội quân nhỏ của Gia Định lẻn vào trại Tây Sơn đến lúc này mới lòi ra, hả hê đốt phá. Trận địa của Tây Sơn rối càng thêm rối. 

Bên phía quân Gia Định, quân Gia Định ở giữa, quân của Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương hai bên, ba mũi đốc quân lên bộ phá đồn Tam Tòa. Quân Tây Sơn ở trong thế thua. 

Đây là trận trong nam tiến quân ra Bắc thứ 2 trong lịch sử Đông Dương. Trận thứ nhất là vua Chế Bồng Nga tiến quân ra Bắc, đánh cho các vua Lý- Trần chạy tan tác. Trận thứ hai là nhà Nguyễn, nhân danh vua Lê, ra Bắc dẹp loạn đảng Tây Sơn. 

 

10h sáng ngày 1 tháng 3 năm 1801, trận chiến kết thúc. Chỉ có 4 ngày, song mức độ khốc liệt chưa từng có trên thế giới. Lê Văn Duyệt trong trận này mạnh như Chu Du trong Tam Quốc Chí diễn nghĩa.

 

Quân Tây Sơn, tất cả chiến thuyền, vũ khí, đạn dược, vàng bạc, châu báu bị làm mồi cho sóng nước. 

Quân Gia Định sửa lũy, lập đồn. 

Viết tại Sài Gòn, ngày 20 tháng 05 năm 2022

Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Bài viết được mang vào sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s