Vì sao nói tự do báo chí rất quan trọng?

Nhà báo Cao Sơn HD. Ảnh tư liệu.

Người ta thường nói: Sự thật lớn lên cùng năm tháng. Càng đi sâu vào cơ cấu thì càng sáng rõ.

Tự do báo chí rất quan trọng, vì nó làm cho thông tin được sáng tỏ. Chẳng hạn như, nhà báo người Đức gốc Do Thái Theodor Herzl đã đặt nền móng cho phong trào dân tộc Sion, tái lập nên quốc gia Do Thái ngày nay.

Tự do báo chí cũng rất quan trọng, nó cho bạn biết ở đâu có những kho tài nguyên, mà nếu bạn tự đi tìm thì sẽ rất lâu. Hãy để những nhà báo làm hộ bạn công việc gian nan đó. Một số nhà báo làm việc quá công suất, như nhà báo Phạm Chí Dũng, hy sinh quá lớn cho dân tộc.

Bạn có thể thấy, nghề viết văn rất nguy hiểm, cho nên không có tác giả nào dám ký tên, để lại số điện thoại và emai dưới mỗi bài viết. Mỗi nhà báo có lương tâm đều đáng trân quý. Chẳng hạn như anh Cao Sơn, ảnh trong bài này.

Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản đã bị khai thác gần như cạn kiệt để rồi môi trường bị phá hủy. Nhà báo Đỗ Cao Cường, người thân chinh đi đến hiện trường, đã chứng kiến biết bao nhiêu đồng xôi ruộng mật bị phá đi. Anh mạo hiểm tính mạng để quý khán thính giả có những thước phim chân thật về sự bế tắc của con người. Muốn giàu có thì phải phát triển kinh tế mà muốn phát triển kinh tế thì phải hủy hoại môi trường.

Một số nhà báo tên tuổi như bác sỹ Nguyễn Đan Quế cho rằng không nên khai thác tài nguyên khoáng sản, mà nên khai thác tài nguyên tri thức, gọi là tài nguyên “ảo”. Một đất nước không có nhiều tài nguyên là Singapore đã trở nên cực kỳ giàu có nhờ biết khai thác những tài nguyên ảo này. Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức có phát minh ứng dụng nghe gọi Internet, liền được Singapore mời cho nhập tịch.

Tự do báo chí còn đem đến đời sống bình an cho nhân dân. Những luật sư giỏi như luật sư Lê Công Định cũng phải viết báo để dạy cho người dân khai thác những quyền lợi của mình. Hiểu biết là sức mạnh, ông Nguyễn Quang Thạch ngày đêm xây dựng các tủ sách nông thôn, trong đó chủ yếu có sách tiếng Anh.

Kho tài nguyên là vô tận, và nếu bạn không đọc báo, thì bạn không biết cách khai thác. Bạn đọc có thể đọc những bài của tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu, bài của giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú, hay của giáo sư vật lý cơ học phá hủy Nguyễn Đăng Hưng. Họ đều nói rằng khả năng của con người là vô tận và bạn cũng có thể làm được như họ.

Trình độ luật pháp ở Việt Nam hiện tại chưa cao. Nhà giáo cao đẳng sinh học Lê Trọng Hùng phân tích rằng khoảng 30 năm nữa văn hóa pháp đình Việt Nam mới theo kịp Hồng Kông những 30 năm trước. Luật pháp chưa cao nên Việt Nam là xứ sở của những chuyện cười. Đọc những câu chuyện cười của nhà báo Chu Vĩnh Hải ở Vũng Tàu thật là thú vị.

Ở Việt Nam, nhà báo thường bị coi khinh hơn những nghề khác: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét.” Nhưng, khi một nhà báo có trong tay một nhà xuất bản, thì chuyện hoàn toàn khác. Một nhà báo tên tuổi, ông Phạm Nguyên Trường ở Vũng Tàu, có những tác phẩm dịch danh tiếng, các bạn làm học thuật chuyên nghiệp nên tìm đọc.

Văn minh các nước gần như không tiến kịp khoa học. Trong quá trình đó, hy vọng không một ai bị bỏ lại phía sau. Như cụ Lê Đình Kình và dân làng Đồng Tâm ở Hà Tây cũ, Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Hải Long, hay tiến sĩ khoa học Chu Ngọc Anh ở Hà Nội đã làm hết sức mình, song do văn hóa Việt Nam quá thấp nên kết quả chưa được như mong muốn.

Việt Nam cần có những người trí thức giàu có. Vấn đề nan giải nhất là nơi thu mua sản phẩm lao động. Nhất là đối với văn chương, chữ nghĩa, vì nó vô hình, còn cõi chúng ta đang sống, là cõi hữu hình. May sao, có những nhà tư bản tài giỏi như Jeff Bezos của hãng Amazon đã làm ra một nơi thu mua sản phẩm sáng tạo cho bạn.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 05 tháng 06 năm 2022

Tôn Phi (Lê Minh Tôn)

Tổng thư ký, Liên đoàn ký giả Á Châu (AJC)

Góp ý tác giả : tonphi2021@hotmail.com

Trợ lý : tonthanck@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal : +84344331741

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s