
Trong bài này, tác giả Tôn Phi đi vào vấn đề, tại sao nói Văn Miếu Quốc Tử Giám quan trọng đối với dân tộc Việt Nam, nước Đại Việt, tại sao Văn Miếu giờ đây chỉ còn là kỷ niệm và ước vọng tương lai.
Vị trí của Văn Miếu Quốc Tử Giám trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam là chỗ dựa tinh thần. Văn Miếu là nơi thờ Văn Tổ, mà Văn Tổ tức là Trời. Người Đông phương gọi Trời là Thượng Đế. Người Tây phương gọi Trời là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là không đổi, hôm qua hôm nay và ngày mai.
Vì sao nói dân Việt Nam là hội thánh của Đức Chúa Trời? Giải nghĩa như sau: Văn hiến chi bang, nghĩa là bang của những người hy hiến cho Văn. Bang = hội, đoàn. Hiến= Thuộc về, của. Văn= Văn Tổ, Đức Chúa Trời. Vậy, Văn hiến chi bang tương đương với “Hội thánh của Đức Chúa Trời.” Tiếng Việt cao siêu đến như vậy. Văn Làng có nghĩa là Làng của Đức Chúa Trời.
Văn Miếu Quốc Tử Giám giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Trong bài thi cuối kỳ môn lịch sử của học sinh lớp 8 ở tỉnh Hà Tĩnh, các em buộc phải ghi: Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử. Có những đứa thông minh, không làm câu này. Những em thông minh nhất, con nhà gia truyền, biết rằng Văn Miếu là nơi thờ Đức Chúa Trời, nhưng đã bị hiểu cho sai cách.
Văn Miếu và Quốc Tử Giám nằm ở số 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Ngày nay, dưới bầu văn hóa duy lợi trục vật, người dân Việt Nam ra vuốt đầu rùa thần ở Văn Miếu để xin các ngài cho thi đỗ đạt. Vô số em thắp hương để được tiến sĩ rùa bao cho đỗ kỳ thi, một sự mê tín dị đoan đến cùng cực:

Văn Miếu ban đầu được lập ra để thờ Văn Tổ. Mê tín dị đoan như thế là nguồn gốc của tiến sĩ giấy hôm nay.
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.” Chúng ta chú ý đến câu: “Hoàng thái tử đến đấy học.” Văn Miếu xây ra để làm nhà dạy thái tử học, và để tế trời, chứ không phải để tế các thần khác. Văn Miếu lập ra để thờ Đấng Tạo Hóa. Xứng danh một nền văn hiến chi bang.
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử năm 1945, câu văn của tổng thống Mỹ Thomas Jefferson được vang lên, khẳng định Việt Nam là một nước thờ Trời: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời tuyên ngôn độc lập kể trên rất độc đáo. Tôn Phi viết sách sử mà vẫn tự do, đó là nhờ lời tuyên ngôn trên. Xin cám ơn người Mỹ đã soạn lời tuyên ngôn cho dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cách vô tình, đã tuyên bố, Việt Nam là một nước thờ Đức Chúa Trời, khi gọi ngài là Đấng Tạo Hóa.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở nước Đại Việt. Gọi là trường đa cấp cũng được, vì trường dạy từ bậc ấu nhi cho đến khi ấu nhi đó thành cử nhân, tiến sĩ, dùng cho các công việc trong triều. Việt sử thông giám cương mục chép: “Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4… lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”. Nghĩa là, Quốc Tử Giám và Văn Miếu lo công việc văn chương. Công việc này kéo dài bất tận, học mãi không biết khi nào xong.
Cô giáo, cử nhân văn chương Hoàng Kim Bảo hỏi tác giả Tôn Phi: “Nếu thật & không có điều kiện gì thì quá tốt. Lương giáo viên bao giờ tăng vậy? Mình làm việc trong ngành giáo dục hơn 31 năm, dạy phổ thông & Cao Đẳng Sư Phạm 7 năm rưỡi, còn về Bộ. về Viện Nghiên Cứu, thế mà thâm niên cũng chẳng có gì hết. Giờ khó khăn thế này, ai tăng lương cho Giáo viên?” Thưa, khi dân nước Việt Nam nối lại giao ước với Đức Chúa Trời ( lễ Vượt Qua giao ước mới), sau đó lương sẽ cao và đời sống nhân ái.
Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Ngày nay, dưới sự tiến bộ của mạng Internet, sự học đã được mở mang.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu – Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc Ngữ tấm bia Hoàn Văn hồ bi.
Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 3, vua Khải Định bắc tuần có đến chiêm bái Văn Miếu Hà Nội và làm hai bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, rồi phán cho tỉnh thần Hà Đông khắc vào bia dựng trên gác tam quan. (rất tiếc bia hiện nay không còn, chỉ còn lại bệ bia, hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp) .
Nguyên văn hai bài thơ như sau:
- Bài thứ nhất
Hóa thành nam quốc ái văn hoa,
Thánh đạo chân truyền quán bách gia,
Tằng vi Bắc phương danh giáo địa,
Nghi hồ miếu mạo vĩnh nguy nga.
Tạm dịch là:
Giáo hoá lan tràn khắp nước ta,
Đạo Thánh đứng đầu cả bách gia,
Nghe nói Bắc phương văn vật thịnh,
Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga.
- Bài thứ hai
Thời trung văn giáo nhập Viêm đô,
Bách thế tôn sùng đệ nhất Nho,
Thử đặc Lý triều lưu cổ tích.
Kinh kỳ tự hữu hảo qui mô
Tạm dịch là:Thời trung đạo ấy tới Viêm đô,
Trăm thủa đề cao nhất đạo Nho,
Triều Lý vẫn còn lưu dấu cũ,
Kinh thành riêng để một quy mô.
Trong văn miếu có Đại Trung Môn và Khuê Văn Các.
Đền thờ Văn Tổ đổi chỗ theo thời. Thời đầu tiên ở Văn Miếu. Thời tiếp theo ở đại học Văn Khoa Sài Gòn. Tiếp theo đây, chưa biết trường nào sẽ đảm nhận vai trò Văn Miếu. Nghĩa vụ giáo hóa dân chúng thì luôn luôn, trong một nền văn hiến chi bang.

Dân Hà Nội đã mê tín nặng nề, biến Văn Miếu thành chốn dị đoan. Dâng hương trong Văn Miếu là xúc phạm Văn Tổ. Lê-vi ký chương 26 câu số 1: “Các ngươi chớ làm những hình-tượng; hoặc hình chạm, hoặc hình đúc; chớ dựng trong xứ mình một hòn đá nào có dạng-hình, đặng sấp mình trước mặt hình đó, vì ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi.”
Do đó, vai trò Văn Miếu được chuyển vào Sài Gòn, trường đại học Văn Khoa. Thời giáo sư Lương Kim Định.
Khi nào bỏ nạn thờ Rồng, quay lại thờ Văn Tổ, khi ấy người dân nước Đại Việt mới được hạnh phúc một lần nữa. Lê-vi ký chương 26, câu 3, 4, 5:
“Nếu các ngươi tuân theo luật pháp ta, gìn giữ các điều răn ta và làm theo,
4 thì ta sẽ giáng mưa thuận-thì, đất sẽ sanh hoa lợi, và cây ngoài đồng sẽ kết bông trái.
5 Mùa đập lúa sẽ lần đến mùa hái nho, mùa hái nho sẽ lần đến mùa gieo mạ; các ngươi sẽ ăn no, ở bình yên trong xứ mình.”
Trong Nam tiếp đón Văn Tổ (Đức Chúa Trời) tốt hơn nên trong Nam thịnh vượng hơn.
Bài viết đã được thêm vào sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi. Sách rất được các sĩ quan quân đội yêu thích, đặt mua cá nhân. Giáo sư Mạc Văn Trang vừa nhận được bản điện tử và cám ơn tác giả sách này. Hy vọng đây sẽ là cuốn sách của mọi gia đình.
Viết tại SC VIVO CITY, quận 7, Sài Gòn, ngày 24 tháng 06 năm 2022.
Liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com. Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.