Bình giảng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

(lưu ý: email tonphi2021@gmail.com đã xóa). Từ tháng 6 năm 2022, ông Tôn Phi dùng email: tonphi2021@hotmail.com.

Tôn Phi

Tóm tắt câu chuyện: Cô Vương Thúy Kiều chịu kết hôn với Mã Giám Sinh để chuộc cha. Cô Kiều bị lừa vào động mại dâm. Thấy cô định chạy thoát, Tú Bà nhốt lỏng cô ở lầu Ngưng Bích, hứa gả cho cô một người chồng tử tế. Đoạn này trong Truyện Kiều nói về tâm trạng của nàng Kiều những ngày khóa lỏng. Chuyện xảy ra vào thời nhà Minh bên Trung Quốc, nhà văn Nguyễn Du ở nước Việt Nam kể lại bằng thể thơ lục bát của dân tộc mình.

Mở đầu trích đoạn nói lên toàn bộ bối cảnh:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.”

Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta (nhận xét của giáo sư Đào Duy Anh). Ở đây, tác giả Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ thật khéo, “khóa xuân”. Khoa xuân có nghĩa là tuổi thanh xuân trôi qua trong sự mất tự do.

Một người, khi bị lạc trên đảo hoang, chỉ mong có tàu bè đến đảo cứu mình. Họ trông ngóng tàu từ đằng xa. Cũng vậy, nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích, ngày ngày nhìn ra những cánh buồm mà không thấy. Ở lầu Ngưng Bích không có cơ hội trốn thoát, không một tàu bè qua lại:

“Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

Kiều rất nhục khi phải làm điếm:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Tác giả Nguyễn Du dùng từ “bẽ bàng”. Một cô bé cầm kỳ thi họa đủ cả, con nhà gia giáo, cuối cùng đi làm gái điếm, một sự nghịch lý đến tột cùng. Cô bé “bẽ bàng”, chứng tỏ trong cô còn lòng tự trọng, khát khao tự do, phục thiện, trở về nhân phẩm cao quý cũ.

Vương Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Vương Thúy Kiều nhớ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Người tựa cửa hôm mai xót về con gái yêu dấu đi dặm khách. Nếu biết được tin Kiều đang phải làm gái điếm, ông bà càng sẽ buồn biết bao nhiêu.

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

Điển tích Trung Quốc, sân Lai gắn liền với cha mẹ, ấu nhi nhảy múa cho cha mẹ xem. Nguyễn Du lấy điên tích này để nói về lòng Hiếu thảo của nàng Kiều

Trong ngày Kiều về nhà, có thể hai ông bà đã mất.

Kiều luôn hy vọng có người đến giải thoát cho nàng:

Một người, khi bị lạc trên đảo hoang, chỉ mong có tàu bè đến đảo cứu mình. Họ trông ngóng tàu từ đằng xa. Cũng vậy, nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích, ngày ngày nhìn ra những cánh buồm mà không thấy. Ở lầu Ngưng Bích không có cơ hội trốn thoát, không một tàu bè qua lại:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

Xong xuôi lại về với thất vọng:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Khi phân tích Truyện Kiều, chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của nàng Kiều.

Khởi viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 01 tháng 07 năm 2022

Tác giả Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Bài viết đã được đưa vào sách Phân tích Truyện Kiều của nhà văn Tôn Phi.

Góp ý tác giả và liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com.

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Trợ lý: tonthanck@gmail.com.

Video Clip: Một cảnh làm sách của ông Tôn Phi:

1 bình luận về “Bình giảng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s