
Khi xưa, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh bên Trung Quốc, lấy cớ bảo vệ nước chư hầu là nhà Trần, đem quân sang đánh nhà Hồ. Lúc đại quân nhà Minh sang đánh nước Đại Việt, Chu Nguyên Chương ban lệnh: “Hễ thấy một cái bia nào do người Hán làm thì được giữ lại. Hễ thấy cái bìa nào do người Việt làm thì phải đập nát đi.”
Tư tưởng Đại Hán này vẫn kéo dài, qua hình ảnh lá cờ Tàu, nền đỏ, 5 ngôi sao vàng đứng xung quanh. Ngôi sao màu đỏ ở chính giữa dạy bảo 5 ngôi sao chư hầu kia.
Quá trình tiêu diệt văn hoá diễn ra thật là khủng khiếp. Đến độ, dân Việt không dám ho he trong một trăm năm qua. Hiệp định Paris (1973) được ký kết sẵn trước từ bên Tàu (Thượng Hải 1972).
Không thể có hãng công nghệ nào của người Việt được phép phát triển, trừ La Dalat ở miền Nam, cao nguyên trung phần và hãng Dao computer ở California. Còn lại, Trung Hoa cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nằm ở mức quy mô vừa và nhỏ thì được phép sống sót.
Vừa rồi, tác giả Tôn Phi ngồi uống cà phê với kỹ sư Đỗ Như Ly, nhân bàn về chuyện kỹ sư Nguyễn Lân Thắng. “Các bạn không phải đang chống một chế độ. Mà là, đang chống lại một thứ văn hoá.” Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng giàu sức tưởng tượng đến mấy cũng không mô tả được đầy đủ và chi tiết vấn đề.

Trở lại chuyện chiến tranh giữa nước Đại Việt và nước Trung Hoa. Dường như không có một mảy may cơ hội nào cho nước Đại Việt. Quân Minh vây Lê Lợi như trò chơi lùa gà vào chuồng. Ai cũng tưởng Lê Lợi sẽ chết. May sao, toán quân Minh truy kích chỉ bắt được Lê Lai, người cải trang chết thế cho Lê Lợi. Thoát ra được khỏi vòng vây, Lê Lợi tổ chức lại đội hình và đánh bật quân Minh ra khỏi lãnh thổ.
Nhưng chưa phải đuổi được quân Minh là xong. Vô số văn biểu, thư từ đã bị quân Minh đốt sạch, chỉ còn lại khoảng ba phần mười. Về văn hoá, chúng tạo ra một thế hệ người đớn hèn. Phải mất bao công sức, vua Lê Thánh Tôn mới khôi phục lại được nền văn hiến.
Chuyển sang thời hiện đại, quân Minh vẫn tiếp tục tiêu diệt văn hoá Việt. Mái đình làng của dân tộc Việt đã bị tiêu diệt hẳn. Các cụ bô lão trong lành không còn được quyết định công việc của làng nữa.
Về mặt quân sự, khó cho Trung Quốc lấn thêm được cây số vuông nào trên đất liền. Trên biển, Trung Quốc lấy gần hết. Vua Việt Nam vẫn phải sang chầu Trung Hoa trước khi sang chầu Mỹ. Ở miền Bắc, may ra còn những dòng họ như dòng họ Nguyễn Lân còn giữ được nền văn hiến. Các dòng họ khác đã chấp nhận lá cờ Trung Quốc từ lâu.
Nói đến chiến tranh đẩy lùi quân Minh xâm lược, lòng người Việt nghĩ ngay đến tác phẩm Bình Ngô đại cáo của nhà thơ Nguyễn Trãi. Nhà thơ này, cả dòng họ đi tù giặc Minh. Ở quận 1, Sài Gòn, có một con đường mang tên đường Nguyễn Phi Khanh, cha của nhà thơ.
Về tôn giáo, cũng không thoát được vòng kiềm tỏa: Phật giáo Việt Nam thực chất là Phật giáo Bắc Tông (Trung Quốc). Đây là một thứ Phật giáo vô cùng phản động, chúng tôi hẹn gặp các bạn trong một bài sau.
May cho dân tộc Việt; văn hoá hiệp sĩ Cơ-đốc giáo bên Tây phương tràn vào. Vậy là, Việt Nam thành ra nơi tranh chấp giữa văn hoá Tàu và văn hoá hiệp sĩ Cơ-đốc Tây phương. Trong màn cạnh tranh đó, văn hoá hiệp sĩ Cơ-đốc giáo Tây phương ra chiều đang thắng thế. Tây phương tài trợ cho sinh viên Việt Nam đi học, chủ trương tin lành hoá đất nước Việt Nam. Cơ cấu hành chính của Việt Nam đang dịch chuyển để hoà nhập với cơ cấu hành chính Tây phương.
Nói vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang chịu 2 sức ép chính:
Sức ép của thiên triều Trung Hoa và Nga từ Tây Bắc xuống.
Sức đẩy từ Âu Mỹ hối qua.
Nội lực quá yếu, hy vọng vào một số thiên tài.
Việt Nam đứng trước hai ngã rẽ: một là chiến thắng và trở thành siêu cường, hai là thất bại và mất nước. Lần mất nước này là không thể phục hồi. Đứng trên quan điểm cá nhân của tác giả, dù trường hợp nào xảy ra thì chúng tôi vẫn được hưởng lợi.
Xưa, nhà thơ Nguyễn Trãi tổng kết rất chính xác nguyên nhân mất nước:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn.”
Viết bởi Tôn Phi, tác giả sách Việt sử đại cương.
Giám đốc nhà xuất bản Sống Mới- Chủ tập đoàn xuất bản Charlie Sài Gòn.
Ngày 13 tháng 07 năm 2022.
Bài viết đã được đưa vào sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: doanh@dslextreme.com
Liên lạc nhà xuất bản: huonggiang@shop-charlie.com.
