Bình giảng thơ Chinh phụ ngâm khúc
Đường chân đèo lưng đeo cung tiễn

Image 3. Triết gia Lê Minh Tôn tại nhà hàng Ấn Độ Dahi Handi.
Đường chân đèo lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Rầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Buổi chiều đi lang thang một mình, tôi hay ngâm bài thơ Chinh phụ ngâm khúc. Những lời thơ trên kể về chàng sĩ tử bỏ bút nghiên để khoác áo chinh bào. Chàng phi ngựa dọc theo đường đèo, cung tên và tiễn xạ đeo trên lưng. Người vợ nhìn từ xa, thấy dần dần chỉ còn là chấm nhỏ.
Có những người đàn ông may mắn lấy được một người vợ (giả sử) không bao giờ đòi tiền chồng, trừ khi nào tôi đưa thì nàng mới lấy. Có thể nói, chàng chinh phụ trong trường hợp này là như vậy. Luôn có bóng nàng chinh phụ dõi theo sau.
Bài thơ Chinh phụ ngâm khúc sáng tác bởi Đặng Trần Côn. Người dịch, có nơi nói là Đoàn Thị Điểm, cũng là quan điểm của sách giáo khoa. Theo tài liệu khảo cứu mới đây, người dịch Nôm là Nguyễn Nghiễm, tể tướng, anh ruột của Nguyễn Du. Một dòng họ ghê gớm ở đất Hà Tĩnh:
“Bao giờ rú Hống hết cây,
Sông La hết nước, họ nầy hết quan.”
Dịch giả làm nên khổ thơ 6-8 (khổ thơ lục bát truyền thống của dân tộc) rất hay. Bản gốc khổ thơ 4-4. Cả người dịch lẫn tác giả đều là bậc đại tài.
Khi tôi đưa được bộ giáo trình ngành văn học lên, rất nhiều người ghét. Trong số đó, có những người chung lớp với tôi. Thầy cô trong trường cũng nhiều người ghét. Tất cả đều đã bị tụt hậu. Họ thua mình 30 năm nhưng không có nghĩa 30 năm sau họ sẽ kịp mình bây giờ, lý do sở hữu trí tuệ. Mình làm được một điều mà họ không làm được chắc là bị ghét.
Thuở xưa, chàng chinh phu giã từ bút mực để đi tòng quân. Nếu ở nhà sẽ thuận đường khoa cử. Khi đi, mặc một bộ đồ thật đẹp:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”.
Năm 1941, Đặng Trần Côn ra tác phẩm văn vần Chinh phụ ngâm khúc. Giai đoạn thời Cảnh Hưng, xếp vào giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam II. Thể thơ trường đoản cú giàu nhạc tính. Đặng Trần Côn không bao giờ tả thực, ông luôn để cho quang cảnh mơ mơ màng màng và do đó làm nên sự thành công của Chinh phụ ngâm. Những đoạn đi vào cõi chết lại được tả rất nhẹ nhàng, và lại còn thơ mộng:
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”
Trong mùa này, giá trị kinh điển dân tộc đang lên ngôi. Chiều nay (15/07/2022), tác giả Tôn Phi đem sách “Shakespeare và chúng ta” của mình cho một người Anh thẩm định, và được cám ơn nhiệt liệt. Kỹ sư người Anh cũng rất giỏi Shakespeare. Nghĩa là không một trí thức Anh nào tốt nghiệp đại học mà không am tường kinh điển dân tộc. Ở Việt Nam, người ta đang nói nhiều về Đức Quốc Công-Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo. Dòng họ Trần sẽ cứu nước Việt Nam lần thứ hai. Hào khí Đông A sẽ trở lại một lần nữa.
“Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất quân.”
Truyện Kiều còn có kết thúc: Thúy Kiều đoàn viên với Thúy Vân, Kim Trọng. Còn Chinh phụ ngâm khúc lại để trống, không có một kết thúc rõ ràng. Chỉ có tả nàng chinh phụ mơ về ngày chồng khải hoàn, được nhà vua sắc phong.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 15 tháng 07 năm 2022.
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học cổ điển Việt Nam II của tác giả Tôn Phi.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
