
Trong triết Nho có câu: “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”.
Nguyên văn chữ Hán: 君 子 求 諸 己, 小 人 求 諸 人
Dịch nghĩa: Người quân tử cầu nơi mình. Kẻ tiểu nhân cầu nơi người.
Trong đời sống ngày hôm nay, điều đó càng quan trọng, xác định sự tự lực tự cừng nơi bản thân.
Một bản khác của câu trên là:
正 己 而 不 求 諸 人
Phiên âm: Chính kỷ nhi bất cầu chư nhân
Dịch nghĩa: Tin ở sức mình .
Chúng ta nên hiểu câu nói tren ở mức co giãn. Thầy Khổng Tử chết đói trước cổng thành. Xin hãy chú ý chi tiết này. Nếu thầy ngửa tay xin bát gạo thì thầy đã không chết. Rõ ràng, ăn xin đôi lúc cũng tốt, ít ra ở mức tình thế. Rõ ràng, lắm lúc ta phải cầu cạnh người xung quanh. Thầy Khổng cố chấp giữ thể diện, không ai mang cơm đến cho thầy cả.
Tất nhiên, không lợi dụng ở người. Nghĩa là, nếu ta là thầy Khổng, ta chỉ ăn xin cho qua nạn đói, chứ không ăn xin để làm giàu. Tận tín ư thư bất như vô thư (tin tưởng tuyệt đối vào sách thì thà đừng có sách còn hơn). Đời nhiều thay đổi, dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Tóm lại, câu nói của thầy Khổng được hiểu như sau: Sống ở đời, con người phải cầu ở bản thân là chủ yếu. Trong một số trường hợp, số ít loại trừ, vẫn có thể cầu cạnh ở người khác.
Bài viết đã được đưa vào sách Nền nhân bản Nho giáo của tác giả Tôn Phi.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 03 tháng 08 năm 2022.
Tôn Phi (Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: doanh@dslextreme.com.
Hay lắm. “Tận tín ư thư bất như vô thư (tin tưởng tuyệt đối vào sách thì thà đừng có sách còn hơn)”.
ThíchThích