“Lịch sử là khoa học dẫn đường.”-tác giả Tôn Phi.

Một cô gái đang học sử. Ảnh tư liệu: Charlie.

Người ta ói rằng: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Muốn biết tương lai, hãy nhìn vào quá khứ. Trong quá khứ biểu hiện ra những luật để chúng ta ứng dụng để tìm ra giải pháp trong tương lai.

Không ai học lịch sử thay bạn. Việc thầy cô nhắc bài cho bạn chỉ là theo quan điểm của thầy cô. Học ở nhà trường mới chỉ là 30%. Còn 70% bạn phải học trong gia đình, trong cộng đồng, và từ những nền văn hóa khác.

Ngày nay, tình hình thế giới biến đổi rất nhanh. Mỗi nhà, mỗi người phải làm cuốn lịch sử cho chính mình, không ai làm thay các bạn. Với sự tiến bộ của kỹ nghệ xuất bản hiện nay, việc mỗi người ra một cuốn sách rất dễ dàng. Ở Việt Nam, Alphabooks làm rất tốt dịch vụ in ấn, xuất bản tư nhân này.

Ở cấp độ tác giả chuyên nghiệp, chúng tôi nhìn thấy dân Việt có năng khiếu làm sử cũng như dân Tàu. Tôi là Tôn Phi, tác giả của sách Việt sử đại cương.

Ảnh bìa sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi.

Trong sử học không có thần đồng. Nếu có một thần đồng trong sử học thì đó là một người bất hạnh, hoặc là một con vẹt. Phải đọc sử theo lối chậm rãi. Vừa đọc vừa ngẫm nghĩ.

Ngày nay người lớn cần học lại lịch sử rồi mới có tư cách dạy cho trẻ thơ. Vì sao học sinh chán môn sử, trong khi sử là khoa học dẫn đường? Tại vì người ta đề thi lịch sử cứng nhắc. Đào tạo một ông thầy giáo dạy lịch sử vô cùng khó. Để người thầy đó đạt trình độ khoa học ra đề thi càng khó hơn.

Các bạn nữ sinh trường đại học Tôn Đức Thắng say mê đọc sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi.
Các bạn nữ sinh trường đại học Tôn Đức Thắng say mê đọc sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi.

Một đề thi tốt sẽ khuyến khích khả năng tìm tòi sáng tạo, dựa trên cốt truyện lịch sử có thật. Triết Nho gọi đó là thuật nhi tác và thuật nhi bất tác. Sức sáng tạo của sinh viên là vô hạn. Giáo dục ở Tây phương cũng chú trọng 2 nội dung chính: Vâng lời và Sáng tạo. Vế thứ nhất, họ cung cấp kiến thức cơ sở ngành hết sức tổng quát. Thường đầu vào của họ, học sinh không giải được những bài toán-lý-hoá khó như học sinh nước ta. Vế thứ hai, các sinh viên được nhà trường khuyến khích sáng tạo. Bản thân nhà trường là nơi thu mua sản phẩm sáng tạo ngay tại chỗ cho các em sinh viên với mức giá Tư Bản chủ nghĩa. Cho nên, trường học Tây phương giàu có, trường học ta nghèo và vì nghèo nên mới lạm thu. Tóm lại, phải chuyển đổi trọng tâm của học vấn từ “Vâng Lời” trở sang “Sáng tạo”.

Nếu dạy sử theo lối chi tiết, chỉ cần một chi tiết của thầy cô sai thôi, cả chương trình sẽ bị hỏng. Vì vậy, nhà xuất bản Sống Mới và tác giả Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn) đề nghị dạy sử theo lối phác thảo. Nghĩa là, cho các em biết được tổng quát của vấn đề, không đi sâu vào ngày tháng năm sinh.

Triết gia Lê Minh Tôn: Khả năng sáng tạo của sinh viên là vô hạn.

Ảnh: “Đệ nhất phu nhân” Võ Lệ Xuân, bạn đang du học bên Hàn Quốc của ông Tôn Phi.

Trong một xã hội, mức độ tiến bộ hay thoái lui của nền văn hóa được đo bằng khả năng sáng tạo của con người.

Xã hội hiện đại, mức độ tiến hóa đó được đo bằng khả năng sáng tạo của tầng lớp sinh viên, học sinh. Chúng ta chứng kiến một xã hội Hàn Quốc trẻ trung, nơi đứa học sinh cấp 3 cũng có thể trở thành nhà thiết kế nổi tiếng toàn cầu, nếu có thầy dạy tốt.

Ảnh bìa sách Giáo trình văn học Trung Quốc của ông Tôn Phi.

Khả năng sáng tạo của sinh viên là vô hạn. Biết được điều này rồi, chúng ta có thể có những dự án làm việc dài hơi trong tương lai. Ví dụ, ở Trung Quốc, có những dự án nghiên cứu, làm phim Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa, viện nghiên cứu Hồng Lâu Mộng, và vô số bài luận về tác phẩm Tây Du Ký. Những chương trình văn học Trung Quốc như vậy đã cung cấp tài chính cho một lực lượng sinh viên đông đảo, nhiệt thành.

Bây giờ, chỉ còn thiếu thầy dạy tốt. Đó là triết học. Triết học là tổng chỉ huy lãnh đạo tất cả những ngành khác trong xã hội như toán, lý, hóa, sinh, kinh tế học,…Chỉ cần tìm cho ra một triết lý ứng hợp với dân tộc mình, đất nước đó sẽ phát triển.

Chúng ta chứng kiến xã hội Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Với một nền văn hiến có thể nói là vô tận, có bề dày lịch sử, Trung Quốc đã phát triển đại học cách mạnh mẽ.

Trung Quốc có một ban gọi là ban tu thư. Họ sửa những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Nhan nhản những lỗi dùng sai từ,lỗi chính tả trên các trang báo đọc, viết nói gây cảm giác ngán ngẩm, chẳng muốn bàn. Nhưng những con dân đất Việt phải sống xa xứ còn trăn trở thế này cơ àa ! Các bạn đọc đi, để hãy cẩn thận,chỉn chu hơn khi nói và nhất là khi viết,vì nó đã hiện hình không chối cãi được sự non yếu của mình,nếu dùng,viết sai ! Nếu khó khăn, chúng ta có thể học theo cách làm của người Trung Quốc.

Trung Quốc đã khai thác được khả năng sáng tạo của sinh viên. Sự sáng tạo của sinh viên là vô hạn. Đừng ngại cho các em tham gia các dự án, chương trình nghiên cứu khoa học. Ban đầu còn chưa đúng, về sau có kinh nghiệm các em sẽ làm đúng hơn.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 06 tháng 08 năm 2022.

Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.

Trợ lý: tonthanck@gmail.com.

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s