
Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; tháng 10 âm lịch năm 1241 – 26 tháng 7 dương lịch năm 1294), hay Chiêu Minh Đại vương (昭明大王), là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.
Là một tướng lĩnh mưu trí và dũng lược, biết lợi dụng chỗ sơ hở của địch để đánh địch, ngay từ hồi còn trẻ, ông đã giành được nhiều chiến công quan trọng.
Các tranh đời sau vẽ Trần Quang Khải chủ yếu khắc họa một viên dũng tướng trẻ, thái độ vâng phục. Sử cũ gọi ông, bề tôi trung hiếm có.
Nhưng rồi vì phạm lỗi sau đó, ông bị cách tuột hết mọi chức tước, trở về châu Chí Linh là ấp phong của thượng tướng Trần Phó Duyệt, thân phụ của ông, làm nghề bán than.
Khi cuộc kháng chiến lần thứ hai sắp sửa bùng nổ, nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than (1282), ông nhân chở than qua đó, liền được vua Trần Nhân Tông cho triệu đến, cùng ngồi bàn việc quân với các vương hầu, rồi được phục chức Phó đô tướng quân, hoàn thành nhiều nhiệm vụ chiến đấu khó khăn…
Bài thơ Tụng Giá Hoàn Kinh Sư có phiên âm Hán-Việt như sau:
Đoạt sáo Chương Dương Độ
Cầm Hồ Hàm Tử Quan
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
Giáo sư sử học Trần Trọng Kim dịch như sau:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu.
Chương Dương cướp giáo giặc (1285): Trận Chương Dương độ diễn ra tại bến Chương Dương (nay thuộc địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội) vào khoảng tháng 5, 6 Âm lịch (1285). Trong trận đánh này, các lực lượng quân Trần đã tập kích phá tan căn cứ thủy quân Nguyên, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh địch, tái chiếm kinh thành Thăng Long. Thượng tướng Trần Quang Khải đem quân vào Thăng Long, cảm khái trước sự dũng mãnh của dũng sĩ và nhân dân đã xuất khẩu thành thơ như vậy.
Hàm Tử bắt quân thù (1285): Sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường (Nam Định) từ tháng 2/1285 để vào Thanh Hóa, vua tôi nhà Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5/1285, 50.000 quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đã nhanh chóng giành thắng lợi.
Trong hai trận thắng quan trọng đó, trận Chương Dương được đánh giá là quan trọng hơn. Trong bài thơ, tác giả dùng từ “đoạt sáo”, cho thấy chí khí ngút trời. Trong tập đoàn quân sự nhà Trần, có thể nói, Trần Quang Khải chỉ thua có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Trần Quang Khải viết bài thơ nay nhân dịp ông được vinh dự hộ giá nhà vua về lại kinh thành. Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư được tuyển đưa vào sách giáo khoa.

Trần Quang Khải đánh úp hậu quân, nguồn cung cấp lương thực của địch. Trong kháng chiến chống Nguyên-Mông (1285), Hoàng đế Trần Nhân Tông phong ông chức Thượng tướng Thái sư; ông giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ. Ông được Trần Thánh Tông khen là người bề tôi trung hiếu hiếm có.

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là con của Thái Tông hoàng đế Trần Cảnh. Theo quan hệ huyết thống thì Thái Tông là em ruột của Khâm Minh đại vương, cho nên, Hưng Đạo vương và Chiêu Minh vương cùng với Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang đều là anh em nửa dòng máu. Ngoài mâu thuẫn giữa dòng chính và dòng thứ, giữa hai ông còn có cả mối bất hòa cá nhân, mà sau này sẽ được hóa giải.
Cuối năm 1257, Hưng Đạo vương được cử làm chỉ huy các đạo quân thủy bộ ở biên giới, lập nhiều công lao cho triều đình. Tuy nhiên, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Trong khi đó, không lâu sau Trần Quang Khải được phong tước Đại vương, và thăng làm Thái úy. Người trí giả nói rằng, Hưng Đạo đại vương sợ bị thiên triều Trung Hoa trả thù nên trốn cùng với cả gia đình. Trần Quang Khải, có vai trò kém quan trọng hơn trong cuộc kháng chiến, yên tâm ở lại thành Thăng Long.
Trần Quang Khải còn có bài thơ Lạc Đạo tập lưu lại ở đời. Trần Quang Khải tặng đại vương Trần Hưng Đạo một bài thơ:
“Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ
Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên.”
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục nói rằng, “Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn.”

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:
“
Một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:
“Mình mẩy cáo bẩn, xin tắm giùm”, rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói:
“Hôm nay được tắm cho Thượng tướng”. Quang Khải cũng nói:
“Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho”.
Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu.
”
Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa “bài bông” được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc “Thái bình diên yến” do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên. Các công trình gắn liền với tên tuổi của ông bao gồm đường phố, trường học.
Cả Hưng Đạo đại vương lẫn Quang Khải đại vương đều biết, Đại Việt suýt mất nước là do văn hóa xuống thấp. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1285, hai vua Trần ca khúc khải hoàn về kinh sư. Thái sư Trần Quang Khải làm thơ. Dịch thơ như trên, nguyên văn chữ Nho như sau:
奪槊章陽渡,
擒胡菡子關。
太平須努力,
萬古此江山。
Bài thơ sử dụng ngôn ngữ chữ Hán chắc khỏe, đúng niêm luật. Tư tưởng của bài thơ ngắn gọn (so với Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn).
Cha: Trần Thái Tông.
Mẹ: Thuận Thiên hoàng hậu.
Vợ: Phụng Dương công chúa
Thiếp: tự Chiêu Hàn (昭韩) quê Nghi Dương, Hà Nam
Con cái: Đều do Phụng Dương sinh.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 08 tháng 08 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học cổ điển Việt Nam I của tác giả Tôn Phi.
Góp ý để chúng tôi nâng cao chất lượng bài vở tại: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.